Top 4 Nguyên nhân ho khan hậu COVID-19 và cách xử trí hiệu quả nhất

Diệu Hoài 22 0 Báo lỗi

Ho khan hậu Covid-19 là một trong những triệu chứng thường gặp sau mắc bệnh và thường chỉ gây ra cảm giác khó chịu, không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức ... xem thêm...

  1. Triệu chứng ho bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Ho thường chia thành ho khan và ho có đờm. Ho khan thường gây ra do nhiễm virus và do kích ứng đường hô hấp. Triệu chứng ho khan khi bị Covid-19 và sau khi bị Covid-19 rất phổ biến, chiếm tới 70% số người mắc bệnh có triệu chứng này.


    Triệu chứng này có thể kéo dài trung bình 19 ngày và dài hơn là từ 4 tuần đến vài tháng. Một số nguyên nhân dẫn tới ho khan hậu Covid-19 bao gồm:

    • Phản xạ đào thải virus hay xác virus còn sót lại sau quá trình nhiễm bệnh: Bình thường, khi phát hiện virus hoặc những vật thể lạ, các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho ở vùng tủy não. Từ đó kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp để tạo phản xạ ho đẩy vật thể lạ ra ngoài.
    • Khi người bệnh bị nhiễm Covid-19 thì virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm tới mục tiêu là các dây thần kinh cảm giác, gây ra những cơn ho khan.
    • Niêm mạc hô hấp sau nhiễm bệnh dễ bị kích ứng hơn: Sau nhiễm bệnh, nếu tiếp xúc với các tác nhân như khói, bụi, khói thuốc lá sẽ khiến người bệnh dễ bị ho hơn.
    • Người có cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản thì sau khi mắc Covid-19 cũng thường xuất hiện tình trạng ho khan.
    • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Có thể bản thân người bệnh từ trước đã gặp vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản hay cũng có thể do quá trình mắc bệnh khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ. Từ đó làm cho cơ thể tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, làm cho dịch vị trào lên kích thích niêm mạc họng gây ho khan.
    • Viêm đường hô hấp dưới: Một số ít người khi mắc Covid-19 gặp phải một số vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi và biến chứng xơ phổi sau Covid-19, đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng.
    • Tình trạng ho khan cũng có thể gặp ở những người bệnh này vì phổi không hoạt động bình thường, dễ bị kích thích, thiếu độ giãn nở…
    • Tâm lý quá lo lắng về các biến chứng của Covid-19 gây ra khiến cho người bệnh dễ bị stress. Điều này cản trở quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể, làm cho cơ thể phục hơn chậm hơn, đồng thời khiến các triệu chứng sau Covid-19 kéo dài hơn.
    Ho khan hậu Covid-19 do đâu?
    Ho khan hậu Covid-19 do đâu?
    Ho khan hậu Covid-19 do đâu?
    Ho khan hậu Covid-19 do đâu?

  2. Ho khan hậu Covid-19 đa số là do các nguyên nhân không nguy hiểm và là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể trong việc loại bỏ virus gây bệnh. Cho nên, thường chỉ cần theo dõi, thực hiện một số biện pháp chăm sóc, sinh hoạt và tập luyện phù hợp là có thể giúp giảm ho.


    Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau giúp giảm ho khan sau Covid-19:

    • Uống nhiều nước ấm: Bạn nên duy trì việc uống nước ấm thường xuyên, cố gắng uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp làm loãng các chất đờm là tác nhân kích thích gây ho còn sót lại trong đường hô hấp, qua phản xạ ho sẽ loại bỏ dễ hơn. Khi đang có cơn ho khan thì bạn có thể nhấp vài ngụm nước ấm để làm dịu họng.
    • Tập thở: Đây là biện pháp giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn. Nó giúp giảm các triệu chứng hụt hơi, mệt, ho sau khi mắc Covid-19. Bạn chỉ cần ngồi hay nằm ở tư thế thoải mái nhất, sau đó hít sâu và thở ra từ từ. Tránh hít thở nhanh, gấp vì làm cho luồng khí vào phổi một cách đột ngột, tạo kích thích gây ra cơn ho. Người bệnh nên tập thở mỗi ngày 15 phút, có thể chia nhỏ số lần. Người bệnh nên nói vừa phải, không cố gắng sức trong tất cả mọi hoạt động hằng ngày để giảm nhịp thở nhanh gây kích ứng cơn ho. Khi ngủ, bạn nên nằm đầu cao hoặc nằm nghiêng, vì tư thế này sẽ giúp cho đường hô hấp mở, thông thoáng hơn và ngăn ngừa các chất kích ứng cổ họng.
    • Nếu tác nhân ho là do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thì bạn nên thăm khám và dùng các loại thuốc ức chế tiết acid dịch vị để kiểm soát triệu chứng.
    • Có thể dùng một số loại siro ho kết hợp một số vị thuốc đông y như húng chanh, gừng, quất, mật ong (nếu dưới một tuổi nên dùng đường phèn). Các vị thuốc trên hấp cách thủy rồi uống ngày 3 lần. Có thể sử dụng một số loại kẹo ngậm giảm ho, làm dịu họng.
    • Tránh lo lắng căng thẳng quá nhiều, khiến tình trạng bệnh không giảm mà trở nên tăng lên.
    • Tập thể dục đều đặn và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nhanh chóng phục hồi cơ thể, giảm bớt các dấu hiệu hậu Covid-19.
    • Nên hạn chế ăn những gia vị cay nóng, kích thích niêm mạc họng. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phù hợp trong thời gian này. Theo đó, cần lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, cá hấp, thịt luộc, rau xanh các loại; bổ sung nước ép trái cây, nước dừa, uống nước ấm từng ngụm.
    • Người bệnh cần vệ sinh hầu họng bằng nước muối hoặc xịt họng xuyên tâm liên 3-5 lần mỗi ngày.
    • Trường hợp ho khan nhiều gây ảnh hưởng tới cuộc sống, khiến bạn mệt mỏi thì có thể dùng một số thuốc giảm ho khan như dextromethorphan, thuốc kháng histamin H1 như chlorpheniramine…
    Cách giảm ho khan hậu Covid-19
    Cách giảm ho khan hậu Covid-19
    Cách giảm ho khan hậu Covid-19
    Cách giảm ho khan hậu Covid-19
  3. Ngày nay có rất nhiều loại thuốc có khả năng hỗ trợ giảm ho khan tuy nhiên người bệnh cần lưu ý khi mua và sử dụng, dưới đây là một số gợi ý hữu ích dành cho người bị ho khan hậu Covid 19.

    • Làm giảm kích thích đường hô hấp có thể dùng mật ong, bạc hà và các loại thảo dược hay các loại thuốc bổ phế
    • Thuốc giảm ho bằng cách ức chế trung khu hô hấp với hoạt chất codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Khi bào chế thường kết hợp với terpin để làm loãng dịch tiết đường hô hấp. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa. Codein làm khô đường hô hấp, tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Bên cạnh đó, hoạt chất dextromethorphan cũng giúp chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần. Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính. Thận trọng với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng. Ngoài ra, trong nhóm này còn có hoạt chất pholcodin, noscapin...
    • Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin thế hệ cũ bao gồm: Hoạt chất alimemazin (siro theralene hoặc các loại siro tương tự) và hoạt chất diphenhydramin (siro benadryl hoặc các loại tương tự). Chỉ định: Các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm. Lưu ý, các thuốc thuộc nhóm này thường gây buồn ngủ.
    • Thuốc long đờm có 2 loại thuốc: Làm tăng dịch tiết đường hô hấp và làm tiêu nhầy, loãng đờm.
    • Các thuốc làm tăng dịch tiết: Là chất kích thích niêm mạc dạ dày hoặc bản chất là tinh dầu, có tác dụng kích thích các tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch với hoạt chất guaiphenesine, terpin, eucalyptol...Lưu ý, khi dùng các thuốc này, bệnh nhân cần uống nhiều nước.
    • Các thuốc tiêu nhầy gồm: Hoạt chất N-acetyl cystein: Acemuc hoặc các loại tương tự có cùng thành phần. Họa chất ambroxol: Bisolvon hoặc các loại tương tự. Hoạt chất bromhexin: Mucosolvan hoặc các loại tương tự.

    Khi sử dụng các thuốc này cần lưu ý:

    • Thuốc có thể gây co thắt phế quản nên chống chỉ định cho người hen phế quản.
    • Thuốc làm tiêu màng nhầy bảo vệ dạ dày nên có thể làm bệnh nhân dạ dày tá tràng bị nặng hơn.
    • Không dùng các thuốc long đờm quá 10 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
    Một số loại thuốc giúp giảm ho khan hậu Covid-19
    Một số loại thuốc giúp giảm ho khan hậu Covid-19
    Một số loại thuốc giúp giảm ho khan hậu Covid-19
    Một số loại thuốc giúp giảm ho khan hậu Covid-19
  4. Mặc dù đa số các triệu chứng có thể tự hết sau một thời gian khỏi bệnh Covid-19. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi sát sao các dấu hiệu để sớm đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị. Nếu tình trạng ho khan vẫn kéo dài trên 3 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã dùng thuốc hay các biện pháp chăm sóc phù hợp thì người bệnh cần tới khám để biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.


    Ho kèm theo các dấu hiệu bất thường như đờm đặc, đờm xanh ,vàng, đau họng nhiều, mệt mỏi, sốt, đau ngực, khó thở, chỉ số SPO2 giảm thì cần thăm khám ngay để được điều trị sớm.


    Sau khi khỏi Covid-19, nếu không có triệu chứng bất thường khác mà chỉ ho khan thì đa số theo thời gian, khoảng vài tuần sẽ giảm hẳn. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng, mà nên thực hiện các biện pháp chăm sóc phù hợp để tình trạng này nhanh chóng thuyên giảm hơn.

    Một số lưu ý khi bị ho khan hậu Covid-19
    Một số lưu ý khi bị ho khan hậu Covid-19
    Một số lưu ý khi bị ho khan hậu Covid-19
    Một số lưu ý khi bị ho khan hậu Covid-19




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |