Top 7 Phát minh thú vị của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng được biết đến như là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cũng được xem như là một nhà phát minh ... xem thêm...đại tài với nhiều phát minh lý thú, trong lý thú nhất có lẽ là Ngựa gỗ, Trâu máy, bên cạnh đó còn nhiều phát minh khá thú vị nữa mà đến bây giờ chúng ta vẫn còn sử dụng. Hãy cùng toplist điểm xem nhé.
-
Sau chuỗi sự kiện "thất cầm thất thả" Nam Man Vương Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng đã hoàn toàn thu phục được vị Man Vương này. Tuy nhiên trên đường quay về Thành Đô, quân đội của nhà Thục đã không thể vượt qua được sông Lô Thủy, vì đây là một con sông lớn, nước sông chảy xiết. Sau đó Mạch Hoạch đã cho Gia Cát Lượng biết rằng, muốn vượt sông phải có vật hiến tế ném xuống sông, đó là thủ cấp của 50 nam giới.
Tuy nhiên Gia Cát Lượng lại không muốn mất đi bất kỳ tính mạng nào nữa, sau đó ông đã nghĩ ra một loại bánh nhỏ có hình dạng đầu người, trong đó chứa nhân thịt, và sau đó ném xuống sông. Ông gọi chúng là "bánh đầu người dã man" (Man đầu). Và đến ngày nay, Man đầu đã thành Màn Thầu mà chúng ta thường biết.
-
Đây là một kiểu sơ khai của khinh khí cầu mà chúng ta đã biết được Gia Cát Lượng phát minh nhằm truyền tín hiệu quân sự. Nó được mang tên ông, gọi là đèn Khổng Minh (Khổng Minh đăng). Khổng Minh đăng được cho là phát minh khi Gia Cát Lượng bị vây hãm bởi quân đội nhà Ngụy của Tư Mã Ý ở Bình Dương.
Lực lượng tiếp viện sau đó đã nhận được tín hiệu trên bọc giấy của đèn lồng và sau đó đã nhanh chóng đến tiếp viện cho Gia Cát Lượng. Cũng theo một số thông tin, do đèn lồng làm giống với hình chiếc mũ mà Gia Cát Lượng hay đội, nên nó đã được đặt theo tên của ông.
-
Trong suốt cuộc đời cầm quân của Khổng Minh Gia Cát Lượng, ông đã 6 lần ra Kỳ Sơn Bắc Phạt nhà Ngụy. Trong 6 lần đó, vấn đề lương thảo luôn là một điều nhức nhối đối với Gia Cát Lượng. Để khắc phục điều đó, ông đã sáng chế ra Ngựa gỗ, Trâu máy. Loại công cụ mới này đã khắc phục được vấn đề rất lớn về lương thực cho quân đội Thục Hán, nó giúp vận chuyển quân lương một cách thuận lợi từ Kiếm Các Thành Đô tới Kỳ Sơn.
Ngựa gỗ có cơ cấu máy móc ở bên trong, ngựa gỗ tự đi khoảng 10km mà không cần lực đẩy, cứ hết 10 km lại cài lại cơ cấu bên trong để chạy tiếp. Trong các phát minh của Gia Cát Lượng, có lẽ đây là phát minh lý thú nhất.
-
Nỏ liên châu là một phát minh kinh điển của Gia Cát Lượng, khi ông chuẩn bị phạt Ngụy. Thời tam quốc, quân Thục được đánh giá là yếu nhất trong 3 nước Ngụy, Thục, Ngô, khi số lượng binh lính chỉ bằng 1/10 so với số lượng quân của Tào Tháo, và băng và 1/5 quân của Tôn Quyền.
Để đối phó với số lượng quân lính áp đảo của Ngụy và Ngô, Gia Cát Lượng đã sáng chế ra Nỏ liên châu, hay còn gọi là nỏ Gia Cát. Loại nỏ này tên được làm bằng sắt, dài 8 tấc, mỗi nỏ bắn liên tiếp ra 10 mũi tên, uy lực mạnh mẽ và được xem là binh khí mang tính sát hàng đầu lúc bấy giờ.
-
Đây là một loại trận pháp cổ, cực kỳ ảo diệu mà Gia Cát Lượng đã phát minh ra. Tương truyền, chưa có một danh tương, danh sĩ nào thời Tam Quốc phá được trận pháp này. Danh Tướng Đông Ngô là Lục Tốn đã phải nhờ đến sự chỉ dẫn của nhạc phụ Gia Cát Lượng là Hoàng Thừa Ngạn mới thoát khỏi sự mị hoặc của Trận đồ này mà tìm được đường sống.
Bát Trận Đồ lấy 5 người làm 1 ngũ (ngũ hành), 55 người thành 1 đội (55 là số sinh thành của trời đất, trời 25, đất 30), 8 đội thành 1 trận (440 người), 8 trận thành 1 bộ (3.520 người) là trận tiểu thành. 8 bộ thành 1 tướng (28.160 người) là trận trung thành. 8 tướng là 1 quân (225.280 người) là trận đại thành. Từ bát quái sinh ra trùng quái (64 quẻ), lấy 8 làm cơ sở mà nhân lên, càng đông người thì trận càng lợi hại.
-
Cuộc sống trong quân đội xưa không chỉ có binh đao, luyện cung kiếm, trận pháp. Các danh tướng xưa cũng rất quan tâm đời sống tinh thần cho binh sĩ của họ. Thời Tam quốc cũng vậy, nếu như ta thường thấy Bắc Ngụy có trò tựa như đá bóng ngày nay, thì Gia Cát Lượng lại phát minh ra một loại cờ giúp quân sĩ giải trí, ngày nay gọi là bàn cờ Khổng Minh.
Tương truyền đây là một trò chơi trí tuệ, tuy nhiên quy tắc lại khá đơn giản. Đến nay vẫn chưa rõ luật chơi của loại cờ này như thế nào.
-
Khóa Khổng Minh, tương truyền xuất hiện trong khoảng từ cuối thời Xuân Thu cho tới thời Chiến Quốc do Lỗ Ban sáng chế ra. Trong thời Tam Quốc, được cho là do Gia Cát Lượng sáng chế. Khóa Khổng Minh thực chất là một món đồ chơi, do các thanh gỗ cài vào nhau, sau đó thách đố người khác tháo ra.
Những miếng gỗ được cài vào nhau rất thông minh. Cài vào vốn dĩ đã khó, tháo ra lại càng là một vấn đề nan giải. Thời Khổng Minh và sau này sáng chế này được dùng nhiều trong xây dựng, nay là trò chơi trí tuệ còn phổ biến ở Trung Quốc. Đến ngày nay, món đồ chơi trí tuệ này khá phổ biến tại Trung Quốc và một số nước châu Á.