Top 9 Phát minh vĩ đại của Ai Cập thời cổ đại
Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã hình thành từ cách đây hàng ngàn năm và là một trong những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử. Không chỉ là ... xem thêm...chủ nhân của những kim tự tháp nổi tiếng thế giới, người Ai Cập cổ đại còn sáng tạo ra nhiều thứ tuyệt vời khác. Cùng toplist khám phá những phát minh vĩ đại của Ai Cập cổ đại nhé
-
Các kim tự tháp cổ đại chắc chắn đứng đầu danh sách các phát minh của người Ai Cập cổ đại. Chúng là một trong những công trình kiến trúc đáng kinh ngạc nhất trên thế giới và là niềm tự hào của con người Ai Cập cổ đại. Những công trình kim tự tháp được biết đến là công trình kiến trúc dạng hình học vững chắc với đáy là hình vuông và bốn cạnh hình tam giác bằng nhau. Độ chính xác của các cạnh, chóp, phiến đá ghép là tuyệt đối mặc dù ở thời điểm đó, các công cụ đo lường còn thô sơ. Những kim tự tháp này được xây dựng chủ yếu làm lăng mộ cho các vị vua và các đền thờ tôn giáo. Chúng nằm cách xa các thành phố lớn và người Ai Cập cổ cũng mất rất nhiều thập kỷ để xây dựng thành công một kim tự tháp.
Một trong số những kim tự tháp tiêu biểu của xã hội Ai Cập cổ đại đó là đại kim tự tháp Giza, được xây dựng vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên, còn được gọi là Kim tự tháp Khufu, hoặc Lăng mộ của Nữ hoàng Hetepheres, và là kim tự tháp lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Phòng chôn cất chính (Phòng của Vua) chứa quan tài giữ thi thể của Khufu, và các bức tường được bao phủ bởi các chữ tượng hình mô tả các khía cạnh khác nhau của cuộc sống Ai Cập. Có thể nói, kim tự tháp chính là biểu tượng vĩ đại nhất của văn minh, văn hóa Ai Cập cổ đại.
-
Các khám phá khảo cổ cho thấy chữ tượng hình Ai Cập có thể là dạng chữ viết lâu đời nhất, có niên đại khoảng 3300 năm trước Công nguyên. Cùng với người Lưỡng Hà, người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên phát triển ngôn ngữ của họ thành một dạng chữ viết và được hệ thống hóa nhằm mục đích sử dụng chung cho đại chúng. Hình thức thể hiện chữ viết đầu tiên của họ là thông qua hình ảnh, hay nói cách khác là chữ tượng hình.
Mặc dù chữ viết của họ có sự thay đổi theo thời gian, họ vẫn cố gắng giữ nguyên những hình ảnh chữ tượng hình ở dạng nguyên bản. Giấy cói là vật liệu sớm nhất được sử dụng làm giấy. Sau này, họ đã biết dùng hỗn hợp kẹo cao su thực vật và sáp ong đã được sử dụng để tạo ra mực đen để viết. Giấy cói đã được xuất khẩu khắp Địa Trung Hải, Đế chế La Mã và Đế chế Byzantine.
-
Edwin Smith Papyrus là một văn bản ghi chép những kiến thức y học về phẫu thuật thời Ai Cập cổ đại được xác định có tuổi thọ rơi khoảng 1600 năm trước Công nguyên. Nó cho thấy rằng người Ai Cập đã phát minh ra phẫu thuật và các kĩ thuật y tế cơ bản. Trong Edwin Smith Papyrus có ghi rõ các bước phẫu thuật cũng như cách thực hiện giải phẫu các chấn thương đầu, cổ và ngực và bao gồm danh sách các dụng cụ được sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Sau này, những công cụ đầu tiên đã được tìm thấy trong lăng mộ của Qar, người được mệnh danh là "thầy thuốc của cung điện và người giữ bí mật của nhà vua". Điều này càng chứng tỏ y tế đã có những bước phát triển sơ khai của y tế thời này. Ai Cập cổ đại cũng được biết đến là nơi xuất phát của khoa học thần kinh.
Mặc dù học Ai Cập là một hỗn hợp của các phương pháp điều trị, chưa được phân tách rõ thành các khoa điều trị như hiện nay nhưng nhìn chung, các phương pháp này đơn giản nhưng khá hiệu quả ở thời điểm đó.
-
Không còn quá xa lạ, xác ướp gắn liền với lịch sử văn minh Ai Cập. Người Ai Cập cổ đại tin vào nhiều vị thần và họ cũng có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của thế giới bên kia. Vì vậy, khi một pharaoh chết, người ta cho rằng linh hồn sinh lực của Pharaoh sẽ rời khỏi cơ thể của anh ta, nhưng chỉ là tạm thời. Điều quan trọng là phải giữ gìn thể xác vì linh hồn và sinh lực của những pharaoh này sẽ quay trở lại. Để làm được điều này, người Ai Cập cổ đại đã tạo ra ướp xác, với mục đích bảo quản các thi thể không bị phân hủy sau khi chết.
Tất cả các cơ quan nội tạng (ngoại trừ trái tim) được lấy ra cẩn thận và lưu giữ trong lọ với dầu cọ và nước. Mỗi cơ quan được đặt trong một chiếc lọ khác nhau, bao gồm: một chiếc cho dạ dày, một chiếc cho ruột, một chiếc cho phổi và một chiếc khác dành cho cho gan. Đây là những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Chúng được đưa trở lại cơ thể sau khi được rửa sạch, lau khô và quấn lại. Sau đó, các thi thể được bọc trong vải lanh và đặt ở những ngôi mộ đặc biệt ở bên trong các kim tự tháp. Họ được đặt cùng với những lá bùa hộ mệnh, để bảo vệ thể xác và linh hồn khỏi cái ác.
-
Thật khó tin được rằng từ xa xưa, ở thời Ai Cập cổ đại đã phát minh ra được mỹ phẩm để làm đẹp cho bản thân mình. Những người Ai Cập giàu có thích một lối sống thượng lưu, phản ánh tầng lớp xã hội của họ, vì vậy họ dành nhiều thời gian để chăm sóc vẻ bề ngoài của mình. Tóc giả thường được một số người sử dụng để làm đẹp cho bản thân, đồng thời còn để bảo vệ làn da của họ khỏi khí hậu khô hạn và ánh nắng mặt trời gay gắt. Người Ai Cập cũng nổi tiếng với nước hoa được làm từ tinh dầu của hoa loa kèn. Ở thời điểm đó, lông trên cơ thể và trên khuôn mặt được loại bỏ bằng dao cạo hoặc kem làm rụng lông. Điều thú vị là trong xã hội Ai Cập cổ, cả phụ nữ và đàn ông đều trang điểm. Để trang điểm, người Ai Cập sử dụng màu xanh lá cây của đồn, màu quặng màu xám đen của chì để tạo màu cho mắt.
Thậm chí, một số phương pháp làm đẹp từ thời cổ đại vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, chẳng hạn như dùng giấm táo làm nước rửa mặt, sữa và mật ong tắm để làm mềm da, lô hội để dưỡng ẩm, dầu hạnh nhân cho làn da tươi trẻ và mật ong để làm mềm mượt tóc.
-
Rượu là một thức uống rất phổ biến ở Ai Cập cổ đại. Đa phần trong tất cả các bữa ăn của người Ai Cập đều có sử dụng rượu. Nhiều bằng chứng cho thấy, người Ai Cập cổ là những người đầu tiên phát minh ra nó, bắt đầu từ việc lên men các thức uống từ hoa quả để giữ được lâu dài. Sau này, các nhà khoa học đã chỉ ra quy trình sản xuất rượu thủ công của họ rất giống với quy trình sản xuất rượu của chúng ta ngày nay.
Những cây nho được chăm bón cẩn thận và chọn lọc kĩ để làm nguyên liệu ủ rượu. Sau khi chín, nho được hái và cho vào giỏ, sau đó được ép kĩ để loại bỏ phần xơ, giữ lại nước ép trái cây. Cuối cùng, nước nho ép được ủ trong các hũ làm bằng đất sét và các chum gốm lớn. Chúng thường được giữ trong các hầm, cùng với dầu và thực phẩm khác. Rượu được xuất khẩu từ Alexandria xuống các nước khu vực sông Nile, được sử dụng như một mặt hàng thương mại từ thời Ai Cập cổ đại.
-
Mặc dù xã hội Ai Cập cổ đại được cai trị bởi một người có quyền lực cao nhất là Pharaoh, tuy nhiên, xét đến cùng thì Ai Cập cổ đại vẫn là một quốc gia được cai trị bởi luật pháp. Ở thời điểm đó, các Pharaoh được xem như hiện thân của các vị thần và họ cai trị đất nước bằng những quy tắc, quy định nhằm cân bằng cuộc sống và đảm bảo những điều kiện tối thiểu cho người dân Ai Cập cổ.
So với các nền văn minh cổ đại khác, Ai Cập là quốc gia ít chiến tranh nhất trong thế giới cổ đại. Địa lý và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia cổ đại này đã giúp người dân có thể tự cung, tự cấp, thậm chí là không bị xâm lược bởi các quốc gia khác, vì vậy họ không có quân đội chuyên nghiệp trong một thời gian dài. Các Pharaoh là những nhà lãnh đạo của người dân đi theo quan điểm chính trị, tôn giáo, v.v. của họ mà không cần đến sức mạnh quân sự. Tôn giáo là được mọi người đề cao và tôn thờ để có thể được các thần linh che chở. Sự phục sinh của pharaoh sau khi chết và tiếp tục trở thành một vị thần ở thế giới tiếp theo có tầm quan trọng cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của Ai Cập.
-
Người Ai Cập cổ đại từ xa xưa đã có những nhận thức về thời gian. Họ chia thời gian trong năm thành ba thời kỳ chính: mùa ngập lụt kéo dài trong khoảng một phần ba thời gian một năm; mùa gieo hạt và sinh trưởng của cây trồng và mùa vụ thu hoạch của các cây trồng trong năm. Ba mùa này mỗi mùa sẽ có thời gian khoảng 120 ngày và tạo thành một năm dương lịch. Sự kiện đánh dấu năm mới bắt đầu của người Ai cập cổ thường gắn liền với hiện tượng lũ lụt hàng năm trên sông Nile. Sau mỗi mùa lũ, những lớp phù sa phủ dày trên sa mạc khô cằn là dấu hiệu của sự tái sinh và hồi xuân. Người Ai Cập cổ cho rằng đó là thời điểm mùa xuân về và là thời gian đẹp nhất để bắt đầu một năm mới với những vụ mùa bội thu. Do phụ thuộc vào lũ lụt trên sông Nile, nên thời điểm đón chào năm mới của họ cũng không cố định vào một ngày như ngày nay.
Không chỉ chia một năm thành ba thời kì, người Ai Cập cổ đại còn biết cách chia một ngày của họ thành nhiều thành phần. Ở thời này thì Obelisks - tượng đài bốn mặt đã được sử dụng làm đồng hồ mặt trời. Bóng chuyển động của chúng cho phép mọi người nhận biết các thời điểm trong ngày, bắt đầu từ buổi trưa. Sau đó, họ đã phát minh ra chiếc đồng hồ bóng cầm tay đầu tiên rất nhẹ để mọi người có thể mang theo bên mình.
-
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng người Ai Cập cổ đại chính là tác giả của những công thức toán học kinh điển như các phép nhân chia, quy tắc dãy số, phân số,... Người Ai Cập cổ đại xưa rất giỏi toán học và thiên văn học, đó là lí do vì sao những kim tự tháp kinh điển được cả thế giới biết đến với độ chính xác tuyệt đối. Số học và hình học ở xã hội Ai Cập chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng thực tế như đo lường, giao dịch kinh doanh, cách xây dựng kim tự tháp và cắt đá.
Các nhà sử học đã cho rằng người Ai Cập cổ đại xưa đã đưa ra hệ thống số cơ bản sớm nhất gồm 10 số (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) vào năm 2700 trước Công nguyên và thậm chí có thể là sớm hơn. Văn bản ghi chép toán học cổ nhất từ thời Ai Cập cổ đại là Moscow Papyrus, được phát hiện vào khoảng 2000 trước Công nguyên. Người Hy Lạp cổ đại sau đó đã có những phát triển và cải tiến những gì người Ai Cập đã phát minh ra.