Top 9 Ngày lễ quan trọng của đạo Công Giáo
Hầu hết các ngày lễ Công giáo đều được dựa trên những lời tường thuật trong kinh Thánh. Mỗi ngày lễ có tầm quan trọng khác nhau, nghĩa là sẽ có một số ngày ... xem thêm...được người Công giáo xem là lễ trọng thể, lễ buộc - không thể không tham dự.
-
Lễ Kính Đức Maria - còn được gọi là Lễ Đức Mẹ, là một lễ kỷ niệm tôn giáo được cử hành phụng vụ vào ngày 1 tháng 1 hàng năm. Nhằm tôn vinh thiên chức làm mẹ của Đức Maria. Ngày lễ này rất quan trọng đối với người Công giáo vì họ rất tôn thờ Mẹ. Đó chính là lý do vì sao đây được coi là lễ trọng, lễ buộc (có nghĩa bắt buộc phải tham dự Thánh lễ).
Lễ trọng là cấp bậc cao nhất của việc cử hành phụng vụ, cao hơn các ngày lễ nhớ. Khi cử hành thánh lễ trọng dành riêng cho Đức Maria, Giáo hội muốn nói đến tầm quan trọng về vai trò của Người trong cuộc đời Chúa Jesus, và nhấn mạnh rằng Ngài vừa là con người vừa là Thiên Chúa.
Ngày lễ này rơi đúng vào một tuần sau lễ Giáng Sinh, tức là cuối tuần bát nhật. Nó cũng rất thích hợp để tôn vinh Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Khi người Công giáo tham dự Lễ Kính Đức Maria, họ không chỉ tôn vinh bà - người đã được chọn giữa tất cả các phụ nữ trong suốt lịch sử để cưu mang Thiên Chúa nhập thể, mà họ còn tôn vinh Chúa Jesus, Đấng hoàn toàn là Thiên Chúa và hoàn toàn là con người.
Việc “vừa là Thiên Chúa vừa là con người” từng được đề cập đến và lý giải rằng: Vào năm 431 sau công nguyên, trong công đồng Epheso, tước hiệu “Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa” (theo tiếng Hy Lạp gọi là “Theotokus”) được bảo vệ và xác định chống lại dị giáo. Giám mục Constantinople đã bác bỏ tước hiệu “Theotokus” này, cho rằng Chúa Kito có hai bản tính liên kết lỏng lẻo. Do đó, Đức Maria chỉ là mẹ của phần con người ở Ngài. Các nhà thần học Công giáo thì ngược lại, họ đều bác bỏ tuyên bố này, đồng thời xác định rằng Chúa Kito thực sự có hai bản tính, một bản tính thần thánh và một bản tính con người chắc chắn được kết hợp trong ngôi vị thánh thần, và vì hai bản tính này tạo thành một người duy nhất, nên Đức Maria chính là mẹ toàn diện của Ngài.
-
Lễ Hiển Linh là ngày lễ kỷ niệm Thiên Chúa hiển lộ dưới dáng vẻ hài nhi Jesus và tiết lộ chính Ngài cho thế giới. Nó đồng thời là ngày đánh dấu việc ba vị vua đến thăm Chúa khi vừa giáng sinh tại hang Belem. Lễ rửa tội của Ngài cũng được cử hành trong Lễ Hiển Linh (còn có tên gọi khác là Ngày Ba Vua).
Ngày lễ này mang ý nghĩa rất nhiều đối với người Công giáo. Lễ Hiển Linh diễn ra sau lễ Giáng sinh và là thời điểm của niềm vui, niềm tin. Trong Lễ Hiển Linh, người ta kỷ niệm việc những người đàn ông quý tộc từ phương đông (thường gọi là ba vua hoặc nhà thông thái) đi theo một ngôi sao đến thăm Chúa Jesus hài đồng. Họ đã mang đến cho Ngài những món quà bằng vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng được coi là biểu tượng của các vị vua, nhũ hương là nước hoa tượng trưng cho thần thánh, và mộc dược là dầu xức.
Ngày Hiển Linh có thể khác nhau tùy theo nền văn hóa cụ thể. Thông thường, nó được công nhận vào ngày 6 tháng 1 hoặc chủ nhật đầu tiên rơi vào khoảng từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 8 tháng 1. Ngoài ra, một số tôn giáo và nền văn hóa công nhận Lễ hiển linh là cả một mùa kéo dài từ Giáng Sinh cho đến tháng 2.
-
Thứ Tư Lễ Tro là ngày đầu tiên của Mùa Chay. Nó luôn luôn rơi vào sáu tuần rưỡi trước Lễ Phục Sinh, bắt đầu cho Mùa Chay, chuẩn bị cho Sự Phục Sinh của Chúa Kito. Trong lễ kỷ niệm, người Công giáo nhìn nhận việc Chúa Kito ăn chay 40 ngày đêm khi Người còn ở trong hoang địa. Ngày lễ này gắn liền với việc cầu nguyện, ăn chay, hiến tế và được tổ chức bởi hầu hết các giáo phái theo đạo Cơ đốc.
Lễ Tro có từ thế kỷ 11. Tuy nhiên, truyền thống xức tro thậm chí còn có nguồn gốc sớm hơn từ phong tục cổ xưa của người Do Thái là mặc bao gai, phủi tro lên người như một dấu hiệu của sự sám hối. Kinh thánh không nêu chi tiết rõ ràng về ngày đầu tiên của Mùa Chay này, nhưng có nhiều trường hợp về hành động ăn năn đó đã diễn ra trong Cựu Ước.
Thứ Tư Lễ Tro không phải là ngày lễ buộc đối với người Công giáo, nhưng việc nhận tro là một thông lệ phổ biến của những người theo đạo Thiên chúa để bắt đầu hành trình Mùa Chay của họ. Hầu hết các giáo xứ đều cử hành thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro, và ở một số nơi người ta có thể nhận tro mà không cần tham dự thánh lễ.
Trong Thánh lễ (dành cho người Công giáo) hoặc nghi thức thờ phượng (dành cho người Tin lành), linh mục thường sẽ chia sẻ một bài giảng mang tính chất sám hối và suy ngẫm. Thông thường, có một đoạn Kinh thánh sẽ xoay quanh lời thú tội, được đọc to về người lãnh đạo cùng hội chúng. Những người tham dự sẽ trải qua sự xưng tội chung, cũng như những khoảnh khắc mà họ được thúc đẩy để xưng tội trong thầm lặng cũng như cầu nguyện. Sau tất cả những điều này, cộng đoàn sẽ được mời nhận tro trên trán. Linh mục sẽ nhúng ngón tay vào tro, xức chúng thành hình chữ thập và nói: “Con đến từ cát bụi và con sẽ trở về từ cát bụi”. Ở các hội thánh, tro thường được chuẩn bị bằng cách đốt những cành cọ từ Chúa Nhật Lễ Lá trước đó.
-
Chúa Nhật Lễ Lá là chủ nhật cuối cùng của Mùa Chay, bắt đầu Tuần Thánh, và kỷ niệm sự khải hoàn của Chúa Jesus đến Jerusalem, vài ngày trước khi Ngài bị đóng đinh. Đúng như tên gọi, ngày lễ này được tổ chức vào chủ nhật và những người Công Giáo có thể tham dự thánh lễ để tôn vinh sự khởi đầu của Chúa cùng các tông đồ của Ngài. Người Công giáo cũng mang theo cành cọ như một màn tái hiện để cho thấy đám đông đã chào đón Chúa như thế nào.
Trong các sách Phúc âm, Thiên Chúa cưỡi một con lừa con vào thành Jerusalem trước sự ca ngợi nồng nhiệt từ những người dân thị trấn, họ đã ném quần áo hoặc cành cây nhỏ trước mặt ngài như một dấu hiệu của sự tôn kính. Đây là một việc thông thường thể hiện với những người được tôn trọng khi ấy. Cành cọ được công nhận rộng rãi là biểu tượng của hòa bình, chiến thắng. Do đó chúng được ưu tiên sử dụng vào Chúa Nhật Lễ Lá. Việc sử dụng một con lừa thay vì một con ngựa mang tính biểu tượng cao, nó thể hiện sự khiêm tốn của một người đến trong hòa bình, trái ngược với việc cưỡi một con chiến mã trong chiến tranh.
Trong thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá, lá cọ được phân phát cho giáo dân, họ sẽ mang chúng theo nghi thức rước vào nhà thờ để được ban phước, nhiều người sẽ xem chúng như những cây thánh giá nhỏ hoặc các vật phẩm khác của lòng sùng kính cá nhân. Chúng có thể được trả lại cho nhà thờ, hoặc được giữ ở nhà. Vào Thứ Tư Lễ Tro của năm sau đó, các cành cọ sẽ được tập trung lại và được đốt để tạo ra tro. Chúng sẽ được sử dụng trong lễ kỷ niệm Thứ Tư Lễ Tro.
-
Lễ Phục Sinh là lễ hội đánh dấu sự phục sinh của Chúa Jesus Kito. Đối với người Công giáo, nó là lễ kỷ niệm chiến thắng cái chết và là thời điểm quan trọng trong năm.
Chúng ta thấy rất nhiều biểu tượng của cuộc sống mới vào lễ Phục sinh, đặc biệt là trứng, thỏ, gà con và hoa. Những biểu tượng này bắt nguồn từ các truyền thống ngoại giáo cổ xưa, tôn vinh khả năng sinh sản, sự tái sinh và sự phát triển mới sau những tháng mùa đông dài.
Ngày lễ Phục sinh thay đổi từ năm này sang năm khác nhưng nó thường rơi vào khoảng giữa cuối tháng ba và cuối tháng tư. Trong Cơ Đốc giáo phương Tây, chủ nhật Phục Sinh là chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên của mùa xuân, bắt đầu vào ngày 21 tháng 3. Các nhà thờ Chính Thống giáo phương Đông thì sử dụng lịch khác, có cách tính Lễ Phục Sinh hơi khác và thường tổ chức sớm hơn hoặc muộn hơn một chút.
Tuần trước Lễ Phục Sinh được gọi là Tuần Thánh. Ngày đầu tiên của Tuần Thánh là Chúa Nhật Lễ Lá, tức là chủ nhật trước Lễ Phục Sinh. Bốn ngày sau là Thứ Năm Tuần Thánh, đánh dấu Bữa Tiệc Ly, khi Chúa Jesus ăn bánh cũng như uống rượu với mười hai môn đồ. Ngày hôm sau là Thứ Sáu Tuần Thánh, nó có ý nghĩa quan trọng đối với những người Công giáo, là ngày Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhiều người tin rằng Chúa đã bị giết và được chôn cất trong một ngôi mộ vào ngày thứ sáu, sau đó Ngài sống lại vào ngày chủ nhật. Do đó, Chúa Nhật Phục Sinh là lễ kỷ niệm Chúa Jesus sống lại.
Rất nhiều buổi lễ bắt đầu vào đêm trước Chúa Nhật Phục Sinh với việc thắp nến, hoặc ở Hy Lạp sẽ bắn pháo hoa. Điều này mang ý nghĩa về sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối. Các nhà thờ tràn ngập hoa tượng trưng cho cuộc sống mới, và những quả trứng Phục Sinh bằng sô-cô-la được tặng làm quà. Có nhiều truyền thống Phục Sinh khác nhau trên khắp thế giới. Ở một số nơi, người ta ăn thịt cừu, nhưng có nhiều loại thực phẩm khác, chẳng hạn như bánh bao nóng, bánh mì ngọt được tẩm gia vị làm từ nho khô - là món ăn truyền thống ở Vương quốc Anh. Một số nơi tại Đông Âu, những chàng trai cùng những cô gái ném nước vào nhau. Trong khi ở Corfu-Hy Lạp, có truyền thống ném xoong nồi ra khỏi cửa sổ, ban công, làm vỡ chúng trên đường phố. Tại Hoa Kỳ, truyền thống mặc quần áo mới vào Lễ Phục Sinh đã phát triển thành việc làm mũ. Nhiều chiếc mũ lạ mắt được trang trí hình hoa, thỏ cùng các biểu tượng khác của mùa xuân.
Trứng là một phần phổ biến trong lễ Phục sinh. Theo truyền thống, người ta sơn trứng gà, sau đó trang trí màu sắc tươi sáng để làm quà. Ngày nay, trứng sô-cô-la phổ biến hơn so với loại truyền thống, đặc biệt là với trẻ em. Chúng thường được giấu xung quanh nhà và vườn để có thể tìm thấy trong một cuộc săn trứng Phục Sinh.
-
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ngày 15 tháng 8, là lễ lâu đời nhất trong tất cả các lễ kính Đức Mẹ. Cho đến nay, nó không chỉ giữ đặc tính là một ngày lễ buộc mà còn mang ý nghĩa lớn lao hơn nữa qua lời tuyên bố long trọng về tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Sự kiện Đức Maria lên trời được cử hành chính thức từ đầu thời trung cổ ở tất cả các quốc gia theo đạo Thiên Chúa cho đến thời cải cách trong Giáo hội Công giáo đến ngày nay. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1950, khi Giáo hoàng Pio XII long trọng tuyên bố Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là một tín điều của đức tin, ông không thiết lập một học thuyết mới mà chỉ xác nhận niềm tin phổ quát của Kito giáo sơ khai, tuyên bố rằng niềm tin này được Thiên Chúa mạc khải qua phương tiện của truyền thống tông đồ. Ông cũng giới thiệu một bản văn thánh lễ mới, nhấn mạnh rõ ràng hơn sự kiện này trong các lời cầu nguyện cũng như các bài đọc.
Ngày lễ này được Giáo hoàng Leo IV ban cho một canh thức và phụng vụ năm 874. Tuy nhiên, nó đã bị bãi bỏ vào năm 1955, cùng với tất cả các lễ - ngoại trừ lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh và lễ Ngũ Tuần. Hội đồng Mainz năm 813 quy định lễ kỷ niệm cho toàn bộ đế chế phương Tây là một ngày lễ chung. Ngay sau đó, các Giáo hoàng đã mở rộng nghĩa vụ này cho toàn thể Giáo hội Latinh.
Từ những thế kỷ đầu, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một ngày diễn ra các cuộc diễu hành tôn giáo lớn. Phong tục phổ biến này dường như đã bắt đầu với tập tục La Mã cổ đại, mà Giáo hoàng Sergius I (701) khởi xướng, về việc tổ chức các cuộc rước cầu nguyện theo nghi thức (litaniae) vào các ngày lễ lớn của Đức Maria. Ở nhiều nơi tại Trung Âu, cũng như Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Nam Mỹ, những đám rước đều được tổ chức. Ở Áo, các tín hữu do linh mục dẫn đầu, đi bộ qua các cánh đồng, đồng cỏ để cầu xin Chúa ban phước lành cho mùa màng bằng lời cầu nguyện cùng thánh ca.
Ở Pháp, nơi Đức Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là đấng bảo trợ chính của đất nước, tượng của bà được rước long trọng qua các thành phố cũng như thị trấn vào ngày 15 tháng 8, với sự huy hoàng, lộng lẫy, dưới tiếng chuông nhà thờ ngân vang, các tín hữu hát thánh ca trong danh dự của Đức Maria.
-
Thứ Năm Tuần Thánh là lễ kỷ niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Jesus, khi Ngài lập bí tích rước lễ trước lúc bị bắt và bị đóng đinh. Nó cũng kỷ niệm việc thiết lập chức tư tế của Ngài. Ngày này rơi vào thứ năm trước lễ Phục Sinh, cũng là một phần của Tuần Thánh. Ngài đã cử hành bữa tối như một bữa tiệc Vượt Qua. Người Công giáo tôn vinh ngày này bằng cách tham dự thánh lễ, cũng như tham gia cầu nguyện. Đồng thời để tôn vinh hành động khiêm nhường của Chúa Kito khi Ngài rửa chân cho các môn đệ trước bữa ăn tối cuối cùng. Ngày thánh này được cử hành vài ngày trước lễ Phục Sinh.
Việc tuân thủ trọng tâm của Thứ Năm Tuần Thánh là nghi thức tái hiện Bữa Tiệc Ly. Tuy nó luôn được cử hành trong mọi thánh lễ như bữa tiệc của phụng vụ thánh thể, nhưng kỷ niệm đặc biệt nhất của nó là vào Thứ Năm Tuần Thánh.
Thiên Chúa thiết lập chức tư tế đặc biệt cho các môn đệ của mình. Ngài đã rửa chân cho họ - những người sẽ trở thành các thầy tế lễ đầu tiên. Việc này được diễn lại trong thánh lễ với cảnh linh mục rửa chân cho một số giáo dân.
Người Công giáo tin rằng bánh cùng rượu không men được biến đổi thành thân thể cũng như máu Chúa Jesus thông qua quá trình được gọi là biến thể. Đã có những phép lạ thánh thể đáng chú ý được cho là do sự kiện này, chẳng hạn như bánh thánh chảy máu.
Sau Bữa Tiệc Ly, các môn đệ cùng Chúa lên núi Oliu, nơi Ngài bị Judas phản bội. Bữa ăn tối cuối cùng đã là chủ đề của nghệ thuật trong nhiều thế kỷ, bao gồm cả kiệt tác vĩ đại của Leonardo Da Vinci. Chiếc cốc mà Ngài sử dụng được gọi là Chén Thánh. Mặc dù nó được đồn đại là tồn tại trong suốt lịch sử, nhưng gần như chắc chắn đã bị thất lạc theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều huyền thoại vẫn tiếp tục xoay quanh cổ vật, nó vẫn là mục tiêu của những người tìm kiếm kho báu và một chủ đề giải trí. Có vô số nghệ thuật cũng như truyền thống xung quanh Bữa Tiệc Ly đã được các Kito hữu cử hành kể từ những ngày cuối cùng của Chúa Jesus cho đến nay.
Vào Thứ Năm Tuần Thánh, sẽ có một thánh lễ đặc biệt tại các nhà thờ chính tòa, với sự tham dự của rất nhiều linh mục trong giáo phận, vì đây là lễ kỷ niệm long trọng việc Thiên Chúa thiết lập chức tư tế. Tại thánh lễ này, Đức Giám Mục làm phép Dầu Thánh dùng cho bí tích rửa tội và thêm sức. Giám Mục có thể rửa chân cho mười hai linh mục, để tượng trưng cho việc Thiên Chúa từng rửa chân cho các tông đồ của Ngài.
Phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh, được cử hành vào buổi tối vì lễ Vượt Qua bắt đầu lúc mặt trời lặn, cũng cho thấy cả giá trị mà Đức Chúa Trời gán cho sự khiêm nhường phục vụ và nhu cầu được tẩy sạch bằng nước (biểu tượng của phép rửa tội).
Cuối cùng là việc dân chúng Chầu Thánh Thể suốt đêm, giống như việc các môn đệ ở lại với Chúa trong cơn hấp hối của Ngài trên núi Cây Dầu trước khi bị Judas phản bội.
-
Ngày Các Thánh được kỷ niệm vào ngày 1 tháng 11 hàng năm - đó là một ngày được đánh dấu sau Halloween. Không có ngày chính xác về nguồn gốc của nó, tuy nhiên ban đầu, nó được tổ chức vào 13 tháng 5, không phải 1 tháng 11. Trong Công giáo, ngày này dùng để tưởng nhớ các vị Thánh và những việc mà họ đã làm để giúp đỡ Chúa Kito. Mặc dù đúng là hầu hết họ đều có những ngày lễ riêng theo lịch Công giáo, nhưng không phải ai cũng có thể nhớ được tất cả những ngày này. Vì vậy, thay vào đó người Công giáo chọn cử hành lễ cho các vị Thánh vào một ngày duy nhất. Nó cũng là một cách để tôn vinh những người không được phong Thánh, hoặc những người trên thiên đàng.
Truyền thống này xoay quanh một bữa tiệc lớn và nó là một phần của Cơ đốc giáo kể từ thời đế chế La Mã. Nó thực sự liên quan mật thiết đến ngày lễ Halloween của phương Tây. Ngày sau Ngày Các Thánh là Ngày Các Linh Hồn. Đây là ngày mà người Công giáo kỷ niệm những người đang ở trong luyện ngục và sẽ sớm được tẩy sạch tội lỗi để được vào thiên đàng.
Khi Cơ đốc giáo lan rộng khắp toàn cầu, Ngày Các Thánh đã phát triển. Nó hiện thích nghi với các nền văn hóa, truyền thống, cũng như con người khác nhau. Mỗi người đều có cách riêng để tôn vinh những người đã khuất. Ở các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Ý, Mexico; để kỷ niệm ngày này người ta thường đến thăm và dâng hoa trên mộ những người thân yêu của họ. Mặt khác, ở các nước như Áo, Ba Lan, Romania; mọi người sẽ thắp nến trên mộ các thành viên trong gia đình. Ở Philippines, các ngôi mộ được dọn dẹp cũng như sửa chữa. Còn trong các cộng đồng Latinh, mọi người đến viếng mộ sẽ tổ chức một bữa tiệc và bữa tiệc này bao gồm những món ăn mà người đã khuất yêu thích.
-
Lễ Giáng Sinh được coi là một trong những ngày lễ được yêu thích nhất trong đức tin Kito giáo. Nó rất quan trọng đối với nhiều Cơ đốc nhân vì để nhắc nhở họ rằng Chúa Jesus - con Đức Chúa Trời đã đến trái đất. Vào thế kỷ thứ 4, Giáo hội đã chọn ngày 25 tháng 12 là ngày sinh nhật của Chúa vì nó tương ứng với Solstice trong lịch La Mã. Giữa thế kỷ 19, sự chuyển hướng sang nền văn hóa tập trung vào vật chất hơn đã dẫn đến phản ứng dữ dội. Khi ngày lễ này bị thế tục hóa, những người theo đạo Thiên Chúa bắt đầu nhận ra rằng ông già Noel và việc trao đổi quà tặng dần như đã thay thế các lễ kỷ niệm thật sự của Chúa Giáng Sinh.
Với người Công giáo, khi hài nhi Jesus chào đời và được đặt nằm trong máng cỏ, đó là khởi đầu chương trình cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Là một hành động mà Ngài không có trách nhiệm thực hiện, nhưng Ngài đã làm như vậy vì tình yêu dành cho chúng ta - con cái của Ngài.
Trước khi Chúa Jesus ra đời, Đức Maria và Thánh Joseph đã trải qua biết bao khổ cực để đưa Ngài đến thế gian này. Đêm Giáng Sinh là ngày mà các giáo dân tưởng nhớ sự hy sinh, cũng như chiêm ngắm tình yêu của họ dành cho Chúa. Nhà thờ thường hát ca khúc "Silent Night" (Đêm Thánh Vô Cùng) vào đêm Giáng Sinh vì lý do này.Người Công giáo luôn tin rằng Thiên Chúa đến để ban cho chúng ta sự cứu rỗi cùng món quà ân điển. Bởi vì sự ra đời lẫn sự mất đi của Ngài có ý nghĩa rất lớn. Ngài đã sống một cuộc đời không tội lỗi trong suốt 33 năm để hy sinh chính mình vì tội lỗi nhân loại. Đã trả giá và chiến thắng tử thần trên thập tự để con người có thể vượt qua tội lỗi và sự đoán phạt. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự ra đời của Ngài.