Top 10 Phương tiện quân sự kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới

Phúc Bùi 178 0 Báo lỗi

Trong suốt lịch sử của nhân loại, các quốc gia luôn có sự đua tranh và cạnh tranh về quân sự để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của mình. Tuy nhiên, không phải ... xem thêm...

  1. Thay thế khẩu pháo tiêu chuẩn, chiếc xe tăng T-55 Progrev-T này có một điểm bổ sung khá kỳ lạ và trông rất đáng sợ, Nó không phải là một loại vũ khí khoa học viễn tưởng nào đó mà là đã thay vào đó là một động cơ phản lực.


    Xe tăng khí động học T-55 Progrev-T được chế tạo bằng cách sử dụng thân tàu từ một trong những loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất mọi thời đại - T-54, Progrev-T sử dụng loại xe tăng chiến đấu chủ lực sung mãn và thay thế tháp pháo của nó bằng giá treo động cơ phản lực, động cơ phản lực này được lấy từ một Tiêm kích MiG-15. progrev - T được tạo ra với mục đích chính là để dọn đường và phát hiện bom mìn. Nguyên lý hoạt động của xe tăng T-55 Progrev-T là sử dụng sức nóng và luồng gió từ động cơ phản lực để quét sạch lớp đất và đá cuội trên cùng, để lộ các quả mìn gài phía dưới.


    Nó hầu như là một thất bại trong vai trò ban đầu của nó, xe tăng khí động học T-55 Progrev-T không phải là chiếc xe tăng cuối cùng của Liên Xô được trang bị động cơ phản lực, vì Liên Xô đã cho ra đời những chiếc xe tăng thành công hơn như “Big Wind” sử dụng luồng không khí cực mạnh mà động cơ tạo ra để chữa cháy hơn là rà phá bãi mìn.

    Xe tăng khí động học T-55 Progrev-T
    Xe tăng khí động học T-55 Progrev-T
    Xe tăng khí động học T-55 Progrev-T
    Xe tăng khí động học T-55 Progrev-T

  2. Trong thời kỳ phục hưng của liên xô, trước khi bức màn chia cắt Liên Ban Xô-Viết và phía phương tây sụp đổ, lúc này Liên Xô đang rất cần một loại phương tiện đặc biệt phục vụ việc đưa đón các nhà du hành và mô-đun khoang lái tàu vũ trụ ở những nơi có địa hình đặc biệt. Thời điểm đó xe tăng Liên Xô có tầm hoạt động hạn chế, cũng như việc đưa tàu đệm khí vào cũng là rất bất khả thi. Từ việc đó Liên Xô muốn phát triển một loại xe chuyên dụng phù hợp với mọi địa hình.


    Việc phát triển phương tiện đặc biệt này được giao cho ZiL (Zovad imeni Likkhachova), công ty chuyên sản xuất xe tải, thiết bị hạn nặng, xe bọc thép,.. đã chịu trách nhiệm phát triển một mẫu xe đặc biệt, mẫu xe này không sử dụng bánh xe hay xích mà sử dụng hai Xi-lanh lớn ở hai bên xe với vỏ ngoài có dạng vít xoắn. Khi hoạt động, hai vít xoắn này quay ngược chiều nhau tạo nên một lực đẩy trung hòa sang hai bên, giúp xe tiến thẳng về phía trước. Để quay xe, ngày lái cần cho một xi-lanh hoạt động, cơ chế này rất giống xe tăng. Trong địa hình đầm lầy, ZiL-2960 có thể di chuyển với tốc độ 30 dặm/giờ nhưng di chuyển rất chậm trên đường nhựa hoặc bê tông chỉ với vận tốc khoảng 4 dặm/giờ. Điểm hạn chế của xe tăng ZiL-2960 là mũi khoan ở gầm xe sẽ làm hỏng mặt đường, tiếng ồn động cơ khá lớn khiến kẻ thù dễ dàng phát hiện và tấn công.


    Dự án phát triển Zil-2960 được Liên Xô giữ bí mật rất kỹ càng, chỉ những người thuộc chương trình Soyuz mới biết về dự án này. Hiện nay vẫn còn một số chiếc Zil-2960, nhưng hầu hết tất cả chúng đã bị phá hủy hoặc bị han gỉ khi trưng bày ngoài trời trong viện bảo tàng.

    Xe tăng ZIL-2906
    Xe tăng ZIL-2906
    Xe tăng ZIL-2906
    Xe tăng ZIL-2906
  3. Năm 1945, thế chiến thứ II khi quân Nhật bị tấn công ở Mãn Châu, quân đội Liên Xô thu được một cỗ xe tăng hình tròn rất kỳ lạ. Cho tới thời điểm hiện tại, người chuyên gia vẫn chưa thể giải mã mục đích thực sự của việc chế tạo ra chiếc xe tăng này. Đây được coi là một trong những phương tiện quân sự bí ẩn và kỳ lạ nhất của Thế chiến II. Xe tăng Krupp Kugelpanzer đang được trưng bày tại bảo tàng Xe tăng Kubinka ở Moscow, Nga.


    Theo thông tin nghiên cứu được, xe tăng Krupp Kugelpanzer được quân Đức chế tạo có nhiều khả năng là do hãng Krupp thực hiện trong thế chiến II sau đó được vận chuyển đến Nhật. Vỏ giáp của xe tăng chỉ dày 5mm và có một động cơ 2 thì Cyliner. Về vũ khí trên xe tăng, nếu ở Đức thì có lẽ nó sẽ được trang bị một khẩu súng máy MG34 cỡ 7,92mm và một khẩu súng MG42. Có nhiều ý kiến cho rằng xe tăng Kugelpanzer được thiết kế để sử dụng trên chiến trường trường như một chiếc xe trinh sát bọc thép với 1 người lái.


    Tuy nhiên đây không phải là thiết kế kỳ quặc duy nhất trong lịch sử mà có lẽ nó được bắt nguồn từ một số ý tưởng xe tăng một bánh đã xuất hiện từ trước đó như Hansa-Lloyd Bremen Treffas-Wagen (chế tạo trong Thế chiến I), One Wheeled War Tank, xe tăng Sa hoàng Nga.

    Xe tăng Krupp Kugelpanzer
    Xe tăng Krupp Kugelpanzer
    Xe tăng Krupp Kugelpanzer
    Xe tăng Krupp Kugelpanzer
  4. Vespa 150 TAP là một chiếc xe tay ga chống tăng được sản xuất vào những năm 1950 từ một chiếc xe tay ga Vespa để sử dụng cho lính dù Pháp. Xét về khả năng gây ra sát thương theo trọng lượng chung, không vũ khí nào có thể sánh bằng chiếc xe tay ga nhỏ bé của quân đội Pháp lúc bấy giờ.


    Chiếc Vespa 150 TAP được sản xuất bởi teliers de Construction de Motocycles et Automenses (ACMA), nhà lắp ráp Vespa đã được cấp phép tại Pháp vào thời điểm đó. Xe được trang bị súng trường không giật M20 75mm (3,0in), vũ khí chống thiết giáp do Mỹ sản xuất. Súng trường rất nhẹ nhưng vẫn có đủ sức xuyên thủng lớp giáp dày 100mm bằng đầu đạn HEAT. Khung sườn là chiếc xe tay ga nguyên bản mẫu VB 1T sản xuất dân dụng, động cơ dung tích 150cc, động cơ hai thì, tốc độ tối đa 60km/h, tốc độ đủ húc đổ bất kỳ phương tiện nào nếu cần trong trường hợp khẩn cấp.


    Chiếc Vespa 150 TAP có khả năng vượt địa hình hoàn hảo. Quân đội Pháp chiếm nhiều ưu thế hơn trên chiến trường khi hữu một chiếc xe chống tăng kết hợp hỏa lực phá công sự và chống lại các xe bọc thép hạng nhẹ khác. Hiện tại phương tiện quân sự này là hàng hiếm đối với các nhà sưu tập trên thế giới.

    Vespa 150 TAP
    Vespa 150 TAP
    Vespa 150 TAP
    Vespa 150 TAP
  5. Xe tăng Bob Semple (tên gọi khác là Big Bob) là một lolo xe tăng hạng nặng do Bộ trưởng Công trình New Zealand Bob Semple thiết kế trong Thế chiến II. Xuất phát từ nhu cầu chế tạo khí tài quân sự từ các vật liệu có sẵn, chiếc xe tăng này được chế tạo từ tôn trên nền xe máy kéo. Được chế tạo trong thời kỳ bất ổn khi Zealand lo sợ phải tự bảo vệ mình khỏi cuộc xâm lược của Nhật mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài, đó là sự nỗ lực dân sự nhằm thiết kế và tạo ra một phương tiện để bảo vệ New Zealand. Xe tăng Bob Semple được thiết kế mà không có bản kế hoạch chính thức dẫn đến nó có vô số lỗi thiết kế và những khó khăn trong thực tế nên chưa bao giờ được đưa vào sản xuất hàng laotj hoặc dùng trong chiến đấu.


    Nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo trên máy kéo bánh xích Caterpillar D8, loại đã có sẵn. Cục Công chính có 81 chiếc D8 trong đó có 19 chiếc khác đã có sẵn. Việc chiếc D8 thiếu vũ khí đồng nghĩa với việc nó được trang bị thêm sáu súng máy Bren, mỗi bên một khẩu súng, hai khẩu hướng về phía trước, một ở tháp pháo và một ở phía sau. Chiếc Bob Semple cáo 12 ft (khoảng 3,5m), sử dụng động cơ diesel 6 xi-lanh 95 kW (127 mã lực), tốc độ tối đa 24km/giờ (15 dặm.giờ), phạm vi hoạt động lên đến 160 km (99 mi). Do không có tấm giáp bảo vệ, lớp mạ sáng từ margan đã được sử dụng với hy vọng làm lệch đi hướng đạn. Buồng lái với sức chứa lên đến 8 người gồm một xạ thủ phải nằm phía trên tấm đệm phía trên động cơ để bắn khẩu súng Bren của mình.


    Do những hạn chế về yêu cầu và nguồn lực, kết quả là xe tăng không được bọc thép đầy đủ, cực kỳ nặng (20-25 tấn), không ổn định, rất hạn chế bởi máy kéo chuyển sang tốc độ chậm và phải dừng lại để chuyển số. Hơn nữa, do hình dạng và những rung động quá mức, việc bắn từ xe tăng vừa khó khăn vừa không thể tránh khỏi độ chính xác. Chính về thế đã khiến xe tăng Bob Semple thường xuyên lọt vào danh sách “Xe tăng tệ nhất từng sản xuất”. Cuối cùng, do tính không thực tế của chúng, những chiếc xe tăng này đã bị Quân đội loại bỏ.

    Xe tăng Bob Semple
    Xe tăng Bob Semple
    Xe tăng Bob Semple
    Xe tăng Bob Semple
  6. 2B1 OKA là loại súng cối 420mm tự hành của Liên Xô. Được sản xuất với hàng loạt các hạn chế. Theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 18/11/1955, công việc chế tạo súng cối tự hành 2B1 OKA được bắt đầu. Việc phát triển đơn vị pháo binh được Liên Xô giao cho Cục thiết kế cơ khí đặc biệt Kolomna, phòng thiết kế của nhà máy Leningrad Kirov chịu trách nhiệm phát triển khung gầm. 4 máy thử nghiệm đã được sản xuất tại nhà máu Kirov.


    Nhà thiết kế chính là B.I. Shavyrin. Nguyên mẫu đầu tiên được sẵn sàng vào năm 1957. Tốc độ bắn 1 phát trong 10,5 phút, tầm bắn 25km, mìn phản ứng chủ động 50km, khối lượng của một quả mìn pháo là 670kg được thiết kế để bắn vũ khí hạt nhân. Vũ khí chính là súng cối nòng tròn 420mm, chiều dài của thùng khoảng 20m. Do súng cối không trang bị thiết bị giật nên khi khải hỏa, chiếc xe đã lùi lại 5m. Mìn được nạp vào từ khóa nòng, làm tăng đáng kể tốc độ bắn 1 phát trong 5 phút. Phần gầm được mượn từ khung gầm của xe tăng hạng nặng T-10.


    Vào 07/11/1957, chiếc xe này đã được trình diễn tại một cuộc diễu hành quân sự ở Moscow. Công việc của 2B1 OKA tiếp tục cho đến năm 1960, sau đó chúng đã bị dừng lại bởi một nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

    Súng cối 2B1 OKA
    Súng cối 2B1 OKA
    Súng cối 2B1 OKA
    Súng cối 2B1 OKA
  7. Rất lâu về trước, khoảng năm 1335, một mẫu thiết kế cho một “chiếc xe chiến đấu” được vẽ bởi Gui da Vigevano, một nhà phát minh người Ý. Và sau đó chúng ta có bản phác thảo nổi tiếng của Leonardo da Vinci về một “chiếc xe bọc thép” vào năm 1485. Xuôi theo dòng lịch sử thêm 400 năm, đến năm 1885, nhà phát minh James Cowen của Anh đã lấy bằng sáng chế đầu tiên cho một chiếc xe bọc thép có bánh và có gắn súng. Nhưng sự ra đời của chiếc xe bọc thép đầu tiên phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của một người tên là Frederick Richard Simms. Năm 1899, phương tiện quân sự đầu tiên do ông sáng tạo ra đời, mang tên gọi Motor Scout Quadricycle. Sử dụng Motor Scout làm điểm bắt đầu, Simms bắt đầu thực hiện dự án tiếp theo của mình, Simms Motor War Car.


