Top 10 Ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam
Hãy sẵn sàng bước vào một cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp kiến trúc độc đáo tại những ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Trong bài viết này, bạn sẽ ... xem thêm...được dẫn dắt qua những góc khuất, những câu chuyện thú vị và những dấu ấn đặc biệt của các ngôi trường nổi tiếng. Hãy cùng nhau tìm hiểu và ngắm nhìn vẻ đẹp tinh tế và sự độc đáo của kiến trúc Việt Nam!
-
Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã được thiết kế và xây dựng vào năm 1927. Kiến trúc của trường hướng theo kiến trúc Pháp tân cổ điển độc đáo, mang đậm phong cách châu Âu. Điểm đặc biệt của ngôi trường đó là dãy phòng học bằng gạch trần đỏ uốn cong, ôm lấy khoảng sân rộng kết hợp cùng tháp chuông liền kề, khung cảnh xung quanh ngôi trường là đồi thông xinh đẹp đã góp phần tạo nên sự hiện đại mà không kém phần cổ kính, bí ẩn. Trường được đánh giá là công trình kến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất tại phố núi này. Khi du khách đến Đà Lạt thì không thể bỏ qua một ngôi trường nổi tiếng như thế này. Có nhiều thế hệ sinh viện đã được học dưới một mái trường có kiến trúc độc đáo như thế này là nệm tự hào rất lớn. Trường từng được đánh giá là một trong những công trình xây dựng có kiến trúc độc đáo của thề kỉ XX. Trong lòng yêu mến của du khách có một không gian yên tỉnh riêng. Trường còn đóng góp rất nhiều cho nét đẹp riêng về hạ tầng của thành phố núi này.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Sau đó Toà Giám Mục Kontum đã mua lại để trở thành nơi học tập của các chủng sinh của Giáo Phận này. Sau năm 1975, trường bị chính quyền cưỡng chiếm và trở thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt như hiện tại. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ.
-
Trường đại học RMIT - “mơ ước” của bao lớp sinh viên Việt Nam. Trường đại học RMIT không chỉ được đánh giá cao về phong cách dạy và học, về cơ sở vật chất hiện đại, bằng cấp quốc tế mà còn được đánh giá là một trong những ngôi trường có thiết kế đẹp nhất Việt Nam. Trong kiến trúc của mình, ngôi trường luôn hướng đến sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Nhà trường ứng dụng kiến trúc xanh trong việc kết hợp sử dụng vật liệu kết cấu với bề mặt tòa nhà giúp giảm thiểu tiếng ồn, giảm ô nhiễm và tránh hấp thụ nhiệt từ bên ngoài. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào trường là “đẹp - xanh - hiện đại”. Cơ sở hạ tầng của trường vô cùng hoành tráng, đẹp, hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Lối kiến trúc và vẻ đẹp của nghệ thuật đương đại đặc sắc được thể hiện ở tòa nhà nhà Academic 1. Nhưng tòa nhà Academic 2 lại năng động và thu hút hơn nhờ phong cách hiện đại, trẻ trung dành để nghiên cứu, học tập, giảng dạy, điều hành của trường. Khu phức hợp giải trí - sự kiện được tách riêng dành cho sinh viên tập luyện, giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Năm 2012, Đại học RMIT khánh thành tòa nhà giảng dạy mới nhất - AB2. Trước đó, chặng 2 của quá trình xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường đã được hoàn thành năm 2009, bao gồm một sân vận động, khu phức hợp giải trí và sự kiện, sân quần vợt, và tòa nhà ký túc xá. Năm 2018, Đại học RMIT tiến hành nâng cấp, tái xây dựng toà nhà giảng dạy vốn đã cũ là AB1. Gói nâng cấp ngoài việc tái xây dựng cơ sở vật chất còn bao gồm việc bổ sung thêm các phòng hỗ trợ dịch vụ cho sinh viên, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về học thuật và giảng dạy. Thư viện tại học sở Nam Sài Gòn có tên Thư viện Beanland và không gian học tập cộng đồng (Beanland Library and Learning Commons), nhằm tôn vinh giáo sư David Beanland, nguyên lãnh đạo của Đại học RMIT Úc, người có đóng góp lớn trong việc mang Đại học RMIT vào Việt Nam.
-
Trường Quốc Học là một ngôi trường nổi tiếng ở cố đô Huế. Thành lập vào ngày 23 tháng 10 năm 1896, Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat (thành lập năm 1874 tức Trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) và Collège de Mỹ Tho (thành lập năm 1879, tức Trường Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Là một địa điểm tham quan nổi tiếng với sự hiếu khách, những ai có hứng thú với ngôi trường này đều có thể vào thăm quan mà không tốn một đồng xu nào trừ một số tiền giữ xe rất nhỏ nếu bạn có nhu cầu giữ xe. Cả ba khối lớp sẽ học toàn bộ các buổi sáng, các buổi chiều sẽ có một vài lớp học chuyên và học bộ môn thể dục. Vì thế thời gian thích hợp nhất để ghé thăm trường chính là vào các buổi chiều. Riêng chủ nhật, bạn có thể tạt qua bất cứ lúc nào bạn muốn vì không có lớp học.
Trường Quốc Học nổi tiếng bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hiện nay, trường được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam (cùng với Trường Lê Hồng Phong tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Chu Văn An tại Hà Nội). Quốc Học còn nổi tiếng bởi những lãnh đạo chính trị của Việt Nam đã từng theo học tại đây, trong đó có Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) và Ngô Đình Diệm. Ngôi Trường Quốc học Huế không chỉ là niềm tự hào của riêng học sinh Quốc Học mà còn là biểu trưng của người dân Huế. Trường Khoác lên mình chiếc áo hồng - đỏ rực rỡ của khung cảnh xanh ngắt của cây cùng màu vôi tường đỏ quạch, Trường Quốc học Huế khoác trên mình lối kiến trúc độc đáo, là sự giao thoa giữa kiến trúc Á - Âu nhuần nhuyễn. -
Ngôi Trường THPT Chu Văn An là một Trường trung học trọng điểm của cả Nước. Ban đầu, trường có tên là trường trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat) được thành lập ở Hà Nội năm 1908. Trường mang đậm kiến trúc Pháp. Trường từng vinh dự được Đại tướng Võ Nguyên Giáp dạy học tại đây. Đến năm 1945, trường đổi tên đặt thành Chu Văn An, lấy tên một vị danh sư thời Trần. Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ. Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm (nhà T) gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học. Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện, phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, một sân bóng đá, một sân bóng rổ, và vườn trường.
Ngoài ra, trường THPT Chu Văn An còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà I (nhà tập). Sân vận động của trường từ 3 sân đất đã được tu sửa trở thành 3 sân cỏ nhân tạo và 1 sân quần vợt, 1 sân bóng rổ. Sân cỏ sau nhà A cũng được xây thành sân bê tông dành cho môn bóng rổ. Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ. Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long.
-
Tiền thân của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng, được thành lập theo quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập, đầu tư và lãnh đạo trực tiếp thông qua Hội đồng quản trị nhà trường do Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố đương nhiệm qua các thời kỳ là Chủ tịch. Với sự tăng trưởng ngày càng nhanh, để Trường có pháp nhân phù hợp bản chất thực của nó (là Trường của tổ chức công đoàn và hoàn toàn không có yếu tố tư nhân), ngày 28 tháng 1 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển đổi pháp nhân của Trường thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22 tháng 6 năm 2006, với Quyết định số 146, Chính phủ Việt Nam đã cho phép Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng chuyển sang loại hình trường đại học công lập theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí. Trường Đại học Tôn Đức Thắng có khuôn viên rộng lớn, quang cảnh của trường rất đẹp và có một kiến trúc khang trang.Trường với thư viện 6 tầng, sân bóng 7.500 chỗ ngồi và phòng dự học... đã tạo điều kiện cho người học phát huy các khả năng học tập cũng như thực hành của mình. Ngôi trường được đặt ở khu đô thị mới có nhiều thuận lợi nền tảng để tận dụng được cảnh quan sông nước tạo nên một ngôi trường đẹp, hiện đại nhưng thân thiện với thiên nhiên. -
Nhắc đến trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội người ta không chỉ biết đây là trường được mệnh danh là trường chuyên của Hà Nội với truyền thống học tập có tỷ lệ lớn học sinh đã giành được rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước ở các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic toán học quốc tế, Olympic vật lý quốc tế và Olympic sinh học quốc tế. Bên cạnh chất lượng học tập của học sinh, năm 2010, trường Amsterdam đã từng đạt được vị trí cao nhất của giải thưởng kiến trúc quốc gia. Sau 2 năm xây dựng, ngôi trường được hoàn thiện với vẻ ngoài khang trang, bề thế, kiên cố, đẹp và đậm chất hiện đại. Kiến trúc chính của trường chính là khu nhà học được chia làm ba dãy nhà A, B, C và được nối với nhau bởi trục đa năng - hành lang dài giúp học sinh có thể dễ dàng di chuyển giữa các khối nhà học. Khu vực này gồm năm tầng (kể cả tầng hầm và bãi đỗ xe) sẽ được dùng để làm phòng học cho khối 6 đến khối 12 cũng như hệ thống các phòng thí nghiệm Hóa - Sinh - Vật lý và các phòng đội tuyển. Trường có tổng cộng 75 phòng học, 12 phòng cho các đội tuyển Văn, Toán, Trung, Lý, Hóa, Sinh, Nga, Anh, Pháp, Sử, Địa, Tin và 15 phòng học riêng biệt cho từng bộ môn.
