Top 11 Nguyên nhân tăng nhãn áp

Bùi Thị Phương Thảo 37 0 Báo lỗi

Tăng nhãn áp là chứng bệnh do áp suất trong nhãn cầu mắt gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các tổn thương về thần kinh thị ... xem thêm...

  1. Bệnh tăng nhãn áp hay còn được gọi bằng các cái tên khác như cườm nước, thiên đầu thống hay glaucoma. Bên trong mắt có thuỷ dịch và các dây thần kinh thị giác có chức năng truyền hình ảnh đến não. Khi thuỷ dịch không được tiết ra ngoài đúng cách sẽ tụ lại trong mắt. Khi thuỷ dịch càng ngày càng nhiều thì áp lực trong mắt càng tăng. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác làm suy giảm thị lực hoặc mất thị giác vĩnh viễn.


    Tăng nhãn áp là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây mù loà xếp thứ 2 chỉ sau đục thuỷ tinh thể. Mục tiêu điều trị chỉ có thể làm giãn nhãn áp hoặc làm chậm quá trình suy giảm thị lực.

    Bệnh tăng nhãn áp là gì?
    Bệnh tăng nhãn áp là gì?
    Bệnh tăng nhãn áp là gì?

  2. Góc mở

    Có 4 loại bệnh tăng nhãn áp chính. Phổ biến nhất là bệnh tăng nhãn áp góc mở, ảnh hưởng đến khoảng 90% những người mắc bệnh. Nó được gọi là "góc mở" bởi vì góc thoát (góc tiền phòng) vẫn mở rộng, bị tắc nghẽn bên trong các ống thoát thủy dịch. Loại này đến từ từ bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng lúc đầu.


    Góc đóng

    Loại này đến nhanh và cần được can thiệp y tế khẩn cấp. Nó thường xảy ra với những người có góc thoát (góc tiền phòng) hẹp, đôi khi đóng hoàn toàn điều này làm chó chất lỏng (thủy dịch) không thoát ra ngoài mắt được gây nên áp lực bên trong mắt tăng lên nhanh chóng. Nếu bạn bị đau mắt nghiêm trọng, nhức đầu, buồn nôn hoặc giảm thị lực, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay lập tức để ngăn ngừa mù lòa. Bạn có thể sẽ cần phẫu thuật để mở kênh thoát nước.


    Căng thẳng mức bình thường

    Nếu bạn bị loại tăng nhãn áp này, áp lực trong mắt là bình thường, nhưng bạn vẫn bị tổn thương thần kinh thị giác. Các bác sĩ không hoàn toàn chắc chắn tại sao. Một khả năng là bạn cực kỳ nhạy cảm với việc tăng nhẹ áp lực mắt. Hoặc có thể là lưu lượng máu thấp gây ra ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị khiến áp lực mắt của bạn ở mức thấp hơn bình thường.


    Bẩm sinh
    Đây là một dạng bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Nó xảy ra khi các kênh thoát nước trong mắt không phát triển đúng cách ngay từ trong bụng mẹ. Mắt của bé có thể bị đục và trông to hơn bình thường. Phẫu thuật có thể khắc phục vấn đề. Hầu hết các bé được điều trị sớm sẽ có thị lực bình thường trong suốt cuộc đời.

    Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng
    Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp góc đóng
    Các loại bệnh tăng nhãn áp
  3. Bệnh tăng nhãn áp có thể tồn tại mà không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc các dấu hiệu của mỗi người là khác nhau như dị ứng mắt, đau mắt đột ngột hoặc buồn nôn,... Còn đối với trẻ mắc bệnh bẩm sinh thì xuất hiện lớp mành mờ, mắt đỏ và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Vì vậy điều rất quan trọng là phải khám mắt định kỳ để có thể phát hiện tình trạng bệnh.


    Mỗi phân loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau:

    • Tăng nhãn áp góc mở: triệu chứng mơ hồ
    • Tăng nhãn áo góc đóng: đột ngột đau dữ dội, nhìn vật thấy nhoè, cảm giác như có màng mờ che trước mắt, chói mắt, giảm tầm nhìn như nhìn qua ống nhòm (tầm nhìn hình ống), mắt sưng đau, có thể thấy buồn nôn hay nôn ói mà không có nguyên nhân rõ ràng
    • Tăng nhãn áp bẩm sinh: quan sát thấy có 1 lớp màng mờ, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng
    • Tăng nhãn áp thứ cấp: triệu chứng tương tự như trên, bệnh nhân có kèm theo các bệnh như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, chấn thương mắt...
    Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
    Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
    Triêụ chứng của bệnh tăng nhãn áp
  4. Tăng nhãn áp gây ra bởi sự mất cân bằng giữa quá trình sản xuất và thoát dịch ở phía bên trong mắt. Bạn có thể hình dung một cách đơn giản rằng mắt chúng ta như một quả bóng chứa đầy nước. Lượng nước trong quả bóng càng nhiều, áp lực trong quả bóng càng tăng. Nhãn áp tăng cao lâu ngày sẽ làm chết các tế bào thần kinh ở phía sau của mắt.


    Nguyên nhân gây bệnh cũng có rất nhiều và chúng được phân theo từng loại, kiểu tăng nhãn áp:

    • Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: thường do di truyền trong gia đình
    • Tăng nhãn áp góc đóng: hệ thống ống dẫn lưu ở màng mạch bị tắc nghẽn, thuỷ dịch không thoát ra được dẫn đến tăng áp lực ổ mắt
    • Tăng nhãn áp thứ cấp: xảy ra ở những người có tiền căn tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và đồng thời bị thêm các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên sử dụng thuốc corticosteroids.
    Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp
    Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp
    Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp
  5. Bất kỳ ai cũng có thể mắc tăng nhãn áp. Tuy nhiên có một số trường hợp dễ mắc bệnh này hơn là:

      • Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn.
      • Dân tộc: Người Mỹ gốc Phi có khả năng bị bệnh tăng nhãn áp nhiều hơn so với người da trắng, và thường bị mất thị lực vĩnh viễn nhiều hơn. Người có gốc Châu Á và người Alaska gốc bản địa có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp góc đóng. Những người có gốc Nhật Bản thường ít có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
      • Gia đình lịch sử có bệnh tăng nhãn áp làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.
      • Điều kiện y tế: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.
      • Các thương tích: Chấn thương nghiêm trọng, chẳng hạn như bị đánh vào mắt, có thể dẫn đến áp lực mắt tăng lên ngay lập tức hoặc trong tương lai.
      • Các yếu tố nguy cơ khác: Một số đặc điểm của giải phẫu mắt, giác mạc mỏng hơn và tăng độ nhạy cảm thần kinh thị giác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp. Các điều kiện khác như khối u mắt và viêm mắt cũng có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cận thị cũng có thể là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tăng nhãn áp.
      Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp
      Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp
      Ai có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp
    • Trên thực tế, nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời, thị lực sẽ bị đe dọa rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cuộc sống, sinh hoạt của bạn cũng bị đảo lộn, thay đổi do các triệu chứng của bệnh gây ra.


      Bệnh tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa
      Các bác sĩ chuyên khoa đã cảnh báo rằng tăng nhãn áp là căn bệnh rất nguy hiểm liên quan tới nhãn khoa. Chúng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mù lòa. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và đối mặt với biến chứng trên có xu hướng tăng nhanh. Đây là hồi chuông cảnh báo để mọi người quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe đôi mắt.

      Như vậy chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Càng để lâu, bệnh càng diễn biến tồi tệ hơn, gia tăng nguy cơ mù lòa cho người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, chính vì thế bệnh nhân không kịp thời phát hiện, điều trị trong giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh phát triển nặng, họ mới nắm được tình hình, lúc này việc điều trị gặp nhiều khó khăn, không đem lại hiệu quả cao.


      Bệnh tăng nhãn áp làm giảm chất lượng đời sống
      Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng đời sống. Cụ thể, thị lực của bệnh nhân yếu hơn, tầm nhìn giảm, hay bị đau mỏi mắt, chói mắt,… Điều này khiến họ không thể tập trung khi tham gia giao thông, chơi thể thao hoặc làm việc. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người bệnh không thể tự mình thực hiện hoạt động sinh hoạt cá nhân.


      Nếu bạn đang băn khoăn không biết bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Bởi vì, khi mắc bệnh, cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc tăng nhãn áp có xu hướng trầm cảm, rối loạn tâm lý.

      Bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
      Bệnh tăng nhãn áp có nguy hiểm không?
      Bệnh tăng nhãn áp nguy hiểm như thế nào?
    • Tại các cơ sở y tế, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng này thông qua việc thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.

        • Đo nhãn áp: Là một phương pháp đánh giá áp lực ở bên trong của mắt. Mỗi mắt sẽ được thực hiện ít nhất 2 – 3 lần để xác định chắc chắn. Bởi vì nhãn áp có thể thay đổi khác nhau ở từng người và từng thời điểm trong ngày.
        • Kiểm tra thị lực: Bác sĩ đo khả năng nhìn bằng cách dùng bảng chữ cái chuyên dụng được đặt ở khoảng cách quy định. Bằng cách này, ta sẽ đánh giá được ảnh hưởng của tăng nhãn áp lên thị lực của người bệnh.
        • Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi: Dùng để loại trừ triệu chứng mất tầm nhìn ngoại vi gây ra bởi bệnh cườm nước. Đây là hậu quả của tăng nhãn áp kéo dài không được điều trị. Bạn cần định kỳ tái khám để thường xuyên đánh giá nguy cơ dẫn đến mù lòa theo lời hẹn của bác sĩ.
        • Soi cấu trúc bên trong mắt: Bác sĩ sử dụng một ống kính lúp đặc biệt để phát hiện các tổn thương ở võng mạc và dây thần kinh thị giác. Ở một vài trường hợp đặc biệt, có thể cần đến hình ảnh chụp võng mạc để theo dõi và đánh giá sự thay đổi trong tương lai.
        • Đo độ dày giác mạc: Độ dày/mỏng của giác mạc có thể làm ảnh hưởng kết quả đo nhãn áp. Do đó, đo độ dày giác mạc dùng để đánh giá lại mức độ chính xác của kết quả đo lường trước đó.
        Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp
        Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp
        Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp
      • Sau khi khám và chẩn đoán, tuỳ từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp, bao gồm: điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, điều trị bằng laser hay phẫu thuật.

          • Dùng thuốc nhỏ mắt: thường đươc chỉ định cho trường hợp Tăng nhãn áp góc mở hoặc đóng. Thuốc sẽ làm giảm sự hình thành thuỷ dịch, từ đó sẽ giảm nhãn áp. Nếu dùng thuốc không hiệu quả hoặc trường hợp tăng nhãn áp nặng, bác sĩ sẽđiều trị bằng laser hoặc phẫu thuật
          • Điều trị bằng laser: tia laser giúp tăng sự lưu thông thuỷ dịch trong tăng nhãn áp góc mở cũng như hạn chế sự tắc nghẽn dịch trong tăng nhãn áp góc đóng
          • Phẫu thuật: được chỉ định trong trường hợp tăng nhãn áp bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ phát hoặc những trường hợp tăng nhãn áp nặng không đáp ứng với thuốc nhỏ mắt. Phẫu thuật cắt bè củng mạc (trabeculectomy) sẽ tạo một đường thoát dịch mới giúp làm giảm áp lực ở mắt.

          Những phương pháp điều trị kể trên chỉ có tác dụng làm giảm áp lực nhằm ngăn chặn sa sút thị lực chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh tăng nhãn áp. Chính vì vậy, bệnh này cần được bác sĩ theo dõi đồng thời phải điều trị, kiểm soát bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường…

          Điều trị bệnh tăng nhãn áp
          Điều trị bệnh tăng nhãn áp
          Các phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
        • Tăng cường những thực phẩm có lợi cho mắt cũng như hạn chế thực phẩm góp phần làm thị lực mờ đi, bạn sẽ khiến các triệu chứng của tăng nhãn áp giảm đáng kể.


          Các thực phẩm nên ăn:

          • Cá ngừ: Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá giàu omega-3 (như cá ngừ, cá hồi…) sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
          • Quả việt quất: Những viên đá quý màu tím này rất giàu anthocyanin – chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ thị lực.
          • Sô cô la đen: Sô cô la đen làm tăng lưu lượng máu.
          • Rau chân vịt: Rau chân vịt (cải bó xôi) và các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau xanh collard chứa hai chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – vốn được lưu trữ trong hoàng điểm của mắt, giúp che chắn mắt khỏi tác hại của ánh sáng.
          • Trứng: Lòng đỏ trứng chứa đầy các chất chống oxy hóa bảo vệ mắt: lutein và zeaxanthin, vốn có nhiều trong các loại rau lá xanh.
          • Hàu: Hàu là một trong những nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà một đôi mắt sáng khỏe cần có. Kẽm giúp vitamin A tạo ra melanin – một sắc tố bảo vệ đôi mắt của bạn.
          • Trà nóng: Theo một nghiên cứu, 74% người uống trà nóng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn 74% so với những người không uống.
          • Quả cam: Giống như các chất chống oxy hóa khác, nó giúp ngăn ngừa tổn thương gốc tự do, làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cũng giúp xây dựng collagen – “nguyên liệu” chính của giác mạc.
          • Cà rốt: Beta-carotene trong cà rốt giúp chống lại thiệt hại gốc tự do gây bệnh. Ăn số lượng cà rốt vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
          • Hạt hoa hướng dương: Đây là nguồn vitamin E và chất chống oxy hóa cực kỳ quý giá. Các thực phẩm khác chứa nguồn dinh dưỡng tương tự là hạnh nhân, quả phỉ và bơ đậu phộng.
          Bệnh tăng nhãn áp nên ăn gì?
          Bệnh tăng nhãn áp nên ăn gì?
          Chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh tăng nhãn áp
        • Thực phẩm giàu chất béo trans