    Simms Motor War Car được thiết kế sử dụng khung gầm xe tải Daimler do chính công ty ông sản xuất. Xe có lớp giáp Vickers dày 6mm và được trang bị động cơ bốn xilanh 3,3 lít, 16 mã lực Cannstatt Daimler, cho tốc độ tối đa khoảng 9 dặm/giờ (khoảng 14,5 km/h). Xe bọc thép Simms Motor War Car bao gồm hai khẩu súng Maxim được đặt trên hai tháp pháo xoay 360 độ. Khi được trang bị đầy đủ, xe bọc thép có chiều dài tổng thể là 28 foot (8,5m), với dầm dài 8 foot (2,4m), một thanh gỗ ở mỗi đầu, hai tháp pháo và hai khẩu súng. Nó có khả năng đi trên các bề mặt rất gồ ghề. Yêu cầu vận hành với một phi hành đoàn gồm bốn người.


    Đến khi Simms Motor War Car cuối cùng được chế tạo và ra mắt tại triển lãm Crystal Palace Motor Show ở London vào 02/1902, thì chiến tranh thuộc địa đã tới hồi kết thúc. Lặp tức nó đã không còn cần thiết nữa. Thực tế, Quân đội Anh thậm chí còn không tham dự buổi triển lãm để xem chiếc xe mình đã đặt.

    Xe bọc thép Simms Motor War Car
    Xe bọc thép Simms Motor War Car
    Xe bọc thép Simms Motor War Car
    Xe bọc thép Simms Motor War Car
  8. Sd.Kfz.2 là một chiếc mô tô bán đường có một bánh trước, được biết đến nhiều hơn với tên gọi Kettenkrad HK101. Nó được sử dụng bởi quân đội Đức Quốc xã trong thế chiến thứ II. Nó bắt đầu hoạt động như một máy kéo hạng nhẹ dành cho lực lượng đổ bộ đường không, phương tiện này có lợi thế là máy kéo súng duy nhất đủ nhỏ để nhét bên trong khoang chứa của máy máy bay Junkers Ju 52. Xe Kettenkrad HK101 là một phương tiện quân sự sản xuất hàng loạt nhẹ nhất của Đức, được thiết kế và chế tạo bởi NSU Werke AG tại Neckarsulm, được cấp bằng sáng chế vào tháng 6/1939. Lần đầu tiên nó được sử dụng trong cuộn xâm lược Liên Xô năm 1941.


    Kettenkrad HK101 sử dụng động cơ Opel 1,5 lít 4 xi lanh thẳng hàng cho công suất 36 mã lực (26kW) cùng với khả năng chạy với tốc độ 70km/giờ trên địa hình bằng phẳng và có thể leo dốc nghiêng hơn 25 độ. Ngoài ra Kettenkrad đi kèm với một toa moóc đặc biệt có thể được gắn vào xe để cải thiện khả năng chở hàng của nó, rơ mooc chở được 350kg (770 ib).


    Kettenkrad HK101 rất được tin tưởng nhờ vào khả năng vượt bùn lầy và cát hiệu quả. Phần lớn xe được sử dụng để chuyên chở binh lính, kéo pháo nhẹ hay lắp cáp. Chiếc moto này vừa khít với máy bay Ju 52 mỗi khi cần đưa đi từ nơi này sang nơi khác. Nó được sản xuất từ 1941 đến 1945. Sau thế chiến việc sản xuất vẫn được tiếp tục tuy nhiên chỉ khoảng 550 chiếc được sản xuất và dành cho nông nghiệp cho tới năm 1948.

    Xe Kettenkrad HK101
    Xe Kettenkrad HK101
    Xe Kettenkrad HK101
    Xe Kettenkrad HK101
  9. Sau khi dự án thiết kế tăng đang nòng T-35 thất bại, quân đội Liên Xô lúc này bắt đầu tìm kiếm một giải pháp khác để thay thế. T-35 được đánh giá là một loại tăng với hỏa lực cực mạnh, bọc giáp kỹ nhưng động cơ thì rất tồi tệ và có khả năng cơ động rất chậm chạp. Trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha đã chó thấy rằng tăng hạng nặng đóng một vai trò khá quan trọng và nó ảnh hưởng đến việc thiết kế tăng giai đoạn trước Thế chiến II. Một vài bản thiết kế đã được hoàn thành, trong đó nổi bật phải kể đến là bản thiết kế có tên KV, phần thân được thiết kế nhỏ gọn và chỉ có một tháp pháo khiến cho việc gia cố ở phía trước và tháp pháo được dày hơn mà vẫn giữ được trọng lượng nhất định không quá nặng. Có hai phiên bản KV được đem ra sản xuất đó là KV-1 và KV-2 (trang bị lựu pháo 152mm).


    Tuy rằng KV-2 chỉ sản xuất hạn chế chỉ khoảng 350 chiếc ít hơn so với 4500 chiếc KV-1. Nhưng KV-2 sở hữu những ưu điểm bao gồm: vũ khí chính là pháo 152mm M-10, vũ khí phụ là 3 súng máy hạng nhẹ DT, tầm hoạt động khoảng 140km, tốc độ tối đa 25,6 km/h, lớp giáp cực dày của nó không thể nào bị xuyên qua bởi đa phần các loại pháo chống tăng lúc bấy giờ- trừ khi ở khoảng cách quá gần, hỏa lực mạnh và sự di chuyển êm của xích trên mặt đất. Tuy nhiên nó lại xuất hiện những khuyết điểm: khó để lái, hề truyền động hoạt động không êm, hệ thống công thái học hoạt động yếu và hầu như không có gàu/lồng tháp pháo. Nó hoạt động cũng như tác chiến không được linh động cho dù hoạt động tối đa công suất của động cơ.


    Về sau, quân đội Liên Xô nghiên cứu và thiết kế ra được tăng hạng trung T-34 giá rẻ mà vẫn sở hữu sức mạnh chết người nên KV được sử dụng khá hạn chế và chỉ được sử dụng để huấn luyện quân đội. Vào những năm cuối chiến tranh dòng KV2 được sử dụng để làm nền tảng thiết kế ra xe tăng hạng nặng IS.

    Xe tăng Kliment Voroshilov 2 (KV-2)
    Xe tăng Kliment Voroshilov 2 (KV-2)
    Xe tăng Kliment Voroshilov 2 (KV-2)
    Xe tăng Kliment Voroshilov 2 (KV-2)
  10. Standard CC 4x2, hay Cả Armored Light Standard, được biết đến nhiều với các tên Beaverette đây là loại xe bọc thép ngẫu nhiên của Anh được sản xuất trong Thế chiến II. Phiên bản đầu tiên của phương tiện này được chế tạo vào năm 1940 bời công ty Standard Motor theo sự xúi giục của Bộ trưởng Bộ sản xuất máy bay. Nó dựa trên khung gầm ôtô thương mại, trên đó gắn một thân tàu bọc thép tán đinh đơn giản. Thân tàu bị hở ở phía trên và phía sau.


    Xe bọc thép Standard Beaverette được bao bọc lớp thép dày 11mm được hỗ trợ bởi các tấm ván gỗ sồi dày 3 inch, động cơ xăng 4 xi lanh tiêu chuẩn tương đương 46 mã lực (34kW). Xe được trang bị vũ khí bao gồm một khẩu súng máy hạng nhẹ Bren, có thể bắn qua một khe trên áo giáp Casemate, một số phương tiện khác còn mang theo súng trường chống tăng Boys. Một điểm hạn chế của xe bọc thép Standard Beaverette là tầm nhìn bị hạn chế đòi hỏi người lái phải dựa vào một người quan sát để chuyển tiếp thông tin về phương tiện khác.


    Standard Beaverette được sử dụng rộng rãi bởi Home Guard (Vương quốc Anh), Quân đội Anh và Trung đoàn RAF để phục vụ, huấn luyện phòng thủ trong nước và bảo vệ các nhà máy sản xuất máy bay của Lord Beaverbrook.

    Xe bọc thép Standard Beaverette
    Xe bọc thép Standard Beaverette
    Xe bọc thép Standard Beaverette
    Xe bọc thép Standard Beaverette



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |