Top 15 Phim hay nhất xem vào mùa đông lạnh giá
Vào mỗi dịp mùa đông lạnh giá, ngồi ở ngôi nhà ấm cúng, nhâm nhi cốc cacao ấm nóng và xem những bộ phim về mùa đông lạnh giá và Giáng Sinh thì thật tuyệt vời. ... xem thêm...Ngoài ra phim ảnh còn là cách tuyệt vời nhất để giúp chúng ta giải trí sau một ngày dài làm việc mệt mỏi và vất vả. Hãy cùng Toplist đến với Top 15 phim hay nhất xem vào mùa đông lạnh giá và cùng thưởng thức trong Lễ Giáng Sinh và mùa đông này nhé.
-
Đứng đầu Top 15 phim hay nhất xem vào mùa đông lạnh giá là bộ phim kinh dị The Shining (tạm dịch: Hào quang) của đạo diễn nổi tiếng Stanley Kubrick. The Shining lấy nội dung về gia đình nhà Jack đến làm quản gia trông nom khách sạn Overlook ma quái trong mùa đông năm ấy. Đạo diễn Martin Scorsese, cha đẻ của các bộ phim hình sự tội ác như Taxi Driver (1976), Goodfellas (1990) và Điệp vụ Boston (2006), người đã cống hiến rất nhiều cho nền điện ảnh thế giới cũng đánh giá The Shining là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. Stanley Kubrick đã dám đi ngược lại thị hiếu của công chúng thời điểm đó để tạo nên sự khác biệt cho bộ phim, đánh dấu một bước ngoặt lớn và thay đổi hoàn toàn cái nhìn có phần đơn điệu về dòng phim kinh dị. Viên ngọc quý phải mất nhiều thời gian mài giũa mới tỏa sáng, cũng giống như hành trình đi từ đề cử Mâm xôi vàng đến biểu tượng nghệ thuật bất diệt của thế giới mà The Shining đã trải qua.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Stephen King, The Shining dưới bàn tay tài hoa của Stanley Kubrick đã vươn mình trở thành siêu phẩm kinh dị mọi thời đại. Phim còn phơi bày những mặt tối, những con quỷ ẩn bên trong mỗi người luôn chờ ngày để bộc lộ. The Shining được xem như là bộ phim kinh dị đáng sợ nhất mọi thời đại, đặc biệt với thân xác được vùi trong tuyết với khuôn mặt đáng sợ vẫn còn ám ảnh người xem cho tới tận bây giờ. Stanley Kubrick đã dành rất nhiều tâm huyết vào The Shining, dù là trong những phân cảnh nhỏ nhất của bộ phim. Ông còn là một người khó khăn và kĩ tính khi mỗi cảnh quay ông đều muốn nó phải thật hoàn hảo, bất chấp việc diễn viên phải diễn đi diễn lại cả trăm lần. Có lẽ điều vị đạo diễn muốn nhắm đến là thay đổi cách nhìn của khán giả về thể loại phim kinh dị, mang đến cho mọi người những trải nghiệm mới lạ trong thế giới lẫn lộn giữa thực và ảo, nhập nhằng không biết những thảm kịch vừa xảy đến là do ác quỷ hay do chính con người tạo ra.
-
Không thực sự là một bộ phim lấy bối cảnh hoàn toàn vào mùa đông, nhưng bộ phim siêu anh hùng The Dark Knight Rises (tạm dịch: Hiệp sĩ bóng đêm trỗi dậy) cũng có những phân cảnh mùa đông với băng tuyết đầy ấn tượng. Tiếp nối phần phim huyền thoại The Dark Knight với kẻ phản diện Joker, The Dark Knight Rises kể về nhân vật phản diện Bane đã hạ gục Batman và chiếm lấy thành phố Gotham. Dưới sự cai trị của Bane, mùa đông năm ấy của Gotham khốn khó hơn bao giờ hết, khi xe tăng thì tuần tra hàng ngày trên tuyết còn mọi người bị mang ra xét xử, hình phạt là phải bước đi trên lớp băng mỏng. Và rồi phe kháng chiến và Batman đã đứng lên chống lại thế lực của Bane dưới mùa đông lạnh giá. Chắc chắn những cảnh phim đó sẽ khiến bạn cảm thấy mùa đông của mình bi hùng hơn bao giờ hết. Tác phẩm chuyển thể từ nhân vật Người Dơi của hãng DC Comics và là phần hậu truyện của Kỵ sĩ bóng đêm (2008) cũng như phần kết cho Bộ ba phim Người Dơi của Christopher Nolan.