          Chất béo trans, chất béo dạng trans hay axit béo dạng trans là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn. Nó là tác nhân làm hỏng các mạch máu trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả mắt. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy, được truyền đến não thông qua dây thần kinh thị giác. Tiêu thụ một chế độ ăn nhiều chất béo trans có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác.
          Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán… Khi mua sắm, hãy tìm dòng chữ “dầu hydro hóa một phần” trong thành phần để phát hiện ra thực phẩm có chất béo trans cao.

          Các chất gây dị ứng thực phẩm

          Nếu bị dị ứng thực phẩm, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra danh sách thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng. Thông thường, các thực phẩm gây dị ứng bao gồm đậu nành, đậu phộng, sữa bò, lúa mì và ngô.


          Chất béo bão hòa

          Thực phẩm giàu chất béo bão hòa cũng nên có mặt trong danh sách cấm của người bệnh tăng nhãn áp. Chúng không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh mà còn gây tăng cân. Một nghiên cứu về tác động của chỉ số khối cơ thể lên áp lực nội nhãn cho thấy, béo phì có liên quan đến nguy cơ tăng IOP (áp lực nội nhãn).
          Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu. Việc sử dụng quá nhiều mỡ lợn, dầu ăn động vật hoặc bơ cũng nên được hạn chế. Thay vào đó, hãy cố gắng dùng dầu ô liu khi chế biến thức ăn.


          Cà phê

          Cà phê đã được chứng minh làm tăng IOP, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác. Bạn có thể thay thế cà phê bằng một số loại đồ uống ấm như trà xanh, mật ong… Chúng là những lựa chọn tốt cho sức khỏe nhờ chứa đầy chất chống oxy hóa. Chúng cũng làm giảm cholesterol và huyết áp – hai yếu tố được biết đến làm tổn thương thần kinh thị giác.

          Carbohydrate xấu

          Carbonhydrate xấu (có trong bánh mì trắng, cơm trắng, mì, bún, phở…) làm tăng nồng độ insulin của cơ thể. Khi bạn bị tăng nhãn áp, nồng độ insulin cao sẽ làm tăng IOP và huyết áp, khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
          Vậy bạn nên làm gì? Có cần thiết phải ngừng tiêu thụ carbohydrate? Câu trả lời là không. Bạn cần loại bỏ carbohydrate xấu, đồng thời tìm kiếm nguồn carbohydrate tốt. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate tốt là khoai tây, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, các loại đậu, các loại hạt…

          Bệnh tăng nhãn áp kiêng ăn gì?
          Bệnh tăng nhãn áp kiêng ăn gì?
          Chăm sóc mắt đúng cách để phòng trị bệnh tăng nhãn áp
        • Hiện tại chưa có phương pháp nào hiệu quả ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Cách phòng bệnh tốt nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ suy giảm/ mất thị lực.


          Khám mắt định kì và đo nhãn áp ít nhất là mỗi 5 năm sau 40 tuổi, nhất là những người bị tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40%. Một số biện pháp giúp làm chậm/ ngăn ngừa tiến trình tăng nhãn áp:

            • Tăng nhãn áp thứ cấp: triệu chứng tương tự như trên, bệnh nhân có kèm theo các bệnh như Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, chấn thương mắt...
            • Giảm stress, hạn chế căng thẳng
            • Vận động, tập thể dục thường xuyên.
            • Hạn chế dùng chất caffein (cà phê, trà, socola...)
            • Ăn nhiều trái cây và rau xanh
            • Đeo kính bảo hộ khi chơi thể thao, làm việc để ngăn ngừa chấn thương
            • Kiểm soát bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch
            • Không tự ý điều trị bằng kinh nghiệm dân giản hay sử dụng các loại thuốc khôngrõ nguồn gốc, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị.
            Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp - đeo kính bảo hộ
            Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp - đeo kính bảo hộ
            Phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp




          xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |