Top 18 Nguyên nhân dẫn đến bệnh về khớp bạn nên chú ý
Bệnh khớp thường xuất hiện ở những người cao tuổi, nhưng không tránh khỏi nhiều người ngoài 30 tuổi cũng có dấu hiệu của bệnh khớp. Nguyên nhân của bệnh khớp ... xem thêm...là do đâu? Bài viết dưới đây đề cập tới một số nguyên nhân dẫn đến bệnh khớp.
-
Di truyền là một yếu tố mà ít ai nghĩ rằng đó là một nguyên nhân gây nên bệnh về khớp. Nếu trong gia đình có người bị bệnh liên quan đến khớp thì khả năng đời sau sẽ mắc khớp tỉ lệ lên tới 90%. Vì vậy, khi bị khớp do di truyền thì bạn chỉ có thể sử dụng các biện pháp hạn chế sự phát triển của bệnh mà không thể chữa khỏi hoàn toàn.
-
Như chúng ta biết, bệnh về khớp thường xảy ra với độ tuổi trung niên. Khi bước vào tuổi 40 trở đi thì các khớp, xương, hệ cơ quan của bạn cũng đã trải qua một thời gian dài hoạt động và đến thời điểm này thì hầu hết các bộ phận cơ thể đã có một phần nào bị lão hóa. Đó là nguyên nhân gây ra đau nhức các cơ, xương, khớp và có thể dẫn đến viêm khớp.
-
Thừa cân là nguyên nhân của bệnh về khớp. Những người béo phì, thừa cân thì khả năng có nguy cơ đau khớp cao. Do trọng lượng cơ thể dư thừa tác động lên các thành mạch, các khớp gối, hông, chân, xương sống,... làm cho xương khớp chịu một áp lực quá tải và xương khớp của bạn yếu dần dẫn đến các bệnh về khớp.
-
Đối với phụ nữ, giày cao gót là phương tiện hỗ trợ chiều cao của các chị em. Nhưng ít ai biết được, khi đi giày cao gót quá cao, quá chặt sẽ khiến cho việc vận động của bạn trở nên khó khăn hơn, cơ thể không thăng bằng, đau chân, sưng gót,... và đây là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp cổ chân. Các bạn nữ nên chú ý đến sức khỏe của mình. Nên chọn loại giày phù hợp để chân của bạn được bảo vệ và đảm bảo không bị bệnh về khớp.
-
Chơi thể thao quá sức cũng là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh về khớp. Một số môn thể thao có thể làm khớp bị viêm như: tennis, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá,... Nguyên nhân là do các môn thể thao này luôn luôn vận động tay, chân tạo áp lực lên các khớp tay, khớp chân dẫn đến sự tổn thương sớm ở khác khớp và trở thành bệnh viêm khớp sau này.
-
Một số công việc cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh khớp như: công nhân làm việc trong các xưởng,xí nghiệp theo dây chuyền. Vì khi làm việc theo dây chuyền, họ thường xuyên phải lặp đi lặp lại một thao tác của chân hoặc tay gây nên các bệnh về khớp như: viêm khớp ở ngón tay, cổ tay, bàn tay, vai, bàn chân, cổ chân,...
-
Như chúng ta biết, khi một bệnh nào đó để quá lâu không điều trị thì bệnh sẽ nặng hơn và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, bệnh về khớp cũng không tránh khỏi nguyên nhân là do vi rút từ các bệnh khác gây nên. Khi biết trong cơ thể mình có bệnh thì bạn nên đi kiểm tra để điều trị sớm, tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác và khả năng chữa trị là không có.
-
Lắng đọng canxi pyrophotphat là nguyên nhân gây ra bệnh giả gút (bệnh Pseudogout). Giả gút là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng sưng đau đột ngột ở một hay nhiều khớp, phổ biến nhất là khớp đầu gối. Khi các tinh thể canxi pyrophotphat tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp, nó sẽ gây viêm và đau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao các tinh thể này lại hình thành trong khớp của chúng ta, nhưng đa số cho rằng tuổi tác có thể là lý do, bởi một nửa dân số trên 85 tuổi gặp phải tình trạng này.
Bệnh giả gout (gút) là tình trạng gặp những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Khớp thường bị ảnh hưởng nhất là khớp gối. Những khớp khác cũng bị ảnh hưởng bao gồm mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay và vai.
-
Không hoạt động thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, dẫn tới tăng nguy bị cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ. Không chỉ vậy, nó còn gây ra một loạt rủi ro sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, béo phì,… đây chính là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, gây ra đau khớp.
Khi cơ thể được giữ ở một trạng thái nhất định (đứng, ngồi, nằm) trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các cơ, gân bị co cứng, kém linh hoạt. Vì thế, khi chúng ta hoạt động, các khớp xương có nguy cơ bị dễ bị đau nhức hơn. Hơn nữa, việc ít vận động cũng giảm khả năng tuần hoàn máu đến khớp. Lúc này, khả năng tưới máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc làm biến đổi cấu trúc khớp. Chính sự tổn thương của sụn khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp.
-
Nghe theo lời hướng dẫn của bạn bè, hoặc tập theo các bài tập phát trên internet, nhiều cụ ông cụ bà đã phải nhập viện bởi càng tập, xương khớp càng đau nhiều hơn. Phải vừa tập vừa lắng nghe xem cơ thể phản ứng thế nào. Các dấu hiệu đầu tiên lắng nghe đó chính là cảm giác đau. Thực tế cho thấy nhiều người tập xong không khoẻ mà chỉ mệt mỏi.
Những người lớn tuổi từ 50 tuổi trở lên nên tập luyện thể dục thể thao vừa phải như đi bộ, khiêu vũ, chạy chậm, 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần. Một phương án khác là tập thể dục mạnh mẽ như đi bộ kết hợp chạy, đạp xe đạp với thời lượng ngắn lại: 20 phút mỗi ngày, 3 ngày một tuần. Hoặc thực hiện 8 - 10 lần tập luyện sức mạnh trong phòng tập, 10 - 15 lần lặp lại mỗi bài tập, 2 - 3 lần một tuần. Người lớn tuổi nên chú trọng các bài tập cân bằng, tăng cường chú trọng đến tập luyện các bài tập thể dục tăng sức mạnh chân, sự nhanh nhẹn linh hoạt và khả năng thăng bằng.
-
Sự thay đổi của thời tiết có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể. Đặc biệt, thời điểm có khí hậu khắc nghiệt, hoặc thời tiết thay đổi nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Nhất là mùa lạnh, các khớp xương dễ bị khô và đau nhức hơn các mùa khác.
Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể như: độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… Chính những thay đổi nội môi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau nhức xương khớp mùa lạnh nặng nề hơn. Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn cũng làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động.
Trời lạnh cũng làm cho các đầu mút dây thần kinh ở các khớp trở nên nhạy cảm, khiến người bệnh cảm nhận cơn đau nặng hơn. Chưa kể khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng thường bị giảm đi, khớp không được vận động phù hợp, máu lưu thông kém cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. -
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, thuốc lá có thể kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gen liên quan đến viêm khớp dạng thấp. Không những vậy, thuốc lá còn làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh và giảm hiệu quả của một số thuốc trị viêm khớp.