Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Hưng Yên
Hưng Yên là quê hương của nhiều di tích lịch sử, đặc biệt là đền, chùa. Nếu là một người đam mê tìm hiểu văn hóa dân tộc thì bạn không nên bỏ qua những di ... xem thêm...tích lịch sử đền chùa dưới đây khi đến thăm tỉnh Hưng Yên. Đó là những ngôi chùa nào nào thì hãy cùng toplist tham khảo ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé.
-
Chùa Chuông thuộc thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thị xã Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thời Lê, tương truyền cảnh đẹp nơi đây đứng vào hàng danh lam cổ tích của Phố Hiến. Năm 1707, chùa được trùng tu với quy mô hoàn chỉnh và kiến trúc tiêu biểu của chùa Việt Nam thời Hậu Lê.
Chùa Chuông là di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, thuộc Quần thể di tích Phố Hiến nổi danh. Nơi đây có bề dày lịch sử, kiến trúc đẹp cùng hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, là điểm tham quan và du lịch tâm linh hấp dẫn của Hưng Yên. Ngôi chùa có cách gọi khác là Kim Chung Tự, được khởi dựng từ thời Lê và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê. Chùa hiện cất giữ nhiều di cổ giá trị như câu đối, hoành phi, bia đá, đồ thờ, cây cầu đá xanh…
Cái đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là bố cục cân đối, nhịp nhàng. từ ngoài vào tam quan, kiến trúc chồng diêm 2 tầng, 8 mái. Qua cầu đá là khoảng sân đến nhà tiền đường, thiên hương, thượng điện, phía cuối là lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ. Trong chùa có hệ thống tượng Phật phong phú như: bộ Tam thế, Di Đà tam tôn, tượng Cửu Long,... nổi bật là 8 tượng kim cương, 18 vị la hán, 4 tượng bồ tát. Đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
Địa chỉ: Hiền Nam, Hưng Yên
-
Chùa Nôm còn được biết đến với cái tên khác là Linh Thông cổ tự, tọa lạc tại làng Nôm, xã Đại Hồng. Phía Tây chùa tiếp giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội; phía Nam giáp với địa phận tỉnh Hải Dương còn phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh nên di chuyển đến đây vô cùng thuận lợi. Bởi thuộc quần thể làng Nôm nên chùa cũng mang vẻ đẹp dân dã như làng quê Việt Nam từ bao đời nay, đặc biệt nét kiến trúc còn đậm nét Phật giáo từ thế kỷ XVIII. Tháng 2/1994 đánh dấu mốc đặc biệt trong việc chùa Nôm Hưng Yên được Bộ văn hóa thông tin chứng nhận “Di tích lịch sử văn hóa”.
Hiện tại trong chùa vẫn còn lưu giữ rất nhiều pho tượng cổ nhất Việt Nam. Như bức tượng cổ bằng đồng, trong đó được yêu thích nhất có thể kể đến như Phật Tổ Như Lai, tượng Cửu Long Phật Đản tinh xảo. Theo ước tính, ở chùa Nôm có khoảng 122 bức tượng cổ bằng đất nung hàng trăm năm tuổi như: A Di Đà, Phật bà, Tam thế, Bát bộ kim cương, Thập bát la hán…
Chùa Nôm cũng như nhiều ngôi chùa khác của Việt Nam, có ban chính thờ Đức Phật. Bên cạnh đó ở trong khuôn viên chùa còn có nhiều ban thờ thần linh khác như: Đức Ông, thánh mẫu… Vào những dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, Vu Lan… nơi đây thường tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho Phật tử tham gia như: thả cá phóng sanh, nghe giảng pháp… Nhờ đó người dân sẽ hiểu được những giá trị, ý nghĩa cao đẹp của Phật giáo mang lại.
Địa chỉ: Thôn Nôm, Văn Lâm, Hưng Yên
-
Chùa Phúc Lâm Hưng Yên là ngôi chùa “dát vàng” nổi tiếng đang “làm mưa làm gió” thời gian gần đây. Chùa Phúc Lâm Hưng Yên nằm ở thôn La Mát, xã Phù Ủng, Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đến nơi đây, du khách không chỉ được dâng hương, cầu tài lộc mà còn được ngắm khung cảnh đẹp đẽ, thỏa sức check-in sống ảo với kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách thiết kế của đền chùa Thái Lan. Ngôi chùa được dát vàng rực rỡ, nằm trên vùng đất rộng khoảng 4ha, bao bọc xung quanh là khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh, tiểu cảnh và hồ nước.
Ngôi chùa này đã có từ lâu đời tuy nhiên thời gian gần đây mới được tu bổ lại và với kiến trúc đặc sắc của mình nó thu hút rất nhanh những du khách đến tham quan. Nổi bật với tông màu vàng và những biểu tượng bông sen, rồng vàng đều được sử dụng để làm kiến trúc làm cho ngôi chùa toát lên vẻ linh thiêng, thanh tịnh. Chùa Phúc Lâm nổi tiếng với vẻ ngoài rực rỡ sắc vàng mang đậm nét kiến trúc Phật giáo của xứ chùa vàng. Kiến trúc nơi đây rất độc đáo cùng nghệ thuật chạm trổ tinh xảo đã khiến chùa Phúc Lâm ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bất kỳ ai có dịp đến đây chiêm bái. Hơn nữa, chùa Phúc Lâm còn được đánh giá là một trong những tượng đài của nghệ thuật kiến trúc và tôn giáo.
Kết cấu của chùa Phúc Lâm gồm hai tòa chính là tòa Tiền đường và tòa Thượng điện. Hai tòa nhà này được xây dựng theo kiểu chữ Công, có chiều cao 15m, rộng 20m, được dát vàng hoàn toàn. Điều này tạo nên vẻ ngoài vô cùng rực rỡ, lộng lẫy, khiến ngôi cổ tự này nổi bần bật giữa khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Không chỉ vậy, chùa Phúc Lâm còn có bốn tòa tháp cao vút được chạm khắc những hình rồng phượng cực kỳ tinh xảo. Những cánh sen lớn cũng được trang trí trên lan can tầng hai tạo nên vẻ đẹp thanh tao, trang nhã. Toàn bộ mái chùa được chạm khắc hình rồng cực kỳ sống động, mang đậm nét nghệ thuật của người Việt. Những con rồng uốn lượn mềm mại, uyển chuyển giúp toàn bộ không gian ngôi chùa là một tổng thể hài hòa và đầy cân đối. Với lối kiến trúc độc đáo cùng nghệ thuật chạm trổ tinh xảo, chùa Phúc Lâm không chỉ là một địa điểm tâm linh linh thiêng mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị.
Địa chỉ: Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên
-
Chùa Cổ Am là ngôi cổ tự, sở hữu không gian rộng rãi, thanh tịnh, bao quanh bởi nhiều cây xanh, hoa cỏ xanh mát, nằm ở Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên. Ngay khi đến chùa, bước chân đến Cổng Tam Quan nhìn vào, du khách sẽ ấn tượng với bộ mười pho tượng đức Phật A Di Đà Tiếp Dẫn bên hai hồ nước nhỏ, được tạc khá tinh xảo bằng đá trắng nguyên khối.
Chùa Cổ Am là ngôi cổ tự, được hình thành từ rất lâu, sau khi Thượng Tọa Thích Hạnh Bình về trụ trì, ngôi chùa đang trở nên uy nghiêm, khang trang hơn. Nhờ sự gia trì của mười phương Tam Bảo, sự cho phép của BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên, đồng thuận của các cấp chính quyền và sự nhiệt tâm cúng dường của quý thiện nam tín nữ, quý mạnh thường quân, tôn tượng Ngài Quán Thế Âm cao hơn 13m được làm bằng đá đã hiện hữu tại ngôi chùa Cổ Am, giúp cho người dân tại địa phương cũng như thập phương có thêm điểm tựa tâm linh mỗi khi tới hành lễ.
Địa chỉ: Liên Phương, Hưng Yên
-
Chùa Thái Lạc hay còn có tên khác là chùa Pháp Vân ngụ tại thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Ngôi chùa đã có mặt từ thời nhà Trần. Sở dĩ mang tên Pháp Vân là do người dân địa phương ngoài thờ Phật còn thờ thần Pháp Vân – tức thần Mây. Trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính và hàng loạt cổ vật mang giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc. Nổi bật phải kể đến 16 bức chạm trổ, 3 tấm bia đá, bộ vi gỗ, vi giá chiêng, tượng Pháp Vân… đều có tuổi đời lớn.
Chùa có bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc và điêu khắc thời Trần. Có 20 bức phù điêu chạm gỗ (bức cốn) trang trí đề tài các thiên nữ cưỡi phượng, thổi tiêu, thổi sáo, kéo nhị, đánh đàn, dâng hoa, dâng đào… Trên thân cột trụ, chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên.
Chùa xây kiểu “Nội Công ngoại Quốc” gồm tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và hai dãy hành lang hai bên. Tòa thượng điện chùa là một trong ba công trình xây dựng bằng gỗ thế kỷ 14 còn lại ở nước ta. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, thờ tượng: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Thích Ca Tam Tôn, Bà Pháp Vân … ở hương án giữa, và các ban thờ: Bồ tát Quán Thế Âm, Hộ Pháp, Minh Vương, Tôn giả An Nan và Trưởng giả Cấp Cô Độc. Chùa được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là “Di tích quốc gia đặc biệt về di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật” ngày 24/12/2018.
Địa chỉ: Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên
-
Chùa Sùng Bảo thuộc thôn Xuân Nhân, xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên là ngôi chùa cổ 1.500 tuổi, một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn thị xã Mỹ Hào. Chùa Sùng Bảo là số it ngôi chùa Hưng Yên gắn liền với nhiều giai thoại. Người dân ở đây đều biết đến câu chuyện tướng giặc Cao Biền bất lực trước giếng long mạch và cả chuyện tượng đất hóa vàng. Đó cũng là lý do giúp chùa Sùng Bảo nổi tiếng.
Tương truyền chùa được khởi dựng từ thời Đinh, ban đầu có quy mô nhỏ. Trải qua thời gian, ngôi chùa bị phá huỷ. Đến năm 1997, chính quyền và nhân dân địa phương tiến hành phục dựng lại ngôi chùa với kiến trúc chính kiểu chữ Công gồm: Tiền đường 5 gian 2 dĩ, kiến trúc giả cổ. Các bộ vì làm kiểu chồng rường đơn giản. Ống muống 2 gian. Thượng điện 3 gian, kiến trúc chồng diêm 2 tầng 8 mái. Thượng điện là nơi bài trí hệ thống tượng Phật. Bên trái khu thờ chính là nhà Tổ mới xây dựng năm 1999 gồm 7 gian có kiến trúc chồng rường đơn giản.
Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị: hệ thống tượng Phật bằng gỗ, bát hương đá thời Lê, câu đối, đại tự....
Địa chỉ: Xuân Dục, Mỹ Hào, Hưng Yên
-
Chùa Hiến toạ lạc tại đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Tương truyền chùa được xây dựng từ đời vua Trần Thái Tông (1232 - 1250), do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà lý xây dựng. Chùa được trùng tu vào năm 1625 và năm 1709. Chùa Hiến có bố cục kiểu "nội công, ngoại quốc" gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và 3 mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quân Âm Nam Hải, phía trước là tượng tứ vị bồ tát. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ XIX.
Nhìn chung, đây là di tích không thật đặc sắc về kiến trúc so với các di tích cùng loại hình đương thời. Nhưng giá trị của ngôi chùa này chính là 02 tấm bia đá ở phía trước sân chùa. Một tấm bia "Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu thạch bi ký" niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (năm 1625) ghi việc ưng công tu sửa chùa và tấm bia ghi nhận "Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương". Qua đó, chúng ta có thể hình dung được Phố Hiến là nơi hội tụ của cư dân bốn phương về giao lưu, buôn bán.
Địa chỉ: đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên