Top 6 Phương pháp luyện viết chữ đẹp và chuẩn nhất cho học sinh tiểu học

Nguyên Bảo Nguyệt Nhi 65538 1 Báo lỗi

Hiện nay trào lưu thi luyện viết chữ đẹp khá phổ biến, đặc biệt ở các thành phố lớn. Với quan niệm "Luyện nét chữ - rèn nết người" luôn được các bậc phụ huynh ... xem thêm...

  1. Viết chữ đẹp không thể thiếu bút, giấy và mực. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên nét chữ của bạn. Việc chọn cho mình những cây bút và loại mực phù hợp là điều không hề đơn giản. Bạn nên chọn cho trẻ những cây bút vừa tay, nhẹ để trẻ có thể dễ dàng đưa bút lên, hạ bút xuống. Giấy, vở nên chọn loại giấy tốt không nhòe đảm bảo cho việc viết bút mực. Loại giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao là loại vở ô ly có dòng kẻ caro nhỏ, dòng kẻ nghiêng để khi ta luyện viết chữ nghiêng cho thuận lợi.


    Chọn mực, ta nên chọn những loại mực có độ lỏng và độ mao dẫn vừa phải không bị lắng cặn. Điều chú ý khi sử dụng bút mực là phải rửa bút bằng nước ấm trước khi sử dụng và lau sạch mực phần đầu ngòi bút. Khi sử dụng bút xong cần đóng nắp lại ngay để tránh khô mực hoặc va chạm làm hỏng ngòi. Luôn luôn để bút ở tư thế thẳng đứng hướng ngòi bút lên trên để tránh việc mực tràn ra nắp bút làm bẩn tay và vở.

    Viết chữ đẹp không thể thiếu bút, giấy và mực.
    Viết chữ đẹp không thể thiếu bút, giấy và mực.
    Bạn nên chọn cho trẻ những cây bút vừa tay, nhẹ để trẻ có thể dễ dàng đưa bút lên, hạ bút xuống.
    Bạn nên chọn cho trẻ những cây bút vừa tay, nhẹ để trẻ có thể dễ dàng đưa bút lên, hạ bút xuống.

  2. Khi bước vào lớp 1 đôi tay của trẻ còn khá yếu và việc luyện tập thường xuyên cho trẻ cầm bút là một việc vô cùng quan trọng. Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản nhé. Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào.


    Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ. Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,...Khi bé đã đạt được tiêu chuẩn của nét thẳng, nét cong, nét móc rồi thì điều đấy sẽ là tiền đề cho con trẻ dễ dàng luyện tập hơn ở sau này, dần dần bé sẽ làm quen được các nét thanh, nét đậm, uốn cong như thế nào là phù hợp, và học được cách kết hợp các nét này lại với nhau một cách mềm mại.

    Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,...
    Hãy cùng trẻ bắt đầu với những nét cơ bản: nét thẳng, nét xiên, nét móc, nét khuyết, nét cong,...
    Chắc các nét cơ bản
    Chắc các nét cơ bản
  3. Để có thể viết chữ đẹp thì việc rèn luyện viết là điều không thể thiếu. Nếu không luyện tập thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng quên kích cỡ chữ nhưng khi đã thành thói quen thì việc viết chữ trở nên vô cùng đơn giản. Phụ huynh cố gắng dành thời gian 30 phút mỗi ngày để luyện chữ cùng trẻ để có hiệu quả hơn nhé.


    Trẻ em như một tờ giấy trắng, hãy nên để cho tuổi thơ của các em có những kí ức đẹp, không nên ép buộc quá sớm ở độ tuổi này chưa thích hợp để cầm bút gò viết từng con chữ, tay các em còn yếu. Chính vì vậy khi viết dễ mỏi tạo cảm giác chán nản dẫn đến tư tưởng lười viết sau này.


    Không tạo áp lực cho con luyện chữ vì ở giai đoạn này khả năng tập trung của trẻ chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu ép con luyện chữ trong thời gian dài sẽ khiến trẻ chán, thậm chí là sợ viết chữ và kết quả sẽ không được như ý. Hãy khích lệ con mỗi khi luyện chữ.

    Luyện chữ cùng bé
    Luyện chữ cùng bé
    Khích lệ trẻ để trẻ hứng thú
    Khích lệ trẻ để trẻ hứng thú
  4. Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó, tránh để trường hợp vừa rèn chữ a, vừa rèn chữ b vì hai chữ này có những nét hoàn toàn khác nhau. Gợi ý là mẹ nên tập cho con theo các nhóm nét như sau:

    • Nhóm 1: gồm các chữ: i u ư t p y n m v r s: với nhóm chữ này học sinh hay thắc mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên không đúng. Để khắc phục nhược điểm trên ngay từ nét bút đầu tiên đặt trọng tâm rèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc 2 đầu thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo thành chữ. Khi ghép chữ luôn chú ý minh họa rõ nét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn.
    • Nhóm thứ 2: c e ê x: nhóm này trẻ hay mắc lỗi viết chưa tròn nét, nét móc cuối kéo không hết, không đều chữ. Cần chỉ cho trẻ điểm bắt đầu và điểm dừng của các nét móc, rèn cho trẻ móc ngay ngắn.
    • Nhóm thứ 3: gồm các chữ : l b h k: ở nhóm chữ này học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét và chữ viết còn cong vẹo. Để giúp học sinh viết đúng điểm giao nhau của các nét khuyết luôn cho học sinh xác định rõ ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chầm nhỏ và rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua đúng chấm rồi mới đưa bút lên tiếp thì mới viết đúng. Để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thì cần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng,thật thẳng ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết .
    • Nhóm 4: gồm các chữ : o ô ơ a ă â d đ q g: với nhóm chữ này nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ O như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều đầu to đầu bé. Chính vì vậy ở nhóm chữ này xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ O để làm cơ sở cho viết đúng các chữ khác trong nhóm. vậy thì O viết thế nào cho đúng? Điểm đặt bút từ đâu? chiều ngang chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với chiều cao? Đó là việc làm rất khó để cho học sinh xác định được. Vì vậy khi dạy chữ O nên kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm ở giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm hình chữ O sau đó tô lên các dấu chấm,vừa tô vừa giảng kĩ, nhấn mạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết thêm dấu “ , “ chữ O và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh. Viết được chữ O đúng học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm.

    Phân chia luyện tập các nhóm chữ này sẽ giúp con dễ dàng nhớ cách viết các nét như thế nào, linh hoạt giúp con biết cách kết hợp chúng vào một từ.

    Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó
    Khi rèn các nét cơ bản cho bé, mẹ nên nhớ rèn luôn chữ cùng nét đó
    Một số nhóm chữ theo nét
    Một số nhóm chữ theo nét
  5. Hãy rèn cho trẻ tư thế ngồi đúng khi viết. Bởi tư thế ngồi đúng cách không chỉ giúp trẻ luyện chữ dễ dàng, nét chữ đẹp hơn mà còn giúp cho cột sống của trẻ phát triển tốt và bảo vệ đôi mắt cho trẻ. Khi ngồi đúng tư thế sẽ giúp bé luyện chữ trong thời gian dài mà không cảm thấy mỏi ở lưng, cổ tay và cổ.


    Cách ngồi đúng: hướng dẫn trẻ ngồi vị trí giữa bàn, gần ngực nhưng không chạm ngực vào bàn. Chân ngồi vuông góc với ghế, rộng bằng vai, dồn trọng tâm vào hông và đùi. Lưng phải thẳng, đầu hơi cúi cách vớ 20 - 25 cm. Vòng tay mở rộng để không bị vướng vào các vật dụng xung quanh trẻ. Ngồi ở tư thế thẳng, vòng tay rộng mở thoải mái, cánh tay, cổ tay đặt trên bàn mà không bị vướng vào đâu hết. Quan trọng bạn hãy rèn cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay khi viết nhé.


    Hướng dẫn trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái. Ngón trỏ và ngón cái giữ chặt thân bút, ngón giữa đỡ thân bút bên dưới. Bút nghiêng về bên vai phải một góc khoảng 60 độ, không cầm bút thẳng đứng hay ngả về phía trước. Đặt bút nằm trọn trong hõm tay. Lòng bàn tay và cánh tay tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách giữa tay cầm bút và ngòi bút khoảng 2,5 cm.


    Việc ngồi đúng tư thế khi cầm bút sẽ tạo cho trẻ một lực vừa đủ để nắn nót từng con chữ một cách dễ dàng hơn, cổ tay không bị áp lực bởi cơ thể và cột sống, nét chữ của bé sẽ đủ độ thanh mảnh và đẹp hơn.

    Cách ngồi đúng
    Cách ngồi đúng
    Cách cầm bút đúng
    Cách cầm bút đúng
  6. Cách luyện viết chữ đẹp không đến từ đâu xa, nó dựa trên sự phân tích các chữ cái của bản thân bé. Thông qua chữ viết tay của bé bạn hãy phân tích những nét chữ cũng như lỗi sai một cách chính xác nhất. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp cải thiện chữ viết tay hiệu quả nhất.


    Để phân tích rõ ràng, bạn nên cho bé viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu hoặc chép lại một đoạn văn cụ thể. Sau khi viết xong, bạn có thể dễ dàng nhận xét về cách viết tay của bé và liệu nó có thực sự ổn hay không. Hãy suy nghĩ xem các chữ tròn, cong hay thẳng, các nét có hài hòa không, các chữ có nghiêng không, v.v. Nếu bạn cảm thấy chữ viết của bé thật sự chưa tốt, bạn nên sửa lại cho chính xác, đẹp và phù hợp hơn.


    Không nên ép bé tập viết trong thời gian dài khi bé mới bắt đầu làm quen với các chữ cái. Điều này gây áp lực tâm lý cho trẻ và khiến trẻ sợ hãi, không muốn viết nữa. Bằng cách này, bạn có thể tập cho bé thói quen luyện viết chữ đẹp đúng thời điểm và tăng dần số lần nếu bé thực sự hứng thú.

    Phân tích nét chữ cho bé
    Phân tích nét chữ cho bé
    Cho bé viết một đoạn ngắn sau đó phân tích cho bé hiểu
    Cho bé viết một đoạn ngắn sau đó phân tích cho bé hiểu




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |