Top 10 Quốc gia có số lượng người chết vì biến đổi khí hậu nhiều nhất thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra tính toán và ước lượng rằng đến 2030 thế giới sẽ có khoảng 6 triệu người chết vì biến đổi khí hậu trong đó có hơn 2/3 ... xem thêm...là những người sống ở các quốc gia nghèo, ô nhiễm nặng. Dưới đây chính là những quốc gia có số người thương vong vì biến đổi khí hậu nhiều nhất thế giới.
-
Philippines là quốc gia dẫn đầu nằm trong danh sách của Ngân hàng Thế Giới (WB) về các nước đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đất nước với hơn 7.000 hòn đảo này đang phải hứng chịu những cơn bão có cường độ mạnh với tần suất ngày càng nhiều hơn.
Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây Philippines đã hứng chịu rất nhiều cơn siêu bão, gây ra thiệt hại nặng nề về cả người và của. Thậm chí là có những cơn bão đã đổ bộ vào cả nhưng vùng mà từ trước đến nay chưa hề chịu ảnh hưởng của bão như cơn bão Mindanao.
Mặc dù Philippines chỉ là một phần nhỏ trong cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng, nhưng mối đe dọa đối với quốc gia này lại rất lớn. Mực nước biển dâng cao khi Trái đất nóng lên sẽ nhấn chìm nhiều khu vực của Philippines, khiến hàng nghìn người dân sẽ phải tị nạn khí hậu. Hạn hán và lũ lụt sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và phá hủy các hệ sinh thái. Nguy cơ và cường độ của các vấn đề khẩn cấp về sức khỏe, chẳng hạn như sốt xuất huyết và tiêu chảy, sẽ tăng cao.
-
Nigeria được xếp vào vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Lý do vì biến đổi khí hậu gây cản trở và thiệt hại nghiêm trọng cho ngành dầu mỏ, mà đây vốn là ngành khai thác chiếm tỷ trọng lớn đối với ngành kinh tế nước này.
Theo như tổ chức Maplecroft, vùng đồng bằng của Niger – nơi rất giàu dầu mỏ sẽ chịu tác động từ biến đổi khí hậu đầu tiên. Khi đó mực nước biển tăng do hiện tượng băng tan và sự thay đổi lượng mưa ở đây có thể sẽ xóa sổ một số giếng dầu của nước này.Tại Niamey, Niger, trong các ngành như xây dựng, khai thác và sản xuất, nhiệt độ quá cao là nguyên nhân gây ra ít hơn 36 giờ làm việc hàng năm, gây thiệt hại 2,5% cho GDP tương lai của đất nước.
Cơ quan dịch vụ Thủy văn Nigeria cho biết Lagos, nằm trên nhiều lạch và đầm phá và gần với mực nước biển, cùng với các bang Bayelsa và Delta, đối mặt với nguy cơ lũ lụt cao nhất, đe dọa hơn 20 triệu người.
-
Cũng giống như Nigeria, nước ta hiện đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ lũ lụt và bão tố. Giai đoạn từ 2001 – 2010 thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất cũng như hạn hán đã khiến GDP (tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội) của nước ta giảm 1,5% thông tin từ website của chính phủ.
Không những thế hải đồng bằng lớn của nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng đang hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng nước biển tăng. Theo trung tâm khí tượng Việt Nam cho biết nếu như mực nước biển tăng 1m thì sẽ có hơn 20% diện tích của thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt. Có khoảng 10 – 12% dân số Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp và GDP ( tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội) của nước ta sẽ giảm 10%. Khí hậu nóng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự lây lan của nhiều bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sự xuất hiện và lây lan của các bệnh do côn trùng gây ra như sốt rét, viêm não vi rút và sốt xuất huyết. Khi nhiệt độ của mặt biển tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh truyền qua thủy vực cũng sẽ tăng lên
Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
-
Đây là Quốc Gia duy nhất ở Châu Mỹ được tổ chức Maplecroft xếp vào danh sách này. Lý do là vị trí của đất nước này rất dễ chịu tổn thương trước những cơn động đất và bão tố. Điển hình là cho đến nay đất nước này vẫn đang phải khắc phục hậu quả của trận động đất năm 2010 làm 220.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại 8 tỷ USD theo ước tính của Liên Hợp Quốc.
-
Bangladesh lọt vào danh sách 10 Quốc Gia phải chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu ở thế giới là bởi thường xuyên phải hứng chịu các đợt lũ lụt nghiêm trọng. Theo như Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết lượng băng tan từ dãy Himalaya do hiện tượng trái đất nóng lên sẽ khiến cho mực nước sông Hằng và sông Brahmaputra cùng với phụ lưu của chúng dâng lên gây ra ngập úng từ 30 – 70% diện tích Bangladesh mỗi năm.
Số người chết do biến đổi khí hậu có thể tăng gần gấp đôi tỷ lệ tử vong hàng năm hiện tại của nước này do tất cả các bệnh ung thư và gấp 10 lần số ca tử vong do giao thông đường bộ hàng năm.
-
Malawi là Quốc Gia ở phía Nam Châu Phi có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nước này hiện đang gánh chịu những nguy cơ trước những đợt hạn hán kéo dài, khắc nghiệt diễn ra.
Malawi đã phải hứng chịu 2 đợt hạn hán kéo dài nghiêm trọng trong vòng 20 năm qua và vào năm 2004 phải chịu một đợt khô hạn kéo dài nhất trong lịch sử nước này. Năng suất nông nghiệp của Malaysia bị giảm sút đáng kể và cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống cầu, nhà ở có thể bị hư hại nghiêm trọng trong 30 năm nữa nếu như CO2 toàn cầu tiếp tục tăng.
Có thêm một yếu tố làm gia tăng dịch tả đó là tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu, với các đợt hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt chưa từng có và lốc xoáy ở một số quốc gia trên thế giới.
WHO đang ứng phó với dịch tả bùng phát ở 29 quốc gia, trong đó có Haiti, quốc gia đến nay đã ghi nhận hơn 1.200 ca mắc bệnh tả, hơn 14.000 ca nghi mắc và 280 ca tử vong. -
Đảo quốc Fiji nằm ở nam Thái Bình Dương, cách Australia 1.800 dặm về phía đông có hơn 300 hòn đảo và dân số dưới 1 triệu người. Giống như hầu hết Thái Bình Dương, nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của biến đổi khí hậu.
Theo Ngân hàng phát triển Thế giới (WEB) cho biết 3 ngành kinh tế chủ lực của nước này đang chịu mối nguy từ hiện tượng ấm lên toàn cầu bao gồm: xuất khẩu đường, du lịch và đánh bắt thủy hải sản.
Trong báo cáo vào năm 2013 WEB cho biết thêm nếu như lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ trung bình thì đến năm 2070 nhiệt độ tại Fiji có thể tăng thêm 2 – 3 độ C. Điều này dẫn đến sản lượng nông nghiệp của nước này bị giảm sút nghiêm trọng, lượng san hô bị chết do biến đổi khí hậu kéo theo du lịch bị ảnh hưởng, đánh bắt thủy hải sản cũng chịu những hậu quả nặng nề.
Các nguy cơ bao gồm mực nước biển dâng, lũ lụt và sạt lở đất, phá huỷ cây trồng và trang thiết bị nông nghiệp và tăng các bệnh như sốt xuất huyết Dengue, bệnh leptospirosis và thương hàn. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến Fiji phải chi khoảng 5% GDP hàng năm và tác động nặng nề nhất đến lĩnh vực nông nghiệp.
-
Sudan là một trong những nước có diện tích lớn ở Châu Phi và nằm cận sa mạc Sahara nên đất đai vốn khô cằn hoặc sa mạc. Do vậy rất dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là hạn hán kéo dài khiến lượng thực ở đây bị thiếu hụt trầm trọng.
Nhiệt độ tăng cao, nguồn nước khan hiếm, đất khô cằn và hạn hán nghiêm trọng trở nên phổ biến. Sau nhiều năm sa mạc hóa, đa dạng sinh học cùa Sudan đang bị đe dọa. Hạn hán cũng gây trở ngại cho cuộc chiến chống lại đói nghèo ở đây.Gánh nặng này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới an ninh lương thực, sự phát triển bền vững của đất nước mà còn cả nơi sinh sống của rất nhiều gia đình Sudan.
Sudan đã phải đối mặt với một "tình huống khẩn cấp cực kỳ phức tạp.""Hạn hán càng khiến quá trình sa mạc hóa thêm trầm trọng, ảnh hưởng tới vành đai hoang mạc ở khu vực phía Bắc. Do đó, những sa mạc xâm lấn này đã thay thế toàn bộ các ngôi làng". Ước tính có khoảng 1,9 triệu người trên thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi giảm thiểu nông nghiệp và chăn nuôi do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino. 3,2 triệu người dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, có khả năng gây "Suy giảm mạnh điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân"
-
Tuy là quốc Gia có thu nhập “khủng” và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Nhật Bản có thể thích ứng với biến đổi khí hậu tốt hơn nhiều Quốc Gia khác. Nhưng đất nước này lại có một tỷ lệ lớn dân số (16,2%) sống ở các khu vực ven biển thậm chí là ở những khu vực có vị trí thấp hơn mực nước biển. Điều này đồng nghĩa với việc nếu mực nước biển tăng thêm, trong tương lai những khu vực này sẽ bị nhấn chìm lầm mất nơi sinh sống của hơn 16,2% dân số Nhật. Ngoài ra, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ các thiên tai khác như: Sóng thần, lũ lụt, bão tố, động đất và đặc biệt là núi lửa phun trào.
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu dẫn đến những cơn mưa lớn hơn ở Nhật, gây ra lũ lụt và lở đất chết người ở quốc gia có nhiều sông, núi. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước thời tiết khắc nghiệt là người già, trong khi Nhật lại là nước có dân số già nhất thế giới. Họ không nhận thức được rằng mức độ nghiêm trọng của mưa và sự nguy hiểm của lũ sẽ ngày một tăng.
Bi Ba 2018-07-24 06:52:41
còn chết nhiều hơn nữa vì người càng đông càng ô nhiễm nhiềuThu Sương 2017-03-16 12:12:31
ghê quá