Top 19 Nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới

Phương Phương 71372 0 Báo lỗi

Các nhà khoa học là những người rất quan trọng đối với nhân loại. Nhờ có những phát minh, công trình nghiên cứu của họ mà thế giới mới phát triển như ngày nay. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Aristotle

    Aristotle sinh năm 384 trước Công Nguyên tại Stagira. Là nhà triết học vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại, người có kiến thức rộng lớn trong lĩnh vực khác nhau. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong vật lý, thi ca, động vật học, logic, hùng biện, chính trị, chính quyền, đạo đức, và sinh học của nền văn minh con người thời cổ đại.

    Tư tưởng chính mà ông hướng tới là Triết học Aristoteles, Tam đoạn luận, Học thuyết về tâm hồn, Luân lý học đức hạnh theo trường phái : Trường Peripatetic, Chủ nghĩa Aristoteles. Cả một đời cống hiến tri thức của mình cho nhân loại, ông đã đào tạo ra một học sinh vượt trội là Alexander Đại Đế - Vị vua tài ba nhưng tàn nhẫn.

    Cha ông, Nicomachus từng một bác sĩ cho vua Amyntas III của tòa Macedon và nhiều người trong gia đình ông cũng giữ những chức vụ to lớn trong hoàng cung. Những lí lẽ và lập luận của ông đã trị vì trong tư tưởng của con người thời cổ đại một thời gian dài cho tới khi nền khoa học hiện đại phát triển. Triết gia vĩ đại này đã qua đời năm 322 trước Công Nguyên tại Eubouea, Đế chế Macedonia, ở thời điểm đó, ông chỉ hưởng dương 62 tuổi.

    Aristotle
    Aristotle
    Aristotle
    Aristotle

  2. Chắc chắn chúng ta không còn ai lạ lẫm gì với giai thoại quả táo rơi xuống đầu giúp Newton đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn. Isaac Newton ( 1643-1727 ) Cựu Giám đốc điều hành Sở Đúc tiền Hoàng gia Anh sinh ra trong một gia đình nông dân tại Anh sau đó được gửi lên thành phố để học tiếp trở thành một luật sư. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc Newton cũng bị cuốn hút bởi toán học, quang học và cả thiên văn học.

    Ông rất tài năng và đã đặt ra được những nền tảng cơ bản nhất cho vật lý mọi thời đại. Tuy nhiên ông không chỉ là một nhà vật lý tài năng mà còn là một nhà thiên văn học, triết học, toán học và giả kim. Những thành tựu ông để lại được coi là cực kì quan trọng, nền tảng của cơ học cổ điển của ông đã thống trị các quan niệm về vật lý khoa học trong suốt 3 thế kỉ tiếp theo thời kì đó. Trong toán học, ông và Leibniz đã cùng nhau phát triển phép tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Nhiều đánh giá khác cho rằng, chính Newton chứ không phải Einstein mới là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học.

    .

    Sir Isaac Newton
    Sir Isaac Newton
    Sir Isaac Newton
    Sir Isaac Newton
  3. Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei hay còn được biết đến là Galileo ( 1564-1642, Ý ) được coi là một trong người có những đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của khoa học. Có một điều chắc chắn rằng Galileo là người đầu tiên có thể giúp khoa học để đi ra khỏi xu hướng của Aristotle. Ông là nhà vật lý, nhà thiên văn học, và triết gia. Và đóng góp nổi tiếng nhất của ông là phát minh ra kính viễn vọng.


    Ông cũng được coi là cha đẻ của thiên văn học, cha đẻ của vật lý và là cha của khoa học. Ông sinh ra trong một nhà toán học với cha ông là Vincenzo Galilei và mẹ là Giulia Ammannati ở Ý nên được tiếp xúc với toán học từ rất sớm. Ông là nhà khoa học đầu tiên chứng minh các thí nghiệm bằng định lượng mà kết quả nhận được được dựa trên toán học. Tuy nhiên, ông đã phải chịu đựng rất nhiều chỉ trích từ dư luận cho lý thuyết của ông.

    Galileo Galilei
    Galileo Galilei
    Galileo Galilei
  4. Charles Robert Darwin ( 1809-1882, Vương Quốc Anh ) là nhà sinh học lỗi lạc và là nhà khoa học gây nhiều tranh cãi nhất thế giới. Ông đã sáng tác ra tác phẩm "Nguồn gốc các loài bằng các phương tiện của chọn lọc tự nhiên", cuốn sách mà đã làm cho Darwin bất tử trong lịch sử thế giới. Cuốn sách này đã thay đổi quá trình của khoa học cơ bản.


    Darwin đã đi đến các bộ phận khác nhau của thế giới và tiến hành nghiên cứu sâu rộng. Lý thuyết của ông về nguồn gốc của con người gây ra tranh cãi rộng rãi. Darwin nói rằng con người đã tiến hóa qua nhiều thay đổi và sự sống là một trong yếu tố quan trọng trong sự phát triển của thế giới động vật. Những kết quả nghiên cứu của Darwin vẫn còn gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trong số những người ủng hộ và phản đối ông lúc bấy giờ. Tuy nhiên, chân lý là không thể phá vỡ, ông đã đạt được những thành tựu nhất định như giải thưởng Thành viên Hội Hoàng Gia, Huy chương Copley, Huy chương Wollaston, Huân chương Hoàng gia.

    Charles Robert Darwin
    Charles Robert Darwin
    Charles Robert Darwin
  5. Albert Einstein ( 1879-1955 ) là nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ XX và nhà vật lý đáng chú ý nhất từ trước đến giờ. Người ta đã nói rằng ông đã bị khuyết tật trong thời thơ ấu của mình khi ông không thể nói cho đến khi lên ba và không thể đọc được cho đến khi ông lên tám. Người đầu tiên trong danh sách là nhà vật lý Albert Einstein, ông sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết tương đối tổng quát.


    Mặc dù vậy, Albert Einstei cũng đã trở thành người chiến thắng giải thưởng cao quý cho những đóng góp của mình về Vật lý học. Ông đã nhận giải Nobel Vật lý năm 1921 bởi lời giải thích về năng lượng ánh sáng và và những nghiên cứu to lớn của mình trong Vật lý. Ngoài thành tựu nổi bật này, ông còn đạt được những giải thưởng: Huy chương Matteucci (1921),Huy chương Copley (1925), Huy chương Max Planck đầu tiên (1929),The Franklin Institute Awards 1935: Albert Einstein. Lý thuyết tương đối của ông được coi là một sự phát triển cách mạng của Vật lý.

    Albert Einstein
    Albert Einstein
    Albert Einstei
  6. Thomas Edison ( 1847-1931, Hoa Kỳ ) là nhà phát minh vĩ đại bởi ông đã có hơn 1000 bằng sáng chế và phát minh của mình trong các lĩnh vực khác nhau được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Phát minh đầu tiên của ông là một chiếc máy điện báo, nhưng phát minh nổi trội mang danh tiếng của Edison vang xa là máy quay đĩa năm 1877. Đến năm 1880, Edison đăng ký bằng sáng chế. Và kể từ đó, không quá khoa trương khi phải thốt lên rằng: nhân loại đã bước sang một trang mới. Ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thế giới trong thế kỷ XX.


    Trong cuộc sống ban đầu của mình, ông đã được cho là có khuyết tật học tập và ông không thể đọc cho đến khi ông được mười hai tuổi và sau này chính ông thừa nhận rằng ông đã trở nên điếc sau khi kéo một chiếc xe lửa bằng đôi tai của mình. Thomas Edison lần đầu tiên được thế giới biết đến khi ông phát minh ra hệ thống điện tín. Ông cũng là người có những đóng góp to lớn trong việc phát minh ra micro điện thoại và bóng đèn sợi đốt.

    Thomas Edison
    Thomas Edison
    Thomas Edison
  7. Bá tước Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta (1745-1827, Ý) là nhà vật lý người Ý và ông được biết đến với những đóng góp cho sự phát triển của pin điện và phát hiện ra khí methan. Nhà khoa học nhân từ này cũng được coi là một trong những người sáng lập của thời đại điện. Bố mẹ ông gửi ông đến trường với mong muốn ông trở thành một Luật gia.

    Là một người lỗi lạc trong khoa học vật lý, ông đã sáng tác một quyển sách mang tên "Del modo di rendere sensibilissima la più debole eletricità sia naturale, sia artificiale. Of the method of rendering very sensible the weakest natural or artificial Electricity". Quyển sách đúc kết tất cả các giá trị cốt lõi trong một đời học tập, làm việc và nghiên cứu của Alessandro Volta. Giải thưởng nổi tiếng như: Bắc Đẩu Bội Tinh, Huy chương Copley ( 1794 ).


    Ông cũng đã giảng dạy tại Đại học Pavia hơn 25 năm. Sau đó vào năm 1800, ông đã phát minh ra pin và bắt đầu làm việc để phát triển các bóng đèn điện. Hoàng đế Áo vinh danh đặt tên ông là giáo sư Triết học tại Padova. Bên cạnh đó, đơn vị của hiệu điện thế, "Vôn" đã được lấy từ tên ông như một sự biết ơn với những đóng góp to lớn của nhà vật lý này.

    Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta
    Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta
    Bá tước Alessandro Giuseppe Antonio Anastasio Volta
  8. Tiếp theo trong danh sách là một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp – Louis Pasteur (1822-1895, Pháp). Ông là một trong những người có đóng góp to lớn nhất trong lĩnh vực y khoa khi lần đầu tiên giới thiệu các lý thuyết về mầm bệnh. Đây được coi là cơ sở của ngành vi sinh hiện nay. Lĩnh vực của ông là vi sinh vật học. Có một điều thú vị rằng ông chưa bao giờ chính thức học Y khoa mà ngành học của ông là Văn và Toán. Sau này, ông có theo học cả Hóa Học, Vật Lý.


    Ông đã phát hiện ra một số khái niệm về các loại vi khuẩn và có thể chứng minh rằng virus không thể phát hiện được qua kính hiển vi. Và đóng góp quan trọng của Pasteur tiệt trùng kiểu Pasteur, một trong những phương pháp diệt vi khuẩn hiện đại nhất thời bấy giờ. Ông chắc chắn là nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trong Khoa học - Y tế. Có thể nói rằng, Louis Pasteur là nhà khoa học hiếm hoi trong lịch sử tinh thông về mảng Y học, cứu rỗi nhân loại.

    Louis Pasteur
    Louis Pasteur
    Louis Pasteur
  9. Sir Jagadish Chandra Bose ( 1858-1937 ) - Ông là nhà khoa học nổi tiếng Bengali đầu tiên và là một trong những người đã có đóng góp quan trọng trong việc phát minh ra vô tuyến và vi sóng quang học. Ông sinh ra ở Mymensingh ở Bengal, Bangladesh. Học ở trường Hare ở Kolkata và sau đó ông đã nhận bằng cử nhân từ Đại học Calcutta. Bose đã đi đến nước Anh và có bằng cử nhân của Đại học Cambridge và một bằng cử nhân từ Đại học London. Sau khi trở về nước, ông bắt đầu giảng dạy Vật lý tại trường Cao đẳng với chức vụ chủ tịch tại Kolkata. Bose là người đầu tiên mang khoa học về với đất nước Ấn Độ.


    Đây là một nhà khoa học Ấn Độ vĩ đại. Ông vừa là nhà vật lý, sinh vật học, thực vật học, khảo cổ học lừng danh thế giới. Ông đã có những thành công lớn đối với radio và lò vi sóng. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sỹ vào năm 1917.

    Sir Jagadish Chandra Bose
    Sir Jagadish Chandra Bose
    Sir Jagadish Chandra Bose
  10. Sau Albert Einstein, người ta không hi vọng có thêm một thiên tài khoa học xuất chúng xuất hiện trong thế kỉ 20 nữa. Tuy nhiên, Stephen Hawking ( 1942-2018) đã xuất hiện và trở thành điểm sáng. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả của nhiều công trình khoa học tiêu biểu là lý thuyết kì dị hấp dẫn và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ.


    Hawking cũng nổi tiếng với việc viết những cuốn sách phổ biến khoa học trong đó ông thảo luận lý thuyết của ông cũng như vũ trụ học nói chung: cuốn “Lược sử thời gian”; " Lý thuyết về tất cả mọi thứ "; " Bản thiết kế vĩ đại ";.... Ông cũng là Giáo sư Toán học Lucasian tại Đại học Cambridge. Tuy nhiên, Hawking bị một căn bệnh hiểm nghèo và chỉ có thể giao tiếp qua một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói.

    Stephen Hawking
    Stephen Hawking
    Stephen Hawking
  11. Marie Skłodowska Curie ( 1867-1934 ) là một nhà vật lý và hóa học người Ba Lan-Pháp, nổi tiếng về việc nghiên cứu tiên phong về tính phóng xạ. Bà là người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, Vật lý và Hóa học. Marie Curie là giảng viên đại học nữ đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne), và vào năm 1995 thi thể của bà được mai táng tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.


    Năm 1895, bà kết hôn với chồng là ông Pierre Curie, cả hai vợ chồng cùng làm nên kỳ tích với những nghiên cứu bất phàm. Năm 1896, Marie Curie đã phát hiện ra chất phóng xạ (được tìm thấy bởi các thuộc tính của tia X) và đưa ra kỹ thuật cô lập các chất đồng vị. Đồng thời, bà và chồng mình là Pierre Curie đã phát hiện hai nguyên tố phóng xạ radium và polonium. Tuy nhiên, không may sau đó chồng bà - Pierre Curie đã qua đời vào năm 1906.

    Marie Curie
    Marie Curie
    Marie Curie
  12. Nikola Tesla ( 1856-1943 ) là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Ông sinh ra ở Smiljan lúc đó thuộc Đế quốc Áo, sau này trở thành công dân Hoa Kỳ vào khoảng tuổi 30. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Có thể nói, nhà phát minh Tesla là tiền đề cho thời đại 4.0 hiện nay, các thành tựu của ông được lưu truyền để làm nền tảng cho thế hệ sau này phát triển và cải biến.


    Các phát minh của Tesla và các công trình lý thuyết đã làm nên cơ sở của hệ thống phát điện xoay chiều, bao gồm cả hệ thống phân phối điện nhiều pha và động cơ điện xoay chiều, giúp tạo ra Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Tesla đã nghiên cứu bằng sáng chế một hệ thống chiếu sáng hồ quang. Hệ thống mới của Tesla đã được chú ý nhiều hơn trên các mặt báo, diễn đàn kỹ thuật về các tính năng tiên tiến của nó.

    Nikola Tesla
    Nikola Tesla
    Nikola Tesla
  13. Otto Hahn ( 1879-1968) là một nhà hóa học và nhà khoa học đoạt giải Nobel và giải Enrico Fermi người Đức, người đi tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ và hóa học phóng xạ. Ông được coi là “cha đẻ của hóa học hạt nhân” và “người sáng lập thời đại nguyên tử”.


    Otto Hahn là một người phản đối việc tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã và sau Thế chiến II ông trở thành người vận động chống lại việc sử dụng năng lượng nguyên tử làm vũ khí. Ông trở thành chủ tịch cuối cùng của Hội Kaiser Wilhelm năm 1946 và là chủ tịch sáng lập của Hội Max Planck từ 1948 đến 1960. Năm 1959, ông đồng sáng lập Liên đoàn các nhà khoa học Đức tại Berlin, một tổ chức phi chính phủ, đã cam kết thực hiện lý tưởng khoa học có trách nhiệm. Khi làm việc để xây dựng lại nền khoa học Đức, ông đã trở thành một trong những công dân có ảnh hưởng và được kính trọng nhất của Tây Đức thời hậu chiến.

    Otto Hahn
    Otto Hahn
    Otto Hahn
  14. Michael Faraday ( 1791-1867 ) là nhà vật lý, nhà hóa học người Anh, có đóng góp trong lĩnh vực điện từ học và điện hóa học. Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông ta cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân.


    Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng. Những sáng chế của Michael Faraday về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ.

    Michael Faraday
    Michael Faraday
    Michael Faraday
  15. Alexander Fleming ( 1881-1955, Anh ) là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học. Fleming đã thi đậu vào nơi ông muốn học. Ông luôn dẫn đầu lớp trong các môn học, nhất là các môn về miễn dịch học. Khi vừa tốt nghiệp năm 1906, ông được nhận làm phụ tá cho Almroth Wright, một người đi tiên phong trong lãnh vực vắc-xin.


    Ông đã được trao Giải thưởng Nobel về Y học năm 1945 cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey về việc tìm ra và phân tách được penicillin – được coi là loại kháng sinh đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, để truyền tải nguồn tri thức của mình đến nhân loại, ông đã sáng tác quyển sách: Private Capital Flows to Developing Countries and Their Determination: Historical Perspectives, Recent Experience, and Future Prospects.

    Alexander Fleming
    Alexander Fleming
    Alexander Fleming
  16. Dmitri Ivanovich Mendeleev ( 1834-1907 ) là một nhà hoá học và nhà phát minh người Nga. Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện. Ông cũng là người phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn.


    Năm 1905, Mendeleev được bầu làm một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển. Đồng thời trong năm này ông được tặng thưởng Huy chương Copley vàng danh giá. Sau đó, Hội đồng Nobel Hoá học đã đề xuất với Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển trao Giải Nobel Hoá học năm 1906 cho Mendeleev vì phát minh ra bảng tuần hoàn của ông.

    Dmitri Ivanovich Mendeleev
    Dmitri Ivanovich Mendeleev
    Dmitri Ivanovich Mendeleev
  17. Được coi là nhà toán học vĩ đại nhất thời cổ đại, Archimedes đã phát triển kiến thức sâu rộng của mình ở các lĩnh vực toán học, vật lý và kỹ thuật, từ đó phát minh ra những thành tựu to lớn, được sử dụng rộng rãi trong máy móc sản xuất cũng như trong các công trình xây dựng và thủy lợi. Sinh năm 287 TCN, Archimedes là một trong số ít những nhà khoa học xuất sắc cả về lý thuyết lẫn thực hành.


    Ông là người đặt nền móng cho khoa học tính toán. Và cũng đạt được nhiều thành tựu về hình học, tĩnh học, vật lý, trong đó nổi bật nhất là định luật Acsimet về sự cân bằng chất lỏng và lý thuyết về đòn bẩy với câu nói nổi tiếng “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể di chuyển cả trái đất”. Ngoài ra, ông còn được biết đến với thành tựu nghiên cứu Thủy tĩnh học - là một ngành học của thủy lực chuyên nghiên cứu về chất lỏng trong trạng thái tĩnh. Mặc dù phần lớn các công trình của ông bị đốt cháy trong thư viện Alexandria, nhưng những ảnh hưởng của nó đến khoa học hiện đại là vô cùng to lớn.

    Archimedes
    Archimedes
    Archimedes
  18. Leonardo da Vinci ( 1452-1519 ) nổi tiếng là một họa sĩ xuất sắc, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, nhà toán học, kỹ sư, nhà phát minh, nhà giải phẫu học, nhà địa chất, nhà địa lý học, nhà thực vật học và nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ Phục Hưng. Người ta biết đến Leonardo da Vinci nhiều nhất với vai trò là thiên tài hội họa, 2 tác phẩm Mona LisaThe Last Supper trở thành những bức họa kinh điển nhất mọi thời đại.


    Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép, cùng nhiều sáng chế khác. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rải rác trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học và bút ký.

    Leonardo da Vinci
    Leonardo da Vinci
    Leonardo da Vinci
  19. James Clerk Maxwell một nhà toán học, vật lý học người Scotland. Thành tựu nổi bật nhất của ông đó là thiết lập lên lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, mà đã lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học, và ánh sáng như là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được gọi là "lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý" sau lần thống nhất bởi Isaac Newton.


    Maxwell cho rằng ánh sáng là một dạng dao động sóng trong cùng một môi trường mà là nguyên nhân gây các các hiện tượng điện và từ. Sự thống nhất của ánh sáng với các hiện tượng điện đã đưa đến tiên đoán tồn tại sóng vô tuyến. Maxwell đóng vai trò trong việc phát triển phân phối Maxwell–Boltzmann, một phương pháp thống kê miêu tả các đặc điểm của thuyết động học chất khí. Ông là người đầu tiên đưa ra phương pháp tạo ra ảnh màu bền lâu vào năm 1861 và ông có những công trình nền tảng trong lý thuyết phân tích độ cứng của hệ khung liên kết bởi các nút và thanh (khung giàn) như ở kết cấu cầu.

    James Clerk Maxwel
    James Clerk Maxwel
    James Clerk Maxwell



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |