Top 10 Quảng trường nổi tiếng nhất tại Việt Nam

Mai Tuyet Nguyen 6974 0 Báo lỗi

Những quảng trường rộng lớn với kiến trúc độc đáo, tinh tế ngày càng được thấy nhiều ở các thành phố hiện đại. Đây là yếu tố không thể thiếu trong quần thể đô ... xem thêm...

  1. Quảng trường Ba Đình, nằm tại trung tâm của thủ đô Hà Nội, không chỉ là một nơi lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng văn hóa và chính trị của Việt Nam. Được đặt tên theo làng Ba Đình từng là nơi đặt cờ Tổ quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quảng trường này chứa đựng những kí ức sâu sắc về lịch sử dày đặc của đất nước. Trung tâm của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ di tích quý báu của người lãnh đạo vĩ đại. Mỗi ngày, hàng nghìn du khách cùng người dân đến thăm để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của ông. Xung quanh là Nhà Quốc hội Việt Nam, nơi các cuộc họp, quyết định quan trọng của đất nước được diễn ra.


    Không chỉ là một khu vực lịch sử, Quảng trường Ba Đình còn là nơi giao thoa văn hóa với cảnh quan tráng lệ và không gian mở rộng thu hút du khách và người dân địa phương. Từ buổi sáng sớm đến khi hoàng hôn buông xuống, quảng trường luôn sôi động với các hoạt động văn hóa, sự kiện và các chương trình văn nghệ đặc sắc. Với vẻ đẹp lịch sử và văn hóa đặc biệt, Quảng trường Ba Đình không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là biểu tượng tinh thần của sự tự hào dân tộc Việt Nam.

    Quảng trường Ba Đình.
    Quảng trường Ba Đình.
    Quảng trường Ba Đình.
    Quảng trường Ba Đình.

  2. Nằm đường Nguyễn Văn Cừ, ở trung tâm TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Quảng trường Hồ Chí Minh là một công trình văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia, mang ý nghĩa tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người con kiệt xuất của xứ Nghệ.


    Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2000 và khánh thành vào ngày 19/5/2003, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh của Người. Tổng khuôn viên Quảng trường Hồ Chí Minh rộng gần 12ha, trong đó có các hạng mục chính: Lễ đài, đường hành lễ, sân hành lễ, sân bán nguyệt...Lễ đài nằm ở trung tâm Quảng trường, là nơi đặt tượng đài Bác Hồ. Tượng đài Bác cao 18m, trong đó phần đế cao 6m, phần tượng cao 12m. Tượng hướng về phía Đông Bắc, nơi có sông Lam - núi Hồng, xa hơn nữa là Biển Đông. Hình ảnh Bác Hồ được tái hiện với bộ quần áo kaki, chòm râu bạc, đôi dép cao su, dáng đi khoan thai, ung dung, toát lên sự giản dị và gần gũi.Tượng Bác dựa vào một quả núi nhân tạo mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen quê Bác. Núi được đắp hình chữ “Vương”, đỉnh cao nhất là 11m, có đường lên núi thuận tiện.


    Phía trước lễ đài là đường hành lễ dùng để diễu binh, diễu hành và duyệt binh trong các ngày lễ lớn.Tiếp theo là hạng mục sân hành lễ, gồm 99 ô thảm cỏ, với kích thước 9,8m x 9,8m mỗi ô. Những ô cỏ này tượng trưng cho 99 đỉnh của núi Hồng Lĩnh theo truyền thuyết, tạo nên một màu xanh tươi mát cho Quảng trường. Bao quanh sân hành lễ là những hàng dừa có nguồn gốc Nam Bộ, dáng trang nghiêm như những hàng tiêu binh. Về tổng thể, Quảng trường Hồ Chí Minh có không gian khoáng đạt với những đường nét kiến trúc gợi nhớ đến Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, nơi có Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.


    Từ khi thành lập đến nay, Quảng trường không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An mà còn là điểm ghé thăm quan trọng của du khách trong và ngoài nước trên con đường di sản miền Trung. Đây thực sự là một điểm đến đầy ý nghĩa vào ngày 19/5, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam.

