Top 10 Nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất Châu Á

Jane TrucVy 50 0 Báo lỗi

Những cấu trúc cầu kỳ, rực rỡ của nhà thờ khiến người ta muốn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa đạo Hồi, cùng lịch sử và triết học của nó. Sau đây, Toplist xin ... xem thêm...

  1. Nhà thờ Hồi giáo Masjid Wilayah Persekutuan tọa lạc ở thủ đô Kuala Lumpur-Malaysia, còn có tên gọi khác là Nhà thờ Hồi giáo Lãnh Thổ Liên Bang. Được bao quanh bởi một cái hồ, công trình tuyệt vời này thể hiện vẻ đẹp ấn tượng kết hợp cùng tôn giáo. Kiến trúc của nó là sự pha trộn với nhiều thiết kế của các nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng khác; chịu ảnh hưởng nhiều từ nền văn hóa Trung Đông, đặc biệt là trong kiến trúc của Nhà thờ Hồi giáo Xanh tại Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ.


    Nằm trên mảnh đất rộng hơn 13 héc-ta gần khu phức hợp văn phòng chính phủ Jalan Duta, nhà thờ Hồi giáo Masjid Wilayah Persekutuan xây dựng bởi Bộ Công Trình Công Cộng, với chi phí 255 triệu RM (Ringgit - mệnh giá tiền Malaysia). Nó bắt đầu mở cửa cho công chúng vào ngày 25 tháng 10 năm 2000. Trở thành nhà thờ Hồi giáo thứ 44 được chính phủ xây dựng trong phạm vi thành phố, nơi đây có thể chứa 17.000 tín đồ cùng một lúc, với diện tích sàn là 47.000 m2.


    Cấu trúc nhà thờ có 22 mái vòm làm từ vật liệu tổng hợp của vải sợi thủy tinh trộn với nhựa Epoxy giúp tạo độ bền và nhẹ. Trên đỉnh trung tâm là phòng cầu nguyện được tạo thành từ một số mái vòm; bao gồm một mái vòm chính ở trên cùng, một nửa mái vòm bên dưới, cùng một số mái vòm nhỏ hơn xung quanh. Khu phức hợp cộng đồng - nơi nghiên cứu và giáo dục, cũng được trang bị nhiều cơ sở vật chất như: phòng họp, phòng hội thảo, thư viện, hội trường đa năng, nơi ở. Phù hợp với tính chất của một Nhà thờ Hồi giáo, Masjid Wilayah Persekutuan tọa lạc trên khu vực đồi núi, với cảnh quan nhìn ra toàn bộ đường chân trời của Kuala Lumpur. Bao quanh bởi các vùng đệm xanh, nó sử dụng thiết kế theo phong cách Hypostyle bao quanh bởi một cái hồ, có thác nước đổ xuống để gợi lên cảm giác yên tĩnh, thanh bình. Sàn nhà hoàn thiện bằng khảm đầy màu sắc, tạo hiệu ứng gợn sóng, làm cho cấu trúc nhà thờ trông như đang nổi trên mặt nước.

    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Wilayah Persekutuan - Malaysia
    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Wilayah Persekutuan - Malaysia
    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Wilayah Persekutuan - Malaysia
    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Wilayah Persekutuan - Malaysia

  2. Jame' Asr Hassanil Bolkiah là nhà thờ Hồi giáo ở Bandar Seri Begawan-Brunei, nó được đặt theo tên của quốc vương thứ 29 và cũng là hiện tại của đất nước này. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1988 trên một địa điểm rộng 20 mẫu Anh ở Kiarong. Khánh thành ngày 14 tháng 7 năm 1994 với việc quốc vương cùng tham dự lễ cầu nguyện Maghrib và Isha, trùng với sinh nhật lần thứ 48 của ông. Jame' Asr Hassanil Bolkiah đã trở thành nhà thờ Hồi giáo lớn nhất trong cả nước, có thể chứa 5.000 tín đồ cùng một lúc.


    Mang phong cách kiến trúc hiện đại, nó được trang trí bởi 29 mái vòm bằng vàng nguyên chất và bốn ngọn tháp cao 58m. Từ trên đỉnh tháp có thể nhìn thấy từ xa vị trí của sân bay Brunei. Các bức tường xung quanh với những hoa văn hình học tại các tầng khác nhau. Đỉnh trên cùng được tạo thành từ bốn mái vòm nhỏ. Cấu trúc bên trong và sân ngoài nhà thờ đều làm từ đá cẩm thạch, trang trí bằng khảm. Những bụi hoa, đài phun nước được xây dựng dọc lối đi dẫn vào sảnh trong. Dưới mái vòm lớn trang trí bằng kính màu Châu Âu; bên cạnh đó là sử dụng thêm các họa tiết thực vật Ả Rập, hoa văn hình học và thư pháp phức tạp. Phần giữa trang nhã với các hoa văn, đặc biệt là dòng chữ trong Kinh Qur'an nổi bật với ký tự màu vàng trên nền đá cẩm thạch trắng. Một điểm nhấn khác của thiết kế nội thất dưới mái vòm là các cột xoắn ốc trông giống như những chiếc lá đang vươn lên trần nhà. Khu vực sàn lát bằng đá cẩm thạch - cả bên ngoài và sảnh cầu nguyện.

    Nhà thờ Hồi giáo Jame' Asr Hassanil Bolkiah - Brunei
    Nhà thờ Hồi giáo Jame' Asr Hassanil Bolkiah - Brunei
    Nhà thờ Hồi giáo Jame' Asr Hassanil Bolkiah - Brunei
    Nhà thờ Hồi giáo Jame' Asr Hassanil Bolkiah - Brunei
  3. Al-Aqsa là nhà thờ Hồi giáo cộng đồng của khu phức hợp cùng tên, nó còn được gọi là nhà thờ Hồi giáo Qibli. Trong thời kỳ cai trị của quốc vương Rashidun caliph Umar, một nhà cầu nguyện nhỏ trong khuôn viên đã được dựng lên gần địa điểm này. Nhà thờ Hồi giáo ngày nay nằm trên bức tường phía nam, ban đầu được xây dựng như một nhà thờ giáo đoàn trên cùng một trục với mái vòm đá. Sau khi bị phá hủy trong trận động đất năm 746, nó được xây dựng lại vào năm 758 bởi quốc vương Abbasid caliph al-Mansur. Đồng thời được mở rộng thêm vào năm 780, bao gồm mười lăm lối đi cùng một mái vòm trung tâm.


    Tuy nhiên, nó lại tiếp tục bị phá hủy trong trận động đất năm 1033 ở thung lũng Jordan. Khi được xây dựng lại bởi quốc vương Fatimid caliph al-Zahir, nhà thờ đã giảm xuống còn bảy lối đi nhưng trang trí bên trong bằng một cổng vòm trung tâm phức tạp, bao phủ bởi các bức tranh khảm thực vật. Trong quá trình cải tạo định kỳ được thực hiện, các triều đại Hồi giáo cầm quyền đã xây dựng các phần bổ sung cho ngôi nhà thờ cũng như những khu vực của nó; chẳng hạn như mái vòm, mặt tiền, tháp, cấu trúc nội thất và quán bar nhỏ. Al-Aqsa có vị trí ở gần các di tích lịch sử cùng thánh địa khác nhau trong Do Thái giáo lẫn Cơ đốc giáo, đáng chú ý nhất là Đền thờ tại Jerusalem. Do đó, toàn bộ khu vực này có ý nghĩa chính trị cao cũng như là điểm nóng chính trong cuộc xung đột giữa Israel-Palestine.


    Nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa có hình dạng chữ nhật, các khu phức hợp của nó có diện tích hơn 14 héc-ta, riêng ngôi nhà thờ chiếm diện tích 5 héc-ta, có thể chứa 5.000 tín đồ. Không giống các mái vòm đá truyền thống phản ánh kiến trúc Byzantine cổ điển, nơi đây mang sự đặc trưng của kiến trúc Hồi giáo sơ khai. Không có gì còn sót lại của mái vòm ban đầu; mái vòm sau này hướng theo phong cách của az-Zahir, bao gồm gỗ mạ men chì, nhưng đã bị hỏa hoạn phá hủy vào năm 1969. Ngày nay nó được làm từ bê tông với tấm chì.


    Al-Aqsa có bảy lối đi ở các gian giữa với một số sảnh nhỏ bổ sung tại phía tây và phía đông. 121 cửa sổ kính màu trong nhà thờ từ thời đại trước vẫn còn tồn tại. Khoảng một phần tư trong số chúng đã được khôi phục vào năm 1924. Bên trong hỗ trợ bởi 45 cột, 33 trong số đó là đá cẩm thạch trắng của Ý và 12 cột làm bằng đá tự nhiên. Một phần lớn nội thất được quét vôi trắng, nhưng phần trống của mái vòm cùng các bức tường ngay bên dưới thì được trang trí bằng khảm và đá cẩm thạch.

    Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa - Jerusalem
    Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa - Jerusalem
    Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa - Jerusalem
    Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa - Jerusalem
  4. Goharshad là một nhà thờ Hồi giáo lớn ở Mashhad-Iran, hiện nó là một trong những phòng cầu nguyện tại quần thể đền thờ Imam Reza. Được xây dựng theo lệnh của hoàng hậu Goharshad - vợ của quốc vương Shah Rukh trong triều đại Timurid vào năm 1418; kiến trúc sư là Ghavameddin Shirazi - người đã từng chịu trách nhiệm xây dựng rất nhiều tòa nhà vĩ đại trước đây. Trải qua một số cải tạo trong thời đại Safavid và Qajar, nhà thờ Hồi giáo Goharshad hiện có bốn mặt tiền và một khoảng sân với kích thước 50m × 55m. Nhiều dòng chữ khác nhau được tìm thấy trên gạch khảm bên trong khuôn viên đề cập đến tên của các vị vua như Shah Abbas, Shah Soltan Hussayn, Shah Soleyman Safavid và mô tả sự tận tâm của họ đối với nơi này, cũng như những đóng góp mà họ đã thực hiện.


    Mái vòm hai lớp đã bị hư hại nghiêm trọng vào năm 1911 trong các vụ đánh bom của quân đội từ đế quốc Nga. Năm 1960, sau hơn 5 thế kỷ kể từ lúc được xây dựng lần đầu, mái vòm của nhà thờ Hồi giáo Goharshad được xem là đang gặp hư hại nghiêm trọng về cấu trúc - do nhiều trận động đất gây ra theo thời gian. Để giải quyết những vấn đề về kết cấu, một lớp vỏ mới bên ngoài mái vòm đã được xây dựng bằng khung sắt cùng xi măng bao phủ. Sau đó, nó được lát lại theo kiểu tương tự như ban đầu. Tiếp theo đó là phần mặt tiền phía đông của nhà thờ cũng được trùng tu. Người ta đã kéo nền móng xuống và xây dựng lại từ bê tông. Sau sự kiện Cách mạng Hồi giáo năm 1979, việc mở rộng được lên kế hoạch cho toàn bộ khu phức hợp này, một sân mới có tên "Sahn-e-Qods" đã được thêm vào phía sau nhà thờ.

    Nhà thờ Hồi giáo Goharshad - Iran
    Nhà thờ Hồi giáo Goharshad - Iran
    Nhà thờ Hồi giáo Goharshad - Iran
    Nhà thờ Hồi giáo Goharshad - Iran
  5. Nhà thờ Hồi giáo Sultan hay còn có tên gọi khác là Masjid Sultan là nhà thờ Hồi giáo nằm ở phố Muscat của quận Rochor ở Singapore . Nó được đặt theo tên của quốc vương Sultan Hussain Shah - vị vua Hồi giáo đầu tiên của đất nước này. Nơi đây là tâm điểm của khu vực Kampong Glam lịch sử. Nhà thờ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1824. Tuy nhiên, khoảng một thế kỷ sau, cấu trúc ban đầu đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho ngôi nhà thờ hiện tại - hoàn thành vào năm 1932. Nhà thờ mà mọi người thấy ngày nay được thiết kế bởi kiến trúc sư Denis Santry. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với cộng đồng Hồi giáo và được coi là nhà thờ Hồi giáo quốc gia của Singapore - trở thành di tích quốc gia vào năm 1975.


    Nhà thờ Hồi giáo Sultan Nằm trên một khu đất rộng 4.109 m2, khu phức hợp được bao bọc bởi một bức tường ranh giới có lan can. Đặc điểm nổi bật nhất là hai mái vòm hình củ hành bằng vàng phía trên mặt tiền phía đông và phía tây, trên đỉnh là hình trăng lưỡi liềm cùng ngôi sao. Phần đế của mỗi mái vòm được trang trí bằng các đầu chai thủy tinh mà quốc vương đã quyên góp từ những người Hồi giáo nghèo. Ông muốn tất cả họ đều có đóng góp vào việc xây dựng, không chỉ riêng đối với người giàu. Ở mỗi góc của nhà thờ là cầu thang dẫn lên những ngọn tháp.


    Khuôn viên bên trong gồm phòng cầu nguyện hình chữ nhật được xác định bởi 12 cột hình bát giác. Nó cao hai tầng và đủ rộng để chứa 5.000 tín đồ. Giếng trời ở trung tâm hội trường được bao bọc bởi một phòng trưng bày tại tầng hai. Bên ngoài mirab là một vòm hình mũi mác với các họa tiết hoa văn mạ vàng, trên cùng là một tấm thư pháp.

    Nhà thờ Hồi giáo Sultan - Singapore
    Nhà thờ Hồi giáo Sultan - Singapore
    Nhà thờ Hồi giáo Sultan - Singapore
    Nhà thờ Hồi giáo Sultan - Singapore
  6. Wazir Khan là nhà thờ Hồi giáo thế kỷ 17 nằm ở thành phố Lahore, thủ phủ của tỉnh Punjab-Pakistan. Được đưa vào hoạt động dưới triều đại của Hoàng đế Mughal Shah Jahan như một phần của quần thể các tòa nhà. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1634, hoàn thành năm 1641. Nó hiện đang nằm trong danh sách Dự kiến Di sản Thế giới của UNESCO. Được xem là nhà thờ Hồi giáo trang trí lộng lẫy nhất, Wazir Khan nổi tiếng với công trình bằng gạch sứ tinh xảo gọi là Kashi-Kari; các bề mặt bên trong hầu như được tô điểm hoàn toàn bằng những bức bích họa công phu. Nhà thờ Hồi giáo Wazir Khan cũng là một phần của khu phức hợp rộng lớn, bao gồm một dãy cửa hàng truyền thống dành cho các nhà thư pháp và thợ đóng sách, cùng quảng trường thị trấn phía trước lối vào chính. Ngoài ra, mặt bằng tại mặt tiền phía bắc và phía đông là dành cho các thương nhân thuê lại; doanh thu từ các nguồn này được dùng để phục vụ, duy trì nhà thờ.


    Xây dựng trên một bệ đỡ cao, chu vi bên ngoài của nó có kích thước 85m x 48m. Những viên gạch ốp phía ngoài là công trình phức tạp theo phong cách Ba Tư. Mặt tiền hướng ra sân trong trang trí phong phú với các họa tiết cùng bảng màu thể hiện những ảnh hưởng mạnh mẽ từ thế kỷ 17. Bên cạnh các họa tiết chịu ảnh hưởng của Ba Tư như hình ngôi sao và dây nho, thì Wazir Khan còn có các họa tiết cây cối.


    Cổng vào nhà thờ được trang trí bằng gạch ngói tinh xảo cùng thư pháp bao gồm: các câu Kinh Qur'an, những câu nói của tiên tri Muhammad, những lời cầu nguyện. Phía trên lối vào sảnh cầu nguyện chính là những câu thơ được viết bởi nhà thư pháp Haji Yousaf Kashmiri. Các bức tường bên trong được trang trí rất chi tiết, mang phong cách Punjabi địa phương. Sảnh cầu nguyện là một gian hình vuông, trên đó có mái vòm lớn nhất; mặt dưới của mái vòm là các hình ảnh mô tả cây cối thành từng cặp, bình rượu cùng đĩa trái cây, là sự ám chỉ đến khái niệm về thiên đường trong đạo Hồi.

    Nhà thờ Hồi giáo Wazir Khan - Pakistan
    Nhà thờ Hồi giáo Wazir Khan - Pakistan
    Nhà thờ Hồi giáo Wazir Khan - Pakistan
    Nhà thờ Hồi giáo Wazir Khan - Pakistan
  7. Sultan Haji Hassanal Bolkiah là nhà thờ Hồi giáo lớn nằm ở thành phố Cotabato-Philippines, có sức chứa 20.000 người. Đây cũng là nhà thờ Hồi giáo lớn thứ ba tại khu vực Đông Nam Á, sau nhà thờ Hồi giáo Istiqlal của Indonesia và đại thánh đường Hồi giáo Lớn Marawi. Xây dựng vào năm 2011, với chi phí 48 triệu đô la Mỹ; khoảng 53% trong số đó được tài trợ một phần bởi quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei - người đặt tên cho nó. Phần còn lại, được tài trợ từ Noynoy Aquino - cựu tổng thống Philippin.


    Nhà thờ đã hoàn thành gần như hoàn thiện vào tháng 4 năm 2011, bởi 300 công nhân xây dựng. Cấu trúc gồm các mái vòm được sơn bằng vàng và đỉnh của chúng trang trí hình mặt trăng cùng lưỡi liềm. Các ngọn tháp cao 43m được thắp sáng vào ban đêm, dùng làm hướng dẫn cho những phi công bay gần khu vực. Có ba tầng và một tầng hầm, với tổng diện tích sàn là 9.434 m2.


    Nhà thờ Hồi giáo Sultan Haji Hassanal Bolkiah được quản lý cũng như điều hành bởi chính quyền khu vực Bangsamoro. Trước đó, thực thể chịu trách nhiệm quản lý đã bị tranh cãi, với tuyên bố rằng chính quyền địa phương của thành phố Cotabato hoặc khu tự trị không còn tồn tại ở Mindanao Hồi giáo nên quản lý địa điểm tôn giáo. Tranh chấp đã khiến chính phủ quốc gia tạm thời tiếp quản quyền quản lý nhà thờ, ngoại trừ việc phân bổ kinh phí để bảo trì đều do cư dân gần đó đảm nhận. Tháng 11 năm 2019, họ đã đề nghị nhường lại vai trò quản lý này cho chính quyền khu vực Bangsamoro. Nhà thờ Hồi giáo Sultan Haji Hassanal Bolkiah chính thức được chuyển giao vào ngày 8 tháng 1 năm 2020.

    Nhà thờ Hồi giáo Sultan Haji Hassanal Bolkiah - Philippin
    Nhà thờ Hồi giáo Sultan Haji Hassanal Bolkiah - Philippin
    Nhà thờ Hồi giáo Sultan Haji Hassanal Bolkiah - Philippin
    Nhà thờ Hồi giáo Sultan Haji Hassanal Bolkiah - Philippin
  8. Nhà thờ Hồi giáo Masjid Al Ehsan là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng ở tỉnh An Giang. Khám phá ngôi thánh đường này, sẽ đưa mọi người đến những trải nghiệm tuyệt vời với lối kiến trúc đẹp đẽ cùng nét văn hóa Chăm Pa độc đáo. Khoảng hơn 200 gia đình trong cộng đồng người Chăm đều cầu nguyện tại đây. Hồi giáo từng không phổ biến với họ cho đến giữa thế kỷ 17. Vào thế kỷ 19, nhiều người Chăm theo đạo Hồi đã di cư từ Campuchia và định cư ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, điều này củng cố thêm sự hiện diện của đạo Hồi tại Việt Nam. Nó bắt đầu có ảnh hưởng ngày càng tăng: những ấn phẩm tôn giáo được nhập khẩu từ Mã Lai, các giáo sĩ giảng đạo trong các nhà thờ bằng tiếng Mã Lai, cũng như một số người Chăm đã tiếp tục sang nước ngoài để nghiên cứu về đạo.


    Năm 1937, việc xây dựng Masjid Al Ehsan bắt đầu. Sau hàng chục năm tồn tại - đến năm 1992, nó được trùng tu và có hiện trạng như ngày nay. Cấu trúc gồm 1 tầng trệt cùng 1 tầng lửng. Nhìn từ xa, ngôi thánh đường trông vô cùng nổi bật với tông màu trắng tinh khôi chủ đạo. Xen kẽ là những hoa văn, đường viền phủ một màu xanh. Masjid Al Ehsan có kiến trúc rất giống với các nhà thờ Hồi giáo ở Trung Đông cũng như ở Dubai. Trên đỉnh có biểu tượng lưỡi liềm và ngôi sao - những hình ảnh đặc trưng quen thuộc của các thánh đường Hồi giáo. Ngoài hành lang rộng rãi, khuôn viên bên ngoài còn có một nghĩa trang - là nơi chôn cất những người theo đạo Hồi tại đây. Nội thất được trang trí lộng lẫy với những chiếc đèn chùm, hoa văn tinh xảo cùng những cột đá. Các chi tiết được sắp xếp, bố cục phù hợp tạo nên một không gian nghệ thuật vô cùng đẹp mắt cũng như huyền bí.

    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Al Ehsan - Việt Nam
    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Al Ehsan - Việt Nam
    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Al Ehsan - Việt Nam
    Nhà thờ Hồi giáo Masjid Al Ehsan - Việt Nam
  9. Nhà thờ Hồi giáo 300 năm, hay còn có tên gọi khác là Al-Hussein, là một trong những nhà thờ Hồi giáo bằng gỗ lâu đời nhất tại Thái Lan . Nằm ở Narathiwat, một tỉnh phía nam của đất nước, nó được sử dụng ngày nay bởi phần lớn cộng đồng Hồi giáo trong khu vực. Nhà thờ có từ thời vương quốc Pattani, khi nó được cai trị bởi một vị vua. Dân làng ở đó vừa theo đạo Hồi vừa theo đạo Phật đã hợp tác xây dựng thánh đường vào năm 1634.


    Truyền thuyết kể rằng trong cuộc chiến giữa vương quốc Xiêm và Pattani lúc bấy giờ, một phụ nữ trẻ giữ Kinh Qur'an của ngôi làng ở vương quốc Pattani đã chạy trốn khỏi cuộc chiến. Khi đó, cô ấy rơi xuống một thung lũng nhỏ và được dân làng trong khu vực giải cứu; cô đã khiến họ ngạc nhiên khi vẫn cầm chặt quyển Kinh Qur'an trong tay. Vì vậy, họ quyết định xây dựng một nhà thờ Hồi giáo sau khi chiến tranh kết thúc. Một truyền thuyết khác lại nói rằng nó được xây dựng bởi Wan Husein Az-Sanawi - một giáo viên di cư đến vương quốc Pattani vào năm 1624. Kinh Qur'an viết tay cùng kế hoạch xây dựng được lưu giữ trong chính ngôi nhà thờ này.


    Nhà thờ Hồi giáo 300 năm được xây dựng bằng gỗ từ cây chim ruồi và cây gỗ lim. Vì đinh chưa được phát minh vào thời điểm đó nên nêm được thay thế để giữ cố định gỗ. Tấm lợp ban đầu được làm từ lá cọ, sau đó đổi thành ngói đất nung. Nơi đây bao gồm hai tòa, tòa nhà nhỏ hơn là nơi đặt mihrab và có ba lớp mái - đây cũng là nơi đặt tháp kiểu Trung Quốc. Tòa lớn hơn thì mang nhiều ảnh hưởng kiến trúc Thái Lan. Kết hợp một số phong cách từ Trung Quốc, Thái Lan và Mã Lai, các bức tường của cả hai tòa đều có những kiểu dáng chạm khắc cùng hoa văn độc đáo. Mặc dù nó cũng phục vụ như một trung tâm cộng đồng, nhưng hầu hết các nghi lễ Hồi giáo được tổ chức tại đây đều rất nghiêm ngặt. Để chuẩn bị cho cộng đồng ASEAN, nhà thờ Hồi giáo 300 năm đã nhận được quỹ 200 triệu Baht từ chính phủ để cải tạo lại vào đầu năm 2014. Bao gồm cải tạo nhà thờ, cảnh quan xung quanh, đồng thời thêm các chức năng khác như trở thành “trung tâm cộng đồng”. Việc đó nhằm thúc đẩy nhiều người sẽ đến thăm nơi này hơn trong tương lai.

    Nhà thờ Hồi giáo 300 năm - Thái Lan
    Nhà thờ Hồi giáo 300 năm - Thái Lan
    Nhà thờ Hồi giáo 300 năm - Thái Lan
    Nhà thờ Hồi giáo 300 năm - Thái Lan
  10. Đại Thánh đường Hồi giáo Tây An là một trong những nhà thờ Hồi giáo thời tiền hiện đại lớn nhất tại Trung Quốc. Mặc dù nó được xây dựng lần đầu tiên vào năm 742 sau công nguyên trong triều đại nhà Đường, nhưng hình thức hiện tại của nó phần lớn là được xây dựng vào năm 1384 dưới triều đại nhà Minh. Là nơi thờ cúng tích cực trong khu phố Hồi giáo Tây An, quần thể này cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng.


    Hiện đang có hơn 20 tòa trong năm sân, với diện tích 1,23 héc-ta. Do sự sụp đổ của triều đại nhà Đường, sau đó là nhà Tống, hầu hết các phần của ngôi thánh đường đầu tiên đã không còn tồn tại. Vào khoảng những năm 1260, nó trở nên xuống cấp, nên lúc bấy giờ đã được chính phủ nhà Nguyên xây dựng lại. Cuộc chinh phục Trung Quốc của người Mông Cổ đã khiến một lượng lớn người Hồi giáo nhập cư vào đất nước này. Nhiều người được các nhà cai trị Mông Cổ chuyển đến làm quan lại và thương nhân tại Trung Quốc. Mặc dù định cư lâu dài tại đây, nhưng họ đã không từ bỏ đức tin Hồi giáo cũng như bản sắc của mình.


    Đại Thánh đường Hồi giáo Tây An là một ví dụ về khả năng thích ứng của kiến trúc nhà thờ Hồi giáo trong bối cảnh văn hóa Trung Quốc. Nó mang các đặc điểm mà nhiều nhà thờ Hồi giáo trên khắp thế giới thường có, chẳng hạn như qibla và mihrab, đồng thời cũng vẫn hiện diện các đặc điểm kiến trúc cùng biểu tượng văn hóa của Trung Quốc xuyên suốt. Nơi đây là một khu phức hợp có tường bao quanh bốn góc sân, với sảnh cầu nguyện nằm ở sân thứ tư và cũng là sân ngoài cùng về phía tây. Sân thứ nhất và thứ hai chủ yếu là những khu vườn truyền thống. Bên cạnh đó, sân thứ ba và thứ tư là nơi đặt các cấu trúc chính. Chúng được ngăn cách bởi các bức tường, đồng thời được nối với nhau bằng các cổng. Hầu hết những đặc điểm kiến trúc có trong sân đều được xây dựng ở triều đại nhà Minh. Tuy nhiên, có một số đồ tạo tác từ niên đại trước đó, chẳng hạn như các tấm bảng trên cổng, là những tấm bảng chạm khắc có từ thời nhà Tống. Bên cạnh đó, Sảnh đường cầu nguyện là một tòa bằng gỗ đồ sộ với mái hông màu ngọc lam, cổng vòm gồm sáu cột cùng năm cánh cửa. Trái ngược với hầu hết các nhà thờ Hồi giáo ở nhiều quốc gia theo đạo Hồi, phòng cầu nguyện tại đây không có trần hình mái vòm mà có trần nhọn truyền thống kiểu Trung Quốc, bao phủ bởi gạch trang trí bằng gốm. Trong khi đó, phòng cầu nguyện được trang trí bằng các hình ảnh cây hoa, điều này cho thấy nó vẫn tuân theo truyền thống Hồi giáo là cấm các hình ảnh nhân cách hóa. Trần nhà được nâng lên trên một bệ đá lớn với hàng lan can bằng gỗ. Sảnh rộng lớn bao gồm ba tòa dính liền nhau. Ở phần xa nhất của phòng cầu nguyện là bức tường qibla phía sau, có chạm khắc bằng gỗ các thiết kế hoa và thư pháp.

    Đại thánh đường Hồi giáo Tây An - Trung Quốc
    Đại thánh đường Hồi giáo Tây An - Trung Quốc
    Đại thánh đường Hồi giáo Tây An - Trung Quốc
    Đại thánh đường Hồi giáo Tây An - Trung Quốc



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |