Top 10 Quốc gia có số lượng người Công Giáo cao nhất thế giới
Công Giáo là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của những người theo đạo Cơ Đốc. Xuyên suốt lịch sử, những người truyền giáo đã làm việc để truyền bá lời ... xem thêm...Chúa, nhầm gieo mầm đức tin cho những ai tin tưởng vào Ngài sẽ có thêm niềm tin trong cuộc sống cũng như sống tốt hơn. Hãy cùng Toplist tìm hiểu xem quốc gia nào có nhiều người dân Công Giáo nhất, và tại sao Công Giáo lại quan trọng đối với họ.
-
Brazil là một trong những quốc gia sùng đạo Công Giáo nhất trên toàn cầu, với khoảng 54,2% dân số được xác định theo đạo. Tỷ lệ này nghĩa là có khoảng 126,8 triệu người Công Giáo ở Brazil.
Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại đất nước này diễn ra ngày 26 tháng 4 năm 1500, bởi một linh mục đã đến đây cùng với các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha để đòi quyền sở hữu vùng đất mới. Di sản Công Giáo mạnh mẽ ở Brazil có thể bắt nguồn từ lòng nhiệt thành truyền giáo của người Iberia, với mục tiêu truyền bá Cơ Đốc giáo vào thế kỷ 15. Các nhiệm vụ của Giáo Hội bắt đầu cản trở chính sách bóc lột người bản xứ từ chính phủ. Thế nên, năm 1782 Dòng Tên bị đàn áp, chính phủ trở nên thắt chặt kiểm soát hơn đối với Giáo Hội.
Công Giáo là đức tin chiếm ưu thế trong thời kỳ thuộc địa. Sau đó vào năm 1824, nó trở thành tôn giáo chính thức của một Brazil độc lập. Quốc gia này cũng đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho công dân của mình. Chính phủ Brazil đã thế tục kể từ hiến pháp năm 1891, và Giáo hội vẫn có ảnh hưởng chính trị. Vào cuối thế kỷ 19, dân số Công Giáo gốc Iberia được củng cố bởi một số lượng lớn người Công giáo Ý, Đức, Ba Lan nhập cư vào Brazil. Năm 1889, Brazil chính thức trở thành nước cộng hòa, thông qua hiến pháp tách nhà thờ ra khỏi nhà nước - một xu hướng được tất cả bảy hiến pháp cộng hòa của đất nước tuân theo.
Trong chuyến thăm năm ngày tới Brazil vào tháng 5 năm 2007, Giáo Hoàng Benedict XVI đã phong Thánh cho Frei Galvão - người đã trở thành vị Thánh đầu tiên sinh ra ở đất nước này. Cả chuyến ghé thăm của Giáo Hoàng và lễ phong Thánh đều nhằm mục đích phục hồi giáo hội địa phương. Brazil cũng là quốc gia nước ngoài đầu tiên mà người kế vị của Đức Benedict là Giáo hoàng Francis đến thăm.
-
Mexico có khoảng 72,1% dân số được xác định là Công Giáo, tương đương 98,8 triệu người. Đạo Công Giáo lần đầu tiên được giới thiệu đến Mexico bởi người Tây Ban Nha vào đầu những năm 1500. Cho đến ngày nay, nó đã trở thành một tính ngưỡng quan trọng trong cuộc sống của nhiều người tại đất nước này.
Lịch sử của giáo hội Công Giáo Mexico bắt đầu từ thời kỳ chinh phục của người Tây Ban Nha (1519 – 1521) và tiếp tục là một thể chế ở Mexico cho đến thế kỷ XXI. Công Giáo là một trong nhiều di sản lớn từ thời thuộc địa Tây Ban Nha. Những di sản khác bao gồm tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ quốc gia, bộ luật dân sự cùng kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha. Nhà thờ Công Giáo là một tổ chức đặc quyền cho đến giữa thế kỷ XIX. Đây là nhà thờ được phép duy nhất trong thời kỳ thuộc địa, vào thời kỳ đầu của Cộng hòa Mexico, sau khi giành được độc lập năm 1821. Nó trực tiếp tham gia vào chính trị, bao gồm cả những vấn đề không liên quan cụ thể đến nhà thờ.
Vào giữa thế kỷ 19, cải cách tự do đã mang lại những thay đổi lớn trong quan hệ giữa nhà thờ với nhà nước. Những người theo chủ nghĩa tự do ở Mexico đang nắm quyền đã thách thức vai trò của giáo hội Công Giáo, đặc biệt là phản ứng trước việc giáo hội tham gia vào chính trị. Sự cải cách đã hạn chế vai trò của giáo hội trong việc giáo dục, quyền sở hữu tài sản, kiểm soát hồ sơ khai sinh, kết hôn, tử vong, với các luật chống giáo quyền cụ thể. Nhiều trong số này đều được đưa vào hiến pháp năm 1857, hạn chế quyền sở hữu tài sản của công ty, các hạn chế khác của Giáo hội.
Cuối thế kỷ 20, các khu vực pháp lý Công giáo Đông phương cũng được thành lập ở Mexico.Ở nhiều nơi trên đất nước, Công Giáo được đồng bộ hóa rất nhiều với các phong tục dân gian; cùng với Aztec, Maya và các tôn giáo tiền Columban khác.
-
Khi nói đến các quốc gia Công Giáo ở châu Á, thì Philippin là một trong những quốc gia Công Giáo lớn nhất. Có khoảng 76 triệu người Công Giáo ở Philippin, tương đương với khoảng 81% dân số. Giống như Mexico, người Tây Ban Nha đã mang Công Giáo đến đất nước này để truyền bá đức tin. Khi Philippin giành được độc lập vào năm 1898, Công Giáo vẫn là một trong những tôn giáo phổ biến nhất tại đây.
Người Philippin nổi bật vì lòng nhiệt thành sùng đạo của họ. Thực hành của tôn giáo ở Philippin cũng mang tính vật chất và thể chất khác thường, ngay cả trong các nền văn hóa Công Giáo, đặc biệt được xây dựng dựa trên lòng sùng kính Đức Maria - Mẹ Chúa Jesus và Thánh Santo Niño (Thánh Hài Nhi).
Trong khi một số hòn đảo phía nam của đất nước có nhiều người Hồi Giáo, thì toàn Philippin lại đa số theo đạo Thiên Chúa. Người Công giáo chiếm 81% dân số, những người theo đạo khác thuộc nhiều nhà thờ Tin Lành, bao gồm nhà thờ Độc Lập Philippin hoặc nhà thờ Aglipayan đã ly khai khỏi nhà thờ Công Giáo vào đầu thế kỷ 20. Công giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định văn hóa của đất nước Philippin, cả ở địa phương lẫn quốc gia.
-
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có dân số Công Giáo cao nhất trên toàn cầu, với khoảng 51 triệu người trưởng thành được xác định là Công Giáo, tương đương khoảng 21% dân số. Vào những năm 1500, người Tây Ban Nha đã truyền bá Công Giáo đến Hoa Kỳ, bắt đầu ở các khu vực ngày nay là Florida, Texas và California. Những năm 1700, người Pháp cũng thành lập các cơ quan truyền giáo của riêng họ tại Alabama, Louisiana, Michigan, Arkansas và Illinois. Khi Hoa Kỳ giành được độc lập, dân số Công Giáo cũng tăng lên.
Công giáo lần đầu tiên đến Bắc Mỹ trong Thời đại Khám phá. Tại thời kỳ thuộc địa, Tây Ban Nha và sau đó là Mexico đã thành lập các cơ quan truyền giáo (1769-1833) có kết quả lâu dài ở New Mexico và California. Tương tự như vậy, Pháp thành lập các khu định cư với những nhiệm vụ gắn liền với họ ở vùng Hồ Lớn và sông Mississippi, đáng chú ý là ở Detroit (1701) và New Orleans (1718). Mặt khác, những người Công giáo Anh (bị đa số Tin lành quấy rối ở Anh) định cư ở Maryland (1634) thành lập thủ phủ tiểu bang đầu tiên - thành phố St. Mary's, Maryland.
Năm 1789, Tổng giáo phận Baltimore là giáo phận đầu tiên ở quốc gia mới độc lập. John Carroll trở thành Giám Mục người Mỹ đầu tiên, anh trai của ông - Daniel Carroll là người Công Giáo hàng đầu trong số những người sáng lập Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 19 đã có chủ nghĩa chống Công Giáo chính trị ở Hoa Kỳ được tài trợ bởi những người theo đạo Tin Lành. Căng thẳng giữa Tin Lành và Công Giáo tiếp tục trong thế kỷ 20, đặc biệt khi một người Công Giáo tranh cử tổng thống (năm 1928 và 1960).Số lượng người Công Giáo tăng nhanh trong thế kỷ 19 và 20 thông qua tỷ lệ sinh cũng như nhập cư cao. Các giáo xứ thành lập nhiều trường học, có hàng trăm trường cao đẳng và đại học được lập ra bởi các dòng tu Công Giáo; đặc biệt là bởi các tu sĩ Dòng Tên. Nhà thờ Công Giáo đã trở thành nhóm tôn giáo lớn thứ hai của đất nước này, sau đạo Tin Lành và là nhà thờ Cơ Đốc lớn nhất của đất nước - nơi đạo Tin Lành được chia thành các giáo phái riêng biệt.
-
Ý là quốc gia Công Giáo chủ yếu ở Châu Âu, với khoảng 50,4 triệu giáo dân, tương đương với 78% dân số. Ý có mối quan hệ lâu dài với Cơ Đốc giáo, vì tôn giáo này đã được du nhập vào đây từ thế kỷ thứ nhất. Mặc dù Thành phố Vatican nằm trong nước Ý nhưng đây lại là một quốc gia riêng biệt và không thuộc dân số của Ý. Công giáo luôn có sức ảnh hưởng đối với đất nước này, và Rome là một trong những địa điểm hành hương phổ biến nhất, cho phép người Công Giáo đào sâu hơn vào niềm tin tâm linh để trở nên gần gũi với Thiên Chúa.
Công giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống ở nước Ý; như một lực lượng xã hội, văn hóa, chính trị không thể tránh khỏi mà người Ý xem là điều hiển nhiên. Mối quan hệ văn hóa lâu đời, sâu sắc được thể hiện qua sự hiện diện của hơn 100.000 nhà thờ Công Giáo trong nước, và Công Giáo vẫn đang gần như độc quyền tôn giáo ở đây.
Các Giám Mục tại Ý đều có ảnh hưởng to lớn đối với việc quản trị giáo hội. Nhiều người Ý rất sùng kính Giáo Hoàng, nhưng Ý cũng có một lịch sử chống giáo sĩ lâu dài, cả giữa người Công Giáo và người không theo đạo. Nhiều tín ngưỡng truyền thống đặc trưng cho cuộc sống của người Ý có thể được coi một phần là cách người Công Giáo tự mình thực hành tôn giáo vào một lĩnh vực nằm ngoài sự kiểm soát của giáo sĩ. Hiện nay, đất nước này vẫn đang có một số lượng lớn các bài báo và tạp chí Công Giáo, với hơn 100 nhà xuất bản, 8 đài phát thanh và 1 đài truyền hình.
-
Ở Pháp, có 40 triệu công dân theo đạo Công Giáo, tương đương với khoảng 63% đến 66% dân số. Pháp cũng có lịch sử Công Giáo lâu đời, với một số dấu hiệu sớm nhất được ghi nhận vào thế kỷ thứ hai. Ngày nay, Công Giáo vẫn là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của nhiều gia đình tại Pháp.
Những ghi chép đầu tiên về các Kito hữu ở Pháp có từ thế kỷ thứ II, khi Irenaeus viết chi tiết về sự qua đời của vị Giám Mục 90 tuổi - Thánh Pothinus của Lugdunum (Lyon) và các vị tử đạo khác từ cuộc đàn áp ở Lyon. Năm 496 Remigius rửa tội cho vua Clovis I, vị vua này đã chuyển đổi từ ngoại giáo sang Công Giáo. Năm 800, Giáo Hoàng Leo III lên ngôi hoàng đế Charlemagne của Đế chế La Mã thần thánh, hình thành nền tảng chính trị, và Công Giáo ở châu Âu được thành lập một cách nghiêm túc, liên kết mang tính lịch sử lâu dài của chính phủ Pháp với giáo hội Công Giáo.
Giáo hội Công giáo ở Pháp được tổ chức thành 98 giáo phận; vào năm 2012 đã được phục vụ bởi 7.000 linh mục dưới 75 tuổi, có 80 đến 90 linh mục được tấn phong hàng năm - khi nhà thờ cần gấp tám lần để bù vào cho số linh mục qua đời. Khoảng 45.000 tòa nhà và nhà nguyện của nhà thờ Công Giáo nằm rải rác trong 36.500 thành phố, thị trấn, làng mạc ở Pháp, nhưng phần lớn không còn được sử dụng thường xuyên cho đại chúng. Trong những thập kỷ gần đây, Pháp đã nổi lên như một thành trì cho phong trào Công Giáo truyền thống nhỏ nhưng đang phát triển; cùng với Hoa Kỳ, Anh và các quốc gia nói tiếng Anh khác.
Giáo hội Công Giáo ở Pháp là một phần của giáo hội Công Giáo toàn cầu trong sự hiệp thông với Giáo Hoàng tại Rome. Đây là giáo hội Công giáo đầu tiên hiệp thông và liên tục với Giáo Hoàng kể từ thế kỷ thứ 2, nên đôi khi nó được mệnh danh là "trưởng nữ của giáo hội". -
Colombia có khoảng 36 triệu người Công Giáo, chiếm tổng cộng 75% dân số. Người Tây Ban Nha lần đầu tiên mang Công Giáo đến đây vào năm 1508, và giáo phận đầu tiên được thành lập năm 1534. Năm 1819, Colombia giành được độc lập từ Tây Ban Nha, nhưng Công Giáo vẫn là tôn giáo chính của phần lớn dân số. Đây cũng là một trong những quốc gia sùng đạo Công giáo nhất tại Nam Mỹ.
Tôn giáo ở Colombia bị chi phối bởi các nhánh khác nhau của Cơ Đốc giáo và là biểu hiện của các di sản văn hóa; bao gồm thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha, người da đỏ Mỹ bản địa, người Colombia gốc Phi. Colombia là một quốc gia thế tục và quyền tự do tôn giáo được quy định trong hiến pháp của quốc gia. Bộ nội vụ chịu trách nhiệm chính thức công nhận các nhà thờ, giáo phái tôn giáo, liên đoàn cùng liên đoàn tôn giáo, cũng như hiệp hội của các mục sư tôn giáo.
Trong thời kỳ thuộc địa, giáo hội Công Giáo ở Colombia được thành lập và phụ trách hầu hết các cơ sở công cộng; chẳng hạn như cơ sở giảng dạy bao gồm: các trường học, cao đẳng, đại học, thư viện, vườn thực vật, đài quan sát thiên văn; cơ sở y tế bao gồm: bệnh viện, bệnh viện phong, nhà trẻ và nhà tù. Nó cũng được thừa hưởng một lượng đất đai khổng lồ, ước chừng khoảng 1/4 diện tích đất sản xuất, nhưng sau đó đã bị chính phủ thu hồi.
Colombia thường được gọi là "Đất nước của Thánh Tâm", do việc thánh hiến đất nước hàng năm cho Thánh Tâm Chúa Jesus, do tổng thống chỉ đạo. Colombia đã được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Jesus và thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria vào năm 2008, trong một buổi lễ toàn quốc được cử hành bởi các giám mục chính, với sự hiện diện của tổng thống (cũng là người Công Giáo).
-
Ba Lan là một quốc gia rất sùng đạo với hơn 33 triệu dân theo đạo Công Giáo, chiếm khoảng 87% dân số. Ở Ba Lan, Giáo hoàng John Paul II là người nổi tiếng vì đã canh tân đức tin Công Giáo rộng rãi, tiếp tục trở thành một biểu tượng và nhân vật tôn giáo mạnh mẽ.
Trong lịch sử, đây là một trong những quốc gia tôn giáo lớn nhất ở châu Âu, mặc dù các cuộc khảo sát đã tìm thấy quá trình thế tục hóa nhanh chóng và tăng tốc. Một cuộc khảo sát năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy, trong số những người dưới 45 tuổi, Ba Lan đang thế tục hóa nhanh nhất trong số 106 quốc gia được đo lường. Dù tồn tại các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Ba Lan, nhưng hầu hết người dân nơi đây đều theo Cơ Đốc giáo. Nhóm lớn nhất là Giáo hội Công giáo La Mã, chiếm 91,9% dân số tự nhận mình thuộc Công Giáo vào năm 2018. Và theo Viện Thống kê Giáo hội Công giáo, khoảng 36,7% tín đồ đã tham dự Thánh lễ Chúa nhật năm 2015.
Công giáo La Mã tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều người Ba Lan, và giáo hội tại đây rất có uy tín xã hội cũng như ảnh hưởng chính trị. Các thành viên coi nó như là một kho lưu trữ di sản văn hóa. Ba Lan từng tuyên bố là đất nước có tỷ lệ Công giáo La Mã cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào ở Châu Âu (ngoại trừ Malta và San Marino), cao hơn ở Ý, Tây Ban Nha, Ireland, và tất cả các quốc gia mà Giáo hội Công Giáo La Mã là tôn giáo duy nhất được thành lập.
Mức độ thống trị về số lượng hiện nay phần lớn là từ cuộc tàn sát người Do Thái sống ở Ba Lan do Đức Quốc Xã thực hiện cùng thương vong trong Thế Chiến thứ II giữa các nhóm thiểu số tôn giáo.
-
Ở Tây Ban Nha, có 32 triệu công dân xác định là Công Giáo, tương đương với khoảng 61,3% dân số. Công giáo trở nên phổ biến ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 15, sau cuộc chinh phục Granada. Nhiều nhà thờ, vương cung thánh đường hiện diện trên khắp đất nước này. Những ngôi thánh đường đóng một vai trò cơ bản trong lịch sử và biểu thị tầm quan trọng của đức tin Công Giáo tại đây. Mặc dù Công Giáo đã bị bãi bỏ tư cách là quốc giáo vào năm 1978, nhưng nó vẫn là tôn giáo thống trị ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chỉ có khoảng một phần ba người Công Giáo thực hành (nghĩa là họ vẫn còn giữ đạo và thực hành đạo, ngoài ra số còn lại chỉ là còn giữ đạo trên danh nghĩa chứ không sốt sắng).
Số lượng người Công Giáo ở Tây Ban Nha có thể thấp, nhưng sự hiện diện của giáo hội Công Giáo là điều hiển nhiên tại đây. Nhiều nhà thờ Công Giáo có mặt ở mọi thị trấn, và mỗi thị trấn đều có một vị Thánh bảo trợ. Hầu hết các cơ sở đều đóng cửa vào Chúa nhật. Nhiều trường học ở Tây Ban Nha, ít nhất là một phần đều liên kết với nhà thờ, thông qua một vị Thánh bảo trợ hoặc một giáo xứ địa phương.
Đáng chú ý, hầu hết các ngày lễ ở Tây Ban Nha đều công nhận một vị thánh Công Giáo hoặc nhân vật tôn giáo quan trọng, và thường những ngày lễ này luôn đi kèm với một cuộc diễu hành. Ngày Tam Vương, Semana Santa (Tuần Thánh) ở Seville, cuộc chạy đua bò tót tại Lễ hội San Fermin ở Pamplona - đều là những lễ kỷ niệm cơ bản của Công Giáo. Mỗi năm sẽ có khoảng hơn 200.000 người đi bộ trên Camino de Santiago, hay con đường của Thánh James để tham gia cuộc hành hương Công Giáo truyền thống.
-
Cộng hòa Dân chủ Congo là một trong những quốc gia sùng đạo Công Giáo nhất ở Châu Phi; với hơn 28 triệu công dân theo đạo, tương đương khoảng 33% dân số.
Sự mở rộng lớn nhất của Cơ Đốc giáo xảy ra dưới thời cai trị của thực dân Bỉ. Năm 1885, quốc vương Bỉ - Leopold II, thành lập một thuộc địa riêng tại Trung Phi được gọi là Nhà nước Tự do Congo; năm 1908, nó được sáp nhập vào Bỉ với tên gọi Congo thuộc Bỉ.
Dưới cả chế độ Nhà nước Tự do và chế độ Bỉ, các cơ quan truyền giáo Cơ Đốc giáo được khuyến khích làm việc tại Congo như một phần của sứ mệnh văn minh hóa, được coi là lời biện minh cho dự án thuộc địa trước dư luận Châu Âu. Các nhà truyền giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp giáo dục ở thời kỳ thuộc địa. Chẳng hạn, vào năm 1954, sứ mệnh Công Giáo đã giúp thành lập trường đại học đầu tiên của Congo là Lovanium.
Bằng chứng cho thấy việc áp dụng các thực hành tôn giáo Kito giáo trong khu vực đất nước Cộng hòa Dân chủ Congo ngày nay là vào cuối thế kỷ 15. Năm 1491, Vua Nzinga của vương quốc Congo cải đạo sang Công Giáo La Mã, lấy tên Cơ Đốc là João, sau khi tiếp xúc với các nhà thám hiểm thuộc địa Bồ Đào Nha. Việc chuyển đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại với người Bồ Đào Nha và nâng cao vị thế của vương quốc Congo trong mắt các quốc gia Châu Âu.
Cộng hoà Dân chủ Congo giành được độc lập từ Bỉ năm 1960 và chìm trong nhiều bất ổn dân sự kể từ đó. Nhà thờ Công Giáo đóng một vai trò quan trọng trong chính trị cũng như cấu trúc xã hội của đất nước, khi họ thành lập nhiều trường học, bệnh viện. Đôi khi mọi người tìm đến đức tin Công Giáo những lúc họ cảm thấy rằng không còn có thể tin tưởng vào chính phủ. Nhà thờ thường là trung gian hòa giải quan trọng giữa chính phủ và các đảng đối lập, vì đó là nhóm mà người dân địa phương tin rằng đang đấu tranh cho họ.