Top 8 Phép lịch sự trong bữa ăn bố mẹ hãy dạy con
Mọi đứa trẻ đều cần được dạy dỗ, uốn nắn ngay từ nhỏ để lớn lên trở thành con người sống có trách nhiệm, có kỷ luật và được người khác tôn trọng. Phép lịch sự ... xem thêm...khi ăn uống cũng là một trong những điều quan trọng mà bạn nên dạy cho con. Chắc hẳn sẽ không có người cha, người mẹ nào muốn con của mình bị người khác nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm bởi không biết những phép lịch sự tối thiểu. Dưới đây Toplist giới thiệu phép lịch sự trong bữa ăn bố mẹ hãy dạy con.
-
Đây là phép lịch cơ bản và quan trọng nhất trong bữa ăn. Vì thế, bố mẹ nên dạy cho bé ngay từ khi trẻ bắt đầu biết nói và ngồi ăn chung với cả nhà. Để trẻ có thể học được nhanh nhất thì bố mẹ nên làm gương cho trẻ. Trẻ con rất hay nhìn theo những gì người lớn làm và làm theo. Sau đó, dần dần giải thích cho bé cách mời mọi người ăn cơm. Khi ăn với người ngoài cha mẹ nên dạy con mời theo vai vế, độ tuổi vì đó là sự tôn trọng và phép lịch sự. Bên cạnh đó hãy tập cho con chờ người lớn cầm bát lên rồi con mới ăn nhé. Đồng thời bố mẹ cũng nên giải thích cho bé tại sao trước khi ăn lại phải mời mọi người như vậy. Khi đã hiểu được ý nghĩa và cả cách làm thì bé sẽ rất dễ hình thành thói quen.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy con mở lời nói với cả nhà rằng con đã ăn xong nếu con muốn rời bàn ăn trước khi người khác ăn xong. Đi cùng với đó, hãy dạy trẻ tự sắp xếp lại bát đũa và thìa mình đã ăn vào một chỗ trước khi rời bàn. Như vậy trẻ có thể học được cả sự lễ phép, cẩn thận và gọn gàng.
-
Cha mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn từ nhỏ, bởi ăn không đúng tư thế rất có hại cho việc tiêu hóa thức ăn. Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và không ngồi yên một chỗ khi ăn, như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn. Vì vậy, ba mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn khi còn nhỏ. Thậm chí lúc bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cũng nên cho trẻ ngồi ngay ngắn trong ghế, và chỉ cho trẻ ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi nếu không ngồi đúng tư thế, hoặc bữa ăn quá dài sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Tư thế ngồi đúng không chỉ giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng mà nó cũng thể hiện một phần văn hóa, tính cách con người của trẻ. Ngồi lâu ngày sẽ thành thói quen và khiến con trở nên bất lịch sự khi ăn ở nơi đông người. Bạn nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn. Tư thế ngồi đúng giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, phòng tránh được các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng.
-
Hãy dạy cho bé ăn mọi món ăn và không kén cá chọn canh. Nhiều bé luôn khóc quấy và yêu cầu bố mẹ phải cho mình ăn những món yêu thích. Tuy nhiên nếu chiều theo ý bé quá nhiều lần thì bé sẽ sinh hư, hay vòi vĩnh và dần trở nên kén ăn. Những đứa trẻ hiểu chuyện này từ sớm sẽ không bao giờ coi nhẹ và chê bai công sức lao động của người khác. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dạy con không được bỏ phí đồ ăn. Hãy cho trẻ biết để thừa thức ăn là lãng phí như thế nào và dạy con chỉ nên lấy lượng thức ăn phù hợp với sức ăn của mình. Điều này sẽ giúp trẻ “ghi điểm” trong mắt mọi người xung quanh hơn bởi sự lịch sự và biết tiết kiệm.
Bạn cần dạy con biết trân trọng công sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, bằng cách nói cám ơn và không chê bai đồ ăn. Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui, và bữa ăn trở nên nặng nề. Nếu bạn không dạy con điều này từ sớm, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
-
Bên cạnh việc rèn luyện tư thế ngồi đúng, ba mẹ cũng nên dạy trẻ phải tập trung khi ăn uống. Ba mẹ tuyệt đối không được để trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại hay cười đùa, nói chuyện, tập trung vào một việc làm khác. Cần dạy con, rằng dùng điện thoại trong bữa ăn không chỉ là một hành động mất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Nên chú tâm vào bữa ăn và những người ngồi cùng.
Nếu thực sự có việc phải dùng đến điện thoại, hãy báo cho mọi người cùng bàn biết để có thể ra ngoài nghe điện thoại để tránh làm ồn, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Việc tập trung khi ăn uống cùng tư thế ngồi ăn đúng sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, cảm nhận được sự khác biệt của từng món ăn, và đặc biệt là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, hạn chế những tác hại không đáng có cho dạ dày hay hệ tiêu hóa. -
Các nền văn hóa phương Đông thường ăn bằng đũa, do đó cha mẹ thường cho phép trẻ bắt đầu học cách sử dụng chúng ngay từ khi còn nhỏ. Dạy trẻ cách cầm đũa hãy đảm bảo ngón giữa của trẻ đặt giữa vị trí hai chiếc đũa. Cha mẹ hãy nhắc bé nới lỏng tay, không cần ghì mạnh hay gồng tay để giữ. Cầm đũa là sự phối hợp linh hoạt chứ không phải cứng nhắc. Cha mẹ tập cho bé cách di chuyển các que đũa lên xuống nhịp nhàng bằng ngón tay cái và ngón trỏ để gắp thức ăn.
Liên quan đến việc dùng đũa trong bữa cơm, hành động kiêng kị nhất khi dùng đũa là đó là cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm. Khi muốn gắp thức ăn cho người khác, tốt nhất nên có một đôi đũa mới vì nhiều người cho rằng đảo đầu đũa cũng mất vệ sinh vì đầu đũa đó là nơi ta cầm nắm, dễ mang theo nhiều vi khuẩn.
Bên cạnh đó, nhiều hành vi kém tế nhị khác cũng không nên xuất hiện trên bàn ăn là lấy đũa để xê dịch cốc, bát; ngậm đũa, liếm đầu đũa, bới thức ăn trong đĩa để tìm miếng mình thích, lấy đũa nghịch gõ mâm bát… -
Bố mẹ nên dạy trẻ trân trọng đồ ăn từ khi còn nhỏ để rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống đơn giản, lành mạnh và tránh lãng phí thực phẩm.
Dù với nhiều gia đình, điều này không quan trọng, vì tâm lý bố mẹ cho rằng, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Tuy nhiên, việc để thừa thức ăn sau mỗi bữa ăn là thói quen không hề tốt. Bởi sau này lớn lên, trẻ dễ có tính cách lãng phí. Vì vậy, ngay từ nhỏ, ba mẹ nên nhắc nhở và dặn các con cần phải lựa chọn phần ăn vừa đủ để ăn hết suất, tránh lấy quá nhiều để rồi bỏ thừa. Đây không chỉ là phép lịch sự trong ăn uống mà đó còn là kỹ năng sống, giúp trẻ hình thành tính tiết kiệm.
Đồng thời giải thích cho con hiểu thực phẩm cần được mua bằng tiền. Số tiền này do bố mẹ chăm chỉ làm việc có được. Vì vậy, thức ăn chính là mồ hôi công sức bố mẹ làm ra, vì thế không được lãng phí. Bố làm việc để kiếm tiền mua gạo, mua thịt cho chúng ta. Những gì con ăn được chính là mồ hôi công sức bố làm lụng vất vả có được. Bây giờ con đã hiểu vì sao không được lãng phí thức ăn chưa.
-
Các bậc phụ huynh hãy hình thành cho bé những phép lịch sự trong bữa ăn bằng việc dạy cho bé biết cách giúp đỡ người lớn trong việc dọn dẹp hay sắp xếp bàn ăn. Tập cho bé sắp xếp bàn ăn là một trong những hoạt động rèn luyện ý thức lao động cho bé ở nhà. Bạn có thể cho bé làm những việc nhỏ nhất như chia đũa, muỗng hoặc nhờ bé chuyển những vật dụng nhỏ ra bàn ăn và sắp xếp lại. Khi bé lớn hơn một chút, ba mẹ có thể cho bé làm quen dần với việc tự sắp xếp và bày biện bát đĩa... trong những bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giúp bé chú ý đến số lượng người có trên bàn ăn, nếu đã quen với vấn đề này, sau này bé có thể tự mình lấy thêm chén, dĩa và dụng cụ ăn nếu trong nhà có nhiều khách hơn.
Sau khi dạy bé việc soạn bàn ăn, cha mẹ nên để bé có cơ hội cùng thực hiện việc dọn dẹp bàn ăn sau khi gia đình đã ăn xong. Đây là một thói quen tốt có thể đem lại nhiều lợi ích hơn nữa so với việc cho con tự chủ động trong ăn uống, đó là giúp con tập được thói quen tự dọn dẹp và giúp đỡ mọi người xung quanh.
-
Bạn cần thường xuyên nhắc nhở con về những hành động giữ phép lịch sự và không gây khó chịu cho những người xung quanh, giúp cho không khí bữa ăn luôn vui vẻ và ngon miệng. Những quy tắc này mẹ cũng cần dạy cho bé. Bạn cũng nên nhắc nhở con thường xuyên ngay khi bé vi phạm để con không bị quên và tái phạm.
Những hành động không được làm khi ăn như:
- Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Khi đưa bát xin cơm, nhất định con phải đưa bằng 2 tay.
- Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng, phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.
- Không chống tay khi ăn.
- Không chép miệng khi ăn.
- Không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn.
- Không nhai tóp tép hoặc nuốt thức ăn có tiếng ừng ực.
- Cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng.
- Không nghịch thiết bị điện tử khi ngồi vào bàn ăn.
- Khi chấm thức ăn vào bát nước chấm chung, không nên nhúng cả đầu đũa, miếng đã cắn dở không nên chấm hoặc phải đảo đầu chưa cắn để chấm.
- Không dùng đầu đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác.
- Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung hoặc xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.
- Sau khi múc canh phải đặt úp thìa xuống, không được để ngửa thìa, hoặc để thìa nổi trên bát canh.
- Dù ngồi ăn trên chiếu hay trên ghế, đều không được rung đùi, điều này rất vô lễ.