Top 10 Nước có người Việt Nam định cư nhiều nhất
Di cư là một sự tất yếu và là động lực của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc rằng người Việt Nam định cư ở nước nào nhiều ... xem thêm...nhất chưa? Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một câu trả lời thì hãy tham khảo ngay bài viết của Toplist để tìm cho mình câu trả lời nhé.
-
Khi tìm hiểu về nhu cầu đi nước ngoài định cư của người Việt, thì có một thực tế rằng Việt Nam là một trong mười quốc gia có lượng di dân lớn nhất thế giới. Những quốc gia thu hút lượng Việt kiều lớn như: Canada, Úc, các nước Châu Âu mà không thể không kể đến quốc gia có lượng di dân Việt Nam nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại đó là xứ sở Cờ Hoa, Mỹ.
Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Americans) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc người Việt. Với tổng dân số được ước tính hiện nay hơn 2,2 triệu người, họ chiếm khoảng một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Theo số liệu của Migration Policy Institute, Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân, thì trong số đó có khoảng 116 nghìn người cư trú bất hợp pháp. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines.
Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ Việt Nam Cộng hòa được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển. Kể từ thập niên 1990, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Người Mỹ gốc Việt bắt đầu hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này.Khu người Việt ở Mỹ chủ yếu sinh sống tại 5 tiểu bang gồm: Bang California, bang Texas, Washington, Floria và bang New York. Người Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã tạo nên một cộng đồng đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển mà vẫn duy trì những nét văn hóa truyền thống Việt Nam tại xứ sở cờ hoa.
-
Ngoài Mỹ, Canada, châu Âu ra, thì rất nhiều người Việt có mong muốn và quyết tâm định cư tại Úc. Trên thực tế thì cộng đồng người Việt ở Úc cũng rất đông đảo, chiếm thứ sáu trong các cộng đồng người ngoại quốc tại đất nước xinh đẹp này.
Với cộng đồng hơn 200 nghìn người, người Việt ở Úc phân bố khắp các bang và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, người Việt tập trung nhiều ở bang New South Wales (NSW) với khoảng 58.000 người. Riêng tại Fairfield (một thị xã thuộc bang NSW) có 14% dân số là người Việt. Chủ yếu người Việt thích sống ở Úc mà không chọn Mỹ là vì Châu Úc là lục địa nằm tách biệt với các châu khác bởi biển chia cách. Chính vì thế nó giống như một hòn đảo yên bình ít bị chịu tác động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Úc phát triển ổn định, đặc biệt là bất động sản Úc liên tục tăng giá trong 60 năm qua.
Cơ hội việc làm cho học sinh - sinh viên sau tốt nghiệp cao cũng là một lý do khiến Úc trở nên hấp dẫn. Tỷ lệ thất nghiệp tại Úc luôn nằm trong mức thấp nhất so với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế năng động, thu hút nhiều đầu tư, cộng đồng người Việt ở Úc dễ dàng có được công việc thu nhập cao mà không phải chịu nhiều áp lực trong công việc. -
Tính đến hiện nay thì tại Canada số người Việt chiếm khoảng 250.000 người. Với khoảng 25% người gốc Việt đang làm tại các xưởng sản xuất, xí nghiệp hay các công ty. 10% số người làm những công việc riêng như kinh doanh ăn uống, 6% người sống bằng quản lý hay kinh doanh còn lại 11% số người đang làm trong các ngành khoa học và kĩ thuật.
Đa số mọi người đều nghĩ người định cư Canada sẽ được trả với mức lương tuy nhiên đó chỉ xảy ra đối với các kỹ sư, quản lý hoặc bác sĩ sẽ dao động từ 50 – 250 USD/ năm. Còn với người lao động thì mức lượng lại cực kì thấp, đối với một giờ làm việc chỉ thu về khoảng 10USD. Đặc biệt, mức thuế tại Canada rất cao nên với số tiền lương ít ỏi này cũng chỉ đủ sống.
Người Việt sống ở Canada như thế nào còn phụ thuộc vào ý chí của họ. Nếu muốn tìm một công việc tốt trước tiên phải vừa học vừa làm để lấy được một loại bằng cấp tốt nhất mới có thể tìm kiếm một công việc với mức lương tốt. Cho nên, mọi người nên phấn đấu để có được một tấm bằng tốt nhất trước khi quyết định sang Canada sinh sống và làm việc.
-
Đức là một quốc gia có sự phát triển đa dạng với tất cả các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế. Với chính sách miễn phí về y tế và giáo dục, vì vậy, định cư ở Đức luôn hấp dẫn cho các công dân đến từ những nước đang phát triển.
Nước Đức được ví như “ Trái tim Châu Âu”, nơi hội tụ nhưng tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại. Cũng không phải dĩ nhiên mà quốc gia này được nhiều người yêu quý và mong muốn được đặt chân tới đây, Đức luôn mở rộng cửa cho các du học sinh ngoại quốc và lao động nước ngoài đến đây làm việc, cống hiến vì vậy để có được quốc tịch Đức và được định cư lâu dài tại đây thì bạn phải đáp ứng được điều kiện nhất định đồng nghĩa với bạn chấp nhận phải từ bỏ quốc tịch hiện có của mình.
Người việt ở Đức hiện nay rất đông và phát triển. Số lượng người nước ta sang Đức để học tập, công tác làm việc hay định cư lâu dài hơn cũng đang ngày càng tăng. Hiện nay, có hơn 80 Hội đoàn của người Việt Nam với các quy mô và mức độ khác nhau trên toàn nước Đức. Có thể kế đến các Hội đoàn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng đối với Đức và bà con Việt Nam:
- VIFI ở Bochum
- Hội Doanh nghiệp Việt Nam toàn quốc
- Hội người Việt của Berlin
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin – Brandenburg
- Hội phụ nữ Việt Nam ở Berlin
- Hội người Tràng An, Hội Người Hà Nội tại CHLB Đức
- Hội người Việt Nam ở Brandenburg
- Hội người Việt Nam của Leipzig, Magdeburg, Dresden và Chemnitz
- Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, Trung tâm Thương mại châu Á – Thái Bình Dương
-
Một trong những lý do hàng đầu Đài Loan thu hút cộng đồng người Việt có lẽ là vị trí địa lý. Đảo Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á – Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan. Thành Phố Đài Bắc Đài Loan cũng chỉ cách Hà Nội Việt Nam 1.660 km. Vì vậy nếu đi máy bay thì bạn chỉ cần ngồi máy bay tối thiểu 3 giờ để đến đây.
Đài Loan được biết đến là một trong bốn Con hổ Châu Á, cùng với Singapore, Hồng Kông, và Hàn Quốc. Kể từ năm 1960, kinh tế Đài Loan liên tục phát triển với tốc độ chóng mặt, điều này cũng giúp đưa Đài Loan gia nhập “hội” những quốc gia giàu nhất hành tinh. Đài Loan cũng là trung tâm quan trọng cung cấp hàng triệu linh kiện điện tử toàn cầu. Không chỉ bao gồm du học sinh Việt Nam, Đài Loan còn là môi trường lý tưởng được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn và theo học. Theo thông tin từ bảng xếp hạng QS – 50 quốc gia có nền giáo dục chất lượng nhất, Đài Loan xuất sắc dành được vị trí 17 thế giới, và xếp thứ 4 toàn Châu Á.Người Việt tại Đài Loan hay Người Đài Loan gốc Việt, có số lượng tương đối lớn so với những người nước ngoài khác ở đây. Có khoảng 80.000 người Việt Nam ở Đài Loan tính đến năm 2006; trong số đó 60.000 là người giúp việc trong gia đình, 16.000 làm việc tại các nhà máy và 2.000 còn lại làm các công việc khác. Họ chiếm khoảng 21% trong số các công nhân nước ngoài tại hòn đảo này; trong số đó 42% làm việc tại các thành phố Đài Bắc, Tân Bắc (thành phố bao quanh Đài Bắc) và Đào Viên ở miền bắc Đài Loan. Đồng thời, có khoảng 118.300 người phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với những người đàn ông bản xứ thông qua các dịch vụ môi giới kết hôn quốc tế kể từ năm 2005. Họ bao gồm những người Việt di cư đến sinh sống ở Đài Loan và những công dân Đài Loan sinh ra ở đó là con lai gốc Việt hoặc có cha mẹ người Việt.
Theo thống kê, trong năm 2019, người Việt Nam và người Philippines, Indonesia là 3 quốc gia chiếm vị trí dẫn đầu trong số người nước ngoài nhập quốc tịch Đài Loan. Những lý do nhập quốc tịch nhiều nhất là: chồng/ hoặc vợ của người Đài Loan, người chưa thành niên có bố mẹ (hoặc bố mẹ nuôi) là người Đài Loan); và người tự nguyện nhập quốc tịch. -
Cộng đồng người Campuchia gốc Việt là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia. Theo RFA, năm 2016 cộng đồng người Campuchia gốc Việt có khoảng 156.000 người, chủ yếu sinh sống ở các tỉnh phía Đông giáp với VN, tại thủ đô PhnomPenh và tỉnh SiamRea nhưng theo CIA thì người Việt ở Campuchia chỉ khoảng 0,1% tức khoảng 16.000 người. Mặc dù có những tranh chấp sâu đậm giữa hai dân tộc Khmer và Việt trải dài qua mấy thế kỷ nhưng trên đất nước Campuchia hai nhóm vẫn chung sống cận kề nhau.
Người Campuchia gốc Việt tập trung ở những đô thị như Phnôm Pênh, song một số đáng kể sống dọc theo sông Mê Kông, sông Bassac và vùng Biển Hồ mưu sinh bằng nghề chài lưới. Dưới thời Pháp thuộc, phần lớn phu phen trong các đồn điền cao su của Pháp là người Việt được mộ sang làm lao công. Người Việt cũng là thành phần công chức cấp dưới trong chính quyền thuộc địa Đông Pháp cùng những tư chức trong các hãng xưởng.
Theo ước tính của học giả người Mỹ Donald J. Steinberg thì vào thời điểm năm 1950 có 291.596 người Việt (chiếm hơn 7% tổng dân số Campuchia) sinh sống trên đất Campuchia. Họ tập trung ở Phnôm Pênh và các tỉnh miền đông như Prey Veng, Kandal, Kampong Cham và Kampong Chhnang. -
Cộng đồng người Việt Nam tại Lào tương đối đông đảo với khoảng 30–40.000 người và còn đang tăng lên. Do vị trí địa lý gần gũi cũng như từng là thuộc địa của Pháp nên Việt Nam và Lào đã có lịch sử di dân lâu đời qua lại hai quốc gia.
Những ước tính gần đây về số lượng người Việt tại Lào không đồng nhất. Số liệu năm 2005 do Việt Báocung cấp là 20.000 người. Một báo cáo năm 2012 của đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng có 30.000 người. Trong khi đó theo Ethnologue có 79.000 người nói tiếng Việt tại Lào. Người Việt sang Lào vào thế kỷ 21 phần lớn là vì kinh tế, chủ yếu là buôn bán. Một số không nhỏ sang lao động ở Lào. Theo bản báo cáo của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) năm 2016 thì có khoảng 13.000 lao công người Việt tại Lào, phục vụ trong nhiều ngành, từ thủy điện, xây cất, lâm sản, đến đồn điền cao su. Theo ước định năm 2005 thì trong số 20.000 người Việt sinh sống trên đất Lào thì 5.000 tập trung ở Viêng Chăn, kế đến là Champasak (5.000), Savannakhet (3.000) và Khammuane (2.000).
Ở thủ đô Viêng Chăn của Lào, trường mẫu giáo và tiểu học Nguyễn Du có khoảng 2.000 học sinh cả gốc Việt và gốc Lào, tại đây tiếng Việt được sử dụng làm phương tiện giảng dạy. Ở đây cũng có Tổng hội người Việt Nam tại Lào thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ví dụ như đá bóng giữa người Việt và Lào, cũng như quyên góp làm từ thiện. -
Người Việt tại Thái Lan là những nhóm dân người Việt cư ngụ tại Thái Lan. Người Việt có mặt tại Thái Lan ít ra từ thế kỷ 18 qua nhiều đợt di cư từ Việt Nam. Theo thống kê năm 2016 thì có khoảng 100.000 dân Việt sinh sống ở Thái Lan.
Theo ước tính của các cơ quan chức năng của Thái Lan thì số lượng người Việt Nam hiện đang làm việc tại Thái Lan là hàng chục nghìn người (2015); có nơi cho là lên đến 500.000. Số lao động này sang Thái Lan dưới hình thức miễn thị thực giữa hai nước rồi tìm cách ở lại, tìm việc làm bất hợp pháp, tục gọi là "làm chui", chủ yếu làm các công việc phổ thông như phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng, giúp việc gia đình…. Theo báo Vietnamnet trích từ báo Hà Tĩnh, có khoảng 10.000 lao động Hà Tĩnh làm việc tại Thái Lan, công việc chính là làm thuê trong các nhà hàng.
Thái Lan là đất nước Phật giáo, là xứ sở chùa chiền, nhưng cũng là nơi có nhiều chùa Việt. Khi đặt chân đến Thái Lan cách đây hàng trăm năm, những thế hệ người Việt đi trước đã dựng chùa, tô tượng, đúc chuông. Trải qua quãng thời gian đằng đẵng hàng thế kỷ, các ngôi chùa Việt ở đất Thái, với các nhà tu hành gốc Việt vẫn duy trì những bản sắc riêng, cả về đường lối tu hành lẫn sinh hoạt văn hóa”.
Ở Thái Lan hiện có tới 21 ngôi chùa Việt. Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, đây còn là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng, dạy tiếng Việt. Ở tỉnh Udon Thani, chùa Khánh An được biết đến như một trung tâm dạy tiếng Việt thân quen của bà con xa xứ. Năm 2014, Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt đã tài trợ xây dựng những dãy nhà trong khuôn viên chùa làm nơi học tập. Sau đó, những lớp học tiếng Việt được mở dành cho nhiều đối tượng khác nhau.
Đến giờ, chùa Khánh An là trung tâm học tập tiếng Việt lớn nhất trên địa bàn. Đây còn là nơi tổ chức các lễ kỷ niệm của cộng đồng người Việt, nhất là các dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh 2/9… Chùa Tam Bảo là một trong những ngôi chùa cổ của người Việt, được xây dựng cách đây 106 năm mới đây cũng đã tổ chức lễ gắn biển tên tiếng Việt. -
Người Việt tại Singapore là một Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Singapore (Quốc gia có thành phố sạch đẹp nhất thế giới). Người Việt định cư lâu dài (Permanent Resident) ở Singapore chủ yếu là cô dâu Việt lấy chồng người Singapore. Phần lớn họ đến từ các tỉnh phía nam Việt Nam, chủ yếu miền Tây Nam Bộ.
Trong những năm 2000 trở đi, Singapore có chính sách nhập cư thông thoáng và ưu đãi lao động trình độ cao. Du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp đại học công lập tại Singapore (Nanyang Technological University, National University of Singapore, Singapore Management University) được khuyến khích định cư và nhập quốc tịch Singapore. Hiện nay họ đã trở thành một phần đáng kể trong cộng đồng người Việt định cư ở đảo quốc này.
Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết cộng đồng người Việt tại Singapore chỉ hơn 13.000 người nhưng có hơn 2.000 trí thức và 9.000 sinh viên đang làm việc, học tập. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: "Singapore tự hào nơi đây có nhiều trí thức Việt Nam học tập, làm việc. Và đó cũng là niềm tự hào của chúng ta".
-
Người Pháp gốc Việt là nhóm người có tổ tiên xuất xứ từ Việt Nam nhưng sau định cư ở Pháp. Đây là một trong những cộng đồng Việt kiều lớn nhất thế giới. Vì Chính phủ Pháp không làm thống kê với dữ liệu về chủng tộc của công dân Pháp nên không có con số nào chính xác để biết về số người Pháp gốc Việt. Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000 đến 250.000 người (2002). Con số này tăng thành khoảng 300.000 vào năm 2013.
Hệ thống giáo dục tại Pháp, khác với Canada và các quốc gia châu Âu khác, không chủ trương xây dựng một xã hội đa văn hóa. Vì thế, mặc dù người Pháp gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất cố gắng giữ gìn văn hóa Việt Nam và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng, những người thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra và lớn lên tại Pháp biết rất ít về quốc gia và văn hóa của tổ tiên họ. Về ngôn ngữ họ cũng không sử dụng tiếng Việt.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến vào thập niên 1990, 41% người trẻ từ 11 đến 30 tuổi nói rằng họ được gia đình dưỡng dục theo truyền thống Phật giáo, và 28% nói rằng họ được dạy dỗ theo truyền thống Công giáo. Những ngày lễ văn hóa được cộng đồng người Pháp gốc Việt duy trì gồm có Tết Nguyên Đán, Vu Lan, và Tết Trung thu. Ngoài ra, những người ủng hộ chính quyền Hà Nội còn tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8 tháng 3, gần trùng với ngày lễ Hai Bà Trưng vào Tháng Hai âm lịch), 30 tháng 4, và 2 tháng 9.
Một trong những cơ sở tôn giáo lâu đời nhất của người Pháp gốc Việt là chùa Hồng Hiên xây từ năm 1917 ở Fréjus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đã hoạt động trở lại. Tính đến năm 2000 ở Pháp có 38 ngôi chùa của người Việt. Cũng theo chiều hướng phát triển, người Pháp gốc Việt đã cho xây cất chùa Khánh Anh ở Évry ngoại ô Paris. Vào thời điểm dự tính hoàn thành năm 2011-2012, ngôi chùa này được coi là ngôi chùa lớn nhất châu Âu của người dân gốc Việt.
Dưới mắt người Pháp, người Pháp gốc Việt sống tương đối bình yên và hòa nhập vào xã hội Pháp, không gây nhiều vấn nạn như những nhóm thiểu số khác tại Pháp. Tuy không năng động như các cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ hay Úc, người Pháp gốc Việt cũng có những sinh hoạt chính trị như vinh danh 60 năm cờ vàng ba sọc đỏ ở Paris cùng Voisins Le Bretonneux và Montigny Le Bretonneux. Về khía cạnh đóng góp văn hóa, di dân người Việt là yếu tố đem môn võ thuật Vovinam sang Pháp vào thập niên 1970. Môn võ này đã phát triển và nay có mặt ở nhiều quốc gia Âu châu.