Top 10 Nguyên nhân dẫn đến ít sữa mà các mẹ sau sinh nên biết
Thiếu sữa, ít sữa sau sinh là tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ bỉm hiện nay. Vậy, nguyên nhân ít sữa ở mẹ sau sinh là do đâu? Hãy cùng Toplist tìm hiểu các ... xem thêm...nguyên nhân dẫn đến ít sữa ở các mẹ sau sinh nhé!
-
Căng thẳng, stress là những phản ứng của cơ thể để đối phó với những thay đổi từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Những căng thẳng xấu, đau khổ hay thậm chí là tiêu cực rất có hại và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ sau sinh, điển hình phải kể đến tác động làm giảm nồng độ 2 loại hormone là Prolatin và Oxytocin.
Prolactin là loại hormone được tiết ra từ thùy trước tuyến yên có vai trò quyết định trong việc sản xuất sữa ở mẹ sau sinh, còn hormone Oxytocin giữ vai trò đẩy sữa ra ngoài. Khi hai loại hormone này giảm xuống, kết quả sẽ khiến sữa mẹ ít dần đi và nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất sữa. Thực tế chứng minh rằng căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ít sữa sau sinh thường gặp nhưng thường bị bỏ qua.
-
Mẹ bị kiệt sức, cơ thể mệt mỏi sau sinh: Quá trình sinh nở và nuôi dưỡng em bé là chặng đường gian nan và vất vả với bất kỳ người mẹ nào. Mỗi khi con quấy khóc, con bị ốm thì mẹ càng phải căng sức ra để chăm sóc em bé. Do vậy mẹ dễ rơi vào tình trạng suy kiệt mệt mỏi và thiếu ngủ, chính điều này làm giảm sản xuất và tiết sữa mẹ.
Mẹ mắc bệnh về tuyến vú khi đang cho con bú. Sữa được sản xuất và tiết ra từ các mô tuyến vú. Do đó, khi người mẹ gặp phải các vấn đề về tuyến vú có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Một số bệnh thường gặp như
- Tắc tia sữa: Nguyên nhân chủ yếu do sữa mẹ tiết nhiều, đường ống dẫn nhỏ hẹp dẫn đến tắc nghẽn tia sữa.
- Áp xe vú: Thường xảy ra khi bị tắc tia sữa kéo dài.
- Viêm ống dẫn sữa: Chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú gây ra hoặc do mẹ vệ sinh không đúng cách. Điều này có thể do viêm tắc tia sữa kéo dài hoặc gây tổn thương các ống dẫn sữa, dẫn đến viêm nhiễm ở các ống dẫn sữa.
- Nứt cổ gà nghiêm trọng: Là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con, đặc biệt sau khi sinh một vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu do cho trẻ bú sai tư thế, sai cách, dẫn đến khớp ngậm của trẻ không đúng.
- Mẹ có phẫu thuật ngực sau sinh: khi ngực mẹ đang bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất sữa mẹ.
-
Sau sinh, đa phần các mẹ Việt đều có chế độ ở cữ và ăn uống với một thực đơn rất nhàm chán và nghèo nàn về dinh dưỡng. Gầy như phải bỏ qua mọi món ăn hàng ngày, thay vào đó chỉ tập trung ăn một số món cơ bản được cho là tốt nhất như là cơm trắng, thịt lợn thuộc, rau ngót luộc, rau thiên lý luộc và đặc biệt là món cháo móng giò.
Thậm chí, nhiều mẹ còn tự ép mình ăn thật nhiều cháo móng giò hằng móng sẽ có nhiều sữa hơn cho con bú theo kinh nghiệm của các bà, các mẹ đi trước truyền lại. Chính chế độ ăn uống bất hợp lý này đã dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất từ hoa quả, rau xanh đồng thời nảy sinh tâm lý hoảng sợ mỗi bữa ăn và kéo theo đó là lượng sữa ngày một ít dần.
Ngoài ra nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cũng khiến mẹ suy nhược dần, lâu phục hồi sức khỏe sau sinh. Từ đó lượng sữa tiết ra cũng sẽ giảm dần.
-
Đa số các bà mẹ đều đủ sữa cho con bú, nhưng vẫn có khoảng 5% phụ nữ không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con, ngay cả khi họ đã cho con bú đúng cách và áp dụng đủ các biện pháp kích sữa dẫn đến các bà mẹ buộc phải cân nhắc bổ sung sữa công thức cho con. Nguyên nhân có thể do sót rau thai sau sinh không được chẩn đoán.
Hiện tượng một phần hoặc tất cả nhau thai còn bám lại trong cổ tử cung của phụ nữ sau sinh được gọi là sót rau. Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng sẽ khiến mẹ sau sinh bị đau do những cơn co bóp tử cung, ít sữa sau sinh do lượng hormone progesterone không giảm xuống, ngăn cản quá trình tiết sữa dẫn đến ít sữa sau sinh.
-
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa mẹ. Để có đủ sữa cho con bú và giúp bé phát triển toàn diện, các bà mẹ nên tránh những thực phẩm và đồ uống sau:
- Lá lốt: Là một trong những thức ăn làm mất sữa mẹ hàng đầu. Chỉ 1 - 2 miếng nhỏ lá lốt có thể khiến phụ nữ không còn sữa cho con bú;
- Măng: Có chứa chất HCN gây độc hại cho cơ thể người. Độc tố này tuy dễ dàng hòa tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao khi chế biến nhưng để tốt cho con, tránh nguy cơ mất sữa thì các bà mẹ không nên ăn măng tươi;
- Rau bắp cải: Tuy rau bắp cải là loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà mẹ cho con bú không nên ăn nhiều vì nó có thể dẫn đến tình trạng mất sữa;
- Rau mùi tây: Là loại rau thơm có thể gây mất sữa và làm giảm khả năng tiết sữa. Vì vậy, trong quá trình chế biến thức ăn cho bà mẹ nuôi con bú, không nên cho rau mùi tây vào đồ ăn để tránh gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ;
- Rau bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không gây ảnh hưởng nhưng nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như kẹo bạc hà, trà bạc hà, thuốc ho tinh dầu bạc hà,... thì có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí gây mất sữa;
- Thực phẩm cay nóng và tỏi: Người mẹ đang cho con bú nếu ăn thức ăn cay nóng thì em bé có thể quấy khóc nhiều hơn hoặc bị tiêu chảy, nổi mẩn,... Nguyên nhân vì các thành phần có trong thực phẩm cay như ớt có thể gây kích ứng ở trẻ sơ sinh. Tỏi là loại gia vị cay và có mùi hăng khó chịu, có thể gây mùi trong sữa và khiến bé không muốn bú mẹ;
- Mì tôm: Với loại mì tôm có thành phần là lúa mạch thì có thể gây mất sữa. Trường hợp người mẹ ăn loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây thiếu dinh dưỡng, dẫn tới mất sữa;
- Trà và cà phê: Là 2 loại đồ uống có chứa caffeine mà các bà mẹ không nên sử dụng. Nguyên nhân vì lạm dụng đồ uống có chứa caffeine có thể khiến cơ thể bị mất nước, gây ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được tiết ra. Bên cạnh đó, em bé cũng có thể hấp thụ một lượng caffeine từ việc bú sữa mẹ, gây rối loạn giấc ngủ và quấy khóc;
- Rượu, bia: Làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí gây mất sữa. Ngoài ra, rượu còn có thể đi vào sữa, khiến bé có nguy cơ bị chậm phát triển.
-
Sữa mẹ được sản xuất dưới sự tác động của estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin, do đó một số bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết hoặc thiếu máu có thể tác động đến quá trình sản xuất sữa. Những bệnh điển hình gây tác động:
- Bệnh tuyến giáp: Trong thời kỳ tiết sữa, hormone tuyến giáp sẽ điều chỉnh oxytocin và prolactin, khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều tiết 2 loại hormone này gây ra tình trạng ít sữa.
- Thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi cơ thể mẹ không có đủ các yếu tố cần thiết tham gia vào quá trình tạo máu, hiện tượng này sẽ khiến cho các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ oxy dẫn đến sự mệt mỏi, suy giảm năng lượng và làm rối loạn quá trình sản xuất và bài tiết sữa mẹ.
Ngoài ra, prolactin được tiết ra từ tuyến yên của vỏ não và oxytocin được sản sinh từ vùng dưới đồi. Chính vì thế, một số mẹ bị tổn thương vùng tuyến yên và vùng dưới đồi có thể gây giảm lượng 2 hormon này cũng làm giảm nguồn sữa mẹ.
-
Nhiều mẹ có thói quen cho trẻ dùng sữa công thức sớm, vì lý do để trẻ làm quen với sữa ngoài sớm, tránh việc kén ăn sữa ngoài sau này hoặc lo ngại rằng sữa mẹ không đủ dưỡng chất cho trẻ hoặc sợ trẻ… Chính những quan điểm sai lầm này đã góp phần khiến nguồn sữa mẹ sau sinh trở nên ít dần.
Các mẹ phải hiểu rằng, sữa mẹ tự nhiên là nguồn sữa thanh mát, có vị ngọt vừa phải và chữa vừa đủ nguồn dinh dưỡng trẻ cần còn các dòng sữa công thức lại mang đến nhiều dưỡng chất hơn cùng vị ngọt đậm hơn, nên khi cho trẻ dùng sữa ngoài sớm vô hình chung làm thay đổi vị giác trẻ, trẻ có xu hướng chán sữa mẹ và bỏ ti. Khi trẻ bú ít hoặc không bú thì sẽ không có kích thích tạo sữa gửi đến cơ thể mẹ, điều này làm các cơ quan sản xuất sữa giảm hoạt động dẫn đến hiện tượng thiếu sữa hoặc mất hẳn. -
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có sữa.
Estrogen và progesterone là hai hormone có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ
-
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất nên việc không có sữa sau sinh khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Không có sữa sau sinh hay ít sữa sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lượng sữa không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trong đó có ảnh hưởng từ lối sống.
Những người mẹ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh.
Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé và tránh bị ít sữa sau sinh, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê…
-
Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa, dẫn đến không có sữa sau sinh. Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, lá kinh giới cay (oregano), rau mùi tây và bạc hà cũng được biết là có tác dụng ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.
Một số loại thuốc điều trị dị ứng, thuốc thông mũi, thuốc lợi tiểu,... có thành phần là Pseudoephedrine có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa mẹ, đồng thời làm giảm khả năng tiết sữa;
Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc theo toa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn có ý định dùng hoặc từng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, sau khi sinh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế hay các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho bé bú.