Top 11 Nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất trong nền văn học Việt Nam
Nền văn học cổ đại hay hiện đại đều mang một thần cách mạng, tinh thần dân tộc đáng quý. Mỗi nhà thơ khi viết những vần thơ cách mạng, giọng thơ của họ vô cùng ... xem thêm...hào hùng và tự hào, đề cao hào khí bộ đội, hào khí quân nhân.
-
Tố Hữu là nhà thơ dân tộc, nhà thơ của thế hệ thanh niên anh dũng, chính nhà thơ cũng là một trong những Đoàn viên thanh niên hăng hái. Và thi sĩ Tố Hữu cũng là nhà cách mạng luôn luôn vững bền chí khí đấu tranh trong mọi hoàn cảnh. Từ những ngày đầu người tham gia cách mạng:
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
(Từ ấy - Tố Hữu)
Tìm được chân lý khi tìm tới Đảng cộng sản Việt Nam và con tim của nhà thơ cũng từ đó dành cho Đảng, cho cách mạng và cho Đất nước. Không chỉ tác phẩm Từ ấy Tố Hữu còn có những bài thơ mang hào khí cách mạng khác như: Việt Bắc, Mẹ Suốt, Ra Trận, Gió lộng, Máu và hoa, ...
Tố Hữu là hiện thân của nhà thơ mới, thơ chính trị mang cảm xúc hào hùng vốn có của người con Việt Nam. Ở nhà thơ là sự kế thừa truyền thống văn thơ yêu nước của cha anh và có sự cách tân xuất phát từ thời của chính nhà thơ. Đối với nhà thơ Tố Hữu thơ mang lý lẽ sống, thơ là tình cảm đối với Đảng và nhà nước.
Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ lớn, góp phần không nhỏ trong nền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại.
-
Nhắc đến thơ cách mạng không thể không nhắc đến Chế Lan Viên. Xuất thân là con dân của Đảng, vào Nam ra Bắc chiến đấu vì dân tộc, tham gia phong trào cách mạng, Chế Lan Viên mang cho mình một âm hưởng thơ đậm màu đấu tranh và mang hình ảnh dân tộc, hình ảnh của người Bác Hồ kính yêu.
"Chẳng lật sách nào ra tìm hiểu Bác
Bác sống trong ta, Bác sống giữa đời"
(Bác - Chế Lan Viên)
Hình ảnh của người Bác Hồ vĩ đại nằm sâu trong lòng thi hào Chế Lan Viên. Ngoài ra, Nhà thơ còn có những tác phẩm thơ về người lính khác như: Chơi, Tiếng hát con tàu, Người đi tìm hình của nước, Sao chiến thắng, ...
Những tác phẩm đậm chất anh Hùng, và nhà thơ làm nên những vần thơ ấy cũng nói như thế này:
"Sau này đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu?
Một nửa. Cái cần viết vào thơ
Tôi đã giết đi rồi"
Cái giọng thơ hào hùng ấy vẫn ẩn chứa những điều mất mát, những điều còn ẩn đằng sau con người nghị lực và phi thường. Con người luôn mang hình ảnh người cha đất nước (Bác Hồ) vào thơ, hình ảnh đất nước vào thơ xứng đáng là nhà thơ tiêu biểu của cách mạng tuyệt vời. -
Xuân Diệu thường được biết đến với những bài thơ tình của ông nhưng chúng ta cũng đã quên mất chính Xuân Diệu cũng là nhà thơ của dòng thơ cách mạng. Trong sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu, ông có một sự chuyển mình trong lý tưởng cũng như tình cảm của mình khi từ một nhà thơ tình lãng mạn chuyển sang thơ ca cách mạng.
Trong giai đoạn sau cách mạng Tháng 8, thơ của Xuân Diệu đã đi từ phần tình cảm nhỏ bé của cá nhân lên một tầm cao mới đó là tình cảm chung của nhân loại. Đối với Xuân Diệu ông vẫn yêu tình yêu cá nhân nhưng ông vẫn dành một phần cho Đất nước và đó lại là phần nhiều trong trái tim ông:
"Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao"
(Những đêm hành quân - Xuân Diệu)Tài sản thơ cách mạng của Xuân Diệu cũng kém sản nghiệp thơ tình của ông như: Riêng chung, Ngói mới, Con chim và xác chiếc tàu bay Mỹ, Ta chào Việt Bắc về xuôi, ...
Xuân Diệu luôn là nhà thơ vĩ đại của dân tộc. -
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ yêu cái đẹp, ông đi tìm cái đẹp đó từ chính trong những hình ảnh đời thường như: Bộ đội, đất nước, người mẹ Việt Nam anh hùng, chị dân quân dũng cảm, ...
Trong tất cả các tác phẩm: Người chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Tia nắng, Đất nước, ... Tác phẩm Đất nước hiện đang được phổ nhạc, bởi bài thơ của ông nói lên tinh thần của con dân Việt Nam, sự oai hùng nhưng vẫn giản dị của đất nước:
"Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi dùng giọng văn của mình để truyền tải sự sống, ý chí, sắc đẹp của một đất nước, của những con người oai dũng. Ông là một trong những nhà thơ cách mạng hoàn thành sứ mệnh ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp của một thời lịch sử lẫm liệt. -
Chính Hữu là nhà thơ gắn liền với quân đội, chủ đề xuyên suốt trong thơ của ông đó chính là quân nhân, bộ đội, đánh giặc.
Thơ của ông luôn thể hiện tinh thần đồng chí, đồng đội, nỗi gian lao của những anh dân quân, ... Khi đọc thơ của nhà thơ Chính Hữu ta sẽ luôn cảm nhận giọng thơ tự hào, tình cảm nhẹ nhàng và cả sự ca ngợi giản dị qua từng câu từ.
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí"
(Đồng chí - Chính Hữu)Trong thơ ông tràn ngập lòng tin, sự tự hào. Thế hệ tương lai khi đọc thơ ông chắc hẳn một điều rằng sẽ luôn hằn sâu hình ảnh người lính ngày xưa.
Ông rất thành công với dòng thơ cách mạng như: Đồng chí, Giá từng thước đất, Thư nhà, Ngọn đèn đứng gác, ... -
Nhà thơ Quang Dũng là một nhà thơ có giọng văn hào hùng, mang đầy khí thế của một người lính. Thơ của ông mang hình ảnh chân thực, lột tả bằng nét nghệ thuật đặc trưng ẩn dụ, so sánh để lột tả hết toàn bộ hình ảnh ông muốn truyền tải.
"Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
(Tây Tiến - Quang Dũng)Lột tả sự thật bằng những câu thơ nhẹ nhàng như là một điều hiển nhiên đó là phong cách thơ của Quang Dũng.
Ông rất thành công với dòng thơ cách mạng: Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ, Lính râu ria, ... -
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đóng góp vào nền văn học Việt Nam chủ yếu là thơ và là thơ cách mạng. Phạm Tiến Duật làm thơ trong lúc tham gia kháng chiến. Những bài thơ của ông chủ yếu là tường thuật lại đúng với tình cảnh khi tham gia kháng chiến của nhà thơ.
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi"
Hay:
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Nhà thơ đi vào lòng người với một giọng thơ bình thường và giản dị. Tuyển tập thơ của nhà thơ bao gồm: Vầng trăng quầng lửa, Ở hai đầu núi, Nhóm lửa, Thơ một chặng đường, ... -
Nhà thơ Minh Huệ là nhà thơ đặc biệt với dòng thơ cách mạng, bởi hầu như nhà thơ đều dành ngòi bút của mình cho Bác Hồ Vĩ đại. Một trong những tác phẩm nổi trội đó là "Đêm nay Bác không ngủ"
"Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ"
Đây là bài thơ lột tả tâm tình của một người lính về chủ tịch kính yêu Hồ Chí Minh. Và hầu như những ác phẩm khác của nhà thơ đều là vì Bác mà hình thành.
Tuyển thơ của nhà thơ Minh Huệ: Đêm nay Bác không ngủ, Nắng Nghệ An trò chuyện với Mây Việt Bắc, ... -
Ta biết đến nhà thơ Hồng Nguyên với nhiều tác phẩm như: Nhớ, Hồn thơ Việt Nam, Những khẩu hiệu trong đêm, Đời anh nông dân vô Nam, ...
Nổi trội lên hẳn và được nhiều người biết đến là bài thơ "Nhớ"
"Đằng nớ có vợ chưa
Đằng nớ?
Tớ còn chờ độc lập"
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Lòng ước mong ngày độc lập luôn hằn sâu tâm trí của nhà thơ cũng như đồng đội của nhà thơ này. Chúng ta có thể nói Hồng Nguyên là nhà thơ cách mạng bình dị và chân thành. -
Nhà thơ Lê Anh Xuân luôn gửi gắm tình yêu quê hương đất nước vào những vần thơ của mình. Những tác phẩm của nhà thơ luôn được độc giả yêu mến và thuộc lòng. Một trong những sáng tác đi vào lòng người đó chính là tác phẩm "Dáng đứng Việt Nam".
Những câu thơ vang vọng, anh dũng và bất khuất, đề cao cũng như tôn vinh một thế hệ cha anh.
"Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng"
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Trong suốt sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Lê Anh Xuân đã để lại những tác phẩm tuyệt vời như: Không có đâu như ở miền Nam, Nguyễn Văn Trỗi, Giữ đất, ... -
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc.
Sinh thời, Bác Hồ không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và Người cũng không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ hay nghệ sỹ mặc dù Bác rất yêu văn thơ và cũng rất đỗi tài hoa. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với lòng yêu nước cháy bỏng, Bác đã quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc và trên con đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy, Người nhận ra rằng, văn chương cũng có thể là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Người đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngoài ý muốn của mình. Chính Bác đã từng viết rằng:
“Ngâm thơ ta vốn không hamNhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”.