Phim có sự tham gia diễn xuất của Christian Bale trong vai Bruce Wayne / Người Dơi, bên cạnh dàn diễn viên gồm Michael Caine, Gary Oldman, Anne Hathaway, Tom Hardy, Marion Cotillard, Joseph Gordon-Levitt và Morgan Freeman. Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy lấy bối cảnh tám năm sau những sự kiện diễn ra trong Kỵ sĩ bóng đêm khi lực lượng nổi loạn của Bane buộc Bruce Wayne phải quay trở lại làm Người Dơi để cứu thành phố Gotham khỏi một thảm họa hạt nhân. Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy ra mắt lần đầu tại Thành phố New York vào ngày 16 tháng 7 năm 2012. Công chiếu tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh từ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực, với hàng loạt lời khen dành cho diễn xuất, phân cảnh hành động, âm nhạc và chiều sâu cảm xúc. Nhiều nhà phê bình xem tác phẩm là cái kết viên mãn cho bộ ba phim. Trang Rotten Tomatoes gọi Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy là một bộ phim "tham vọng, chỉn chu và mạnh mẽ". Phim thu về hơn 1 tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu, trở thành phim Người Dơi thứ hai cán mốc doanh thu tỉ đô. Ngoài việc là phim điện ảnh ăn khách nhất của đạo diễn Nolan, vào thời điểm phát hành, nó còn trở thành phim có doanh thu cao thứ bảy mọi thời đại và cao thứ ba năm 2012.
-
Nếu có một bộ phim nào xảy ra trong bối cảnh toàn tuyết là tuyết và vô cùng lạnh giá, thì đó phải là Fargo (Thị trấn Fargo). Fargo được anh em nhà Coen đạo diễn, kể về một vụ án ở thị trấn Fargo giữa mùa đông lạnh giá. Rủi thay, cảnh sát có vẻ như vô cùng thờ ơ trước vụ án mạng này, và đó chính là vấn đề mà anh em nhà Coen muốn đả kích. Với bộ phim Fargo, chắc chắn bạn sẽ được đắm chìm trong không khí lạnh giá, và bên cạnh đó còn có cả sự phẫn nộ trước thái độ của những người công quyền vô tâm. Fargo là một bộ phim truyền hình dài tập hài kịch tội phạm đen của Mỹ được tạo ra và chủ yếu được viết bởi Noah Hawley. Chương trình được lấy cảm hứng từ bộ phim cùng tên năm 1996 được viết và đạo diễn bởi anh em Coen, người được ghi là nhà sản xuất điều hành cho loạt phim cùng với Hawley.
Sê-ri được công chiếu vào ngày 15 tháng 4 năm 2014, trên FX, và tuân theo định dạng hợp tuyển, với mỗi phần được đặt trong một thời đại khác nhau, và với một câu chuyện khác nhau và chủ yếu là các nhân vật và diễn viên mới, mặc dù có sự trùng lặp nhỏ. Có lẽ thành công của Fargo chính là anh em đạo diễn Coen đã biến phim không còn là phim nữa, mà nó chính xác là một câu chuyện có thật, tất cả đều nguyên vẹn như đã từng xảy ra trong cuộc cống và cuộc sống được lưu lại nguyên vẹn trên phim. Đâu là thật... đâu là hư cấu... hay những điều hư cấu lại là thật. Anh em đạo diễn nhà Coen đã tạo ấn tượng cho Fargo bằng phong cách làm phim "như thường" nhưng "bất thường”. Không ai có thể chắc chắn bởi cuộc sống như là một bộ phim có thật luôn có thể xảy ra bất cứ tình huống nào khiến con người ta không thể lường trước. Và Fargo đã thực sự mang đến cho khán giả một câu chuyện có thật, với những cảm xúc thật.
-
The Grand Budapest Hotel (Khách sạn Đế vương) là một bộ phim hài năm 2014 do Wes Anderson biên kịch và đạo điễn, lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Stefan Zweig. Ralph Fiennes trong vai một người quản lý cùng hợp sức với cấp dưới của mình (Tony Revolori) để chứng minh mình vô tội sau khi anh bị quy kết vào tội giết người. Bộ phim là một sản phẩm hợp tác của Anh và Đức, do các công ty tài chính của Đức và các tổ chức tài trợ cho phim góp vốn. Nó được quay ở Đức. The Grand Budapest Hotel ra mắt trong sự ca ngợi của các nhà phê bình phim nói chung, và nhiều người đã đưa nó vào danh sách top 10 cuối năm. Bộ phim dẫn đầu danh sách đề cử giải BAFTA với 11 đề cử, nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào khác, với các giải bao gồm; Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Anderson và Nam diễn viên xuất sắc nhất cho Fiennes. Nó cũng giành được Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và nhận được thêm ba đề cử giải Quả cầu vàng, bao gồm cả giải đạo diễn xuất sắc cho Anderson.
Bộ phim cũng nhận được chín đề cử giải Oscar, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Bộ phim sau đó đã giành được 4 giải Oscar cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Thiết kế trang phục và Hóa Trang đẹp nhất. Phim của Wes Anderson không có những màn cháy nổ, rượt đuổi nghẹt thở, nhưng hấp dẫn theo một cách riêng, với phong cách hài hước và những khung hình không lẫn vào đâu được. Có thể nó không hợp gu tất cả đại chúng, nhưng những ai đã lỡ “sa chân” vào thế giới của Wes Anderson thì hẳn rất khó để có thể “rút” ra khỏi đó. Phim có rất nhiều đặc điểm mang “thương hiệu” Wes Anderson, từ những khung hình chi tiết giàu màu sắc, tới mạch phim được chia ra theo chương hồi, cùng nhiều chi tiết hài hước ý nhị, tinh tế. Vốn là một đạo diễn chú trọng thẩm mỹ, từng khung hình của The Grand Budapest Hotel giống như những bức tranh khiến người xem mê mẩn vì màu sắc và bố cục. Không chỉ được giới phê bình khen ngợi, The Grand Budapest Hotel có thành tích doanh thu phòng vé cực kỳ ấn tượng. Dù chỉ là một tác phẩm độc lập, nhưng phim thu được tổng cộng 174,6 triệu USD từ khắp các phòng vé trên toàn cầu.
-
The Revenant là một bộ phim chính kịch của Mỹ được sản xuất năm 2015 và do Alejandro G. Iñárritu làm đạo diễn. Kịch bản phim do Iñárritu và Mark L. Smith viết, dựa trên tiểu thuyết của Michael Punke với tiêu đề The Revenant: A Novel of Revenge, bộ phim được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm của những người đàn ông sống ở những vùng đất xa xôi miền Tây nước Mỹ và người thợ săn thú lấy lông, ông Hugh Glass. Bối cảnh phim diễn ra vào năm 1823 ở Montana và South Dakota, với diễn xuất của Leonardo DiCaprio trong vai Glass, cùng các diễn viên Tom Hardy, Will Poulter, Domhnall Gleeson. Bộ phim lấy bối cảnh chính tại miền Tây Bắc nước Mỹ - nơi gần với Canada và có khí hậu lạnh giá vô cùng. Trong phim, một đoàn thợ săn đi qua khu vực hoang vu bị người thổ dân tấn công, trong quá trình rút chạy, Glass - một trong số những người thợ săn, đã bị gấu tấn công chí mạng và bị một kẻ trong đoàn phản bội. Con trai của Glass đã bị giết còn Glass bị bỏ mặc giữa vùng đất hoang vu và anh đã phải tìm mọi cách để sinh tồn với cái rét cắt da cắt thịt cũng như tìm kẻ thù để đòi lại công lý cho người con trai trước khi hắn kịp tẩu thoát.
The Revenant được công chiếu tại TCL Chinese Theatre ở Los Angeles vào ngày 16 tháng 12 năm 2015 và phát hành giới hạn vào ngày 25 tháng 12 năm 2015, trước khi ra mắt rộng rãi ngày 8 tháng 1 năm 2016. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình điện ảnh, khi khen ngợi diễn xuất của DiCaprio và Hardy, cũng như khả năng đạo diễn của González Iñárritu và hiệu ứng hình ảnh của Lubezki. The Revenant thu về ba giải Quả cầu vàng, đề cử cho 12 giải Oscar, gồm có "Phim hay nhất", "Đạo diễn xuất sắc nhất", "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" cho DiCaprio và "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất" cho Hardy. Tính đến ngày 18 tháng 1 năm 2016, The Revenant gặt hái được 93.2 triệu đô la ở Bắc Mỹ và 58.7 triệu đô la ở các lãnh thổ khác với tổng số là 151.8 triệu đô la, với kinh phí sản xuất là 135 triệu đô la. Ở Hoa Kỳ và Canada, The Revenant được công chiếu ở dạng phiên bản giới hạn vào ngày 25 tháng 12 năm 2015 và qua những ngày cuối tuần đã thu được doanh số là $474,560 từ bốn rạp ở New York City và Los Angeles ($118,640 cho mỗi rạp), xếp hạng 23.
-
Là một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của đạo diễn "quái dị" Tim Burton, Edward Scissorhands (tạm dịch: Người kéo Edward) cũng là một trong Top 15 phim hay nhất xem vào mùa đông lạnh giá. Edward Scissorhands kể về nhân vật người kéo Edward cố hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Với khả năng của mình, Edward đã làm được nhiều chuyện không tưởng và ấn tượng nhất chính là anh chàng người kéo đã cắt băng để tạo thành một cơn mưa băng tuyết tuyệt đẹp trong mùa Giáng Sinh. Chắc chắn Edward Scissorhands không chỉ là một bộ phim thích hợp xem vào mùa đông lạnh giá mà còn là bộ phim vô cùng thú vị cho mùa Giáng Sinh. Bộ phim là một dự án thời thơ ấu của Burton, vốn phác thảo Edward khi ông còn là một cậu bé và đã từng xa lánh mình khỏi môi trường thù địch xung quanh của mình bằng cách nương tựa vào những câu chuyện hư cấu liên quan đến người anh hùng kéo tay. Kết quả thật sự của Burton cho đề tài này là hiển nhiên, ông đưa toàn bộ dự án này thành hiện thực rất nghiêm túc.
