Top 6 Nguyên nhân và dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Hoàng Thanh 25 0 Báo lỗi

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh thường gặp ở vùng đầu, mặt, cổ ở cả nam và nữ giới, bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến ... xem thêm...

  1. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng có hình con bướm ở vùng cổ của và nó sản xuất ra hormone giúp điều hoà chuyển hoá các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.


    Các nốt – nhân hay còn gọi là u tuyến giáp là các tổn thương khá thường gặp trong nhu mô giáp (~50-60%) và có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp. Khoảng ~95% u tuyến giáp là lành tính và 5% là u ác tính hay ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp là một trong những ung thư thường gặp nhất của hệ nội tiết. Vì vậy việc phát hiện – chẩn đoán sớm và được điều trị đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao.


    Bệnh u tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung ở trước cổ, dưới đáy họng. Khối này làm thay đổi hệ thống sức khỏe tuyến giáp, thay đổi chức năng cả vùng và ảnh hưởng đến cả cơ thể. Tùy thuộc vào kết quả cận lâm sàng: sinh thiết, hình ảnh chụp chiếu… mà u tuyến giáp có thể là các khối lành tính hoặc ác tính – ung thư tuyến giáp. Đa số các trường hợp là u lành tính, chỉ có khoảng 4 – 7% u ác tính. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ.

    U tuyến giáp gây khó chịu cho cuộc sống người bệnh
    U tuyến giáp gây khó chịu cho cuộc sống người bệnh
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa

  2. U tuyến giáp lành tính là các khối u hình thành trong tuyến giáp, ở thể rắn hoặc lỏng. Có đến 95% các trường hợp là lành tính, bao gồm các dạng: viêm tuyến giáp, u dạng tuyến giáp, u nang tuyến giáp và u bướu đa nhân.


    Nguyên nhân gây u lành tuyến giáp

    Bệnh u tuyến giáp lành tính có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

    • Chế độ ăn thiếu hụt iod, hình thành các bướu giáp nhân.
    • Các mô tuyến giáp tăng sinh quá mức khiến các u lành phát triển nhanh chóng.
    • Hình thành u lành do các nang giáp
    • Bệnh viêm tuyến giáp mãn tính dẫn đến các bướu nhân
    • Các bướu giáp đa nhân nhỏ, hình thành các khối u lớn trong tuyến giáp

    Các biểu hiện của u lành tuyến giáp
    U lành tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ rệt. Thậm chí, khối u xuất hiện và biến mất trong một thời gian mà bệnh nhân không cảm nhận được. Khi khối u phát triển lớn, người bệnh có thể tự cảm nhận, sờ thấy hoặc nhận thấy các biểu hiện như:

    • Sờ thấy khối u bướu nổi trên vùng cổ, không đau.
    • Vùng cổ sưng lên, to bằng quả trứng gà, quả ổi hoặc thậm chí là to hơn.
    • Khối u đè vào khí quản, thực quản gây ra triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn.
    • Trong một số trường hợp khối u lành tính tuyến giáp sản sinh ra hormone T3, T4 nhiều hơn bình thường. Khi đó, bệnh biểu hiện thành cường giáp:
    • Người bệnh giảm cân nhanh chóng, không rõ nguyên nhân
    • Tăng tiết mồ hôi
    • Run tay khi làm việc, sinh hoạt.
    • Tim đập nhanh, loạn nhịp
    • Cảm giác buồn nôn bất chợt.

    Điều trị u lành tuyến giáp

    Bệnh u giáp lành tính không nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Bệnh nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ nội tiết khuyên theo dõi bệnh vì có thể khối u sẽ tự biến mất. Bệnh nhân cần tái khám đều đặn để theo dõi sự phát triển của khối u. Nếu khối u nhỏ đi, bệnh nhân sẽ được theo dõi tiếp và không cần can thiệp. Nếu khối u to lên hoặc không có dấu hiệu nhỏ đi, khi đó cần có sự giúp đỡ của các bác sĩ.


    Nếu khối u chưa lớn, bác sĩ nội tiết sẽ chỉ định bằng thuốc levothyroxine ((Levoxyl, Synthroid,…) một dạng tổng hợp thyroxin chiết xuất dạng viên, có tác dụng kích thích nhiều hormone tuyến giáp, hạn chế sản sinh TSH của mô tuyến giáp. Tuy nhiên, biện pháp này cần được cân nhắc hiệu quả.


    Ngoài ra, phương pháp phổ biến nhất khi điều trị bệnh u tuyến giáp lành tính là phẫu thuật. Áp dụng khi u lớn và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, ăn uống. Các khối u lớn, u đa nhân, u chưa xác định lành tính hay ác tính đều cần phải phẫu thuật.

    U tuyến giáp lành tính
    U tuyến giáp lành tính
    U tuyến giáp gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe
    U tuyến giáp gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe
  3. U tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp, là bệnh tuyến giáp ác tính. Bệnh chỉ chiếm khoảng 5 – 7% trong tổng số các bệnh u giáp. Bệnh có 4 dạng chính:

    • Ung thư tuyến giáp thể nhú
    • Ung thư tuyến giáp thể nang
    • Ung thư tuyến giáp thể tủy
    • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
      Trong đó, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là nguy hiểm nhất và có tỉ lệ tử vong cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể di căn đến gan, tim, phổi, xương gây nguy hiểm tính mạng.

    Nguyên nhân gây u tuyến giáp ác tính

    Sự bất thường của tế bào trong quá trình phân chia, sinh ra các tế bào dị vật. Một số các yếu tố gây ra tình trạng này là:

    • Rối loạn chức năng miễn dịch, cơ thể bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn… Hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tuyến giáp như viêm, ung thư.
    • Người mắc các bệnh giáp lành tính như bướu tuyến giáp, cường giáp, suy giáp, suy giảm hormone tuyến giáp… Nếu không được điều trị sớm dẫn đến ung thư.
    • Các chất phóng xạ ảnh hưởng lên các tế bào tuyến giáp, gây tác động lên quá trình phân chia sinh ra khối u ác tính.
    • Chế độ ăn uống thiếu hụt i ốt làm ảnh hưởng chức năng sản xuất hormone tuyến giáp.
    • Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hóa.
    • Những người phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.

    Dấu hiệu nhận biết u ác tính
    Khi mắc bệnh u tuyến giáp ác tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

    • Xuất hiện một khối u ở cổ, to dần lên nhanh chóng. U di động theo nhịp thở, gây ra hiện tượng đau cơ ở vùng lân cận.
    • Sờ có hạch lớn nổi ở vùng cổ
    • Khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau do khối u chèn ép.
    • Da cổ thâm sẫm màu, chảy máu hoặc sùi loét.
    • Người bệnh khàn tiếng trong thời gian dài, một số trường hợp mất tiếng hoàn toàn.
    • Triệu chứng ho mãn tính, không kèm theo sốt, đờm.

    Điều trị u ác tính tuyến giáp
    Với bệnh u tuyến giáp ác tính như ung thư tuyến giáp, người bệnh khi có các dấu hiệu trên cần phải đi khám ngay lập tức để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh di căn. Các phương pháp điều trị như:

    • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần tuyến giáp nhằm loại bỏ khối u.
    • Dùng thuốc levothyroxine hormone – cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp bị thiếu hụt. Đồng thời, ngăn chặn sự sản xuất hormone kích thích tuyến giáp TSH trong tuyến yên sau phẫu thuật.
    • Điều trị xạ trị bằng I-131 nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.
    • Điều trị xạ trị bằng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư.
    • Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị hóa trị bằng cách truyền hóa chất vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này thường có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định.
    U tuyến giáp ác tính
    U tuyến giáp ác tính
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
  4. Nếu bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ u tuyến giáp ở trên (cổ to, khàn tiếng, ho kéo dài, nuốt nghẹn, nuốt khó, nổi hạch, gầy sút cân....), bạn có thể thực hiện tự kiểm tra vùng cổ của mình tại một cách đơn giản và dễ dàng tại nhà để phát hiện sớm u cục hoặc các vấn đề về tuyến giáp.


    Tất cả những gì bạn cần là một chiếc gương và một cốc nước. Hãy quan sát kĩ vùng cổ trước dưới của bạn, sau đó bạn hơi ưỡn nhẹ đầu và cổ ra sau và uống một ngụm nước, nuốt và quan sát vùng cổ của bạn.


    Tiếp theo, quan sát và nhìn xem có bất cứ khối nào lồi lên ở phía dưới yết hầu của bạn khi bạn nuốt không? Nếu bạn nhìn thấy một khối lồi lên hay vùng cổ trước dưới to hơn bình thường hoặc bạn cảm thấy có gì đó không ổn hãy tới gặp bác sĩ ngay để được khám, tư vấn và kiểm tra tuyến giáp cho bạn.

    Kiểm tra u tuyến giáp tại cơ sở y tế
    Kiểm tra u tuyến giáp tại cơ sở y tế
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
  5. Việc xác định u tuyến giáp ở giai đoạn đầu khá khó khăn bởi triệu chứng thường không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, người bệnh cần khám sàng lọc, khám tổng quát định kỳ 1 – 2 năm/lần để được phát hiện và điều trị sớm, mang đến hiệu quả cao.

    Bệnh tuyến giáp tiến triển thầm lặng. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện khi khối u đã lớn, nhìn rõ bằng mắt thường, u chèn ép gây khó nuốt, cản trở hô hấp… Đặc biệt với thể bệnh ác tính, u tuyến giáp gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh hãy thật chủ động trong thăm khám và điều trị bệnh u tuyến giáp một cách tốt nhất.

    Hình ảnh điều trị u tuyến giáp
    Hình ảnh điều trị u tuyến giáp
    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa
  6. Rau lá xanh
    Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh được khuyến khích cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì các loại rau này rất giàu magie, khoáng chất mà đây lại là những chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magie trong khẩu phần ăn của mình.


    Các loại hạt
    Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là những nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.


    Hải sản
    Để có được một tuyến giáp khỏe mạnh, các loại hải sản như tôm, cá, cua...sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tuyến giáp. Hải sản chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3... và đó là những chất giúp tuyến giáp của cơ thể khỏe mạnh hơn.


    Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B
    Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ những tổn thương tuyến giáp. Thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà lan, ngũ cốc nguyên hạt,... rất giàu vitamin B và cần được bổ sung vào chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.


    Kẽm, đồng và sắt
    Đây là các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết giúp chức năng tuyến giáp hoạt động tối ưu. Kẽm giúp tăng mức TSH. Đồng cần thiết cho việc sản sinh hormone tuyến giáp. Còn sắt lại hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả. Bổ sung các loại thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo các khoáng chất này.


    I-ốt
    Tuyến giáp của con người dùng i-ốt để tổng hợp ra các hormone tuyến giáp, vì thế việc cung cấp đủ i ốt qua bữa ăn hàng ngày giúp tuyến giáp hoạt động ổn định và giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ i-ốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao xa khu vực biển, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít i-ốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển,... rất giàu i-ốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, việc hấp thụ quá nhiều i-ốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp như gây viêm tuyến giáp làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.


    Selen
    Khoáng chất này rất cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết mức T3. Bạn nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm tự nhiên giàu selen như cá hồng, cá ngừ, gan bò, nấm, tôm, cá và các loại hạt.


    Omega-3
    Những acid béo này giúp tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp. Bổ sung acid béo Omega-3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm.

    Rau xanh rất có lợi cho sức khỏe
    Rau xanh rất có lợi cho sức khỏe
    Nên bổ sung thêm muối i-ốt trong các bữa ăn
    Nên bổ sung thêm muối i-ốt trong các bữa ăn



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |