Top 10 Quái vật lớn nhất thế giới thời cổ đại
Hai từ "quái vật" đã phần nào cho thấy được sự kinh hãi mà chúng tạo ra, trong thế giới cổ đại bạn hãy tưởng tượng sẽ như thế nào khi nhìn thấy một con chuột ... xem thêm...có kích thước to bằng cả con bò? hay như con bọ cạp to gần như con người...những con quái vật này đã từng sống thời tiền sử trước đây, chắc chắn không phải ai cũng được biết đến chúng, vậy thì ngay bây giờ hãy cùng Toplist trở lại thời gian đi tìm hiểu về chúng nhé.
-
Khủng long bạo chúa có tên gọi là Tyrannosaurus, sinh sống ở lục địa Bắc Mỹ, cách đây khoảng 67 triệu năm về trước. Là loài khủng long cuối cùng được biết đến trước khi bị tuyệt chủng. Chúng có chiều dài khoảng 12.3m, cao 4m, nặng 6.8 tấn là một trong những động vật ăn thịt lớn nhất mọi thời đại. Đây là loài khủng long duy nhất được biết đến với tên khoa học đầy đủ, và theo đánh giá của các nhà khoa học kẻ săn mồi này là một trong số những động vật trên cạn có sức cắn uy lực nhất. Cổ của Tyrannosaurus rex tạo thành một đường cong hình chữ S tự nhiên giống như của các loài khủng long chân thú khác, nhưng nó ngắn và rất cơ bắp để hỗ trợ cái đầu lớn. Chi trước chỉ có hai ngón vuốt, cùng với một xương đốt bàn tay nhỏ cho thấy sự thoái hóa của một ngón thứ ba.Trái lại, chi sau của loài này là một trong những phần dài nhất theo tỷ lệ kích thước với cơ thể của bất kỳ loài chân thú nào. Đuôi của chúng nặng và dài, đôi khi chứa hơn bốn mươi đốt sống, để cân bằng phần đầu và thân lớn. Để bù lại trọng lượng lớn của chúng, nhiều khúc xương được tiến hóa để trở thành rỗng ở bên trong, giảm trọng lượng của chúng mà không làm giảm đáng kể sức mạnh.
Hộp sọ Tyrannosaurus rex lớn nhất được biết đến dài tới 1,52 mét. Một cửa sổ lớn trong hộp sọ giảm trọng lượng và cung cấp thêm diện tích để cơ bắp có thể bám vào, như trong tất cả các loài khủng long chân thú ăn thịt. Nhưng ở khía cạnh khác, hộp sọ của chúng lại khác biệt đáng kể so với các loài ăn thịt không thuộc liên họ Khủng long bạo chúa. Hộp sọ rất rộng ở phía sau nhưng có cái mõm hẹp, cho phép tầm nhìn hai mắt tốt một cách bất thường. Xương sọ lớn và mũi và một số xương khác được hợp nhất lại, ngăn cản sự di chuyển giữa chúng; một số lớn xương cũng có các lỗ không khí nhỏ (chứa các "tổ ong" gồm các lỗ hở không khí) mà có thể đã làm cho xương của chúng linh hoạt hơn cũng như giảm nhẹ trọng lượng. Những đặc điểm tăng cường này của hộp sọ là một phần xu hướng của các loài bạo long chuẩn hướng tới một cú đớp mạnh mẽ, mà dễ dàng vượt qua của tất cả các loài không thuộc tyrannosaurids. Đầu ngoài của hàm trên có hình chữ U (hầu hết các loài ăn thịt không thuộc tyrannosauroid có hàm trên hình chữ V), làm tăng số lượng mô và xương một con tyrannosaur có thể xé ra với một vết cắn, mặc dù nó cũng làm tăng độ căng ở mặt trước răng.
-
Loài rắn này có tên là Titanoboa được phát hiện tại Nam Mỹ, có chiều dài cơ thể lên tới 15m, nặng tới 2.500 pao tương đương gần 1.200kg, đây được coi là chúa tể của rừng xanh cách đây 60 triệu năm về trước. Loài rắn này trở thành động vật ăn thịt lớn nhất trên trái đất sau khi loài khủng long tuyệt chủng, kích thước khổng lồ chúng có được là do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm rừng nhiệt đới vào thời điểm lúc bấy giờ. Hóa thạch của chúng được phát hiện ở Cerrjon - Colombia, con người nếu đối mặt với chúng dường như không còn cơ hội sống sót nào. Titanoboa là một chi rắn từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước, trong thế Paleocen. Loài duy nhất đã biết có danh pháp Titanoboa cerrejonensis, loài rắn to lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Bằng cách so sánh kích thước và hình dáng cột sống đã hóa thạch của nó với cột sống của các loài rắn hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng T. cerrejonensis dài khoảng 13 m, cân nặng khoảng 1.135 kg và rộng khoảng 1 m tại điểm dày nhất trên cơ thể nó.
Các hóa thạch của 28 cá thể T. cerrejonensis đã được tìm thấy trong các mỏ than tại Cerrejón ở miền bắc Colombia vào năm 2009. Trước khi có phát hiện này, một ít hóa thạch các động vật có xương sống thuộc thời kỳ Paleocen cũng đã được tìm thấy trong các môi trường nhiệt đới cổ đại ở Nam Mỹ. Loài này có họ với trăn khổng lồ Nam Mỹ. Các hóa thạch này được phát hiện trong chuyến thám hiểm của một đội các nhà khoa học quốc tế dưới sự chỉ đạo của Jonathan Bloch, một nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida và Carlos Jaramillo, một nhà cổ thực vật học từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama. Do rắn là động vật máu lạnh, phát hiện này hàm ý rằng khu vực nhiệt đới, môi trường sinh sống của sinh vật này khi đó phải ấm hơn so với các nhà khoa học đã nghĩ trước đó, trung bình khoảng 32 °C.
-
Theo như các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của loài vật này, thì chúng được biết đến như một động vật gặm nhấm có kích thước khủng khiếp nhất, to gần bằng một con bò tót. Chúng sống tại các rừng mưa thấp cách đây từ 2 - 4 triệu năm. Loài chuột này dài 53cm, nặng tới 1 tấn, chúng được cấu tạo bởi những chiếc nanh sắc nhọn để săn mồi cũng như chống chọi lại kẻ thù. Chuột khổng lồ hay giống chuột khổng lồ là thuật ngữ chỉ về những con chuột có kích thước rất lớn so với đồng loại và thuật ngữ này được áp dụng chỉ về nhiều loài gặm nhấm khác nhau. Chúng có xu hướng có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số đã phát triển mạnh ở các khí hậu khác, bao gồm cả loài chuột Coypu và chuột túi Gambia, những loài này đã trở thành loài xâm lấn, thậm chí có mặt trong những đô thị. Những con chuột khổng lồ cũng đã được miêu tả trong tiểu thuyết đại chúng, nơi chúng thường được miêu tả như những sinh vật giống quái vật.
Những con chuột có kích thước lớn thường được báo chí ở Anh gọi là "chuột khổng lồ" (Giant rat) hoặc "siêu chuột" thường là những cá thể chuột nhà (chuột cống, chuột nâu, chuột đen, chuột nhắt) do đột biến hoặc vì những lý do khác nhau như dinh dưỡng mà đã trở nên to lớn và xuất hiện ngày càng nhiều. Thuật ngữ "khổng lồ" ở đây không có nghĩa là những con chuột đó to tới mức quá sức tưởng tượng, mà là chúng trở nên miễn dịch với những chất độc mà các chuyên gia diệt chuột sử dụng. Việc xuất hiện giống loài chuột khổng lồ là quá trình tự nhiên, điều này thể hiện qua quá trình tiến hóa. Khi khủng long còn sống, trên thế giới đã có các loài động vật có vú nhưng chúng rất nhỏ, đến khi khủng long biến mất, trái đất bắt đầu xuất hiện loài chuột to bằng con bò nay đã tuyệt chủng. Ác mộng khủng khiếp nhất có lẽ là cứ vài tháng lại nhìn thấy những bức ảnh đáng sợ về những con chuột ngoại cỡ được đăng đầy trên báo chí. Trong thực tế, đô thị không phải là nơi ta có thể tìm thấy những con chuột lớn nhất, những loài chuột khổng lồ đã được chứng minh có thực gồm những loài sau đây, trong đó rất nhiều giống chuột khổng lồ còn tồn tại ngày nay cực kỳ dễ bị tổn thương khi môi trường sống bị đe dọa. -
Đây là loài cóc lớn nhất từng tồn tại trên trái đất, chúng được các nhà khoa học tìm thấy tại Madagasca, chúng có kích thước to bằng quả bóng hay dùng để chơi trên biển, cao 14cm, nặng khoảng 4.5kg. Các hóa thạch của loài vật này được tìm thấy cách đây khoảng 70 triệu năm, với bộ hàm cực kỳ chắc khỏe giúp chúng có thể bắt được cả những con khủng long mới nở. Trong kỷ nguyên xa xôi của loài khủng long, dường như con vật đều trở nên to lớn hơn thời đại của chúng ta rất nhiều và ếch cũng không nằm ngoài trong số đó. Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một con ếch khổng lồ sống trên đảo Creta của Madagascar. Loài ếch khổng lồ này có cái miệng cực lớn, khi mở tối đa, chúng có thể nuốt chửng khủng long, bởi vậy các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho nó là Beelzebufo - ếch quỷ khổng lồ, ếch địa ngục hay cóc quỷ...
Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, trên trái đất của chúng ta vẫn còn tồn tại một loài ếch cực kì to lớn khác, đó là loài ếch khổng lồ Conraua goliath sống ở châu Phi. Loài ếch khổng lồ này sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở phía nam Cameroon và phía bắc xích đạo Guinea, chúng có thể cao tới hơn 30 cm và nặng 3 kg. Nếu bạn duỗi thẳng chân sau của một con ếch khổng lồ châu Phi chiều dài của nó có thể đạt tới 1m tính từ đầu tới chân. Mặc dù con ếch khổng lồ châu Phi khá to lớn nhưng nếu được đặt trước mặt một con ếch quỷ, chúng sẽ ngay lập tức trở thành những chú bé tí hon. Ếch quỷ có chiều dài cơ thể hơn 40 cm và trọng lượng cơ thể 4,5 kg. Nếu bạn duỗi thẳng chân sau của ếch quỷ, chiều dài tối thiểu của chúng sẽ là 1,5m. Dựa vào các hóa thạch được phát hiện, các nhà cổ sinh vật học khẳng định đây là loài ếch lớn nhất mà loài người biết đến từ trước cho tới nay, không chỉ vậy, đây còn là một loài hết sức hung giữ. -
Loài chim này được tìm thấy ở Nam Mỹ cách đây khoảng 35 triệu năm, có kích thước bằng con người, chúng thậm chí không cần đến những tảng băng vẫn có thể tồn tại được. Các hóa thạch được phát hiện ở Atacama - Peru, chúng có chiều cao khoảng 1.5m, trong đó đặc biệt là loài có tên là Icadyptes salasi là loài khổng lồ đáng sợ nhất. Theo các nhà nghiên cứu, hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ được tìm thấy có chiều cao 1,6m, nặng 80 kg, gấp 4 lần khối lượng và cao hơn 40 cm so với chim cánh cụt Hoàng đế hiện đại. Các nhà khoa học xác định tên khoa học của loài chim cánh cụt này là "crossvallia waiparensis". Loài chim này chuyên săn mồi tại vùng bờ biển của New Zealand kỷ Paleocene cách đây khoảng 66 - 56 triệu năm.
Theo nhà nghiên cứu thuộc Viện bảo tàng Canterbury, bà Vanesa De Pietri, đây là hóa thạch chim cánh cụt khổng lồ thứ 2 thuộc kỷ Paleocene được tìm thấy tại khu vực nói trên. Bà cho rằng phát hiện này củng cố giả thuyết của giới khoa học cho rằng loài chim cánh cụt có kích thước lớn ở giai đoạn đầu thời kỳ tiến hóa. Trước đó, các nhà khoa học phỏng đoán sự biến mất hoàn toàn loài chim cánh cụt khổng lồ là do sự xuất hiện của các loài động vật biển ăn thịt lớn như hải cẩu và cá voi có răng. Lâu nay, New Zealand nổi tiếng là nơi phát hiện hóa thạch chim khổng lồ đã tuyệt chủng, trong đó có loài chim giống như đà điểu cao tới 3,6m và chim đại bàng có sải cánh dài tới 3m. Tuần trước, Viện Bảo tàng Canterbury cũng thông báo việc tìm thấy hóa thạch vẹt khổng lồ cao tới 1m và tồn tại cách đây 19 triệu năm. -
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của loài bọ cạp khổng lồ này, chúng xuất hiện cách đây 390 triệu năm, dài 2.5m. Đây được coi là loài săn mồi đứng đầu vào thời đại của nó, với kích thước gần như một con cá sấu lớn, thức ăn của chúng thường là cá thậm chí chúng còn ăn thịt lẫn nhau để sinh tồn. Hiện này, bọ cạp là loài phát triển vô cùng mạnh mẽ với 13 họ gồm 1.750 loài khác nhau, trong đó có những loài vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể chỉ có kích thước 9 mm hay to lớn tới 20 cm. Một số loài bọ cạp có thể sống tới 25 năm.
Khả năng thích nghi hoàn hảo giúp chúng tồn tại gần như khắp mọi nơi trên thế giới (chỉ trừ Nam Cực), từ sa mạc khô cằn nóng bức tới các khu rừng rậm nhiệt đới có độ ẩm cao. Mặc dù, có rất nhiều mắt (từ 6 tới 12 mắt) nhưng thị lực của chúng chẳng hề tốt chút nào, chúng chỉ đủ để có thể phân biệt ánh sáng ngày và đêm. Bù lại, khứu giác của chúng lại vô cùng nhạy bén, cũng như khả năng cảm nhận dao động xung quanh nhằm phát hiện còn mồi hay lẫn trốn kẻ thù. Sinh vật này còn có khả năng nhịn đói đáng sợ, nếu khan hiếm nguồn thức ăn, chúng có thể sống thêm 1 năm nữa bằng cách làm chậm sự trao đổi chất.
-
Loài này có tên gọi là Megalodon, được biết đến với cú đớp uy lực không loài nào sánh kịp. Theo như đánh giá của các nhà khoa học cú đớp của chúng có thể nghiền nát một chiếc ô tô, vượt xa so với cú đớp của cá mập trắng hay khủng long bạo chúa. Loài này xuất hiện lần đầu tại đại dương cách đây 16 triệu năm, dài 16m, nặng gấp 50 lần cá mập trắng lớn nhất bây giờ. Thức ăn chính của chúng là rùa và cá voi khổng lồ thời tiền sử. Theo các ghi chép từ thời kỳ Phục Hưng, những răng hóa thạch hình tam giác khổng lồ thường bị tin rằng là lưỡi hóa đá, hoặc răng, của rồng và rắn. Năm 1667, nhà tự nhiên học người Đan Mạch Nicolaus Steno, đã nhận định lại rằng đây là răng cá mập, và đã vẽ một hình minh họa đầu cá mập với rất nhiều răng. Ông mô tả phát hiện này trong quyển The Head of a Shark Dissected.
Cá mập liên tục tạo ra răng trong suốt cuộc đời của chúng. Tùy thuộc vào những gì chúng ăn, cá mập mất một bộ răng cứ sau một đến hai tuần, có tới 40.000 chiếc răng trong cuộc đời của chúng. Điều này có nghĩa là răng cá mập liên tục đổ xuống đáy đại dương, làm tăng khả năng chúng bị hóa thạch. Hóa thạch chủ yếu của C. megalodon là răng và cột sống. Giống mọi loài cá mập, bộ xương C. megalodon được cấu tạo từ sụn chứ không phải xương thông thường, điều này làm các mẫu vật bị bảo quản rất tệ. Dù những dấu vết cổ nhất của megalodon có niên đại từ các địa tầng thế Oligocen muộn, khoảng 28 triệu năm trước, thường thì người ta cho rằng loài này bắt đầu xuất hiện vào thế Miocen giữa, chừng 15.9 triệu năm trước. Mặc dù các địa tầng kéo dài khỏi biên giới Phân đại Đệ Tam thường thiếu vắng hóa thạch megalodon, nhưng chúng đã được báo cáo có mặt trong các địa tàng thế Pleistocen sau đó, C. megalodon tuyệt chủng vào cuối thế Pliocen, có thể khoảng 2.6 triệu năm trước -
Loài này gần giống con lười, sống trên mặt đất thời tiền sử với trọng lượng cơ thể lên tới 500kg, loài này bị tuyệt chủng dưới tác động của con người thông qua các hoạt động săn bắn. Chuột túi này rất lớn, chúng gần như những con hà mã, chủ yếu kiếm ăn vào ban ngày, sự xuất hiện của loài vật này đã đưa chúng trở thành một trong những loài lớn nhất thống trị thời kỳ lúc bấy giờ. Chuột có túi Gambia là chuột lớn nhất trong tự nhiên từng được biết tới. Loài chuột này hoạt động về đêm, có thể dài tới 92 cm (cả đuôi) và nặng hơn 4 kg, tương đương với một con mèo nhà, có con có chiếc răng cửa dài gần 3 cm. Chúng có thể sinh sản rất nhanh (khoảng 50 con/năm) và chuột con có thể sinh đẻ ngay khi chúng được 5 tháng tuổi. Sau khi đẻ con, chuột Gambia chỉ phải đợi 9 tháng để tiếp tục đẻ. Chúng nuôi sáu con nhỏ cùng lúc. Loài chuột này ăn tạp, cả thực và động vật. Chúng cũng có thể sống thọ từ 7 - 8 năm. Chúng có họ xa với chuột ở Anh và được cho là loài chuột lớn nhất và dữ dằn nhất thế giới.
Chúng được gọi là chuột anh hùng (HeroRat), được huấn luyện nghiêm ngặt để hỗ trợ rà phá bom mìn đang đem lại nhiều lợi ích tại châu Phi và có thể sẽ được đưa sang các nơi khác. Chuột đã được sử dụng một cách hiệu quả trong quân đội Tanzania và Mozambique, chúng đang được dùng để tìm kiếm mìn ở hai nước này. Quân đội Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến khả năng sử dụng chúng để phát hiện các loại mìn khác nhau. Có thể nói việc huấn luyện chuột như vậy, đi đầu hiện nay phải kể đến là Tổ chức phi chính phủ APOPO thuộc vương quốc Bỉ. Hiện APOPO đang gặt hái được các thành công ở một số nước châu Phi. Để duy trì phản xạ có điều kiện cho chuột túi Gambia, các chuyên viên dò, gỡ mìn phải thường xuyên huấn luyện phản xạ cho chúng, thời gian huấn luyện trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và chỉ cho ăn các thức ăn được chọn lọc kỹ lưỡng.
-
Loài chim này không thể bay được, đây là loài chim khổng lồ nhất từng tồn tại, là động vật ăn thịt lớn nhất ở Nam Mỹ tồn tại từ khoảng 62triệu - 2 triệu năm trước đây. Chúng cao khoảng 3m, mỏ quặp như đại bàng, đầu to trông như đầu ngựa, sử dụng chiếc mỏ săc nhọn và đây chắc chắn của mình để hạ gục con mồi trong tích tắc. Nhóm chim Phorusrhacidae cao khoảng 3m, có mỏ quặp như chim đại bàng với đầu to bằng đầu ngựa. Chúng sử dụng chiếc mỏ khổng lồ để quắp lấy con mồi hoặc tấn công chính xác vào bộ phận trọng yếu của con mồi, khiến cho đối phương nhanh chóng bị tóm gọn.
Việc phát hiện loài mới Llallawavis scagliai giúp các nhà khảo cổ có được hiểu biết sâu sắc hơn về các thành viên trong gia đình của loài chim ăn thịt đáng sợ thời tiền sử. Hơn 90% bộ xương hóa thạch của Llallawavis scagliai được phát hiện tại miền đông bắc Argentina vào năm 2010. Nó là mẫu vật loài chim khủng bố hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy. Theo các nhà khoa học, Llallawavis scagliai sống vào khoảng 3,5 triệu năm trước, ở gần cuối triều đại của loài chim khủng bố. Loài chim ăn thịt này đứng cao khoảng 1,2m và nặng khoảng 40kg. -
Loài gấu này tuyệt chủng cách đây khoảng 3 triệu - 11.000 năm trước đây. Chúng là loài ăn thịt có vú trên cạn lớn nhất trên trái đất, sống chủ yếu ở lục địa Bắc Mỹ, trọng lượng cơ thể lên tới 900kg, khi đứng có thể cao tới 4.6m, chúng có thể di chuyển với tốc độ 50 - 70 km/giờ tạo thuận lợi trong việc săn bắt con mồi. Gấu mặt ngắn khổng lồ thuộc phân họ Tremarctinae, những loài gấu được tìm thấy ở khắp châu Âu và châu Mỹ. Những thành viên đầu tiên của phân họ này là loài gấu thuộc chi Plionarctos (Plionarctos edensis) sống tại các bang Indiana và Tennessee ngày nay trong Thế Miocen (Thế Trung Tân) kỷ Neogen (cách đây khoảng 10.000.000 năm). Chi này được coi là tổ tiên của gấu mặt ngắn khổng lồ và gấu bốn mắt (Tremarctos ornatus), Gấu hang Florida (Tremarctos floridanus) ngày nay. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác lịch sử ban đầu của gấu mặt ngắn khổng lồ nhưng chúng đã phổ biến trên lục địa Bắc Mỹ cách đây 800.000 năm, giai đoạn đóng băng Kansan, Thế Pleistocen. Chi gấu Nam Mỹ đã tuyệt chủng Arctotherium được coi là họ hàng gần nhất với gấu mặt ngắn khổng lồ bởi kích thước tương tự cùng một khuôn mặt tương đối ngắn.
Loài gấu mặt ngắn khổng lồ Arctodus simus xuất hiện lần đầu trong thế Pleistocen tại vùng Trung tâm Bắc Mỹ, khoảng 800.000 năm trước đây, kéo dài từ Alaska đến Mississippi ngày nay và nó đã bị tuyệt chủng khoảng 11.600 năm trước đây. Hóa thạch của chúng lần đầu tiên được phát hiện tại hang Creek Potter, Quận Shasta, tiểu bang California. Đây là loài động vật có vú ăn thịt lớn nhất từng sống tại Bắc Mỹ. Trong một nghiên cứu gần đây, khối lượng của 6 mẫu vật tìm được đã được ước tính một phần ba trong số chúng có trọng lượng khoảng 900 kg, lớn nhất lên tới 957 kg, chiều cao có thể đạt đến 4,6 m. Trên các bức tường trong hang động Riverbluff là những dấu hiệu chứng minh kích thước khổng lồ của chúng. Arctodus pristinus (cách đây 3 - 2.2 triệu năm), với hai mẫu vật tìm được cho thấy là của hai con gấu có trọng lượng khoảng 500,7 kg và 63,6 kg. Loài này sống nhiều ở khu vực phía Nam Bắc Mỹ từ phía bắc bang Texas đến phía Đông bang New Jersey, và Aguascalientes (México) ngày nay, nhất là ở Tây Nam bang Florida, ở sông Santa Fe 1 thuộc Quận Gilchrist.