Edward Scissorhands, cuối cùng đã giúp Burton có cơ hội để mở ra tài năng của mình như là một nhà làm phim ảnh cùng với một khuôn câu chuyện khá vững chắc mà không bao giờ phù hợp với các khuôn mẫu đơn giản của thế giới nghệ thuật. Trở thành một bộ phim độc đáo độc nhất trong thế giới nhỏ của riêng mình. Diễn xuất của Johnny Depp rất là kì diệu, đây là một trong những vai diễn tốt nhất, đầy thuyết phục của anh nhất trong thời gian qua. Depp đã hình thành một mối quan hệ rất khắn khích, than thuộc với Burton trong những năm qua với các hình tượng khác nhau (bao gồm cả Sleepy Hollow và Charlie and the Chocolate Factory). Anh ta luôn có niềm vui khi thêm gia vị quý phái riêng của mình và những trò ngớ ngẩn đầy phong cách Depp. Trong Scissorhands ông đã biến thành một người đàn ông luôn cảm thấy bị xã hội xa lánh, chỉ để mở trái tim mình 1 lần duy nhất để cảm nhận rung động của tình yêu. Đây có lẽ là một trong những lý do bộ phim có khả năng ảnh hưởng đến khán giả của nó rất tốt cho đến ngày nay.
-
Manchester by the sea là một bộ phim chính kịch mà ở đó người ta không tìm thấy những phân cảnh kịch tính, gay cấn hay hài hước, vui vẻ mà từ đầu đến cuối toàn bộ chỉ có nỗi đau, một nỗi đau trong lặng thầm, dằn vặt và day dứt. Ra mắt vào năm 2016 và được đề cử Oscar Phim hay nhất năm, Manchester by the Sea (tạm dịch: Bờ biển Manchester) kể về cuộc sống của Lee Chandler vốn có một quá khứ đau thương vào một mùa đông lạnh giá nhiều năm trước. Mùa đông năm nay, anh trai của Lee qua đời vì ung thư, để lại nghĩa vụ nuôi dưỡng đứa cháu còn nhỏ và với Lee, đây là một nghĩa vụ đầy nặng nhọc bởi Lee vẫn còn luôn tự trách mình trong vụ việc đau lòng xảy đến với những đứa con của anh nhiều năm về trước. Tất cả diễn ra trên bờ biển Manchester vào một mùa đông lạnh giá. Lee rất yêu biển nhưng biển cũng chứng kiến cả cuộc đời với ký ức đau buồn của anh. Manchester by the Sea là sự kết hợp hài hòa giữa hiện tại và những hồi tưởng của quá khứ, hai khung cảnh hoàn toàn trái ngược nhau, quá khứ trong hồi tưởng của Lee luôn xuất hiện một cách bất ngờ, đột ngột chẳng bao giờ báo trước.
Đó là những thước phim ồn ào, náo động về cuộc sống thường nhật của anh cùng với gia đình, quá khứ ấy hiện lên luôn hỗn loạn và gắn liền với những cuộc cãi vã của Lee và vợ, chủ yếu bởi bản tính trẻ con của anh. Đỉnh điểm là trận cháy thiêu rụi đi toàn bộ căn nhà cùng những đứa con đang say ngủ vì Lee chưa đóng nắp lò sưởi đã ra ngoài mua đồ. Chính trận cháy đó đã làm nên bi kịch của đời anh, một lầm lỗi mà cả đời này sẽ là cái bóng ám ảnh Lee mãi mãi. Ngọn lửa khi ấy bừng lên thiêu rụi cả căn nhà, cả hạnh phúc cùng cuộc đời anh, sau đám cháy đó, Lee dường như đã cố gắng tự sát bằng súng lục nhưng không thành. Cuối cùng, anh ly dị với Randi, người mà trước đám cháy ấy vài phút vẫn còn là vợ anh. Diễn viên thủ vai chính Lee Chandler là Casey Affleck, một vai diễn vô cùng xuất sắc hút hồn khán giả ngay từ những thước phim đầu tiên bởi đôi mắt xanh lơ thâm trầm như biển cả, chẳng ai có thể biết được đằng sau ánh nhìn sâu thẳm ấy chứa đựng những gì. Casey Affleck đã thể hiện vai diễn của mình rất thành công, từ việc che giấu cảm xúc đến những phân đoạn đau đớn dâng trào, chính diễn xuất đỉnh cao ấy đã giúp anh được đề cử là nam diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất.
-
Khi nhắc đến đạo diễn điện ảnh cá tính, tượng đài của dòng phim độc lập (indie), chắc hẳn người ta sẽ nhắc đến Quentin Tarantino. Quentin Tarantino có đặc trưng điện ảnh của riêng mình, với bạo lực, lời thoại nhiều ẩn ý và kết cấu truyện bất ngờ. The Hateful Eight cũng là một trong Top 15 phim hay nhất xem vào mùa đông lạnh giá. Bộ phim đánh dấu sự trở lại của Quentin Tarantino, tuy rằng không gây bão được như những gì người ta kỳ vọng về sự trở lại của Quentin Tarantino, nhưng The Hateful Eight vẫn là một bộ phim hay và xuất sắc. The Hateful Eight lấy bối cảnh lạnh giá ở miền Tây Bắc nước Mỹ, khi tám kẻ lạ mặt vô tình gặp nhau trong một quán trọ mà tất cả đều liên quan tới vụ săn tiền thưởng. Đoàn xe ngựa săn tiền thưởng của John Ruth buộc phải ngừng lại ở một quán rượu ven đường để nghỉ qua đêm trong bối cảnh cơn bão tuyết càn quét qua thị trấn, và tại đây một vụ án mạng đã xảy ra, hóa ra có cả một âm mưu đầy hiểm độc và cái bẫy chết người được giăng sẵn trong quán rượu này.
Kể từ sau khi bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với Reservoir Dogs, Quentin Tarantino đã làm biến đổi viễn cảnh của dòng phim thương mại với nội dung về gangster, đưa vào nhiều yếu tố văn hóa đại chúng và cách kể chuyện phi tuyến tính. Với sự hài hước châm biếm đậm chất Quentin Tarantino với chi tiết cửa hỏng và cái lạnh giá của trận bão tuyết. The Hateful Eight thấm đẫm chất hận thù, nhưng sâu bên trong và phía sau những câu thoại giằng xé, người ta vẫn nhìn và nghe thấy được một sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà làm phim “lém lỉnh” và thích đùa. Cuối cùng, nó vẫn là tác phẩm đáng được vinh danh, bởi Quentin Tarantino từng chia sẻ, trong cuộc đời mình chắc ông chỉ làm trọn vẹn 10 phim thôi. Những người đã quen với Quentin sẽ biết điều đang chờ đợi họ, là lối phân chia chương hồi đặc trưng, những đoạn đối thoại dài hơi, và các màn bạo lực máu me thịt thà “giải trí”...
-
Một trong những yếu tố quan trọng đã góp phần tạo nên sự thành công cho các bộ phim kinh dị ấy chính là nhờ vào sự đầu tư kỹ lưỡng cũng như tâm huyết của các diễn viên tham gia dành cho nhân vật trong phim của họ. Có thể khẳng định, thành công của Misery có đến 70% đến từ diễn xuất tuyệt vời của 2 diễn viên chính. 2 diễn viên James Caan và Kathy Bates đã cống hiến cho người xem một màn trình diễn xuất sắc, và trở thành vai diễn để đời trong sự nghiệp diễn xuất của cả hai. Misery (tạm dịch: Nỗi đau đớn) là một tác phẩm tâm lý kinh dị đến từ nhà văn Stephen King. Misery nói về tiểu thuyết gia nổi tiếng Paul Sheldon, một người chuyên viết tiểu thuyết lãng mạn dành cho phụ nữ. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của Paul xoay quanh nhân vật chính là Misery Chastain được rất nhiều độc giả yêu thích. Trong một tai nạn giao thông, Paul được cứu bởi Annie Wilkes – độc giả trung thành của ông. Sau đó cô đem ông về nhà để chăm sóc rồi tình cờ biết được ông đã “thủ tiêu” nhân vật Misery mà cô yêu thích. Annie giam cầm Paul trong bốn bức tường và ép buộc ông bằng mọi giá phải viết lại cuốn tiểu thuyết.
Stephen King cho xuất bản cuốn tiểu thuyết vào năm 1987 và được chuyển thể thành phim vào năm 1990. Kịch bản thông minh và có sức ám ảnh. Diễn xuất quá tuyệt vời của 2 diễn viên chính. Sức hút của cuốn tiểu thuyết của Stephen King càng giúp bộ phim được chú ý. Misery đã từng được kênh truyền hình cáp Bravo xếp thứ 12 trong 100 bộ phim kinh dị đáng sợ nhất mọi thời đại. Vai diễn Annie Wilkes của Kathy Bates đã đem về cho cô giải Oscar ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất vào năm 1990. Misery là một bộ phim kinh dị hay và từng lọt top những tác phẩm kinh dị kinh điển của điện ảnh thế giới. Ở thời điểm hiện nay, đây vẫn là một tác phẩm rất đáng xem. Nếu bạn là fan cứng của dòng phim kinh dị, thì đây là một bộ phim đáng xem trong mùa đông năm nay đấy.
-
Titanic là một bộ phim điện ảnh lãng mạn thảm họa sử thi của Mỹ phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số. Cảm hứng của Cameron cho bộ phim đến từ sự say mê của ông với những xác tàu đắm (chính ông đã khẳng định như vậy); ông muốn truyền tải một thông điệp tình cảm từ thảm họa và thấy rằng một câu chuyện tình lãng mạn kết thúc bằng sự ra đi của một trong hai người sẽ giúp ông làm được điều này. Quá trình sản xuất phim bắt đầu từ năm 1995, khi Cameron bắt đầu quay cảnh xác chiếc tàu Titanic nằm dưới đáy đại dương. Các phân cảnh hiện tại được quay trên tàu Akademik Mstislav Keldysh, và đây cũng là nơi Cameron sử dụng làm chỗ ở và căn cứ cho đoàn làm phim khi quay cảnh xác tàu.
Kinh phí thực hiện bộ phim do Paramount Pictures và 20th Century Fox cung cấp, vào thời điểm đó, đây là bộ phim có kinh phí cao nhất trong lịch sử, với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Khi bộ phim thành công vang dội, hơn nữa còn là một thành công chưa từng có về doanh thu phòng vé, nó được đánh giá là "một câu chuyện tình đã đánh cắp trái tim của cả thế giới ". "Đợt khán giả đầu tiên xem phim, họ bị choáng ngợp bởi quy mô và sự gần gũi của siêu phẩm. Họ rời rạp, nước mắt hằn trên mặt và cảm xúc như chết lặng vì kinh ngạc." Bộ phim được chiếu tại 3.200 rạp trong mười tuần kể từ khi khởi chiếu, và trong mười lăm tuần liên tiếp đứng đầu các bảng xếp hạng, tổng doanh thu phim tăng tới 43% vào tuần thứ chín phát hành. Tính trung bình trong mười tuần, cứ mỗi tuần phim thu về hơn 20 triệu USD, và sau 14 tuần phim vẫn mang về hơn 1 triệu USD một tuần.
-
Wind River (tựa tiếng Việt: “Vùng đất tử thần”) là bộ phim thuộc thể loại hình sự- hành động, nói về vùng đất dữ Wind River thuộc dãy núi tuyết Rocky ở phía Tây bang Wyoming nước Mỹ. Bộ phim khắc họa cuộc sống của những người da đỏ ở biên giới nước Mỹ, nơi mà luật pháp được thay thế bằng luật rừng. “Wind River” với câu chuyện về một nữ tân binh đặc vụ FBI là Jane Banner (Elizabeth Olsen) được chính phủ cử đến vùng định cư của người da đỏ nơi dãy núi tuyết Rocky khu Wind River thuộc bang Wyoming, điều tra về cái chết của một cô gái trẻ tại địa phương. Cô quyết định “bắt nhóm” với một người thợ săn Cory Lambert (Jeremy Renner) có vẻ gắn bó mật thiết với cộng đồng bản địa nơi này, và dường như đang bị ám ảnh dai dẳng với quá khứ không ngủ yên của chính mình. Họ cùng đào bới vấn đề, và cùng đối đầu với những “gương mặt” thủ ác, vốn dĩ cũng đồng thời là nạn nhân của bản năng chính mình, từ tội lỗi hồn nhiên phát sinh ở nơi dễ dàng bị thế giới lãng quên…Đạo diễn Taylor Sheridan là một biên kịch từng được đề cử giải Oscar.
Bộ phim Wind River là tác phẩm đầu tiên mà anh đảm nhận vai trò đạo diễn từ kịch bản mình viết. Đây được Taylor Sheridan xem như phần kết của bộ ba phim có chủ đề khám phá biên giới Mỹ thời nay. Với sự tham gia diễn xuất của Jeremy Renner và Elizabeth Olsen, bộ phim Wind River đã được giới thiệu chính thức tại Liên hoan phim Sundance 2017, vốn dĩ là một trong những Liên hoan phim Độc lập lớn nhất thế giới. Wind River cũng đã nhận được đề cử Giải Camera Vàng tại Liên hoan Cannes 2017, đồng thời chiến thắng giải Đạo diễn xuất sắc trong hạng mục “Un Certain Regard” (Một góc nhìn đặc biệt) tại LHP Cannes cùng năm. Đây là một hạng mục trong danh sách tuyển chọn chính thức của Liên hoan phim Cannes hàng năm, nhằm công nhận các tài năng trẻ, nhất là để khuyến khích các tác phẩm mới, mang tính đột phá về quan điểm nghề. Bộ phim Wind River đã góp phần khám phá những tàn dư hữu hình nhất của biên giới nước Mỹ đồng thời chỉ ra thất bại lớn nhất của chính phủ Mỹ về việc định đặt khu vực định cư của người da đỏ, như với Wind River hoang dã.
-
Love Actually (tạm dịch: Tình yêu đích thực) là một trong những bộ phim về chủ đề Giáng Sinh nổi tiếng nhất. Lấy bối cảnh ở London nước Anh, Love Actually kể nhiều câu chuyện về nhiều nhân vật khác nhau trước ngày Giáng Sinh, với những thông điệp về tình yêu, bao gồm cả tình yêu nam nữ lần tình yêu gia đình, tình yêu con cái, tình yêu bạn bè. Thông qua những câu chuyện ấy, Love Actually muốn truyền tải một thông điệp nhẹ nhàng mà ý nghĩa vào dịp Giáng Sinh, đó là thông điệp về tình yêu trong những ngày chuẩn bị năm mới. Love Actually bắt đầu bằng cảnh ở sân bay Heathrow khi hàng trăm con người vô danh ôm chầm lấy nhau sau một thời gian xa cách. Giọng của nhân vật David, tân thủ tướng Anh vang lên: “Ý kiến chung cho rằng thế giới này đầy thù hận và tham lam. Nhưng tôi không thấy thế. Với tôi, dường như tình yêu ở khắp nơi. Thường thì nó không trang trọng lắm hay đáng lên mục tin tức nhưng vẫn có nó... Nếu chú ý, tôi có cảm giác bạn sẽ thấy rằng tình yêu thật sự đang ở quanh ta”.
Khái niệm về “Tình yêu” trong Love Actually không chỉ giới hạn trong tình đôi lứa, đó còn là tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình đồng nghiệp, tình người… Love Actually được dán nhãn là phim hài tình cảm song vẫn có những giây phút cay đắng, buồn bã. Bộ phim truyền đi thông điệp “Tình yêu quanh ta” song đó không phải là thứ tình yêu dễ dàng, nằm sẵn trong hộp quà chờ đợi người mở. Những nhân vật trong phim không thụ động chờ tình yêu tự đến với mình. Đôi khi họ lạc lối, đôi khi họ để vuột mất tình yêu nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng và cố gắng. Love Actually là tập hợp của hàng loạt câu chuyện dễ thương như thế. Kết thúc phim có những người hạnh phúc bên nhau, có những người vẫn lẻ bóng một mình nhưng không ai thấy hối tiếc vì họ đã can đảm theo đuổi tình yêu đến cùng, bất chấp kết quả thế nào. Tất cả nhân vật trong từng câu chuyện của Love Actually đều liên hệ với nhau theo một cách nào đó....
-
Ở nhà một mình (tên gốc tiếng Anh: Home Alone) là một bộ phim hài của Mỹ sản xuất vào năm 1990 kể về cậu bé Kevin bị gia đình bỏ rơi khi đi nghỉ Noel chỉ vì mâu thuẫn với mẹ cậu. Câu chuyện về cậu bé tinh nghịch có phần phách lối Kevin bị gia đình vô tình bỏ rơi tại nhà một mình trong kỳ nghỉ giáng sinh đã làm nức lòng hàng triệu khán giả. Ở nhà một mình là một điều tuyệt vời nhất của Kevin khi cậu có thể ăn bất cứ gì cậu muốn, xem bất kì bộ phim nào hay chơi trên giường của bố mẹ. Trong thời gian này, cậu rất vui vẻ nhưng bị vướng rắc rối với hai tên trộm. Sau đó cậu ra kế hoạch đặt bẫy và cho chúng bài học. Cậu đã trải qua kì Giáng Sinh một mình và gặp lại mẹ vào sáng hôm sau. Cậu vô cùng sung sướng vì gặp lại gia đình. Home Alone nổi tiếng đến ngày nay, là vì bộ phim khai thác một góc độ rất khác của giáng sinh. Nó vẫn xoay quanh chủ đề gia đình, sự ấm áp và tinh thần ngày lễ, nhưng không còn theo cách truyền thống như những bộ phim khác đã làm với việc sử dụng tình yêu thương chở che và tha thứ cho nhau qua ngày lễ giáng sinh.
Ở nhà một mình không chỉ là một quãng thời gian tuyệt vời của Kevin, mà đó còn là một thử thách cho cậu. Khi biết hai tên trộm sẽ lẻn vào nhà của mình, cậu không hề tỏ ra sợ hãi như những đứa trẻ cùng lứa, mà Kevin lại sẵn lòng đối đầu với chúng. Chứng minh được bản thân không chỉ có những trò đùa nghịch ngợm và sự phá phách, mà cậu còn có sự thông minh, lòng dũng cảm mà không đứa bé nào bằng tầm tuổi cậu có thể làm được. Một thân một mình, câu có thể xây dựng những cái bẫy vô cùng tinh quái và kỳ thú. Tất cả đều rất đơn giản từ các vật dụng trong nhà, nhưng lại vô cùng hiệu quả khiến những tên cướp khóc thét, còn khán giả thì cười quay. Bộ phim lại khiến khán giả ấm lòng với những xung đột mâu thuẫn rất dễ đồng cảm từ Kevin, những vấn đề bên dưới bề nổi của một gia đình hiện đại “kiểu mẫu” ở Mỹ – với ngôi nhà hoàng tráng, một cuộc sống sung túc và một gia đình to lớn sum vầy – đang phải trải qua. Có thể nói Home Alone chính là bộ phim kinh điển nhất các dịp Giáng Sinh, là một món quà ấm áp bên gia đình trong dịp Giáng Sinh lạnh giá.
-
Đề tài cuộc chiến của con người giữa ranh giới sinh tử luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với khán giả yêu phim. Trong hành trình tranh đấu cho sinh mạng, cả nhân vật lẫn người xem đều rút ra được những bài học đắt giá về cuộc sống. Những bộ phim sinh tồn luôn đem đến cho khán giả cảm giác kinh hãi và trải nghiệm lạ lùng. Nó chủ yếu miêu tả những yếu tố rất khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu. Những hoàn cảnh con người rơi vào sự bế tắc tột độ. Họ phải làm sao để chiến đấu và bảo toàn được tính mạng của mình. The Grey là bộ phim thu hút khán giả bởi khả năng sinh tồn của chúng ta ở hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Câu chuyện tiếp tục khi một nhóm khoan dầu gặp tai nạn máy bay. Bị kẹt lại ở nơi băng tuyết hoang vu, họ không những phải đối mặt với điều kiện thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt mà còn bị đàn sói hoang hung dữ rình rập. Để tồn tại, bản năng sinh tồn trong mỗi người bắt đầu trỗi dậy.
Xem phim này bạn sẽ thấy họ bị kẹt lại ở nơi hoang dã, những người còn sống sót một mặt phải chiến đấu chống lại những vết thương chí tử cùng thời tiết khắc nghiệt nơi, mặt khác họ phải tìm cách thoát khỏi bầy sói hoang đang săn mồi trước khi quá muộn. Lúc này, bản năng sinh tồn trong mỗi người bắt đầu trỗi dậy. Xem phim về sinh tồn này, khiến khán giả hồi hộp và giật mình bởi những tình tiết bất ngờ. Chắc hẳn ai cũng cảm nhận được không gian khắc nghiệt của thời tiết. Chúng sẵn sàng cướp đi sinh mạng của bất cứ ai, bất cứ khi nào. The Grey mang nhiều tính bi kịch tuy nhiên cũng toát lên tình cảm giữa người với người trong lúc khó khăn. Nó cũng đi sâu khai thác quá khứ đau buồn của nhân vật chính. Đến tận cuối phim khán giả mới biết được về những dằn vặt đó. Nếu như bạn đang tìm một bộ phim về sinh tồn hội tụ đầy đủ mọi yếu tố. Từ phiêu lưu, thực hiện lẫn tâm lý sắc sắc thì The Grey chính là bộ phim mà bạn cần.
-
Và cái tên cuối cùng trong Top 15 phim hay nhất xem vào mùa đông lạnh giá là The Day After Tomorrow (tạm dịch: Ngày Kinh Hoàng). Bộ phim The Day After Tomorrow (2004) là thông điệp cảnh báo nhân loại về hiện tượng Trái Đất nóng lên và các hệ lụy khủng khiếp của nó đối với sự sống. Đây là bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng, lấy bối cảnh vào một ngày nọ, hiện tượng biến đổi khí hậu đã gây nên một trận mưa bão kinh hoàng và nhiệt độ Trái Đất giảm xuống kỷ lục, đưa Trái Đất vào một kỷ băng hà mới. Trong "Ngày kinh hoàng" ấy, New York đã bị đóng băng hoàn toàn. Nhiều người dân ra ngoài đã bị chết cóng và may thay, một nhóm nhỏ quyết định không chạy trốn xuống phía nam mà "cố thủ" lại ở thư viện công cộng và đã sống sót qua "ngày kinh hoàng" ấy. Phim gây ấn tượng với hình ảnh tượng Nữ thần tự do - biểu tượng của nước Mỹ - ngập trong băng giá. Đạo diễn Roland Emmerich nhận định rằng thảm họa trong phim hoàn toàn có thể xảy ra ngoài đời thực nếu con người vẫn chưa nhận thức được việc bảo vệ môi trường.
The Day after Tomorrow là một bộ phim xuất sắc của đạo diễn Roland Emmerich. Trước khi bắt tay vào sáng tác kịch bản, ông đã đọc tham khảo cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng The Coming Global Superstorm của Art Bell và Whitley Strieber. Roland thừa nhận, trong khi thảm họa trong phim hoàn toàn có thể xảy ra thì thời điểm diễn ra như trên phim thì không thực sự chính xác. Khi trao đổi với người hâm mộ ở Denver, ông nói rằng mình bắt đầu thích làm phim liên quan đến vấn đề thời tiết khi quay The Patriot năm 2000. Đợt đó, mối quan tâm của Roland chủ yếu xoay quanh các bản tin dự báo thời tiết để lên lịch quay các cảnh ngoài trời, chính lúc đó ông muốn tự mình điều khiển được thời tiết và nảy ra ý định làm The Day after Tomorrow. Roland tiết lộ rằng thực tế tượng Nữ thần Tự do có thể bị sóng nước đánh đổ nhưng ông muốn tạo hình ảnh biểu tượng của Mỹ đứng vững trong cơn bão tố. The Day after Tomorrow là một bộ phim khoa học viễn tưởng xuất sắc, nhắc nhở người ta về sự nóng lên của trái đất và nguy cơ lụt lội toàn cầu do băng tan. Thảm họa trên phim là giả tưởng, nhưng nguy cơ xảy ra thì hoàn toàn có thật bởi hàng ngày con người vẫn đang hủy hoại môi trường sống của mình bằng lượng khí thải lớn ra môi trường...