Kiến trúc cạnh dãy nhà học là khu vực thư viện, khu tin học, các phòng đa năng và nhà ăn cho học sinh. Phòng trực ban giám hiệu nhà trường ở khu vực cổng chính cạnh nhà học là nơi để ban giám hiệu làm việc, hội họp và đưa ra các quy định cùng với hệ thống giáo viên. Nơi đây cũng có một phòng họp hội đồng 700 chỗ dành cho học sinh và các đại biểu họp và tổ chức sự kiện. Tại cơ sở mới có hai khu vực hoạt động thể chất: khu vực thể chất trong nhà và ngoài trời. Khu thể chất trong nhà là một nhà tập thể thao (hoặc nhà thi đấu) đa năng có sân bóng rổ, sân cầu lông và bể bơi. Tại khu thể chất ngoài trời có một sân bóng đá, hai sân cầu lông, một sân bóng rổ, một đường nhảy xa, chạy đà và đường chạy 100 mét. Ngoài ra, nhà trường còn có một số khu vực khác: Khu vực phòng y tế, bố trí các phòng làm việc, tra cứu cho từng chuyên ngành, phòng khảo thí với chức năng phục vụ việc ra đề, chấm bài cho các kỳ thi chuyên của nhà trường, khu thực nghiệm được dành riêng diện tích khoảng 1000 mét vuông để làm vườn thực nghiệm môn sinh học, địa lý, tháp truyền thống và khu vực căng tin. -
Trường Đại học Thăng Long với thiết kế trẻ trung, trang thiết bị hiện đại, đẹp, năng động và luôn hướng tới sự tiện nghi, thoải mái nhất đối với sinh viên. Trường Thăng Long có thể được coi là một trong những trường đẹp nhất Việt nam vì đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Ngôi trường không chỉ có những cảnh quan đẹp rất thân thiện với thiên nhiên bởi được bố trí những khóm hoa nhiều màu sắc, mà còn rất thân thiện với con người, đặc biệt là khu vườn học tập có rất nhiều cây xanh để sinh viên học tập dưới bóng mát và những con chim bồ câu… Tất cả đều hòa quyện và làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi trường. Trường Thăng Long được thành lập năm 1988 với tên gọi đầu tiên là Trung tâm đại học dân lập Thăng Long là trường đại học tư thục ở thủ đô Hà Nội.
Được sinh viên quen gọi với cái tên thân mật TLU, bước chân vào khuôn viên trường Đại học Thăng Long, nhiều người rất dễ lầm tưởng đang bước vào một trường ĐH ở nước ngoài với cảnh quan thơ mộng, yên ả. Trên sân trường, hình ảnh vài chú bồ câu đang rỉa cánh, gù gù gọi nhau gợi cảm giác thật yên bình. Một trong những ưu tiên hàng đầu của nhà trường là không những chỉ đảm bảo cảnh quan đẹp, mà còn phải thân thiện với thiên nhiên. Trường có một khu vườn riêng cho sinh viên ôn bài, tán gẫu, hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, ĐạI học Thăng Long còn nổi tiếng là một ngôi trường nhiều hoa. Lúc nào cũng dễ dàng bắt gặp các khóm hoa đa sắc, vui mắt, tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi trường.
-
Ngôi Trường TH -THCS -THPT Phan Chu Trinh được kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế, Ông là người từng đạt nhiều giải thưởng về kiến trúc công trình trên thế giới. Với kiến trúc riêng, độc đáo của mình, Trường đã đoạt giải Kiến trúc châu Á và giải nhì WAN của Mỹ năm 2012. Cấu trúc của ngôi trường là tòa nhà hình chữ S mềm mại và rất đẹp với diện tích sàn hơn 6.000m2 cùng với chiều cao 5 tầng. Độ dốc và độ cong của ngôi trường giúp tạo cảm giác thoải mái và tránh những cảm giác nặng nề của các khối bê tông. Thiết kế này đã giúp trường luôn được đón những làn gió mát lành tự nhiên từ khu rừng kề cạnh và thích ứng với những trận mưa nhiệt đới kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
Trường được xây dựng một mô hình giáo dục phát triển theo chuẩn Truyền Thống và Hiện Đại như môi trường có điều kiện học tập hiện đại nhất, chất lượng giáo dục tốt, kỷ luật nghiêm. Trường TH -THCS -THPT Phan Chu Trinh là một Trường dạy học tốt tại Bình Dương mang đến cho tất cả các em học sinh một môi trường học tập với không gian mở, thân thiện, an toàn, vệ sinh và hiện đại. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của các em. Trường TH - THCS - THPT Phan Chu Trinh là một trong những trường đẹp nhất đứng TOP 10 Việt Nam, do KTS. Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Các dãy phòng học hình chữ S mềm mại, hình tượng của đất nước Việt Nam từng bước vươn lên “bay cao và bay xa”. Trường Phan Chu Trinh sẵn sàng chào đón phụ huynh và học sinh đến với năm học mới, hứa hẹn nhiều niềm tin và thắng lợi.
-
Trường chuyên Lê Hồng Phong là một trong những ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1927. Ngôi trường là công trình tái hiện rõ nét phong cách kiến trúc Đông Dương trong mái ngói, ô cửa vòm, hành lang chạy dài lát gạch đỏ… bắt mắt, xinh đẹp. UBND thành phố Hồ Chí Minh và sở VH - TT đã ra quyết định Trường chuyên Lê Hồng Phong là 1 trong 10 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Công trình là điển hình về giao lưu văn hóa Việt Nam và phong cách Art Deco, cũng là thể nghiệm sự thích nghi kỹ thuật mới vào điều kiện khí hậu bản địa. Đây là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương do chính người đề xướng phong cách này, kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế. Ban đầu trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được xây dựng vào năm 1927 với tên gọi Collège Petrus Ký (Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký). Nhưng năm 1928 trường mới khai giảng năm học đầu tiên với 200 học sinh. Vào thời gian đầu, hiệu trưởng nhà trường là người Pháp nhưng từ năm 1947 trở về sau, hiệu trường ngôi trường là người Việt Nam.
Mặt bằng trường gồm ba dãy phòng học và một dãy hành lang trước bao quanh sân lớn ở giữa theo đúng như kiểu mẫu thiết kế công trình trường học thời bấy giờ. Các dãy phòng học bố trí lầu, có hành lang rộng trước phòng học tạo sự thông thoáng. Hành lang được trang trí theo kiểu khung vòm nguyên để tạo nhịp điệu cho toàn bộ công trình, gợi lại một chút hình ảnh của kiến trúc Romanesque. Lan can hành lang không xây đặc toàn bộ mà được đục thành những lỗ hoặc đặt gạch vuông thông gió để tăng sự thông thoáng thay vì sử dụng lan can con triện theo kiểu kiến trúc Phục hưng Pháp vốn xuất hiện nhiều trong giai đoạn này. Các nguyên tắc về thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên kết hợp hài hòa với bố cục mặt bằng và không gian, xử lý giống như khu Văn Miếu (các công trình trung tâm bao quanh bởi ba mặt hành lang và mặt thứ tư mở ra sân lớn). Công trình sử dụng hệ tường chịu lực. Mái đỡ bằng hệ vì kèo thép, vươn ra phía ngoài để che mưa cho tường và hành lang công trình. Cửa lá sách tăng cường sự thông thoáng, đây cũng là một trong những đặc trưng của kiến trúc nhiệt đới, đặc biệt là kiến trúc trường học. Cửa sổ mở ra phía hành lang bố trí cao, nhỏ để tạo sự tập trung cho học sinh.
-
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, là đơn vị trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao (trong các lĩnh vực Toán học, Toán cơ, Toán - Tin ứng dụng, Máy tính và Khoa học thông tin, Vật lý học, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân; Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược, Sinh học, Công nghệ sinh học, Địa lý tự nhiên, Quản lý đất đai, Khoa học thông tin địa không gian, Quản lý phát triển đô thị và bất động sản, Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường, Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học). Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).
Trường hiện có 3 khuôn viên tại Thủ đô Hà Nội, trong đó khuôn viên chính tọa lạc tại số 334 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Hai khuôn viên khác tại số 19 phố Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm và 182 phố Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Đặc biệt, khuôn viên 19 Lê Thánh Tông là cơ sở của Trường Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906, một di sản kiến trúc quý giá do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard thiết kế, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, mang phong cách kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển. Cụm công trình này là một di tích văn hoá có giá trị lịch sử quan trọng và giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội được xây dựng do kiến trúc sư người pháp Ernest Hébrard thiết kế cách đây gần 1 thế kỷ. Ernest Hébrard - Người kiến tạo ra phong cách kiến trúc Đông Dương và áp dụng chúng lần đầu tiên với chính ngôi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tạo nên một sự giao thoa giữa nét kiến trúc Á và Âu trong nghệ thuật xây dựng.