Top 10 Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hội An

Thu Hoai 48 0 Báo lỗi

Hội An không chỉ là điểm du lịch văn hóa độc đáo, đây còn là khu tâm linh nơi tọa lạc của nhiều chùa, hội quán, nhà thờ tộc … Dưới đây Toplist xin giới thiệu ... xem thêm...

  1. Đầu tiên là Chùa Cầu Hội An – một trong những ngôi chùa Hội An nổi tiếng khắp đất nước Việt Nam. Không chỉ đơn giản là một ngôi chùa đẹp, Chùa Cầu Hội An còn được xem như biểu tượng đặc trưng cho lịch sử của phố cổ. Được xây dựng vào thế kỷ 17, Chùa Cầu đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử và được lưu giữ tới tận bây giờ.


    Chùa Cầu hiện toạ lạc trên đoạn tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thuộc phố cổ Hội An, Quảng Nam. Chùa Cầu Hội An mang ý nghĩa văn hóa lớn, một biểu tượng du lịch của Quảng Nam. Chùa Cầu là nơi tâm linh, vẻ đẹp cổ kính nổi bật so với những danh lam thắng cảnh khác ở nơi đây. Nếu bạn đã đặt chân đến Quảng Nam mà không một lần ghé qua cây cầu này quả thực là một sự tiếc nuối rất lớn.


    Cây cầu là dấu tích còn lại của xứ sở Phù Tang khi các thương lái người Nhật đến đây buôn bán và xây dựng lên. Vì vậy nó còn có tên khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu dài khoảng 18 mét, mang kiến trúc đặc trưng của Việt Nam với nhiều nét hoa văn tinh tế, họa tiết rồng uốn lượn, lợp mái ngói âm dương vật liệu kiến trúc truyền thống của nước ta. Cây cầu mang vẻ đẹp cổ kính, yên bình, thiêng liêng.


    Mặt chính của chùa Cầu hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa và Nhật Bản. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ thời xa xưa (cũng có thể xuất phát từ tương truyền rằng cây cầu được xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành xong).

    Chùa Cầu
    Chùa Cầu
    Chùa Cầu
    Chùa Cầu

  2. Chùa Phúc Kiến Hội An còn được gọi là Hội Quán Phúc Kiến, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại phố cổ Hội An. Với lối thiết kế Trung Hoa độc đáo, nơi đây đã thu hút không ít du khách tới tham quan và checkin.


    Chùa Phúc Kiến toạ lạc trên đường Trần Phú, phố cổ Hội An. Vì nằm ngay giữa trung tâm phố cổ nên rất tiện cho du khách tham quan. Từ trục đường đi bộ, bạn tiếp tục đi thẳng sẽ thấy cổng chùa rất lớn. Xung quanh chùa là các làng nghề và cuộc sống sinh hoạt trên sông của người dân địa phương. Nơi đây là di tích lịch sử của cả 3 cộng đồng người Việt, người Hoa và người Nhật để lại.


    Hội Quán Phúc Kiến có nhiều câu chuyện linh thiêng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nên bất kì người dân Hội An hay du khách nào muốn cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống hay mong muốn cầu đường con cái thì đều tới đây để thắp hương, khấn vái và cầu xin được ban phước.

    Hội Quán đông đúc nhất là vào các ngày lễ tết, ngày rằm. Hàng năm, cứ vào các ngày như Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … nơi đây lại diễn ra rất nhiều các hoạt động lễ hội thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

    Riêng trong ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, người Hoa ở Hội An còn tổ chức lễ cúng thần tài với nhiều lễ vật như vàng bạc, tiền giấy, rượu, tam sên (cua, trứng luộc và thịt heo luộc)…

    Chùa Phúc Kiến
    Chùa Phúc Kiến
    Chùa Phúc Kiến
    Chùa Phúc Kiến
  3. Chùa Ông Hội An là địa điểm tham quan nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm trong hành trình khám phá phố cổ Hội An. Nơi đây không chỉ là công trình kiến trúc tâm linh độc đáo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thông văn hóa của xứ Hội xưa.


    Chùa Ông Hội An hay còn được gọi là Quan Công miếu, tọa lạc tại số 24 đường Trần Phú, phố cổ Hội An, Quảng Nam. Vì nằm ngay trung tâm nên việc di chuyển đến ngôi chùa hơn 400 năm tuổi khá dễ dàng. Chùa Ông có tên chữ là Trừng Hán Cung, do người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt cùng xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVII. Chùa thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), ông là hình mẫu và biểu tượng cho triết lý sống cao cả của con người thời bấy giờ là: Nghĩa – Trung – Tín – Dũng. Vì vậy, việc thờ phụng Quan Công nhằm kính ngưỡng, ca tụng lòng nghĩa khí và tiết trung liệt, để người đời noi gương sáng.

    Miếu Quan Công Hội An từng được xem là trung tâm tín ngưỡng lớn của Quảng Nam xưa và là nơi các thương nhân thường xuyên lui tới để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán và cầu vận may. Ngày nay, ngôi chùa đã trở thành một trong những điểm đến được nhiều người yêu thích khi đi du lịch Hội An.

    Chùa Ông Hội An là địa điểm tham quan hấp dẫn nhiều với du khách. Những ngôi nhà rực rỡ sắc đỏ, vàng, xanh cùng những chi tiết khắc họa độc đáo của lối kiến trúc Trung Hoa cổ đã “hút mắt” bao người khi ghé thăm nơi đây. Nếu có dịp khám phá Hội An, bạn nhất định phải đến thăm ngôi chùa hơn 400 năm tuổi này nhé!
    Chùa Ông
    Chùa Ông
    Chùa Ông
    Chùa Ông
  4. Chùa Pháp Bảo Hội An là công trình độc đáo mang nét đặc trưng của phong cách nhà cổ, thuộc hệ phái Bắc tông. Đây là địa điểm du lịch tâm linh, vãn cảnh được nhiều du khách lựa chọn. Nếu bạn là một tín đồ du lịch tâm linh và đang tìm kiếm một trong các chùa ở Hội An để tham quan thì chùa Pháp Bảo là một lựa chọn phù hợp. Ngôi chùa này không chỉ nổi tiếng về quy mô mà còn ấn tượng bởi lối kiến trúc hệ phái Bắc tông độc đáo.


    Bước vào bên trong khuôn viên của chùa Pháp Bảo, bạn sẽ nhận thấy khu vực Điện Phật được bày trí rất tôn nghiêm. Chính giữa của khu vực này thờ Đức Phật Thích Ca thuyết pháp, ngoài ra, phía trước còn đặt tượng Bồ tát Di Lặc và đức Phật A Di Đà. Tại khu vực án thờ hai bên có pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Với nét cổ kính, linh thiêng, ngôi chùa không chỉ là nơi chiêm bái của nhiều phật tử mà còn là điểm đến được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn khi du lịch Quảng Nam.


    Nếu ghé thăm chùa Pháp Bảo Hội An vào mùa lễ hội phật đản, bạn sẽ được hòa mình vào dòng người đến hành hương, chiêm bái. Với người dân địa phương, đây là lễ hội không thể bỏ lỡ trong năm, là lúc họ cùng cầu nguyện về những điều tốt lành trong cuộc sống.

    Hiện nay, chùa Pháp Bảo mở cửa tiếp đón hàng trăm lượt du khách mỗi ngày, họ đến đây để tham quan, cầu nguyện và tu hành… Không chỉ vậy, chùa cũng là địa điểm được nhiều người lựa chọn để thực hành các khóa thiền, cầu an, thành hôn…. Với những du khách muốn tạo nếp sống thanh tịnh của thiền môn có thể đến chùa Pháp Bảo để được đăng ký tham gia.


    Chùa Pháp Bảo
    Chùa Pháp Bảo
    Chùa Pháp Bảo
    Chùa Pháp Bảo
  5. Chùa Viên Giác có địa chỉ tại số 34 đường Hùng Vương, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chùa cổ đặc trưng của Quảng Nam, được Hòa thượng Thích Long Trí trùng tu vào năm 1990. Đây là một ngôi chùa cổ, thuộc hệ phái Bắc tông giống như đa phần các ngôi chùa ở miền Bắc và miền Trung. Kiến trúc của chùa Viên Giác là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc của Việt Nam và Trung Hoa.


    Chùa được bài trí đơn giản, mộc mạc nhưng vẫn toát được vẻ cổ kính, trang nghiêm. Chính giữa gian thờ là tượng đức Phật Thích Ca thiền định ngồi trên một đài sen. Hai bên đặt tượng thờ Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng, phía trước có đặt tượng Thích Ca sơ sinh.


    Tọa lạc trong không gian rộng lớn, khoáng đạt, bao quanh là cây cối xanh mướt một màu, do đó đến chùa Viên Giác, bạn sẽ có cơ hội thư thái dạo bước, thả hồn trong không gian yên bình. Đến với ngôi chùa cổ này, du khách sẽ tìm thấy cho mình những phút giây an lạc, thư thái, bỏ lại đằng sau những muộn phiền, lo toan của cuộc sống. Đồng hành cùng với lịch sử dân tộc, trong các lần pháp nạn, Viên Giác là “cái nôi” của các cuộc đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng Tôn giáo và độc lập chủ quyền đất nước. Và cũng là nơi an ủi, vỗ về nhân dân trong thời quê hương ly loạn.


    Ngôi chùa cổ ở Hội An ngày nay là địa chỉ sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng quen thuộc của người dân. Họ đến để thắp hương, lễ bái, tu thân, nguyện cầu cho quốc thái, dân an. Chùa Viên Giác ngày nay không chỉ là biểu tượng trong tâm hồn của cư dân xứ Quảng, nhắc nhở mọi người sống thuận hòa, biết chăm lo lao động để có cuộc sống ấm no, mà còn là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng.

    Chùa Viên Giác
    Chùa Viên Giác
    Chùa Viên Giác
    Chùa Viên Giác
  6. Chùa Tam Quan Bà Mụ nằm ngay trong trung tâm phố cổ Hội An, địa chỉ ở số 675 đường Hai Bà Trưng, khá gần với một trong số các địa điểm du lịch Hội An nổi tiếng là chùa Cầu nên rất dễ tìm. Đây là một trong những di tích nổi tiếng được xây dựng từ lâu đời, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân phố Hội nói chung và cộng đồng Minh Hương nói chung.


    Chùa Bà Mụ mang vẻ đẹp tâm linh độc đáo, được thể hiện trong kiến trúc biểu tượng của tín ngưỡng Cẩm Hà Cung và Hải Bình Cung. Chùa gồm một ngôi nhà ba gian làm Điện, khoảng sân rộng là Tam Quan chùa, cùng với một nhà bia trước Điện và hai nhà trù bên cạnh nhà bia.


    Gian chính giữa trong Điện là Hải Bình Cung, nơi thờ cúng Đức Thiên Hậu Thánh Mẫu, phụ thờ 12 bà mụ, cùng với tượng hai vị thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ được thờ ở phía trước. Cẩm Hà Cung nằm ở gian trái, là nơi thờ Đức Bảo Sanh Đại cùng tượng của 36 vị tôn thần được xếp thành hai hàng ngay ngắn, uy nghiêm. Gian còn lại là nơi thờ cúng Thổ Kỳ và Tổ đình Minh Hương.

    Tất cả đem lại một không gian tâm linh thanh bình, an yên trên nền kiến trúc độc đáo của di tích chùa Tam Quan Bà Mụ. Đây chính là một trong những đặc trưng hấp dẫn đông đảo du khách ghé thăm hàng năm.

    Chùa Bà Mụ
    Chùa Bà Mụ
    Chùa Bà Mụ
    Chùa Bà Mụ
  7. Chùa Vạn Đức tọa lạc tại thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa Vạn Đức là một trong những ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Hội An.


    Chùa Vạn Đức xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 600m2, mặt tiền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sông Đế Võng chùa nằm sát đường bê tông, trước cổng chùa có bia đá ghi Vạn Đức tổ đình, cổng vào chùa gồm 4 trụ biểu, mặt trước và sau ghi các câu đối bằng chữ Hán. Lối dẫn từ cổng vào được láng bằng đá và xi măng, hai bên khuôn viên là khu trồng hoa. Trước chánh điện chùa có nhà bia khắc “Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” bằng chữ Hán và bản dịch của Thiền sư Thích Thanh Từ bằng chữ Việt.

    Chánh điện là công trình có giá trị kiến trúc nghệ thuật nhất, kết cấu theo kiểu tiền đường hậu điện. Các công trình chính của chùa lợp bằng ngói ống. Các trụ tiền đường hình tròn, cẩn sành sứ hoa văn rồng. Bờ nóc đắp vẽ đồ án lưỡng long chầu nguyệt. Chánh điện được chia làm 3 gian 2 chái, ba gian giữa thờ tự, 2 chái là hành lang. Phía Tây Bắc chánh điện là khu tháp nơi an táng các vị cố hòa thượng được chạm khắc tinh xảo, đỉnh tháp trang trí hình hoa sen.

    Hệ thống thờ tự của chùa rất phong phú và trang nghiêm, gồm có Quan âm Nam Hải, Phật Di Lặc ở sân chùa, Tiêu diện Đại sĩ và Hộ Pháp Vi Đà ở tiền đường. Chánh điện thờ Đức Phật thích ca ở giữa, gian bên phải thờ Phổ Hiền Bồ tát, gian bên trái thờ Văn Thù Bồ Tát. Phía sau chính điện thờ di ảnh cố hòa thượng Thích Hạnh Thiền người có công trùng tu và giữ gìn nét cổ kính của chùa như hôm nay, cùng vong linh, ký tự những người đã khuất. Sau cùng là Tổ đường thờ Bồ Đề Đạt Ma, long vị và di ảnh các cố Hòa thượng trụ trì của chùa.
    Chùa Vạn Đức
    Chùa Vạn Đức
    Chùa Vạn Đức
    Chùa Vạn Đức
  8. Chùa Hải Tạng tọa lạc ở đảo Cù Lao Chàm – một trong những địa điểm du lịch Hội An, Quảng Nam nổi tiếng. Ngôi chùa được hình thành từ rất lâu đời, có tín ngưỡng thờ Phật, thờ thánh tâm linh. Hằng năm, chùa thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, cầu bình an, may mắn.


    Chùa Hải Tạng có kiến trúc rất đặc trưng, có phần tương đồng với các công trình của Phật giáo Đại thừa. Ấn tượng nhất là những rường cột chồng lên nhau, kết cấu kèo gỗ rất chắc chắn, kèm theo đó là nhiều chi tiết được chạm trổ rất công phu.

    Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo phong cách cổ xưa. Cụ thể bao gồm một cổng chính và ba cổng phụ. Ngoài ra, ở vị trí này, bạn còn có thể quan sát thấy bốn cột trụ được khắc hình hoa sen rất đẹp mắt. Phần mái của chùa được lợp ngói âm dương tạo nên sự bình dị, thanh tịnh cho chùa.


    Bước qua cổng tam quan, du khách sẽ thấy những bức tường bằng đá được thiết kế trang nhã, chạm khắc những hoa văn nhẹ nhàng. Trước sân là bức tượng Bồ Tát Quan Âm tọa lạc giữa một hồ sen nhỏ. Tượng hướng mặt về biển Đông – biểu hiện cho sự bao dung của Bồ Tát từ bi, che chở cho cuộc sống của ngư dân địa phương.

    Nếu bạn có dịp ghé thăm chùa vào mùa hè, chắc chắn sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh hồ sen nở rộ, ngát hương. Không gian này cũng mang đến cho du khách sự thư thái, yên bình khi ghé thăm.

    Chùa Hải Tạng
    Chùa Hải Tạng
    Chùa Hải Tạng
    Chùa Hải Tạng
  9. Lịch sử phật giáo Đàng Trong có ghi chép lại, Phước Lâm Tự được xây dựng trong khoảng giữa thế kỷ 17. Do thiền sư Thiệt Dinh chủ trì. Chùa mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông và trải qua nhiều lần tu sửa các năm 1822, 1864, 1891, 1909, 1965 cùng khá nhiều hạng mục trùng tu nhỏ.


    Chùa Phước Lâm được vua ban “Biển vàng sắc tứ’ vào năm 1910 dưới thời Duy Tân thứ 4. Lại nói về “Biển vàng sắc tứ’, trong xã hội phong kiến trước kia. Các ngôi chùa ở Việt Nam lúc bấy giờ được chia ra làm chùa tự và chùa quan.

    Ngôi chùa nào có nhiều công đức, phước lộc cùng sự trang nghiêm, giới luật sẽ được vua xem xét ban bản vàng để tên. Đó chính là “Biển vàng sắc tứ’. Và Phước Lâm là một trong số những ngôi chùa có được vinh dự lớn lao này.

    Trải qua hơn 200 năm, những biến cố của lịch sử, chiến tranh cùng vết tích của thời gian. Thế nhưng, kiến trúc cổ của ngôi chùa vẫn được giữ nguyên nét cổ kính, phong sương. Mang vẻ đẹp của một nơi tâm linh, du lịch tôn giáo cho mọi phật tử khắp bốn phương.
    Chùa Phước Lâm
    Chùa Phước Lâm
    Chùa Phước Lâm
    Chùa Phước Lâm
  10. Chùa Chúc Thánh được biết đến là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Với hệ thống tượng lớn đa dạng được trạm trổ cầu kỳ cùng lối kiến trúc cổ kính ấn tượng, đây chắc chắn sẽ là điểm tham quan tâm linh lý tưởng bạn không nên bỏ qua.


    Nhắc tới các ngôi chùa Hội An nổi tiếng, chắc chắn không thể bỏ qua chùa Chúc Thánh. Được biết, đây là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại phường Tân An, cách trung tâm thành phố Hội An khoảng chừng 2km. Dựa theo sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang cho biết, ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII bởi vị Thiền sư Minh Hải. Trải qua hơn 300 năm phát triển, chùa Chúc Thánh Hội An này đã trở thành địa điểm tham quan linh thiêng nổi tiếng nơi xứ Quảng.

    Chùa Chúc Thánh được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ tam. Đây là phong cách thiết kế có sự kết hợp giữa nét chạm trổ, điêu khắc đặc trưng của văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Đặc biệt, đây cũng là kiểu kiến trúc phổ biến nhất của những ngôi chùa nước ta. Cùng hệ thống tượng thờ trưng bày được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo. Khi tới đây du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng trọn vẹn kiến trúc cùng nền văn hóa giao thoa giữa nước ta với Trung Hoa cực độc đáo.

    Sau khi dạo chơi chán chê khuôn viên bên ngoài, bạn đừng quên ghé đến khu vực chính điện của chùa Chúc Thánh để tham quan. Chính điện được xây dựng ở khu vực giữa khuôn viên và vô cùng bề thế với hệ thống kèo cột dựng đứng đầy vững chãi.

    Tại đây đó chính là mái chùa được lợp bằng kiểu ngói âm dương - nét hài hòa tổng thể với kiến trúc Hội An và mang đậm văn hóa nước Việt Nam ta vô cùng ấn tượng. Phần đỉnh mái bên trên chính điện chùa Chúc Thánh còn đặt cặp long phụng đối xứng với nhau và được chạm khắc cực kỳ tỉ mỉ và tinh tế. Phần mái hiên còn có chạm trổ hình ảnh quá trình từ lúc mới sinh cho đến khi nhập diệt của Đức Phật Thích Ca. Chính những điều này như lại càng làm tôn thêm sự an nhiên nơi cửa chùa.
    Chùa Chúc Thánh
    Chùa Chúc Thánh
    Chùa Chúc Thánh
    Chùa Chúc Thánh



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |