Top 10 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường bạn cần đề phòng

Hằng Hoàng 1000 0 Báo lỗi

Tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Căn bệnh này không phân biệt giới tính, tuổi tác nên ai cũng có thể mắc phải từ người già đến trẻ ... xem thêm...

  1. Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu. Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh tiểu đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra tiểu đường.


    Insulin là loại hormone duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm lượng glucose trong máu. Insulin được tổng hợp bằng bộ máy tổng hợp protein tế bào diễn ra tại tế bào beta ở tuỵ. Khi các proinsulin được tuyến tụy sản xuất ra thì 5/6 trong số đó sẽ biến đổi thành insulin. Sau khi nạp các thức ăn chứa tinh bột và đường vào cơ thể, glucose có trong máu sẽ tăng lên từ đó kích thích tuỵ sản xuất ra insulin. Các Insulin tác động trực tiếp đến việc tiêu hao và dự trữ glucose bởi gan, cơ và các mô mỡ. Nếu hàm lượng glucose nhiều sẽ được dự trữ ở trong gan dưới dạng các glycogen. Nếu lượng glucose trong máu giảm sẽ khiến cơ thể mệt, cảm thấy đói thì cơ chế tự dùng glycogen để chuyển hóa thành glucose cho cơ thể nhằm giữ lượng đường huyết ổn định. Chính vì vậy, insulin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định đường huyết, thiếu insulin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường.

    Thiếu hụt Insulin – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Thiếu hụt Insulin – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Insulin trong cơ thể
    Insulin trong cơ thể

  2. Hiện nay, bệnh tiểu đường được phân thành 2 loại là: Bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu các loại bệnh di truyền đã chỉ ra rằng những ai sinh ra trong gia đình có cả cha và mẹ cùng mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh lên đến 75%, còn trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị căn bệnh này thấp hơn chỉ ở khoảng 15%. Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, người bệnh đều thừa hưởng các yếu tố nguy cơ từ cả bố và mẹ.


    Các nhà khoa học cho rằng yếu tố này diễn ra phổ biến ở người da trắng do người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 cao nhất. Yếu tố môi trường được xem là có thể liên quan đến bệnh tiểu đường type 1. Bệnh tiểu đường type 1 xuất hiện nhiều hơn vào mùa đông so với mùa hè và phổ biến ở những nơi có khí hậu lạnh. Yếu tố thứ hai có thể là virus. Một số loại virus chỉ ảnh hưởng nhẹ đối với hầu hết mọi người, nhưng có thể kích hoạt bệnh tiểu đường type 1 ở một số người khác. Chế độ ăn ở thời điểm sau sinh cũng có thể đóng vai trò trong hình hình bệnh tiểu đường type 1 do các nhà nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường type 1 ít phổ biến hơn ở những trẻ được bú sữa mẹ và trẻ ăn dặm muộn.

    Di truyền – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Di truyền – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Bệnh tiểu đường do yếu tố di truyền
    Bệnh tiểu đường do yếu tố di truyền
  3. Béo phì luôn khiến cơ thể có xu hướng ít vận động nhưng ăn rất nhiều từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa Calo, mà mất cân bằng Calo trong cơ thể chính là nguyên dân dẫn tới việc kháng insulin. Vì khi chúng ta nạp quá nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể nhưng không các cơ không được vận động hợp lý để tiêu hao đi phần năng lượng dư thừa đó sẽ khiến tuyến tụy phải sản xuất ra nhiều insulin hơn nhằm tiêu hao và dự trữ glucose, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài làm tuyến tụy bị suy yếu đi và mất dần khả năng sản xuất insulin ổn định từ đó gây ra bệnh tiểu đường.


    Một trong những nguyên nhân làm cản trở hoạt động của insulin trong việc hấp thụ glucose vào các tế bào được gọi là tình trạng kháng insulin, khiến insulin không thể thực hiện tốt chức năng của mình và béo phì là một trong số đó. Khi bị béo phì, ngay cả khi insulin được tiết ra, các chất xấu đi ra từ mô mỡ làm cho insulin hoạt động kém hiệu quả ở gan, cơ và mô mỡ. Trong giai đoạn đầu, insulin thường được tiết ra quá mức để ức chế việc tăng đường huyết do kháng insulin.


    Ở trạng thái này, do kháng insulin được bao phủ bởi lượng insulin nên mức đường huyết không quá cao và bệnh tiểu đường thường không thể chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu insulin được tiết ra quá mức sẽ dễ dẫn đến tăng huyết áp, xơ cứng động mạch… Hơn nữa, nếu quá trình này vẫn tiếp tục, tình trạng kháng insulin sẽ trở nên mạnh hơn và bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ có nhiều khả năng phát triển nhanh hơn.

    Béo phì – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Béo phì – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Đừng để mắc tiểu đường vì béo phì bạn nhé
    Đừng để mắc tiểu đường vì béo phì bạn nhé
  4. Bên cạnh việc ăn uống mất kiểm soát, lười vận động cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng gia tăng người mắc tiểu đường typ 2 hiện nay. Thói quen lười di chuyển, vận động sẽ tác động xấu đến việc hình thành các năng lượng dư thừa trong cơ thể, dẫn đến các bất thường ở tuyến tụy và quá trình sản xuất insulin tương tự bệnh béo phì. Không chỉ vậy, lười vận động còn khiến cho sức khỏe kém và sa sút, sức đề yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, độc tố, mầm bệnh tấn công vào các tế bào có thể phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy.


    Tiểu đường được coi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi đây là căn bệnh làm tăng biến chứng các bệnh tim mạch như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Đặc biệt, đái tháo đường còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở bệnh nhân suy thận được lọc máu; biến chứng thần kinh, bệnh lý bàn chân, các biến chứng nhiễm trùng như lao, nhiễm khuẩn huyết. Như vậy, bệnh đái tháo đường làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống hoặc gây tàn phế, giảm tuổi thọ thậm chí dẫn tới tử vong đối với người bệnh. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy rèn thói quen tập thể dục, vận động cơ thể bạn nhé!

    Lười vận động – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Lười vận động – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Lười vận động sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường
    Lười vận động sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường
  5. Như đã đề cập ở trên, tuyến tụy là cơ quan chính đêt sản xuất ra insulin. Nếu tuyến tụy gặp bất kì khác thường nào như suy yếu hoặc bị nhiễm độc thì lượng insulin được tiết ra sẽ ít dần đi hoặc có thể bị ngừng sản xuất. Đa phần các trường hợp tuyến tụy bị suy yếu và nhiễm độc là do bị các tế bào bạch cầu ở trong hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào beta hoặc tuyến tụy bị nhiễm độc trực tiếp từ môi trường bên ngoài thông qua các loại thực phẩm, các loại vi khuẩn hay độc tố. Bông cải xanh, khoai lang, tỏi, sữa chua được xem là những thực phẩm vàng giúp tuyến tụy phục hồi.


    Tuyến tụy là nơi sản sinh là Insulin - hormon giúp điều tiết lượng và chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Tuy nhiên, do những tác động từ bên ngoài như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sử dụng nhiều đồ ăn bị nhiễm độc trong thời gian dài… tuyến tụy có thể bị tấn công và suy yếu dần, dẫn đến tình trạng mất khả năng sản sinh ra Insulin, dẫn đến nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2. Để hạn chế tình trạng này, chúng ta nên tạo cho mình chế độ ăn uống “sạch”, tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày, tránh sử dụng những đồ ăn không còn tươi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

    Tuyến tụy bị suy yếu hay nhiễm độc – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Tuyến tụy bị suy yếu hay nhiễm độc – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Nguy cơ tiểu đường từ việc suy giảm chức năng tuyến tụy
    Nguy cơ tiểu đường từ việc suy giảm chức năng tuyến tụy
  6. Chỉ trong vòng mười năm (2009 - 2019) số người mắc tiểu đường ở Việt Nam đã tăng từ 2,7% lên 5,7% và đang được coi là bệnh mãn tính có tốc độ gia tăng hàng đầu thế giới. Hiện nay chi phí điều trị tiểu đường ở Việt Nam khá tốn kém do bệnh nhân đến bệnh viện muộn, nhiều biến chứng nặng và điều trị không đúng ở tuyến dưới. Lý do là có tới 70% bệnh nhân chưa được phát hiện sớm, thiếu chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa ở tuyến dưới chuyên về điều trị tiểu đường. Trong số các nguyên nhân chính, có nguyên nhân đến từ thức ăn nhanh.


    Đa phần các loại thức ăn nhanh đều được chế biến theo hình thức chiên ngập trong dầu và chiên đi chiên lại nhiều lần. Các loại dầu tái sử dụng có sản sinh ra một hoạt chất là glycerol - thủ phạm của khá nhiều bệnh ung thư tiêu biểu là ung thư gan và tạo ra thành phần hóa học MDA - tiền tố chính để tạo ra polymer. Khi MDA phản ứng với các protein có trong cơ thể sẽ làm biến đổi cấu trúc của các phân tử protein làm các tế bào bị đột biến. Không những vậy, thức ăn nhanh còn có hàm lượng cholesterol rất cao gây tích tụ mỡ và dư thừa năng lượng gây tình trạng béo phì dẫn tới bệnh tiểu đường.

    Thức ăn nhanh – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Thức ăn nhanh – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ tiểu đường ở cả trẻ em
    Đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ tiểu đường ở cả trẻ em
  7. Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên cứu rằng phụ nữ uống nước ngọt như nước trái cây, coca mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 1,8 lần so với những phụ nữ không uống. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo: Khi uống nhiều nước ngọt có hàm lượng calo cao, cơ thể có xu hướng suy giảm dung nạp glucose và kháng insulin. Lượng calo quá mức từ đồ uống giải khát có thể gây béo phì. Khi uống một lượng lớn nước ngọt, nồng độ glucose trong máu và insulin tăng mạnh, dẫn đến suy yếu dung nạp glucose và kháng insulin. Lượng đường fructose thường được sử dụng tạo vị ngọt cho nước uống đã được báo cáo có liên quan đến việc làm gia tăng lượng chất béo nội tạng (loại chất béo này liên quan mạnh mẽ đến tình trạng kháng insulin). Thêm vào đó, đường fructose còn được báo cáo rằng làm tăng mức axit uric trong máu và tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và béo phì”.


    Nước ngọt là một sản phẩm công nghiệp được tạo ra bằng cách tổng hợp một số loại hóa chất như các chất tạo màu, đường hóa học, nước, chất bảo quản… nếu bạn lạm dụng các loại nước này thường xuyên thì những chất có hại trên sẽ này tích tụ nhiều trong cơ thể. Bạn biết không đường hóa học có độ ngọt cao gấp nhiều lần so với các loại đường thông thường nếu sử dụng sẽ làm tăng lượng glucose trong máu lên khá cao. Nước ngọt là món đồ uống yêu thích của trẻ em vì thế các bậc cha mẹ cần nhắc nhở và có biện pháp kiểm soát nếu không muốn con trẻ của mình sớm bị tiểu đường, thay vào đó bạn và gia đình hoàn toàn có thể thay thế nước ngọt bằng các loại nước ép củ quả hoặc nước lá cây.

    Nước ngọt – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Nước ngọt – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Uống nước ngọt làm tăng nguy cơ bị tiểu đường
    Uống nước ngọt làm tăng nguy cơ bị tiểu đường
  8. Đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây bệnh tiểu đường. Thịt heo, thịt cừu, thịt bò và các loại thịt nguội có hàm lượng các chất dinh dưỡng và chất béo khá cao. Những chất béo này khi nạp quá nhiều vào cơ thể không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu mà còn tăng hàm lượng cholesterol gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là những người đã bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị biến chứng rất cao. Hãy thiết lập chết độ dinh dưỡng lành mạnh bằng các loại thịt chứa ít chất béo như cá, thịt gà.


    Chất đạm (protein) có vai trò giúp hình thành các tế bào cơ, duy trì các mô và thay thế những phần bị tổn thương của cơ thể. Chất đạm khi được chuyển hóa cũng sẽ biến thành đường nhưng quá trình diễn ra chậm hơn so với các loại thức ăn giàu tinh bột. Vậy người bị tiểu đường không nên ăn gì trong nhóm chất đạm? Đó là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…vì ngoài hàm lượng đạm cao, chúng còn chứa nhiều chất béo (cholesterol) gây xơ vữa mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch. Đặc biệt, người bệnh tiểu đường không nên ăn các loại thực phẩm từ thịt đỏ đã qua chế biến, như thịt xông khói, xúc xích vì chúng không chỉ có chứa nhiều chất béo bão hòa, mà còn có hàm lượng muối cao, làm tăng nguy cơ huyết áp.

    Thịt giàu chất béo – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Thịt giàu chất béo – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Thịt giàu chất béo
    Thịt giàu chất béo
  9. Gạo trắng có chứa hàm lượng tinh bột và đường rất cao nên đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường mà ít ai để ý tới. Đặc trưng văn hóa của người châu Á chúng là ăn cơm trong các bữa chính nên nguy cơ bị bệnh tiểu đường sẽ cao hơn các châu lục khác. Ăn gạo trắng hàng ngày, sẽ khiến bạn dễ bị mắc bệnh tiểu đường type 2 (nguy cơ mắc bệnh là 17%). Chính vì thế, bạn hãy dùng gạo lức - loại gạo có hàm lượng đường và tinh bột ít hơn nhiều gạo trắng để thay thế trong các bữa ăn hàng ngày rất tốt cho những người bị tiểu đường hay thừa cân béo phì.


    Thật vậy, có bằng chứng cho thấy gạo trắng và một vài thực phẩm ăn kèm có thể làm tăng chỉ số glycemic index (GI) so với gạo lứt. GI là thước đo về mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến hàm lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Có thể cơm (nấu từ gạo trắng) là một dạng của bột đường (carbohydrate). Chúng ta ăn cơm có nghĩa hấp thu một số bột đường và chuyển hóa thành đường trong máu (glucose). Gạo trắng hạt dài, kể cả nếp, có chỉ số GI khoảng 72, gạo cơm tấm có chỉ số GI càng cao hơn (86), nhưng gạo lứt có chỉ số GI thấp nhất (khoảng 56). Do đó có thể giải thích kết quả nghiên cứu trên của nhóm Đại học Harvard bằng hàm lượng GI trong gạo trắng.

    Gạo trắng – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Gạo trắng – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Cơm được nấu từ gạo trắng làm tăng nguy cơ tiểu đường
    Cơm được nấu từ gạo trắng làm tăng nguy cơ tiểu đường
  10. Top 10

    Trứng

    Mặc dù trứng rất bổ dưỡng và dễ chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng trứng lại rất giàu protein, cholesterol và các loại chất béo bão hòa khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên do các chất béo sẽ gây ra tình trạng rối loạn và khó kiểm soát lượng đường có trong máu, làm tích tụ mỡ vào các cơ quan nội tạng và nhiều các bộ phận khác trên cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mỗi ngày ăn 1 quả trứng thì sẽ tăng 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Như vậy không có nghĩa là bạn phải kiêng tuyệt đối mà ăn trứng với lượng vừa phải thì hoàn toàn không gây nguy cơ tiểu đường.


    Cách tốt nhất để nấu trứng là luộc, trần hoặc chưng cùng sữa ít béo. Các chuyên gia cũng khuyên người tiểu đường nên kết hợp trứng với rau xanh thay vì ăn chúng cùng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thịt xông khói hay phô mai. Mỗi tuần, bạn nên ăn khoảng 3 quả trứng là tốt nhất. Ăn trứng gà ta sẽ có lợi hơn trứng gà công nghiệp hoặc trứng vịt lộn. Ăn trứng buổi sáng tốt hơn buổi trưa, tối. Ngoài ra, khi ăn bạn nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ để lấy được hết những chất dinh dưỡng tốt. Không có một loại thực phẩm nào người bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Trứng cũng vậy. Bạn hoàn toàn có thể thêm trứng vào chế độ ăn của mình mà không cần băn khoăn tiểu đường có nên ăn trứng không. Thay vào đó hãy chú ý đến cách ăn và lượng trứng bạn sẽ ăn mỗi ngày.

    Trứng – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Trứng – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
    Người bị tiểu đường nên ăn trứng luộc với lượng vừa phải
    Người bị tiểu đường nên ăn trứng luộc với lượng vừa phải



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |