Top 6 Ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam
Dưới đây là những ngôi nhà cổ mang phong cách, kiến trúc từ hàng trăm năm trước được thiết kế theo lối riêng biệt và điển hình theo nền văn hóa, phong tục của ... xem thêm...thời đó. Phần lớn những ngôi nhà cổ ở nước ta đều được xây dựng ở những thời vua chúa và chống Pháp, Mỹ. Đó cũng là nét đặc sắc giao hòa giữa kiến trúc cung đình với kiến trúc dân gian mang đậm bản tính dân tộc. Cùng Vietnam9news.com điểm danh qua top 6 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam ngay sau đây nhé.
-
Làng cổ Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) là một trong bốn làng cổ của cả nước được xếp hạng di tích cấp quốc gia, được người dân chung tay bảo tồn. Ngôi làng này sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích cảm giác yên bình, hít thở bầu không khí trong lành và thả hồn mình vào không gian làng quê thoáng đãng.
Trong ngôi làng cổ ấy, có một ngôi nhà nằm lưng chừng ở một ngọn đồi, hướng ra cánh đồng lúa, cao hơn những nhà trong làng khoảng 50 m. Đây là ngôi nhà gần 200 năm tuổi của ông Nguyễn Đình Hoan. Ngôi nhà không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp mà nó còn gắn liền với giai thoại hai lần ông Ngô Đình Diệm hỏi mua nhưng không được.
Nhà rộng hơn 100 m², làm bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng do những người thợ mộc nổi tiếng làm trong suốt 12 năm. Phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh, hiện nay toàn bộ căn nhà cũng như bàn, ghế, sập,... còn khá chắc chắn.
-
Nhà của công tử Bạc Liêu (tên thật là Trần Trinh Huy) tọa lạc tại số 13, Điện Biên Phủ, Phường 3, Thành phố Bạc Liêu. Căn biệt thự được xem là góc phố đẹp nhất của người dân Bạc Liêu. Ngôi nhà này được xây dựng từ những năm 1919 do những kĩ sư người Pháp thiết kế, ngôi biệt thự khoác lên mình một vẻ đẹp Tây Âu hiện đại và sang trọng, ngôi nhà nổi bật với những đường nét thiết kế tỉ mỉ, hoa văn đẹp mắt, hai đại sảnh rộng rãi. Đồng thời căn biệt thự cũng nằm trong hệ thống nhà hàng, khách sạn của công tử Bạc Liêu.
Ngôi nhà gồm có hai tầng và một sân thượng. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch - cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền để tránh tiền bị ẩm mốc.
-
Có thể nói làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) là một điểm đến thú vị cho những ai muốn khám phá những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Không chỉ có những ngôi nhà ba gian, năm gian làng Cự Đà còn có những ngôi nhà hai tầng mang phong cách Pháp được xây dựng cách đây hàng trăm năm, đến nay người dân vẫn còn lưu lại những căn nhà lợp ngói này.
Ngoài ra, làng còn có những chùa, miếu vô cùng linh thiêng được xếp hạng di tích quốc gia. Đây sẽ là ngôi làng thực sự là một điểm đến tuyệt vời đối với những ai muốn tìm hiểu về nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Được xây dựng từ năm 1870 bởi nhà họ Dương, ngôi nhà cổ hiện nay vẫn thuộc sở hữu của gia đình và có những nét đẹp thu hút sự hiếu kỳ của nhiều người. Ngôi nhà này nằm ở trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, ngôi nhà mang kiến trúc Pháp và là sự kết hợp giao lưu văn hóa Đông - Tây với nhiều họa tiết, hoa văn đẹp mắt.
Ngôi nhà rất rộng rãi với sáu hàng cột gỗ lim đen bóng, kết nối giữa các hệ thống cột xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức khéo léo, tinh vi. Ngoài ra căn nhà được thiết kế với lối ra vào bằng bốn cầu thang hình cánh cung rất là tao nhã.
-
Được xây dựng vào năm 1810, ngôi nhà của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những kiến trúc nhà ở cổ nhất xứ Thanh và là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam.
Ngôi nhà được làm chủ yếu bằng gỗ với 29 cột mái, mái nhà được làm bằng 16.000 viên ngói vảy cá. Hai xà chính của ngôi nhà được làm bằng gỗ táu với vô số nét chạm trổ rất độc đáo, tinh xảo tạo nên vẻ đẹp cổ điển cho ngôi nhà.
-
Ngôi nhà này tọa lạc giữa vùng đất học Cổ Am, huyện Vĩnh Hảo, Hải Phòng. Ngôi nhà năm gian này được làm bằng gỗ lim và vàng tâm là một trong số rất ít công trình nhà cổ được bảo tồn cho đến nay, nhà mang vẻ đẹp cổ xưa, quý phái của giới quan chức ngày xưa nói chung và của Tổng đốc Tây Sơn - người có công đào sông giúp dân thoát cảnh cơ hàn nói riêng.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1890, điểm đặc biệt là ngôi nhà được xây dựng toàn bằng vôi, cát không có xi măng, sắt thép. Tường nhà được xây dựng bởi đất nung bản mỏng. Gỗ lim được khai thác từ Quảng Ninh, sau đó đóng bè chuyển về bằng đường sông. Ba bậc tam cấp chạy dài suốt mặt tiền nhà được ghép bằng các tảng đá xanh tự nhiên nguyên khối.