    Quảng trường Hồ Chí Minh
    Quảng trường Hồ Chí Minh
    Quảng trường Hồ Chí Minh
    Quảng trường Hồ Chí Minh
  3. Đông Kinh Nghĩa Thục có thể coi một quảng trường nhỏ nhất của Hà Nội, nằm ngay cạnh hồ Gươm, sát với các phố Hàng Đào, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ. Tuy có diện tích nhỏ nhưng lại nằm ở khu trung tâm phố cổ sầm uất và về nguồn gốc hình thành thì quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có một lịch sử ly kỳ nhất.


    Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục giờ giống như một “ngã tư quốc tế” với khách du lịch nhộn nhịp nhưng trước đây vốn là một bãi đất hoang trồng dừa ven hồ Gươm, dân gian thường gọi là “Vườn dừa” và ít ai ngờ rằng nơi này đã từng là pháp trường của một thời. Nếu ai đã đọc truyện ngắn “Chém treo ngành” của nhà văn Nguyễn Tuân thì sẽ hiểu thêm về cái không khí rợn ngợp, thê lương, u uất của nơi pháp trường. Các tử tù nổi tiếng từng bị chém ở đây có thể kể đến cử nhân Tạ Văn Đình bị tên lái buôn Jean Dupuis chém năm 1873 sau khi Pháp chiếm thành Hà Nội và đặc biệt là Nguyễn Cao, một thủ lĩnh chống Pháp bị chém đầu năm 1887.


    Hiện nay, khu vực này đã trở thành phố đi bộ, là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn của thành phố, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Thủ đô và du khách. Hầu hết du khách qua đây đều phải nán lại chụp ít nhất vài kiểu ảnh làm kỷ niệm với địa điểm này. Trải qua hơn 100 năm Hà Nội đã thay đổi một cách chóng mặt và khung cảnh nơi Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã không còn như xưa nữa. Tuy nhiên đài phun nước bờ hồ vẫn còn đó như một chứng nhân lịch sử. Trong thời gian tồn tại lâu dài ấy, đài phun nước có vài lần thay đổi hình dáng nhưng vẫn luôn giữ nguyên tính năng của mình. Đài phun nước không chỉ mang trong mình chức năng là một công trình kiến trúc cảnh quan mà nó còn mang một giá trị lịch sử cũng như giá trị tinh thần đối với người dân thủ đô ngàn năm văn hiến.


    Hiện tại, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một phần của di sản sống, là một không gian mở phục vụ cho đời sống nhân dân, cho hoạt động văn hóa mang đậm nét Hà Nội, là những đêm cùng nhau hồi hộp chờ xem bắn pháo hoa đón giao thừa, những buổi biểu diễn văn nghệ ngoài trời mừng thủ đô giải phóng, là những bữa tiệc âm nhạc đường phố, trượt pa-tanh điệu nghệ... Nhưng ở góc nhìn này đâu chỉ có những cuộc vui. Vẫn còn đó hình ảnh những gánh hàng rong đi qua quảng trường mỗi sớm mai, trên đôi vai gầy của người phụ nữ, còn đó những hình ảnh bao người vất vả mưu sinh nơi thành thị tìm đến nơi đây dừng chân nghỉ ngơi với những giọt mồ hôi ướt đầm lưng áo. Những giá trị lớn lao ấy sẽ còn sống mãi với con cháu mai sau giống như đài phun nước Đông Kinh Nghĩa Thục qua bao thăng trầm, biến động nó không những bị mất đi mà còn được tôn tạo đẹp hơn, bền vững hơn.

    Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
    Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
    Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
    Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
  4. Một trong những quảng trường đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội, đó là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước. Quảng trường Cách mạng tháng Tám, hay Quảng trường 19-8 là một quảng trường nằm ở trước mặt Nhà hát lớn Hà Nội, thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tên gọi của quảng trường này là 19-8 vì tại đây, ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn được Việt Minh biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang cướp chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước. Tên gọi 19-8 mới có từ năm 1994, thời Pháp thuộc gọi là Quảng trường nhà hát lớn.


    Quảng trường Cách mạng Tháng Tám là một quần thể mang hình thái nút không gian thành phố. Xung quanh quảng trường có những công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát Lớn Hà Nội, Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, Khách sạn Hillton... Vào mỗi buổi tối khi ánh đèn điện bừng sáng lung linh, Nhà hát Lớn Hà Nội càng trở nên lộng lẫy, kiêu sa hơn, cùng những bậc thềm chạy dài trước mặt tạo cho Quảng trường Cách mạng Tháng Tám có một không gian lắng đọng, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân Thủ đô.


    Gần một thế kỷ trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, cùng với Thăng Long văn hiến, Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn giữ nguyên giá trị lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc vừa cổ điển vừa hiện đại - nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và đất nước, là bằng chứng lịch sử của sự phát triển văn hóa - xã hội của Hà Nội và Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.

    Quảng trường Cách mạng tháng Tám
    Quảng trường Cách mạng tháng Tám
    Quảng trường Cách mạng tháng Tám
    Quảng trường Cách mạng tháng Tám
  5. Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một công trình kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất của thành phố Huế và Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới.


    Có thể nói, Quảng trường Ngọ Môn đã trở thành một tài sản vô giá về chất lượng sống của người dân thành phố. Mỗi ngày có hàng ngàn người dân xuống đường đi bộ tập thể dục. Ban đầu là những người sống xung quanh bốn phường Nội thành, nay đã lan ra toàn thành phố. Không chỉ người dân Huế, phong trào đi bộ tập thể dục còn thu hút du khách đến Huế (có cả khách nước ngoài tham gia tập thể dục). Việc tập thể dục ở đây đã thành hội, thành đoàn mà biểu hiện rõ nét nhất là nhiều nhóm đã tổ chức cúng tất niên, cúng 23/5... Từ khi thành phố tổ chức chỉnh trang lại Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng, cứ mỗi buổi chiều đi ngang đường 23/8, nơi đây trở thành nơi hội tụ của thiếu nhi thành phố với hàng ngàn cánh diều no gió, sức trẻ của thành phố được thổi bùng bên kinh thành cổ kính.

    Quảng trường Ngọ Môn
    Quảng trường Ngọ Môn
    Quảng trường Ngọ Môn
    Quảng trường Ngọ Môn
  6. Quảng trường Lâm Viên ở Đà Lạt, xây dựng từ năm 2009 và hoàn thành vào năm 2016 sau 6 năm thi công, đang thu hút đông đảo du khách đặc biệt là giới trẻ. Với vị trí trung tâm và tổng diện tích hơn 70.000m2, quảng trường này mang đậm vẻ đẹp kiến trúc và là điểm nhấn sáng giá của thành phố sương mù. Vị trí chiến lược của quảng trường hướng ra Hồ Xuân Hương, tạo nên không gian mở rộng và thoáng đãng. Đây là nơi thu hút du khách hàng năm, đặc biệt là với các bạn trẻ, để thưởng thức không chỉ vẻ đẹp kiến trúc mà còn tham gia các hoạt động cộng đồng và sự kiện quan trọng của thành phố.


    Nổi bật tại quảng trường là các công trình độc đáo như nụ hoa Atiso khổng lồ với chiều cao hơn 15 mét, được tạo hình từ khung thép và kính màu, tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Cùng với đó là biểu tượng hoa dã quỳ với chiều cao gần 20 mét, không chỉ là công trình biểu tượng mà còn chứa đựng không gian biểu diễn nghệ thuật hiện đại. Ngoài ra, quảng trường còn tích hợp nhiều khu vực giải trí, tiện ích như khu vui chơi, khán đài sức chứa lớn, siêu thị và không gian xanh mát. Buổi sáng, không khí tĩnh lặng, còn buổi chiều, quảng trường trở nên sôi động với sự xuất hiện của người dân, du khách, đặc biệt là các em nhỏ tham gia các hoạt động như trượt Patin, chơi ô tô điện và thưởng thức ẩm thực đường phố. Với cảnh quan đẹp và không gian tươi mới, quảng trường Lâm Viên không chỉ là điểm tham quan mà còn là nơi để trải nghiệm, chụp những bức ảnh độc đáo và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ khi du lịch Đà Lạt. Đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm điểm đến hấp dẫn này khi bạn đặt chân đến thành phố này!

    Quảng trường Lâm Viên
    Quảng trường Lâm Viên
    Quảng trường Lâm Viên
    Quảng trường Lâm Viên
  7. TPHCM dự kiến xây dựng Quảng trường trung tâm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm mang tên Quảng trường Hồ Chí Minh. Đây là không gian công cộng lớn nhất Việt Nam với chiều dài 700m, rộng từ 80 - 200m, sức chứa gần nửa triệu người và kinh phí đầu tư lên tới gần 2.000 tỷ đồng.


    Theo đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được UBND TPHCM phê duyệt, Quảng trường trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích 20,72ha được quy hoạch thành không gian công cộng lớn nhất của Việt Nam. Quảng trường là điểm nhấn của cả Khu đô thị mới Thủ Thiêm với chiều dài khoảng 700m; chiều rộng từ 80 - 200m. Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính gần 2.000 tỷ đồng, có sức chứa tối đa 430.000 người. Quảng trường sẽ là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, tổ chức các lễ hội văn hóa - chính trị và các hoạt động giải trí thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách.


    Quảng trường sẽ bao gồm các hạng mục: Quảng trường, Cột cờ Tổ quốc, Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà sàn và ao cá Bác Hồ, Công viên lưu niệm 63 tỉnh, thành phố; trong đó các hạng mục Cột cờ Tổ quốc, Nhà sàn, Ao cá Bác Hồ, Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh là các không gian mô phỏng các công trình hiện hữu về Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay tại Khu di tích Phủ Chủ tịch với tỷ lệ nhỏ hơn.

    Quảng trường Thủ Thiêm
    Quảng trường Thủ Thiêm
    Quảng trường Thủ Thiêm
    Quảng trường Thủ Thiêm
  8. Quảng trường Nghinh Phong tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, không chỉ là điểm đến mới mẻ mà còn là biểu tượng văn hóa và cảnh đẹp độc đáo của vùng đất này. Với vị trí tọa lạc tại ngã tư Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập, quảng trường này thu hút sự chú ý của du khách bởi không gian rộng lớn và sự sang trọng. Điểm nhấn chính của quảng trường là tháp Nghinh Phong, lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của ghềnh đá đĩa. Tháp được tạo dựng từ 50 khối đá hình lục giác mỗi bên, kết hợp với khe gió giữa tạo nên vẻ đẹp biểu tượng và độc đáo. Sự kỳ vĩ của các khối đá granite chồng lên nhau tạo nên 2 tòa tháp hùng vĩ, gợi nhớ đến hình ảnh của vùng đất nổi tiếng với bãi biển và đá đĩa kỳ bí.


    Quảng trường này cũng là nơi lý tưởng để du khách thư giãn, ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn hay chụp những bức ảnh độc đáo. Bạn cũng có thể mang theo đồ ăn vặt để thưởng thức, tận hưởng không gian mở và trò chuyện cùng bạn bè và người thân. Đối với người trẻ yêu thích sự mới mẻ và độc đáo, quảng trường Nghinh Phong là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến Phú Yên. Đây là nơi để tận hưởng không khí văn hóa độc đáo và tìm kiếm những trải nghiệm thú vị khi khám phá vùng đất này.

    Quảng trường Nghinh Phong
    Quảng trường Nghinh Phong
    Quảng trường Nghinh Phong
    Quảng trường Nghinh Phong
  9. Quảng trường 2/4 ở Nha Trang là một điểm đến tuyệt vời với vị trí trung tâm nằm trên con đường Trần Phú, một vị trí đắc địa với góc nhìn tuyệt vời ra vịnh Nha Trang. Thực sự là một nơi lý tưởng để tận hưởng không khí biển trong lành và cảnh quan đẹp mắt của thành phố này. Quảng trường rộng lớn, cung cấp không gian thoải mái và mát mẻ, là điểm đến phổ biến cho mọi người vào buổi sáng và chiều tà. Đây cũng là điểm hẹn hò lý tưởng, nơi bạn có thể gặp gỡ bạn bè và thư giãn trong không gian mở, ngắm biển và nghe tiếng sóng rì rào. Tên của quảng trường được lấy từ ngày thành phố được giải phóng - mùng 2 tháng 4 năm 1975, tạo nên một nét độc đáo và ý nghĩa lịch sử cho không gian này.


    Một điểm nhấn đặc biệt trên quảng trường là tháp Trầm Hương Nha Trang, một kiến trúc độc đáo với hình ảnh những cánh hoa hoặc cánh buồm trên biển, cùng với hình ảnh của một ngọn hải đăng đặc trưng, tạo nên một bức tranh tuyệt vời cho quảng trường này. Cả ngày lẫn đêm, quảng trường cung cấp những trải nghiệm đa dạng. Buổi sáng và chiều, bạn có thể tham gia các hoạt động như patin, xe tự cân bằng, đá cầu, cầu lông và nhiều trò chơi giải trí khác. Đừng quên thưởng thức đồ lưu niệm và ẩm thực đa dạng từ các gian hàng và quán ăn vặt trên quảng trường. Vào buổi tối, quảng trường thường tổ chức các sự kiện âm nhạc, lễ hội, tạo ra không khí sôi động và hấp dẫn. Điều này tạo cơ hội tuyệt vời để tham gia và hòa mình vào bữa tiệc vui nhộn và đầy màu sắc tại đây.

    Quảng trường 2/4
    Quảng trường 2/4
    Quảng trường 2/4
    Quảng trường 2/4
  10. Quảng Trường 29/3 ở Đà Nẵng không chỉ là một không gian công cộng mà còn là biểu tượng lịch sử đậm nét và nền văn hóa sâu sắc của Việt Nam. Với nguồn gốc tên gọi từ ngày 29 tháng 3, một ngày quan trọng trong lịch sử, quảng trường này kỷ niệm chiến thắng quyết định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1975, mở ra hành trình thống nhất đất nước và biểu tượng cho sự đoàn kết, khao khát tự do của nhân dân. Lễ khánh thành giai đoạn 1 - phân khu 1 vào ngày 28 tháng 4, năm 2022, đã mang lại sự đổi mới toàn diện cho Quảng Trường 29/3. Công trình nâng cấp không chỉ là việc làm công nghiệp thông thường, mà còn là sự tôn vinh lịch sử và truyền thống, tôn tạo không gian xanh, thư giãn, và rèn luyện sức khỏe cho cộng đồng.


    Việc mở rộng và tôn tạo Đài Tưởng Niệm đã tạo ra không gian rộng lớn hơn, kết hợp với cấu trúc mới và hệ thống chiếu sáng hiện đại, tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của mọi người. Bổ sung ram dốc cho người khuyết tật cũng như làm mới dòng chữ “Tổ Quốc Ghi Công” thể hiện sự chăm sóc và tôn trọng đối với mọi thành viên trong cộng đồng. Đài tưởng niệm với trụ ngôi sao phát sáng trở thành điểm nhấn đầy ý nghĩa và tượng trưng cho sự hy vọng và thịnh vượng. Sự làm mới các bức tranh phù điêu với kích thước lớn hơn cũng tạo nên một diện mạo tươi mới và thu hút hơn cho quảng trường này.


    Với vị trí thuận lợi giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, Quảng Trường 29/3 không chỉ là điểm du lịch mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Nâng cấp này đã tạo ra một không gian mới mẻ, đẹp mắt và hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tới thư giãn, tương tác và tận hưởng không gian yên bình giữa lòng thành phố ồn ào.

    Quảng trường 29/3
    Quảng trường 29/3
    Quảng trường 29/3
    Quảng trường 29/3



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |