Top 10 Phong tục đón Trung thu ở các quốc gia

Thiên Nga 41 0 Báo lỗi

Tết Trung thu không chỉ được tổ chức ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore...Các quốc gia khác nhau có tên gọi ... xem thêm...

  1. Theo tục lệ của người dân Việt Nam, tết Trung thu là dịp bày tỏ lòng biết ơn, lòng nhân ái và lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đây là ngày thể hiện sự ấm áp, đoàn tụ và đối với những gia đình xa cách nhau được gặp lại, sum vầy bên nhau. Người Việt thường tặng bánh Trung thu vào đêm rằm này. Khi trăng lên cao, trẻ con vừa ngắm trăng vừa múa hát, xem múa lân, ông địa vừa phá cỗ Trung thu, còn người lớn cầu nguyện cho một mùa màng bội thu.


    Theo phong tục lâu đời của người Việt, tết Trung thu còn là ngày hội đoàn tụ, là thời điểm đoàn viên bên những người thân yêu sau một ngày bận rộn. Mâm ngũ quả truyền thống thường có năm loại quả mang theo những mong ước của người dân Việt Nam và một chiếc bánh nướng hay bánh dẻo hình tròn hoặc vuông tượng trưng cho trời đất và thịnh vượng. Những chiếc bánh nướng có lớp vỏ ngoài vàng óng, những chiếc bánh dẻo có màu trắng ngà, mỗi hương vị lại có một mùi hương riêng, đặc trưng cho dịp lễ đặc biệt này.

    Phong tục đón Trung thu ở Việt Nam
    Phong tục đón Trung thu ở Việt Nam
    Phong tục đón Trung thu ở Việt Nam
    Phong tục đón Trung thu ở Việt Nam

  2. Trung quốc, tết Trung thu đã có từ lâu, bắt đầu từ thời Đường Huyền Tông vào đầu thế kỷ thứ 8. Trong ngày lễ này, người Trung Quốc ban đầu chỉ uống rượu rồi cùng nhau ngắm trăng nên còn được biết đến là tết ngắm trăng. Dần dần, người Trung Quốc rất coi trọng việc đoàn tụ gia đình trong dịp này nên được đổi thành tết đoàn viên. Trong dịp tết đoàn viên này, cả nhà sẽ cùng nhau trò chuyện, sum họp bên mâm cơm đầy ấm cúng.


    Cũng giống như ở Việt Nam, bánh Trung thu là thức quà đặc trưng trong dịp Trung thu của người Trung Quốc. Bánh thường có hình tròn tượng trưng cho sự đoàn kết, dồi dào. Bên ngoài là một lớp bánh mỏng với hoa sen, đậu xanh, trứng muối, v.v. rồi nướng cho đến khi vàng nâu trước khi dùng, khá giống với các loại bánh ở Việt Nam. Vào ngày này, trẻ em Trung Quốc có thể các nhóm múa cùng nhảy múa với đoàn lân và diễu hành đèn lồng vui nhộn, người lớn thì thả đèn hoa đăng hay đèn trời cầu mong một năm bình an.

    Phong tục đón Trung thu ở Trung Quốc
    Phong tục đón Trung thu ở Trung Quốc
    Phong tục đón Trung thu ở Trung Quốc
    Phong tục đón Trung thu ở Trung Quốc
  3. Hàn Quốc ngày tết Trung thu còn được gọi là Chuseok mang nghĩa đen là đêm mùa thu và là đêm trăng tròn đẹp nhất trong năm. Chuseok từng được tổ chức vào mùa thu hoạch. Vì vậy, ngày lễ này còn có ý nghĩa là ngày hội mừng mùa bội thu. Vào dịp lễ đặc biệt này, người Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp mới thu hoạch như thịt, cá, rau, trái cây, bánh gạo để chế biến mâm cơm tưởng nhớ tổ tiên. Bánh Trung thu Hàn Quốc được thiết kế và làm hoàn toàn trái ngược với bánh trung thu Việt Nam. Bánh Trung thu Hàn Quốc, được gọi là songpyeon, có hình lưỡi liềm hoặc hình bán nguyệt.


    Mỗi buổi sáng của những ngày này, các gia đình tổ chức tiệc trà để tỏ lòng biết ơn với các thế hệ trước. Đây còn là hành động mang ý nghĩa cầu mong may mắn trong năm mới. Tết Trung thu Việt Nam có múa lân, còn Trung thu Hàn Quốc có múa mặt nạ Tal Chum và múa vòng Ganggang Sulle. Ở Hàn Quốc, trong dịp Trung thu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màn biểu diễn các điệu múa dân gian truyền thống, đấu vật...

    Phong tục đón Trung thu ở Hàn Quốc
    Phong tục đón Trung thu ở Hàn Quốc
    Phong tục đón Trung thu ở Hàn Quốc
    Phong tục đón Trung thu ở Hàn Quốc
  4. Nhật Bản cũng tổ chức lễ Trung thu nhưng lại nổi tiếng hơn với tên gọi là lễ hội Tsukimi được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mỗi năm. Theo truyền thuyết xa xưa của Nhật Bản, có một con thỏ giã bánh gạo mochi sống trên mặt trăng. Bởi vậy, trong dịp tết Trung thu, người Nhật ăn bánh dango mochi hình con thỏ để cầu mong sức khỏe và hạnh phúc. Những chồng bánh hình chóp thường có 15 bánh tượng trưng cho ngày 15 trong tháng hoặc 12 bánh tượng trưng cho số tháng trong năm. Màu trắng và hình tròn của chiếc bánh này nhằm tượng trưng cho sự thuần khiết của mặt trăng.


    Bên cạnh đó, trong dịp lễ hội Tsukimi ngắm trăng này còn có rất nhiều món ăn như khoai lang, hạt dẻ, các loại mì như soba, ramen. Ngoài ra, tết Trung thu này còn là dịp lễ đặc biệt được trẻ em Nhật Bản vô cùng yêu thích. Thông thường, những ngày này các em trai sẽ được tặng đèn lồng hình cá chép từ bố mẹ của mình với hi vọng các em sẽ lớn lên với long dũng cảm.

    Phong tục đón Trung thu ở Nhật Bản
    Phong tục đón Trung thu ở Nhật Bản
    Phong tục đón Trung thu ở Nhật Bản
    Phong tục đón Trung thu ở Nhật Bản
  5. Trung thu ở Singapore cũng giống như các nước châu Á khác, là dịp để các gia đình sum vầy bên những chiếc bánh Trung thu ngon lành. Dịp đặc biệt này ở Singapore là thời điểm hoàn hảo để trao nhau những món quà mang lại sự may mắn, bình an đến người thân và bạn bè xung quanh. Một lần nữa, bánh trung thu lại là thức quà người ta mang đi tặng cho nhau.


    Ở Singapore, bánh Trung thu cũng có cách tạo hình tương tự bánh Trung thu Việt Nam nhưng hương vị lại khác nhau do thói quen, ẩm thực phù hợp với người dân. Có rất nhiều mẫu mã bánh Trung thu độc đáo ở Singapore như bánh matcha và bánh sầu riêng bí ngô và khác với bánh dẻo thông thường, nó không giữ nguyên màu trắng truyền thống mà thay đổi đủ loại màu sắc.


    Do địa lý vị trí hay cách di dân, tết Trung thu của Singapore tràn ngập màu sắc Trung thu của người Hoa. Khu phố Tàu của Singapore là nơi tết Trung thu được người ta tổ chức náo nhiệt nhất. Không chỉ tổ chức một ngày như ở Việt Nam, hoạt động nhảy múa, thả đèn...được diễn ra trước ngày rằm trăng tròn hàng tháng.

    Phong tục đón Trung thu ở Singapore
    Phong tục đón Trung thu ở Singapore
    Phong tục đón Trung thu ở Singapore
    Phong tục đón Trung thu ở Singapore
  6. Tết Trung thu được coi là một trong những lễ hội đặc biệt và lớm nhất trong năm của Malaysia. Vào dịp này, mọi người đều có thời gian xả hơi sau những ngày làm việc mệt mỏi, mua sắm vui vẻ và thưởng thức hương vị của những chiếc bánh Trung thu truyền thống thơm ngon. Bắt đầu từ ngày 19/9 hằng năm, tết Trung thu hay còn gọi là Lễ hội bánh Trung thu và Lễ hội đèn lồng của Malaysia được tổ chức vô cùng náo nhiệt. Nó đánh dấu sự bội thu của một mùa thu hoạch và là tượng trưng cho sự hòa bình, may mắn mà người dân ở đây hi vọng trong năm.


    Trong lễ hội, du khách khi đến với Malaysia có thể chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng băt mắt dọc các con phố và nếm thử hương vị độc đáo của bánh Trung thu đặc trưng của đất nước này. Không khí rất sôi động và đầy niềm vui. Lễ hội chính được tổ chức tại Chợ Trung tâm ở thủ đô Kuala Lumpua vào đêm 19/9 với sự tham gia của mọi du khách trên thế giới.

    Phong tục đón Trung thu ở Malaysia
    Phong tục đón Trung thu ở Malaysia
    Phong tục đón Trung thu ở Malaysia
    Phong tục đón Trung thu ở Malaysia
  7. Thái Lan, tết Trung thu cũng được tổ chức rầm rộ và được biết đến nhiều hơn với cái tên "lễ cầu trăng" và diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Trong đêm thiêng liêng này, ở Thái Lan, nam nữ ở mọi lứa tuổi đều phải tham dự lễ cúng Trăng, tất cả đều ngồi quanh bàn thờ Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt lành sẽ đến với bản thân và những người xung quanh. Bàn thờ được trang trí bằng đào và bánh trung thu. Ở Thái có phong tục tin rằng Bát Tiên sẽ giúp mang những quả đào để cúng cho Quan Âm và từ đó thì thần linh sẽ phù hộ cho người dân ở đây.


    Một nét đặc trưng của Thái Lan là người ta thường tặng nhau bánh trung thu và cùng thưởng thức chúng vào ngày này. Bánh trung thu cũng được tạo hình quả đào được làm từ nguyên liệu quen thuộc như hạt vừng, hạt sen xay và trứng. Nhiều loại bánh trung thu được làm và bán trong thời gian này. Ngoài ra, vào ngày này, người Thái thường ăn bưởi, loại trái cây tượng trưng cho sự dồi dào, sung túc và ngọt ngào. Nếu có dịp du lịch Thái Lan trong thời gian này, sao bạn không thử vài món bánh trung thu mang đậm hương vị Thái nhỉ?

    Phong tục đón Trung thu ở Thái Lan
    Phong tục đón Trung thu ở Thái Lan
    Phong tục đón Trung thu ở Thái Lan
    Phong tục đón Trung thu ở Thái Lan
  8. Ở Campuchia, tết Trung thu khá đặc biệt hơn các nước láng giềng khi bắt đầu muộn hơn đáng kể. Ở Campuchia, lễ hội “trăng rằm” thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch, chậm hơn một tháng với thông thường.Tết Trung thu, hay được người dân Campuchia gọi với cái tên Lễ hội Ok Om Pok, có lễ cúng cơm dẹt, chuối, khoai tây, mía, canh sắn và thường được tổ chức vào ban đêm. Và khi sáng sớm, theo truyền thống, người ta cúng hoa tươi, canh sắn, cơm tẻ, nước mía, v.v. để cúng trăng.


    Chưa hết, vào buổi tối người ta bày đồ cúng lên mâm, đặt trên một chiếc chiếu lớn và thư giãn trong khi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên khỏi cành cây, mọi người bắt đầu cầu nguyện phù hộ những điều tốt đẹp nhất. Lễ cúng xong, người lớn đẩy cơm dẹt vào miệng bọn trẻ và đút cho đến khi chúng không chịu nổi nữa. Đây là sự kiện nhằm mang hi vọng những điều tốt lành sẽ đến với gia đình. Trong lễ hội, người dân Campuchia thường tổ chức các cuộc thi thả đèn gió. Những chiếc đèn lồng gió bay lên cao cầu mong sự hoàn thành những tâm nguyện và niềm tin của người gửi đối với thần mặt trăng.

    Phong tục đón Trung thu ở Campuchia
    Phong tục đón Trung thu ở Campuchia
    Phong tục đón Trung thu ở Campuchia
    Phong tục đón Trung thu ở Campuchia
  9. Tương tự với phong tục đón Trung thu ở Singapore, tết Trung thu của người Philippines cũng thường được tổ chức và gìn giữ lại bởi những người Phi gốc Hoa sống và làm việc tại nước sở tại. Trong dịp lễ đặc biệt này, người Philippines gốc Hoa thường nướng những chiếc bánh Trung thu thơm ngon nhất rồi gửi nó như một lời thân yêu với tất cả họ hàng, bạn bè, người quen...


    Ở Philippines, bánh Trung thu được gọi với cái tên là là "hopia" có nghĩa là bánh nướng ngon. Người dân ở đây cũng sáng tạo ra nhiều mẫu mã với hương vị khác nhau như hopiang mungo, hopiang baboy, hopiang Hapon, hopiang ube với các nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh,thịt heo, khoai lang, bí đỏ... Bên cạnh phong tục ăn bánh Trung thu, trong dịp tết Trung thu này, người dân Philippines còn hay chơi một trò chơi mang tên xúc xắc Trung thu vô cùng hấp dẫn và thú vị.

    Phong tục đón Trung thu ở Philippines
    Phong tục đón Trung thu ở Philippines
    Phong tục đón Trung thu ở Philippines
    Phong tục đón Trung thu ở Philippines
  10. Ở Triều Tiên, ngày lễ Trung thu còn được biết đến là “Thu tịch tiết” ( hay là Lễ hội đêm mùa thu). Trên Bán đảo Triều Tiên, nhiều người đến thăm họ hàng và cùng nhau tận hưởng qua kỳ nghỉ lớn trong năm này. Đây cũng là cơ hội để người dân thưởng thức các văn hóa truyền thống được gìn giữ lâu đời của đất nước Triều Tiên. Khá giống với phong tục của người Hàn Quốc, lễ hội đêm thu là ngày để người dân tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu và mong ước sẽ một năm mới sung túc hơn.


    Trong ngày lễ Trung thu, người dân lại được thưởng thức món bánh truyền thống là bánh nướng xốp. Mỗi thành viên trong gia đình hấp chiếc bánh này và gửi cho nhau như là một món quà đầy yêu thương. Bánh nướng xốp có hình bán nguyệt, được làm từ bột gạo và chứa đậu, mứt, táo và các thành phần khác. Khi thời khắc trăng tròn, họ tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, ca hát và nhảy múa. Đây cũng là dịp các cô gái diện lên mình những bộ áo quần đẹp nhất và chơi cùng với mọi người trong lễ hội.

    Phong tục đón Trung thu ở Triều Tiên
    Phong tục đón Trung thu ở Triều Tiên
    Phong tục đón Trung thu ở Triều Tiên
    Phong tục đón Trung thu ở Triều Tiên



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |