Top 10 Phương pháp phòng chống Covid-19 dành cho người cao tuổi

Trần Minh Phương 36 0 Báo lỗi

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu, người cao tuổi chính là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt, với người cao tuổi có ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tuân thủ hướng dẫn phòng dịch Covid-19

    Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để giảm nguy cơ lây nhiễm virus, mỗi người cần thực hiện những việc sau:

    • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi ra khỏi nhà, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiều người.
    • Tránh sờ tay chưa được rửa sạch lên mặt, mũi, miệng vì sẽ khiến virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
    • Đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, không sờ lên mặt ngoài khẩu trang và không nên dùng một chiếc khẩu trang nhiều lần. Khẩu trang vải cần giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.

    Bên cạnh đó, do người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu nên tuyệt đối tránh đến những nơi đông người và tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm. Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che kín mũi, miệng bằng khăn tay, khăn giấy, khẩu trang hoặc khuỷu tay để bảo vệ sức khoẻ người xung quanh. Ngoài ra, người cao tuổi cần giữ nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và dùng quạt thay cho điều hòa. Nhà cửa nên thường xuyên vệ sinh, khử trùng, nhất là các nơi, bề mặt vật dụng tiếp xúc thường xuyên như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tay nắm cửa… Người thân trong gia đình cũng phải làm theo các hướng dẫn trên để vừa bảo vệ bản thân mình, vừa bảo vệ cha mẹ cao tuổi.

    ảnh minh họa - nguồn: internet
    ảnh minh họa - nguồn: internet
    Tuân thủ hướng dẫn phòng dịch Covid-19
    Tuân thủ hướng dẫn phòng dịch Covid-19

  2. Top 2

    Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý

    Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho người cao tuổi là một trong những việc làm quan trọng hàng ngày để giữ gìn sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý nên chú ý vào những điều sau:


    • Uống đủ nước: cơ thể đủ nước sẽ giúp hệ bài tiết “hộ tống” các chất cặn bã ra bên ngoài, giúp cho hệ miễn dịch tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Hệ miễn dịch cần đủ nước mới hoạt động tốt nhất. Ngoài nước lọc, có thể uống nước trái cây và uống sữa để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết. Người cao tuổi cũng nên chủ động bổ sung đủ 1,5-2 lít nước hằng ngày.
    • Bổ sung lượng vitamin và khoáng chất đầy đủ: rau xanh và hoa quả tươi chính là chìa khóa để tăng cường vitamin và chất khoáng cho hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực và hiệu quả tối ưu. Vitamin C giúp tăng sản xuất interferon (tiêu diệt virus qua việc ức chế nhân bản) và kháng thể; hỗ trợ tăng sinh các bạch cầu lympho (B, T) trong máu cũng như tăng khả năng – hoạt tính các đại thực bào… Vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hoá chất đường, tổng hợp protein…. Vitamin A giúp xây dựng hàng rào phòng thủ, tái tạo, phục hồi niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu bị tổn thương. Vitamin D để chuyển hoá canxi cho các hoạt động của tế bào. Kẽm để sản xuất các men xúc tác cho nhiều quá trình sinh hóa – chuyển hóa trong cơ thể. I-ốt để sản xuất nội tiết tố tuyến giáp giúp kích thích gia tăng hoạt động của nhiều loại tế bào trong cơ thể…
    • Cung cấp đủ các chất đạm: hệ miễn dịch được xây dựng phần lớn từ chất đạm mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Người cao tuổi nên đảm bảo đủ lượng chất đạm hàng ngày, ưu tiên lựa chọn các loại chất đạm dễ tiêu hoá, có đầy đủ các acid amin thiếu yếu. Các loại thức ăn giàu đạm tốt mà người cao tuổi có thể ăn là cá béo, sữa, trứng, thịt trắng…
    Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
    Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
    Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
    Áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý
  3. Top 3

    Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu

    Khi ngủ sâu, các cơ quan trong cơ thể như hệ thống miễn dịch sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và hồi phục. Để tăng đề kháng để chống chọi với Covid-19, không chỉ người cao tuổi mà tất cả mọi người cần ngủ đủ giấc và ngủ sâu. Đặc biệt thời gian vàng để ngủ sâu là từ 22h đêm đến 3h sáng hôm sau, lúc đó cơ thể tập trung nguồn lực để phục hồi, tái tạo hiệu quả và tối ưu các mô tế bào bị tổn thương và lão hóa.


    Mỗi đêm, người cao tuổi cần ngủ 7-8 tiếng. Vì thường dậy sớm nên thời điểm đi ngủ tốt nhất của người cao tuổi khoảng 21 – 22h. Giấc ngủ muộn sẽ không đủ thời gian cho cơ thể hồi phục. Phòng ngủ nên yên tĩnh, tắt đèn hoặc ánh sáng nhẹ. Nhiệt độ phòng khoảng 26 – 27 độ C và thoáng khí. Người cao tuổi nên thư giãn nhẹ nhàng, tránh nghĩ đến chuyện phiền muộn để giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt, trước khi ngủ 1-2 tiếng không nên ăn no, có thể uống một ly sữa ấm giúp giấc ngủ sâu hơn.

    Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu
    Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu
    Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu
    Đảm bảo giấc ngủ ngon và sâu
  4. Top 4

    Tăng cường vận động

    Người cao tuổi thường hay bị mệt mỏi nên ngại vận động. Đây là dấu hiệu bình thường khi cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hoá. Để năng vận động, đôi khi cần có sự hỗ trợ, động viên từ người bạn đời, bạn bè hoặc từ con cháu. Hai hay nhiều người cùng tập luyện sẽ có thêm động lực và niềm vui.


    Ngoài tập dưỡng sinh, đi bộ, bậc cao niên có thể tập các môn có cường độ thể lực trung bình thấp như đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông, bơi lội… một cách nhẹ nhàng. Quan trọng là phải lượng sức mình mà luyện tập. Mỗi ngày, người cao tuổi nên vận động cơ thể nhẹ nhàng 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể giải phóng năng lượng, xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

    Tăng cường vận động
    Tăng cường vận động
    Tăng cường vận động
    Tăng cường vận động
  5. Top 5

    Thận trọng khi có bệnh mạn tính

    Người cao tuổi khi có các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp… sẽ dễ có nguy cơ lây nhiễm virus hơn. Những căn bệnh này khiến các hệ cơ quan giảm chức năng, hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khỏe mạnh để phòng, chống lại các mầm bệnh khác.


    Phần lớn các ca tử vong do cúm hàng năm chủ yếu là người trên 65 tuổi. Do đó, người cao tuổi nên lưu ý điều trị tốt bệnh lý đang có. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào nên báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ quan y tế khám càng sớm càng tốt. Với người có các bệnh mạn tính, việc bổ sung dinh dưỡng tuỳ thuộc vào từng cá thể, từng bệnh lý, nhưng quan trọng là ăn chín, uống sôi, đủ chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Thận trọng khi có bệnh mạn tính
    Thận trọng khi có bệnh mạn tính
    Thận trọng khi có bệnh mạn tính
    Thận trọng khi có bệnh mạn tính
  6. Top 6

    Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh

    Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lạc quan hay tình trạng căng thẳng đều có tác động không nhỏ đến hệ miễn dịch của con người, đặc biệt người cao tuổi. Giáo sư tâm lý học Suzanne Segerstrom, Đại học Kentucky (Mỹ) cho biết, khi lạc quan, hệ miễn dịch sẽ mạnh hơn, các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả đối với các virus hoặc vi trùng xâm nhập.


    Nếu e ngại việc du lịch, gặp gỡ bạn bè trong thời điểm này, người cao tuổi có thể nấu ăn, chăm sóc cây cối, tiếp xúc với thiên nhiên giúp tâm hồn thư thái. Hoặc chơi đùa với con cháu hay xem các chương trình giải trí trên tivi, đọc sách cũng là bí quyết giúp tinh thần thoải mái hơn.


    Người cao tuổi không nên để mình rơi vào cảm giác cô độc giữa một gia đình đông đủ, nên thường xuyên trò chuyện với người thân để chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. Con cháu cũng nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của bố mẹ để các cụ lạc quan, yêu đời, từ đó có thể miễn nhiễm với nhiều bệnh.

    Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh
    Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh
    Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh
    Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh
  7. Top 7

    Uống nhiều nước mỗi ngày

    Hơn 70% cơ thể người là nước, vì vậy việc cung cấp đầy đủ nước là nhu cầu thiết yếu không thể bỏ qua. Nước là thành phần quan trọng góp phần thanh lọc cơ thể và bài trừ các độc tố gây bệnh. Bên cạnh đó, nước còn giúp đôi mắt bạn long lanh, rạng rỡ hơn, giúp làn da luôn được căng bóng, mịn màng.


    Khi các tế bào trong cơ thể được cung cấp đủ nước thì chúng sẽ làm việc hiệu quả hơn, tăng cường bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng chống viêm nhiễm hiệu quả. Nước chính là nguyên tố vô cùng quan trọng chăm sóc sức khỏe con người từ bên trong và làm đẹp cho bạn từ bên ngoài.Do đó, hãy tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Theo các chuyên gia, cơ thể người trưởng thành, hoạt động bình thường nên cung cấp khoảng 1,5 -2 lít nước mỗi ngày. Sức khỏe, làn da sẽ được cải thiện rõ rệt nếu bạn uống đủ nước. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì thói quen tốt cho sức khỏe này nhé.

    Uống nhiều nước mỗi ngày
    Uống nhiều nước mỗi ngày
    Uống nhiều nước mỗi ngày
    Uống nhiều nước mỗi ngày
  8. Top 8

    Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

    Hiện nay, nhiều người chỉ đến cơ sở khám chữa bệnh khi có bệnh mà chưa có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một cách giúp chúng ta phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Chúng ta cần biết rằng khi có sức khỏe thì sẽ có được tinh thần tỉnh táo, minh mẫn và mang đến được những giá trị cho bản thân và gia đình.


    Lợi ích của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp cho bạn phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhé.

    Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
    Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
    Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
    Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
  9. Top 9

    Tránh xa chất kích thích, rượu bia

    Rượu bia là những thức uống có cồn đều không hề tốt cho sức khỏe. Nếu uống quá nhiều có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này dẫn đến các căn bệnh dễ lây nhiễm nếu tiếp xúc với vi khuẩn, virus. Khi uống quá nhiều rượu sẽ làm suy giảm các hoạt động của các tế bào bạch cầu có tác dụng chống lại nhiễm trùng.


    Đặc biệt nó sẽ hoành hành hơn khi mùa đông chính là mùa nhiệt độ khắc nghiệt, và thuận lợi cho bọn vi sinh vật gây bệnh tấn công.

    Tránh xa chất kích thích, rượu bia
    Tránh xa chất kích thích, rượu bia
    Tránh xa chất kích thích, rượu bia
    Tránh xa chất kích thích, rượu bia
  10. Top 10

    Nên ở không gian thoáng khí và hạn chế ra ngoài nơi công cộng

    Bạn nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là để ý đến tay nắm cửa, cầu thang và những nơi thường xuyên có bề mặt tiếp xúc với tay để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Bạn cũng nên nhớ mở cửa sổ các phòng để đón ánh nắng và gió giúp nhà cửa thoáng khí. Trường hợp nếu thời tiết lạnh thì bạn nên đóng các cửa sổ lại và giữ ấm cho cơ thể.


    Những người cao tuổi khi ở trong vùng dịch nên hạn chế ra đường và không nên đến những chỗ đông người. Nếu bạn phải tiếp khách thì không nên ôm, bắt tay và nên giữ khoảng cách với mọi người khoảng một mét, đặc biệt là khi người ấy có biểu hiện ho và hắt xì.

    Nên ở không gian thoáng khí và hạn chế ra ngoài nơi công cộng
    Nên ở không gian thoáng khí và hạn chế ra ngoài nơi công cộng
    Nên ở không gian thoáng khí và hạn chế ra ngoài nơi công cộng
    Nên ở không gian thoáng khí và hạn chế ra ngoài nơi công cộng




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |