Top 5 Phong tục tập quán độc đáo nhất tại Thừa Thiên Huế
Đã từ lâu, Huế được xem là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch của Miền Trung - Tây Nguyên. Nhưng ít ai biết được rằng Huế cũng là nơi lưu giữ những ... xem thêm...phong tục tập quán độc đáo mang đến những trải nghiệm thú vị cho những người tham quan xứ Huế. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những phong tục tập quán độc đáo nhất tại thành phố mộng mơ này nhé.
-
Cúng đất còn có tên là lễ “Tạ thổ kỳ yên”. Cúng đất là lễ dâng cúng cho các vị thần Đất và các vị thần phối thuộc, mỗi năm diễn ra hai lần vào một ngày tốt trong tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Nhưng thường là tháng 2 vì theo quan niệm của người Huế, tháng đầu năm bao giờ cũng là tháng có nhiều tài lộc, may mắn. Còn đối với những người bận rộn hay gia đình không làm kinh doanh, sẽ cúng vào tháng 8 âm lịch.
Cách bố trí và bày biện rất đặc biệt: Bàn cúng đặt trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà khấn ra. Phẩm vật thường có cơm, xôi, chè, thịt lợn, gà, cá chiên, các món xào, trộn... Gồm có ba bàn: bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Mỗi bàn đều có hương đèn, hoa quả, cau trầu rượu, giấy vàng mã.
Tục cúng đất ở đây mang vẻ đẹp của văn hóa tâm linh, rất nhân văn. Vì thế dù hiện nay văn hóa truyền thống có nơi bị mai một nhưng xứ Huế vẫn lưu giữ tục lệ này. Đây là nét đẹp truyền thống của cha ông thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.
-
Theo truyền thống hàng năm, vào những ngày đầu năm đến giữa tháng Giêng, người Huế thường tổ chức cúng bổn mạng đầu năm (thường gọi tắt là cúng đầu năm) với cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn cho các thành viên trong gia đình trong suốt một năm.
Lễ vật dâng cúng cũng thật đơn giản, chỉ có hoa quả tươi, bánh trái, cau trầu rượu, một đĩa xôi, và cặp bông tre. Có thể nói, hoa tre là một vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng bổn mạng bởi xuất phát từ ý nghĩa: Cây Tre là biểu tượng cho làng quê Việt, cho truyền thống dân tộc và cao hơn là tượng trưng cho sức sống dẻo dai, trường tồn và bất diệt của tinh thần đất nước; tre cũng là một loài cây có nhiều linh khí, thân cây tre cũng được dựng làm cây nêu trong ngày Tết nhằm xua đuổi tà ma. Mỗi loài hoa đều có nét đẹp riêng, có giá trị sử dụng trong từng lễ nghi riêng biệt. Nếu hoa giấy được thờ cúng ở trang ông, trang bà, bếp thờ táo quân, thì hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong "cúng bổn mạng" đầu năm.
Phong tục tập quán này đã tạo nên nét độc đáo trong văn hóa của mảnh đất Cố đô Huế.
-
Lễ A Pier là để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chính vì lẽ đó, hàng năm đồng bào Tà Ôi - Pa Cô thường tổ chức lễ A Pier trước khi bà con trỉa lúa, gieo hạt trên nương. Bởi họ quan niệm nếu không làm lễ cúng này thì thần Lúa sẽ không thức dậy mùa màng không tốt tươi, sẽ bị con sâu con mọt, phá hoại, vậy nên việc làm lễ cúng thần là một nghi lễ quan trọng.
Lễ vật bao gồm 1 con heo, 1 con gà, 1 ché rượu cần, gạo nếp, bánh, mía, 5 loại hạt giống (lúa, ngô, lạc, đậu, mè). Đặc biệt vật dụng không thể thiếu được là các loại hạt giống đã được các gia đình chuẩn bị sẵn. Mọi người cùng ngồi quanh cây nêu thể hiện lòng thành kính, sau khi lễ cúng trong nhà được hoàn tất, thầy cúng cùng toàn thể dân làng di chuyển ra mảnh đất đã chọn và tổ chức lễ cúng ngoài rẫy
Phong tục tập quán này đã tạo nên cho mạnh đất những giá trị lịch sử văn hóa vô cùng quý báu.
-
Giao thừa có ý nghĩa rất đặc biệt với người dân Huế nơi đây. Giao lại năm cũ, đón nhận năm mới là ý nghĩa sâu xa của phong tục tập quán này. Với người Huế, những chuyện chưa làm xong đều phải hoàn thành, nếu có nợ nần tiền bạc thì phải trả hết, vương vấn việc gì chưa làm phải làm cho xong. Như chúng ta có câu: "Chuyện cũ mình bỏ qua".
Những người lớn trong nhà sẽ bày biện mứt bánh, hoa quả, trái cây và sửa soạn hương đèn, trầm trà nghi ngút trên bàn thờ để toàn thể gia đình cùng làm lễ cúng gia tiên. Còn có thêm những hộp đựng bánh mứt với đầy đủ các loại nổi tiếng và truyền thống ở Huế như bánh hột sen, bánh đậu xanh, bánh in, mứt gừng, mứt bí, mứt cam quật…Từng người theo thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt vái lạy tổ tiên và lầm rầm khấn vái, cầu mong năm mới viên mãn, hạnh phúc, và một lần nữa mời tổ tiên, những người đã khuất cùng về sum họp, thưởng xuân với con cháu trong 3 ngày Tết đầm ấm này.Phong tục trong ngày đầu năm mới này luôn thiêng liêng và đáng nhớ, mang đến ngày Tết đoàn viên, sum họp.
-
Với nhiều phật tử sinh sống tại Huế, mùa Lễ Phật Đản hằng năm rất quan trọng.
Nghi thức cúng được cử hành trang nghiêm trước sự chứng kiến của đông đảo tăng, ni và đồng bào Phật tử. Những ngày gần Phật đản, nhiều phật tử tìm đến chùa tụng kinh cầu nguyện. Cách bố trí và bày biện rất đặc biệt: Hệ thống đèn lồng hình hoa sen, cờ Phật giáo được bố trí xung quanh khuôn viên chùa. Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương cũng được trang trí nhiều đèn lồng hoa sen màu vàng. Vào ngày 14/5 (14/4 âm lịch), đoàn rước Phật với hàng nghìn phật tử tham gia sẽ đi qua cầu Trường Tiền.
Phật giáo không chỉ trở thành nền tảng tinh thần của cư dân xứ Huế mà còn được xem là một trong những thành tố quan trọng, tạo nên bản sắc văn hóa Huế. Đại lễ Phật Đản đã thắp sáng niềm tin về một tương lai an lành cho thế giới sau thời gian chống chọi với dịch bệnh, góp phần thực hiện mục tiêu đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp hòa bình, thịnh vượng, an lạc cho đất nước Việt Nam và toàn thể chúng sinh, nhân loại...