Top 10 Nhà kinh tế học có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại

Huyền Trang 1805 0 Báo lỗi

Kinh tế học ngày càng có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà kinh tế học cũng đang có sức ảnh hưởng tới ... xem thêm...

  1. Adam Smith được sinh ra tại Scotland được coi là cha đẻ của ngành kinh tế học. Ông là một nhà triết học cũng vừa là một nhà kinh tế chính trị học. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông và cũng là cuốn sách đầu tiên trên thế giới đề cập một cách hệ thống nhất về kinh tế học đó là cuốn "Nguồn gốc của cải của các quốc gia" được phát hành vào năm 1776. Cuốn sách này được coi là nền tảng cho các nguyên lý và chính sách kinh tế được giảng dạy ở các trường đại học và được các chính trị gia kinh tế vận dụng sau này.


    Adam Smith là người ủng hộ tự do thương mại và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các quốc gia. Ông cho rằng chính sách kinh tế bảo hộ, hàng rào thuế quan, chủ nghĩa trọng thương chỉ khiến cho kinh tế quốc gia và thế giới kiệt quệ, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân.


    Theo Adam, khi một người có xu hướng chạy theo lợi ích riêng cho cá nhân mình lại vô tình khiến cho lợi ích của cộng đồng được nâng cao, người ta gọi quan niệm này là thuyết "bàn tay vô hình". Tuy sau này, học thuyết của ông trở nên lỗi thời và lộ nhiều điểm không phù hợp trong nền kinh tế hiện đại nhưng ông vẫn được cả thế giới ngưỡng mộ và tôn vinh.

    Adam Smith (1723 – 1790)
    Adam Smith (1723 – 1790)

  2. John Maynard Keynes là một nhà kinh tế học ra đời vào năm 1883 tại nước Anh. Sau khi các học thuyết của Adam Smith trở lên nổi tiếng và đem vào vận dụng thì xuất hiện nhiều sai sót, John Keynes là người đã "vá" lại những lỗ hổng này. Nếu thuyết "bàn tay vô hình" và kinh tế thị trường được thả lỏng và tự do tuy khiến kinh tế phát triển nhưng sẽ nảy sinh nhiều bất cập về mặt xã hội, môi trường,... nơi mà loài người chỉ biết chạy theo đồng tiền và lợi ích cá nhân.


    John Keynes đề cao ảnh hưởng của các chính phủ trong việc kiểm soát và can thiệp vào hoạt động kinh tế. Ông cho rằng, chính phủ sẽ là cơ quan đảm bảo ổn định kinh tế, giảm thiểu những cuộc bùng nổ hay suy thoái kinh tế. Chính phủ sẽ đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội và đảm bảo môi trường sống.


    Học thuyết của ông được chứng minh là đúng đắn khi giảm những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929. Gần đây, những chính sách kinh tế của ông vẫn được những chính trị gia đưa ra vận dụng và vẫn đạt hiệu quả. Ông được coi là cha đẻ của bộ môn kinh tế học vĩ mô và là nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế kỷ 20.

    John Maynard Keynes (1883 – 1946)
    John Maynard Keynes (1883 – 1946)
  3. Milton Friedman ra đời vào ngày 31 tháng 7 năm 1912, là một nhà kinh tế học nổi tiếng hàng đầu của Mỹ, ông cũng là người đem về giải thưởng Nobel kinh tế học danh giá vào năm 1976 cho đất nước mình. Ông là người có đóng góp to lớn cho nền kinh tế thế giới với những nghiên cứu liên quan đến phân tích chi tiêu của người tiêu dùng, giải thích chi tiết và làm đơn giản hóa những chính sách ổn định kinh tế phức tạp, đặt nền móng cho nghiên cứu về lịch sử tiền tệ.


    Là người ủng hộ chính sách kinh tế thị trường tự do, ông chỉ ra những bất lợi khi nhà nước can thiệp quá sâu và sự hoạt động của kinh tế. Ông là người sáng lập lên trường phái kinh tế trọng tiền, có mặt trong ban nghiên cứu chiến tranh của chính phủ Mỹ và là giáo sư kinh tế học của Đại học Chicago. Sau hơn 30 năm giảng dạy tại đây ông cũng cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu có tính ứng dụng khác và là thầy dạy của rất nhiều người đoạt giải Nobel kinh tế học sau này.

    Milton Friedman (1912 – 2006)
    Milton Friedman (1912 – 2006)
  4. Jan Tinbergen sinh ra vào tháng 4 năm 1903 tại Hà Lan và đoạt giải Nobel kinh tế học vào năm 1969 vì việc phát triển và ứng dụng mô hình hóa các hoạt động kinh tế.


    Ông là người đặt nền móng trong lĩnh vực toán kinh tế, đưa bộ môn kinh tế học trở lên khoa học hơn. Đóng góp này của ông làm cho các hoạt động kinh tế tưởng chừng như ngẫu nhiên và khó dự đoán trở lên khoa học và có thể dự đoán qua thống kê hơn. Các phương pháp này của ông hiện nay vẫn được sử dụng và được giảng dạy tại các trường đại học kinh tế trên toàn thế giới.

    Jan Tinbergen (1903 – 1994)
    Jan Tinbergen (1903 – 1994)
  5. John Forbes Nash Jr. sinh vào ngày 13 tháng 6 năm 1928 tại bang Virginia, Hoa Kỳ. Nếu bạn là một sinh viên ngành kinh tế học chắc chắn bạn sẽ được nghe qua "lý thuyết trò chơi" và điểm cân bằng Nash đây là một trong những công trình nghiên cứu lớn và nổi tiếng nhất của ông.


    Mới đầu tìm hiểu về "lý thuyết trò chơi" nhiều người sẽ nghĩ nó rất bình thường và không có tính ứng dụng cao trong cuộc sống chưa kể đến ứng dụng trong kinh tế học. Tuy nhiên, vào khoảng 20 năm trở lại đây người ta mới khám phá được hết ứng dụng của lý thuyết này và áp dụng vào nhiều ngành từ kinh tế, quản lý đến khoa học xã hội. Không những thế ông còn có đóng góp rất to lớn trong ngành trí tuệ nhân tạo, kinh tế chính trị và kế toán.


    Ông nhận được giải Nobel kinh tế vào năm 1994 cùng với hai người đồng nghiệp khác và được vinh danh là một trong những người đạt giải Nobel có đóng góp lớn lao nhất cho sự phát triển của nhân loại.

    John Forbes Nash, Jr. (1928 – 2015)
    John Forbes Nash, Jr. (1928 – 2015)
  6. Muhammad Yunus là một nhà kinh tế học nổi tiếng sinh vào 28 tháng 6 năm 1940 tại Bangladesh. Ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ tư chất và trí tuệ vượt trội, lớn lên ông được nhận học bổng chính phủ Fulbright danh giá và theo học tại đại học Vanderbilt của Mỹ. Sinh ra tại một đất nước đang phát triển sau được học tập tại một quốc gia phát triển ông là người thấu hiểu hơn ai hết nỗi khó khăn của những người lao động nghèo khi khao khát thoát nghèo cải thiện cuộc sống nhưng lại không có cơ hội.


    Từ đó, ý tưởng về ngân hàng Grameen ra đời, đây là nơi sẽ cho những người nghèo vay với khoản tín dụng nhỏ (tín dụng vi mô) với lãi suất thấp và hầu như không phải thế chấp. Khách hàng của ngân hàng này phần lớn là người lao động nghèo và phụ nữ, ông đã mở ra cánh cửa cho người yếu thế trong xã hội có cơ hội thoát nghèo và được học tập.


    Năm 2006, ý tưởng về ngân hàng Grameen đã đem về cho ông giải thưởng Nobel danh giá. Mô hình ngân hàng của ông được ứng dụng ở nhiều quốc gia đang phát triển khác.

    Muhammad Yunus (1940)
    Muhammad Yunus (1940)
  7. "Bao giờ thì nên phá nhà băng?", "Giáo viên phổ thông và đô vật Sumo có điểm chung gì?,... đó là những câu hỏi tưởng chừng rất không liên quan đến kinh tế học nhưng Steven D. Levitt đã dùng những kiến thức về kinh tế để giải thích chúng. Steven D. Levitt là nhà kinh tế học trẻ tuổi người Mỹ, khi chưa tròn 40 tuổi anh đã được nhận giải thưởng John Bates Clark.


    Tác phẩm nổi tiếng "Kinh tế học hài hước" của anh đạt bestseller của New York Times với hơn 4 triệu bản phát hành và dịch ra hơn 35 thứ tiếng. Đây có lẽ là người đem đến cách mạng cho ngành kinh tế học, với những nhà kinh tế trước đây chỉ xem xét kinh tế học dưới con mắt khoa học thì John Bates Clark đã đưa kinh tế học trở lên gần gũi và có tính ứng dụng trong cuộc sống thường ngày.

    Steven D. Levitt (1967)
    Steven D. Levitt (1967)
  8. Warren Edward Buffett là một nhà kinh tế, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, ông sinh vào ngày 30 tháng 8 năm 1930 tại tiểu bang Nebraska, Mỹ. Tính tới thời điểm hiện tại ông được đánh giá là nhà đầu tư thành công nhất và là người giàu thứ 2 thế giới với tài sản khoảng 70 tỉ USD (sau Bill Gates).


    Ông là người đặt nền móng và phát triển những tư duy, lý thuyết về đầu tư, quản lý tài chính hiện đại. Không những thế ông được biết đến là nhà từ thiện hào phóng và lối sống giản dị đến khó tin.
    Hiện nay, hầu hết những nhà đầu tư, chứng khoán trên thế giới đều chịu ảnh hưởng từ những kiến thức của ông.

    Warren Buffett (1930)
    Warren Buffett (1930)
  9. Alfred Marshall là nhà kinh tế học người Anh, ông sinh ra tại London vào ngày 26 tháng 7 năm 1842. Tuy không được nổi tiếng như những nhà kinh tế học khác trong danh sách này nhưng đóng góp của ông không thể phủ nhận và còn được ứng dụng cho tới tận ngày nay.


    Khi kinh tế học vừa ra đời bởi sáng tạo của Adam Smith, người ta vẫn nghĩ rằng đây là một quan niệm về triết học cho tới khi Alfred Marshall nỗ lực đưa toán học vào kinh tế học để biến ngành này trở thành ngành khoa học thực sự.


    Sau hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu, ông cho ra đời cuốn sách "Principles of Economics" đây được coi là cuốn sách mà bất cứ người nào bước chân vào ngành đều phải đọc qua. Cho tới giờ tác phẩm này đã được xuất và tái bản rất nhiều lần và vẫn được sử dụng làm giáo trình không thể thiếu ở trường đại học trên toàn thế giới.

    Alfred Marshall (1842 - 1924)
    Alfred Marshall (1842 - 1924)
  10. Karl Heinrich Marx FRSA (tiếng Đức: [maʁks]; 5 tháng 5 năm 1818 – 14 tháng 3 năm 1883) là một nhà triết học, nhà kinh tế, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo, nhà phê bình kinh tế chính trị và nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa người Đức. Các tựa sách nổi tiếng nhất của ông là cuốn sách nhỏ năm 1848 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và bốn tập Das Kapital (1867–1883). Tư tưởng chính trị và triết học của Marx có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử trí tuệ, kinh tế và chính trị sau này. Tên của ông đã được sử dụng như một tính từ, một danh từ và một trường phái lý thuyết xã hội.

    Sinh ra ở Trier, Đức , Marx học luật và triết học tại các trường đại học Bonn và Berlin . Ông kết hôn với nhà phê bình sân khấu và nhà hoạt động chính trị người Đức Jenny von Westphalen vào năm 1843. Do các ấn phẩm chính trị của mình, Marx trở thành người không quốc tịch và sống lưu vong cùng vợ con ở London trong nhiều thập kỷ, nơi ông tiếp tục phát triển tư tưởng của mình với sự hợp tác của nhà triết học người Đức Friedrich Engels và xuất bản các bài viết của ông, nghiên cứu tại Phòng đọc Bảo tàng Anh.

    Các lý thuyết phê bình của Marx về xã hội, kinh tế và chính trị, được gọi chung là chủ nghĩa Mác , cho rằng xã hội loài người phát triển thông qua xung đột giai cấp. Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, điều này thể hiện trong cuộc xung đột giữa các giai cấp thống trị (được gọi là giai cấp tư sản ) kiểm soát các phương tiện sản xuất và các giai cấp công nhân (được gọi là giai cấp vô sản ) sử dụng các phương tiện này bằng cách bán sức lao động của họ trong trả lại tiền công. Sử dụng một cách tiếp cận quan trọng được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx dự đoán rằng chủ nghĩa tư bản tạo ra những căng thẳng nội tại giống như các hệ thống kinh tế xã hội trước đây và những căng thẳng này sẽ dẫn đến sự tự hủy diệt của nó và bị thay thế bởi một hệ thống mới được gọi là phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đối với Marx, những đối kháng giai cấp dưới chủ nghĩa tư bản - một phần do tính chất không ổn định và dễ xảy ra khủng hoảng của nó - sẽ dẫn đến sự phát triển ý thức giai cấp của giai cấp công nhân, dẫn đến việc họ chinh phục quyền lực chính trị và cuối cùng là sự thành lập một xã hội cộng sản không giai cấp được cấu thành bởi một hiệp hội tự do của các nhà sản xuất. Marx đã tích cực thúc đẩy việc thực hiện nó, lập luận rằng giai cấp công nhân nên tiến hành hành động cách mạng vô sản có tổ chức để lật đổ chủ nghĩa tư bản và mang lại sự giải phóng về kinh tế xã hội.

    Marx đã được mô tả là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại, và tác phẩm của ông đã được cả ca ngợi và chỉ trích. Công trình của ông về kinh tế đã đặt cơ sở cho một số lý thuyết hiện nay về lao động và mối quan hệ của nó với vốn. Nhiều trí thức, liên đoàn lao động, nghệ sĩ và các đảng chính trị trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi tác phẩm của Marx, thường sửa đổi hoặc điều chỉnh ý tưởng của ông. Marx thường được coi là một trong những kiến trúc sư chính của khoa học xã hội hiện đại.

    Karl Marx (1818 – 1883)
    Karl Marx (1818 – 1883)



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |