Top 8 Triệu chứng xơ gan

Bùi Thị Phương Thảo 12 0 Báo lỗi

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc các bệnh về gan nói chung và xơ gan nói riêng ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. Điều này liên quan mật thiết ... xem thêm...

  1. Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn tính. Gan sẽ cố gắng tự phục hồi sau mỗi lần bị tổn thương. Quá trình phục hồi này sẽ hình thành các mô sẹo, tổn thương càng kéo dài, càng nhiều mô sẹo được hình thành.


    Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Xơ gan là gì?
    Xơ gan là gì?
    Xơ gan là gì?

  2. Giai đoạn 1

    Giai đoạn này không có dấu hiệu gan bị tổn thương. Tuy nhiên, gan đã bắt đầu bị viêm. Do các tế bào gan bị viêm liên tục nên gan tự cố gắng đảo ngược lại quá trình này và hình thành sự xơ hóa. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng tại giai đoạn này, rất khó để hiểu vấn đề gì đang xảy ra với gan.

    Mặc dù gan bị tổn thương nhưng bệnh nhân thường không có dấu hiệu đáng chú ý vì sự xơ hóa là chưa nhiều. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, nếu được điều trị đúng cách gan vẫn có thể hồi phục và trở lại như bình thường.


    Giai đoạn 2
    Ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần. Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Cần phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.


    Giai đoạn 3
    Tại giai đoạn 3, bệnh nhân xuất hiện hiện tượng cổ trướng. Lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh báo hiệu gan đã bị xơ hóa rất nhiều. Giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh. Trong giai đoạn này, có rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý bao gồm: Ăn không ngon. Sụt cân nhanh. Mệt mỏi. Bối rối. Da vàng, nhợt nhạt, thở nhanh. Viêm da, ngứa không hồi phục. Eczema. Đường huyết tăng giảm thất thường. Phù chân, mắt cá. Dấu hiệu sang giai đoạn cuối.


    Giai đoạn 4
    Bước vào giai đoạn này, quá trình xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan. Các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nếu những dấu hiệu này không được phát hiện thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan. Thời gian sống cho bệnh nhân sẽ vào khoảng 12 tháng. Dấu hiệu cũng giống như giai đoạn 3 và có thêm một vài triệu chứng:

    • Mệt mỏi về tinh thần
    • Rất buồn ngủ
    • Lòng bàn tay son
    • Tính cách thay đổi
    • Suy thận và dẫn tới thiểu niệu
    • Sốt cao
    • Viêm màng bụng

    Do không có phương pháp điều trị cho xơ gan giai đoạn 4, cách tốt nhất là điều trị sớm nhất có thể.

    Các giai đoạn của xơ gan
    Các giai đoạn của xơ gan
    Các giai đoạn của xơ gan
  3. Bất cứ điều gì làm tổn thương gan đều có thể dẫn đến xơ gan. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất viêm gan virus và lạm dụng rượu kéo dài.


    Viêm gan virus

    Viêm gan virus mãn tính hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất về nguyên nhân gây xơ gan tại Việt Nam. Đặc biệt, viêm gan B và C có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Hiện tại, tỷ lệ người mắc viêm gan B và C ở Việt Nam rất cao với khoảng 10 triệu trường hợp mắc viêm gan B và 1 triệu trường hợp mắc viêm gan C.


    Xơ gan do lạm dụng rượu

    Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Với văn hóa sử dụng rượu phổ biến ở Việt Nam, trước đây rượu bia là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan được phát hiện. Khi được đưa vào cơ thể, rượu sẽ làm tổn hại các tế bào gan một cách từ từ. Ban đầu, rượu có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, sau đó là viêm gan mạn tính và cuối cùng là xơ gan.


    Các nguyên nhân xơ gan khác

    • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: Là dạng viêm gan liên quan đến thừa cân, béo phì, gan thấm mỡ và tiểu đường type 2
    • Viêm gan tự miễn: Một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể quay sang tấn công các mô gan khỏe mạnh, khiến gan bị tổn thương
    • Lạm dụng thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chống trầm cảm) có thể dẫn đến xơ gan.
    • Xơ gan do ký sinh trùng: Amíp, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan là những loại ký sinh trùng thường gặp nhất gây nên các tổn thương tế bào gan và dẫn đến xơ gan
    • Một số các tình trạng di truyền: Bệnh Wilson, thiếu alpha-1 antitrypsin, hemochromatosis, hội chứng Alagille, các bệnh về dự trữ glycogen… có thể gây xơ gan
    • Xơ gan do các bệnh làm tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật trong gan: Viêm đường mật, tắc ống mật, ung thư đường mật…
    • Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: Bệnh suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan
    Nguyên nhân gây xơ gan
    Nguyên nhân gây xơ gan
    Nguyên nhân gây xơ gan
  4. Những người bị xơ gan đôi khi không có triệu chứng, nhưng tình trạng này thường có thể gây ra rất nhiều các các dấu hiệu và triệu chứng, không phải tất cả đều có thể xảy ra cùng lúc. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

    • Chán ăn
    • Giảm cân
    • Mệt mỏi
    • Vàng da hoặc vàng mắt
    • Ngứa
    • Dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa (chẳng hạn như nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân giống như nhựa đường hoặc có lẫn máu)
    • Chướng bụng (do tình trạng cổ trướng gây ra, trong đó chất lỏng tích tụ xung quanh các cơ quan trong ổ bụng)
    • Thay đổi ý thức như lú lẫn hoặc kiểu ngủ gà, thậm chí hôn mê (do một tình trạng gọi là bệnh não gan gây ra)
    • Chuột rút cơ, có thể nghiêm trọng
    • Ra máu âm đạo bất thường hoặc kinh nguyệt kéo dài bất thường (ở phụ nữ)
    • Rối loạn cương dương, vô sinh hoặc mất ham muốn tình dục (ở nam giới)
    • Sự phát triển của vú ở nam giới
    • Tuần hoàn bàng hệ, sao mạch ở ngực bụng…
    Triệu chứng bệnh xơ gan
    Triệu chứng bệnh xơ gan
    Triệu chứng bệnh xơ gan
  5. Xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

    • Tăng áp tĩnh mạch cửa: Tĩnh mạch cửa là những tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan nội tạng (dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, lách) đến gan. Xơ gan có thể làm tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa, gây xuất huyết tiêu hóa và dẫn tới tử vong.
    • Cổ trướng, phù nề: Tăng áp tĩnh mạch cửa và giảm đạm trong máu có thể gây tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và ở bụng (cổ trướng). Sử dụng thuốc và áp dụng chế độ ăn ít muối có thể giúp cải thiện tình trạng này.
    • Nhiễm trùng: Người bệnh xơ gan thường gặp khó khăn trong việc chống lại nhiễm trùng. Cổ trướng kéo dài có thể dẫn đến viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng với các biểu hiện sốt, đau tức bụng, tiêu lỏng, nôn ói… Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt.
    • Hội chứng gan – thận (HRS): Bệnh nhân xơ gan cổ trướng có thể xuất hiện tình trạng suy thận chức năng với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lách to, teo cơ, run giật cơ, dấu sao mạch trên ngực và thiểu niệu. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.
    • Hội chứng gan – phổi (HPS): Biến chứng nguy hiểm này sự kết hợp của bệnh gan, giãn mạch máu trong phổi và những bất thường trong trao đổi khí. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là khó thở và thiếu oxy, nặng hơn khi người bệnh xơ gan ở tư thế đứng thẳng. Hội chứng gan – phổi làm tăng nguy cơ tử vong.
    • Vấn đề xương khớp: Một số người bị xơ gan bị mất sức mạnh của xương và có nguy cơ gãy xương cao hơn.
    • Ung thư gan: Xơ gan là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư gan. Thống kê của Globocan 2020 về số ca ung thư tại Việt Nam cho thấy ung thư gan đang đứng ở vị trí đầu tiên cả về số ca mắc mới và tử vong. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa số người bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng.
    Các biến chứng của xơ gan
    Các biến chứng của xơ gan
    Xơ gan và những biến chứng "chết người"
  6. Chẩn đoán xơ gan cần dựa vào nhiều yếu tố như khai thác tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó sinh thiết gan có xơ gan là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán.


    Khai thác tiền sử bệnh và tiền sử gia đình: người bệnh có thường xuyên sử dụng rượu bia?, bệnh lý gan trước đó?, tiền sử sử dụng thuốc?... gia đình có mắc các bệnh lý di truyền, gia đình có ai bị viêm gan virus B, C,…


    Triệu chứng lâm sàng: các triệu chứng của xơ gan còn bù và xơ gan mất bù


    Xét nghiệm cận lâm sàng:

    • Công thức máu: giai đoạn đầu có thể bình thường, ở người bệnh nghiện rượu nhiều năm có thể có thiếu máu, giai đoạn xơ gan mất bù thường thấy số lượng tiểu cầu giảm. Trong trường hợp người bệnh có nhiễm trùng, số lượng bạch cầu tăng trong đó ưu thế là bạch cầu đa nhân trung tính.
    • Xét nghiệm đông máu: giai đoạn đầu, chức năng gan chưa suy giảm nhiều, các xét nghiệm đông máu cơ bản thường bình thường; giai đoạn sau thấy giảm tỉ lệ prothrombin, chỉ số APTT kéo dài, Fibrinogen giảm nhiều,…
    • Xét nghiệm sinh hóa: khi chức năng gan bị suy giảm thấy nồng độ albumin giảm, tỉ lệ A/G giảm, men AST, ALT, GGT tăng, bilirubin tăng thậm chí tắc mật mức độ nặng, NH3 thường tăng, rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn điện giải đồ, ure và creatinin tăng nếu có suy thận, alpha-fetoprotein tăng đặc biệt khi có ung thư gan,…
    • Xét nghiệm chẩn đoán một số căn nguyên gây xơ gan: các marker viêm gan virus B mạn, virus C mạn được chỉ định. Viêm gan virus B mạn tính với kháng nguyên HBsAg tồn tại trên 6 tháng, HBcAg total tăng, HBeAg âm tính hoặc dương tính và nồng độ HBV DNA tăng; viêm gan C mạn tính thường thấy HCV Core Ag dương tính, HCV RNA tăng và HCV Ab dương tính,… Xét nghiệm về các nguyên nhân ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ dương tính,… Trong bệnh Wilson: lượng Cu2+ tăng trong máu và nước tiểu, ceruloplasmin giảm trong máu;… Thiếu hụt nồng độ alpha-1 antitrypsin huyết thanh,….
    • Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng:
      • Siêu âm ổ bụng: thấy nhiều hình thái tổn thương như: nhu mô gan tăng âm, nhu mô gan thô, trường hợp nặng thấy gan teo, khi có ung thư gan thấy khối bất thường nhu mô gan; bờ gan không đều, lách to, huyết khối tĩnh mạch cửa, dịch tự do ổ bụng nhiều mức độ,…
      • Cắt lớp vi tính ổ bụng hoặc cộng hưởng tử ổ bụng: đánh giá tổn thương nhu mô gan tốt hơn siêu âm ổ bụng trong một số trường hợp, đặc biệt cộng hưởng từ ổ bụng đánh giá tốt tổn thương đường mật,…
      • Nội soi mật tụy ngược dòng chỉ định trong một số trường hợp để phát hiện các bệnh lý bất thường về ống mật.
      • Nội soi tiêu hóa: phát hiện và đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa khác,…
      • Fibroscan: đánh giá mức độ gan bị xơ hóa, từ F0 đến F4. Tuy nhiên một số yếu tố có thể gây nhiễm như: trẻ nhỏ, mức độ vàng da nặng,…
    • Sinh thiết gan: là phương pháp xâm lấn, khó thực hiện tại tất cả các cơ sở y tế, tuy nhiên có thể chẩn đoán xác định xơ gan hoặc ung thư gan.
    Chẩn đoán xơ gan
    Chẩn đoán xơ gan
    Chẩn đoán xơ gan
  7. Nguyên tắc điều trị: điều trị nguyên nhân gây xơ gan nếu có thể, tăng cường chức năng gan, dự phòng các biến chứng và điều trị biến chứng nếu có.


    Điều trị nguyên nhân: một số căn nguyên gây gan xơ hóa và xơ gan có thể điều trị như: dùng thuốc kháng virus (tenofovir, entecavir,…) với viêm gan virus B mạn, thuốc ức chế virus trực tiếp (sofosbuvir, velpatasvir, daclatasvir, ribavirin,…) với viêm gan virus C mạn; ngừng sử dụng rượu bia với xơ gan do rượu,…


    Tăng cường chức năng gan: trong giai đoạn xơ gan mất bù, yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối; chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng và chất đạm, bổ sung hoa quả tươi và vitamin, bổ sung các acid amin cần thiết; trường hợp có cổ trướng cần giảm lượng muối cung cấp vào; truyền các chế phẩm máu như huyết tương tươi đông lạnh, Cryo,… khi có chỉ định. Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc hỗ trợ tế bào gan, lợi tiểu, tăng thải trừ mật,…


    Dự phòng biến chứng và điều trị một số biến chứng nếu có:

    • Cổ trướng và phù: người bệnh cần ăn giảm lượng muối đưa vào (ăn nhạt, hạn chế truyền muối,…), chỉ định thuốc lợi tiểu (furosemide, Verospiron hay Spironolacton, bổ sung albumin,… Chọc dẫn lưu ổ bụng khi điều trị nội khoa cải thiện ít, nối thông cửa - chủ để giảm áp lực tĩnh mạch cửa,…
    • Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa và thuốc dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản. Thắt tĩnh mạch thực quản khi nội soi đường tiêu hóa có chỉ định.
    • Điều trị nhiễm trùng: bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dịch cổ chướng, nhiễm trùng phổi, nhiễm khuẩn huyết. Lựa chọn kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm trước khi có kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.
    • Hội chứng não gan: thụt Lactulose, sử dụng thuốc tăng thải trừ NH3, chống phù não, lọc thay thế huyết tương,...
    • Điều trị ung thư gan: nút mạch, phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị,…

    Ghép gan: là biện pháp hiệu quả tuy nhiên tìm được nguồn gan ghép là khó khăn.

    Điều trị xơ gan
    Điều trị xơ gan
    Điều trị xơ gan
    Điều trị xơ gan
  8. Bệnh xơ gan tuy khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại rất dễ phòng tránh bằng các biện pháp đơn giản. Để ngăn ngừa gan xơ hóa, bạn có thể tham khảo những lời khuyên về xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tạo lập các thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như chủ động phòng tránh các nguyên nhân có thể gây xơ gan:

    • Hạn chế sử dụng rượu: Kiểm soát lượng rượu tiêu thụ và tần suất sử dụng rượu bia phù hợp để không gây hại cho sức khỏe. Trường hợp đã mắc bệnh về gan, người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu bia.
    • Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung rau, củ, trái cây, thực phẩm giàu protein và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo và cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn uống. Ăn chín, uống sôi, đặc biệt không ăn sống các loại hải sản có vỏ vì chúng có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.
    • Duy trì cân nặng hợp lý
    • Luyện tập thể dục đều đặn
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
    • Bỏ hút thuốc lá
    • Tránh các hành vi nguy cơ cao làm lây nhiễm viêm gan B hoặc C, chẳng hạn như tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không an toàn.
    • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A và B (đặc biệt là viêm gan B)
    • Tiêm phòng cúm hàng năm. Cân nhắc về việc tiêm phòng viêm phổi
    • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng sai liều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan.
    Phòng ngừa xơ gan
    Phòng ngừa xơ gan
    Phòng ngừa xơ gan



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |