Top 10 Ngôi chùa linh thiêng nhất tỉnh Nghệ An

Minh Minh 11066 1 Báo lỗi

Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất Việt Nam. Với diện tích rộng lớn và chủ yếu là đồi núi, trung du, Nghệ An có rất nhiều ngôi ... xem thêm...

  1. Ngôi chùa thờ Phật Mẫu Đại Tuệ - tức đại diện cho trí tuệ Đức Phật (Tuệ Giác, Tuệ Kiếm, Tuệ Lực, Tuệ Tâm, Tuệ Mục, Tuệ Nhãn). Đây là nơi duy nhất trên đất nước ta có ngôi chùa thờ Phật Mẫu Đại Tuệ. Hiện nay, chùa Thượng đã hoàn thành với bảo tháp Đại Tuệ cao chín tầng, Đại hùng Bảo Điện, nhà Tổ đường, nhà thờ Ngũ đế, nhà kỷ niệm đường, Hồ Tiên (ao sen) cùng với khu Tăng xá…


    Vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh đã nghỉ chân tại đây. Tương truyền, nhà vua mơ thấy Phật Bà về chỉ cho cách xây thành làm căn cứ chống giặc. Để rút ngắn thời gian hành quân, vua Quang Trung vượt qua dãy Đại Huệ, tiến thẳng ra Bắc. Nhà vua đã vào chùa dâng lễ vật xin Phật gia phù hộ để đánh tan quân Thanh.


    Công trình đặc biệt nhất trong khuôn viên rộng đến 6000m2 phải kể đến bảo tháp Đại Tuệ 9 tầng cao 32m. Trong chùa khảm rất nhiều câu đối, thư pháp bằng chữ thuần Việt. Đây là điểm nhấn nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt của dòng chảy lịch sử.


    Chùa Đại Tuệ đã được công nhận bốn kỷ lục: Ngôi chùa trên núi có hồ nhân tạo lớn nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng hồng ngọc nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống tượng bằng gỗ dâu nguyên khối nhiều nhất; Ngôi chùa có hệ thống câu đối bằng thư pháp thuần Việt nhiều nhất Việt Nam.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Dãy núi Đại Huệ, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An
    Điện thoại: 0349 712 861
    Fanpage: www.facebook.com/profile.php?id=100063469189755

    Gọi điện
    Chùa Đại Tuệ đầu xuân
    Chùa Đại Tuệ đầu xuân
    Tượng Phật hồng ngọc trong chùa Đại Tuệ
    Tượng Phật hồng ngọc trong chùa Đại Tuệ

  2. Chùa ban đầu là một am nhỏ để nhân dân đến lễ bái nên được gọi là Sơn Am Tự. Sau đó vào cuối thời Hậu Lê, chùa được dời xuống chân núi và đổi tên thành Hương Phúc Tự. Tuy nhiên, vào đời vua Minh Mạng, chùa được trở về vị trí cũ với tên gọi Cổ Am Tự.


    Hằng năm, chùa tổ chức các ngày lễ lớn như: Cầu an đầu năm, Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan Báo hiếu, Lễ kỷ niệm ngày sinh của đức Phật A Di Đà, Lễ kỷ niệm ngày thành đạo của đức Phật Thích Ca.... Từ cổng Chánh điện ở dưới chân lèn, chúng ta có thể lên thượng điện ở lưng chừng núi, rồi sang động Như Ý, lên đỉnh núi ngoạn cảnh.


    Ngôi chùa này đã chứng kiến nhiều dấu ấn lịch sử như trận huyết chiến Lê - Mạc của Lai Quận công Phan Công Tính và Mạc tướng Nguyễn Quyện dưới núi Hai Vai. Thời kháng chiến chống Mỹ, chùa cũng đã trải qua những trận bom đánh phá thảm khốc. Đến sau năm 2010, dưới sự chỉ dẫn của thầy Thích Chân Tính - một danh sư chùa Hoằng Pháp đã đặt những hòn đá đầu tiên, đánh dấu phục hưng Cổ Am tự.

    Trải qua bề dày thời gian với biết bao dấu ấn thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn hiên ngang đứng vững, trở thành nơi linh thiêng cho Phật tử xa gần ghé thăm, kính lễ. Tháng 12/1994, chùa Cổ Am đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử quốc gia.


    Trên đỉnh núi, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tượng Quan âm lớn nhất Nghệ An với 3 mặt hướng về 3 phía khác nhau và tham dự những lễ hội tâm linh hoành tráng, đầy ý nghĩa nhân văn.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, Nghệ An
    Điện thoại: 0867 979 737
    Email: [email protected]
    Website: http://www.chuacoam.com/
    Fanpage: www.facebook.com/chuacoam/

    Gọi điện
    Toàn cảnh Chùa Cổ Am - Diễn Châu
    Toàn cảnh Chùa Cổ Am - Diễn Châu
    Cửa điện vào chùa Cổ Am
    Cửa điện vào chùa Cổ Am
  3. Chùa Cần Linh còn gọi là Chùa Sư Nữ (Do vị sư nữ trụ trì) là ngôi chùa trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Nghệ An.


    Chùa có diện tích trên 6000m2 gồm tổng thể kiến trúc tam quan, bái đường, thượng điện, nhà tổ, tả hữu vu, nhà phụ, tháp mộ, sân chùa, vườn hoa cây cảnh, phía ngoài có ao sen tạo nên cảnh thanh túc nghiêm thanh tịnh, thắng cảnh trang nghiêm và tráng lệ.


    Chùa có các hiện vật quý như, pho Tam Thế, Đức Phật Thích Ca sơ sinh cao 2m, nhóm tượng Cửu Long ngự tọa trang nghiêm và tỏa hào quang trên tòa Tam Bảo. Chùa còn có thêm pho tượng Phật bà thiên thủ thiên nhãn bằng đồng đỏ cao 3m, nặng 8 tấn ngự tọa trước chính điện của chùa với thế uy nghi, trang trọng.


    Theo sử sách ghi lại, vua Tự Đức và vua Bảo Đại của vương triều nhà Nguyễn đã từng đến thăm chùa Cần Linh để cúng tế, cầu phúc an dân. Vua Tự Đức còn hiến tặng hai bức vọng bằng chữ Hán với dòng chữ Triện đề “Vương triều Đức tự hiến cúng”.

    Nhận thấy ngôi chùa vô cùng linh thiêng với nhiều huyền tích bí ẩn, vui Tự Đức còn tặng thêm một bức đạt tự “Cần Linh”. Thực ra, ý muốn nói của ông là “Cầu Linh”, có nghĩa là ai muốn cầu gì đến đây sẽ đều được như ý bởi nơi này rất linh nghiệm. Tuy nhiên, dân gian dần đọc chệch đi hoặc có thể do lệ kiêng húy của triều Nguyễn mà chữ “Cầu Linh” sau đó được đổi thành “Cần Linh”. Cũng từ đó ngôi chùa có tên là “Cần Linh” cho đến tận bây giờ.


    Hiện nay, chùa đang trong quá trình trung tu, cải tạo mở rộng quy mô để có thể đón tiếp được nhiều du khách, Phật tử bốn phương về dâng hương lễ Phật.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Cầu vượt Cửa Nam, phường Cửa Nam, TP. Vinh, Nghệ An

    Toàn cảnh chùa Cần Linh
    Toàn cảnh chùa Cần Linh
    Khung cảnh trong chùa Cần Linh
    Khung cảnh trong chùa Cần Linh
  4. Chùa Gám hay còn gọi là Chùa Chí Linh, là một công trình văn hoá tâm linh nổi tiếng được xây dựng từ đời Trần, là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.


    Về tên chùa Gám, do chùa tọa lạc tại làng Kẻ Gám xưa nên lấy tên làng đặt cho chùa. Cũng có người nói rằng: do ngày xưa xảy ra hạn hán lớn, người dân vào rừng hái quả của cây Gám để ăn thay lương thực nên không bị chết đói. Nhớ ơn rừng đã ban tặng cây quả, người dân đặt cho vùng núi đó là Gám.


    Nhận thấy quá nhiều sức hấp dẫn về các tiềm năng đã ban tặng cho huyện nhà, Ban thường vụ Huyện uỷ đã quyết định phát triển bền vững Yên Thành bằng cách khơi dậy tiềm năng thiên nhiên, tình yêu quê hương, phát huy các giá trị văn hoá sẵn có đặc biệt là văn hoá tâm linh, thông qua du lịch để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Yên Thành nhằm thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài huyện.


    Có thể hiểu, phía Đông có sông Dinh là long mạch làm cho mùa màng tươi tốt, bội thu, phía Tây có núi Phượng Sơn (tiếng địa phương là Rú Gám) với thế long chầu hổ phục tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình. Từ đó cũng có thể hiểu rằng Rú Gám là nơi mở ra hướng phát triển tươi sáng cho huyện lúa Yên Thành.


    Phật giáo tại Chùa Gám theo tông phái Trúc Lâm, một tông phái phát triển rực rỡ dưới các triều đại Lý, Trần. Cuối năm 2010, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch văn hoá tâm linh sinh thái Rú Gám ( Đền – chùa Gám).


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An

    Tượng Phật tại sân chùa Gám
    Tượng Phật tại sân chùa Gám
    Khóa tu tại Chùa Gám
    Khóa tu tại Chùa Gám
  5. Chùa Bà Bụt có tên chữ là Tiên Tích Tự. Ngày xưa, chùa rộng khoảng 10 mẫu, gồm các hạng mục công trình như: sân vườn, ao sen, tam quan, nhà trạm, nhà thuyền, tiền đường và thượng điện cây cối xanh tốt. Chùa tổ chức lễ hai năm một lần vào ngày 20, 21 tháng Giêng âm lịch.


    Ngôi chùa được nhân dân xây dựng năm 1007, trên một mảnh đất rộng, phía trước là sông Lam hiền hoà, thơ mộng. Phía sau, Chùa tựa lưng vào chân núi Hội như một bức tường thành bảo vệ, che chắn giúp ngôi Chùa vượt qua bao biến thiên của lịch sử để trường tồn với thời gian. Lối kiến trúc cổ đã có từ ngàn năm, ngôi chùa mang một vẻ đẹp độc đáo và riêng nhất.


    Ngôi chùa được nhân dân xây dựng năm 1007, trên một mảnh đất rộng, phía trước là sông Lam hiền hòa, thơ mộng. Phía sau, Chùa tựa lưng vào chân núi Hội như một bức tường thành bảo vệ, che chắn giúp ngôi Chùa vượt qua bao biến thiên của lịch sử để trường tồn với thời gian. Lối kiến trúc cổ đã có từ ngàn năm, ngôi chùa mang một vẻ đẹp độc đáo và riêng nhất.


    Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật như chuông đồng, câu đối, đại tự, bài minh, lạc khoản và nhiều tượng phật. Đây là những tài liệu và hiện vật quý giá, đặc biệt là tượng Phật bà Quan Âm cổ. Kiến trúc chùa cổ kính, thiêng liêng với nhiều chạm khắc tinh xảo, giá trị.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An

    Chùa Bà Bụt thuộc huyện Đô Lương - Nghệ An
    Chùa Bà Bụt thuộc huyện Đô Lương - Nghệ An
    Lễ tạ ơn tại chùa Bà Bụt
    Lễ tạ ơn tại chùa Bà Bụt
  6. Chùa còn có tên là Hoàng Lao hay Trung Kiên, tọa lạc ở làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.

    Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVII (1690), đã được trùng tu nhiều lần. Đặc biệt ở chánh điện đã từ lâu có một phiến đá cao 107cm, có hình dáng giống một vị sư, dân gian quen gọi là tượng sư đá. Chùa còn bảo tồn một số tượng, bia cổ, giếng cổ. Lễ hội chùa hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.


    Đây là nét đặc trưng của kiến trúc Huế có ở chùa Phổ Nghiêm. Hầu hết chùa miền Bắc và chùa miền Nam (nếu có thì đó không phải là chùa mà là đình, miếu nơi thờ tự các vị công thần khai quốc) giai đoạn này đều không mang dáng dấp loại hình kiến trúc cung đình này. Điều này không chỉ chứng tỏ sự lan tỏa về văn hóa xứ Huế ở khu vực này mà nó còn thể hiện sự hòa nhập giữa phật giáo Nghệ An thời kỳ này với văn hóa Huế thể hiện qua kiến trúc.


    Chùa Phổ Nghiêm với kết cấu của nhà 3 gian, chùa gồm chính điện dùng làm nơi thờ tự và khu vực nhỏ hơn làm nơi ở của chư tăng. Chính điện được xây theo dạng "trùng thiềm điệp ốc" - đây là nét đặc trưng của lịch sử kiến trúc cố đô Huế.


    Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

    Toàn cảnh chùa Phổ Nghiêm
    Toàn cảnh chùa Phổ Nghiêm
    Chùa Phổ Nghiêm
    Chùa Phổ Nghiêm
  7. Chung Linh Tự hay còn gọi là chùa Chung Linh tọa lạc tại rú Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.


    Theo các tài liệu để lại và truyền miệng tại địa phương, chùa Chung Linh có niên đại khoảng 500 năm, với khuôn viên rất lớn, có tòa tháp. Theo tìm hiểu Chung Linh có nghĩa là Tiếng chuông linh thiêng và là nơi thờ Phật linh thiêng.


    Chùa Chung Linh có từ lâu đời (khoảng 500 năm) tọa lạc trên núi Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Thanh Chương là miền quê có truyền thống văn hóa và hiếu học, giàu truyền thống cách mạng nổi tiếng ở xứ Nghệ. Năm 1930, thực dân Pháp đã từng giam cầm 18 chiến sỹ cách mạng ở đây trước khi đưa đi hành quyết…


    Trải qua bao dâu bể và sự vô tâm một thời của con người, chùa Chung Linh xưa không còn nữa. Chỉ còn lại tấm bia đá và cụ Rùa tồn tại, ghi dấu tích trên mảnh đất xưa. Và trong tâm tưởng người dân, Chung Linh cổ tự vẫn còn đọng lại trên một vùng quê với tên gọi thân thương: Chợ Chùa.


    Ngày 20/12/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định cho phép phục hồi chùa. Ngày 17/4/2011 lễ động thổ xây dựng chùa được diễn ra trang trọng. Ngày 10/8/2011, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bổ nhiệm Đại đức Thích Quảng Bảo đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Chung Linh.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: Đường 33, Phong Thịnh, Thanh Chương, Nghệ An

    Chùa Chung Linh – Thanh Chương
    Chùa Chung Linh – Thanh Chương
    Chùa Chung Linh – Thanh Chương
    Chùa Chung Linh – Thanh Chương
  8. Địa điểm không thể bỏ lỡ trong cuốn sổ tay du lịch Cửa Lò Nghệ An đó chính là Chùa Đảo Ngư. Để đến chùa Đảo Ngư, bạn chỉ mất khoảng 25 phút đi thuyền máy từ bãi tắm Cửa Lò. Ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ XIV và thờ thần Sát hải đại vương Hoàng Tá Thốn.


    Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân, ngày 03 tháng 3 năm 2003 dự án phục dựng chùa đảo ngư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 7370/QĐ-UBCN do UBND Thị xã Cửa Lò làm chủ đầu tư. Ngày 30/4/2005 việc phục dựng, tôn tạo chùa Song Ngư hoàn thành. Kể từ đó đến nay, chùa Song Ngư là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của ngư dân trên biển đảo Đan Nhai – Cửa Lò, đồng thời cũng trở thành một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của du khách gần xa mỗi dịp về thưởng ngoạn cảnh đẹp của vùng biển Cửa Lò.


    Chùa Song Ngư được phục hồi, tôn tạo trên nền cũ. Chùa mang kiểu dáng kiến trúc cổ truyền, bộ khung bằng gỗ, mái ngói âm dương, nền lát gạch đất nung, diện tích là 11.665m2, với các hạng mục công trình; Bến chùa, đường, vườn, nhà ban quản lý, tam quan, sân, nhà Tả vu, Hữu vu và hai tòa chính là Bái đường, Thượng điện.


    Chùa Đảo Ngư là ngôi chùa linh thiêng ở Nghệ An. Nằm giữa hai lạch lớn Cửa Lò, Cửa Hội nên các ngư dân, thương gia đều ghé vào chùa cầu cho trời yên biển lặng, buôn may bán đắt. Chùa có giếng ngọc cổ hơn 700 năm tuổi - nơi duy nhất có nước ngọt trên đảo Song Ngư.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: đảo Song Ngư, thị xã Cửa Lò, Nghệ An

    Chùa Đảo Ngư (Chùa Song Ngư)
    Chùa Đảo Ngư (Chùa Song Ngư)
    Chùa Đảo Ngư (Chùa Song Ngư)
    Chùa Đảo Ngư (Chùa Song Ngư)
  9. Một trong các chùa ở Nghệ An vô cùng linh thiêng đó là Lô Sơn. Chùa Lô Sơn được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh (1705 - 1719), đời vua Lê Dụ Tông. Đây là di tích văn hóa cổ xưa. Tấm bia đá cổ tại chùa còn được ghi vào sách “Hoan châu bi ký”.


    Chùa Lô Sơn, tên chữ là Phổ Am Tự, được xây dựng từ thời nhà Lê, thuộc làng Vạn Lộc, huyện Chân Lộc, nay thuộc khối 6, phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò. Chùa có quy mô vừa phải, thanh tịnh, linh thiêng, tọa trên một địa thế khá đẹp, tựa lưng vào núi Lô Sơn, hướng về phương bắc.


    Tại ngôi chùa này đã chứng kiến nhiều cuộc họp của Đảng bộ làng Vạn Lộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổ đội du kích làng Vạn Lộc suốt ngày đêm bám trụ trên núi Lò (sau lưng chùa) để canh giữ vùng biển. Ngày 02/6/1968 tại đây tổ đội du kích Vạn Lộc đã bắn rơi chiếc máy bay giặc Mỹ thứ 1.100. Bởi thế núi Lò đã một thời mang dấu ấn lịch sử được mang tên gọi “Đồi một trăm”.


    Chùa thiêng ở Nghệ An - Lô Sơn tọa lạc trên một khu đất cao với địa thế khá đẹp. Chùa hướng về phía bắc, dựa vào núi Lô Sơn. Chùa Lô Sơn được bài trí bằng rất nhiều tượng Phật như: tượng Quan Âm, Thích Ca, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tam Thế…


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: dưới chân núi Cao, thuộc khối 6, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An

    Chùa Lô Sơn
    Chùa Lô Sơn
    Chùa Lô Sơn
    Chùa Lô Sơn
  10. Chùa gì ở Nghệ An cổ nhất? Chùa Đức Sơn được xây dựng từ thời nhà Trần và được coi là ngôi chùa cổ nhất xứ Nghệ. Kiến trúc chùa gồm: cổng, nhà khách, lầu hộ pháp, chùa thượng, chùa hạ, nhà tổ sư.


    Chùa là nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng quý hiếm, có giá trị kiến trúc, lịch sử lâu đời. Đó là hệ thống tượng pháp, bức đại tự, chuông chùa và các bộ sách cổ. Chùa Đức Sơn còn là nơi có 210 bản gỗ khắc Kinh thư.


    Chùa Đức Sơn là một ngôi chùa cổ, có vị trí địa lý cảnh quan đẹp, hiện còn lưu giữ 43 pho tượng, chủ yếu được tạo tác muộn nhất là vào thời Nguyễn, chất liệu bằng gỗ mít. Tượng pháp được bài trí tại nhà lục đạo, nhà tổ, hai lầu hộ pháp, chùa hạ. Số tượng được tập trung nhiều nhất là ở chùa thượng, gồm bảy bộ, được chia làm bảy lớp. Bộ Tam Thế, Bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngọc Hoàng, bộ quan âm tống tử, bộ Hoa Nghiêm tam pháp, bộ Thích Ca sơ sinh, bộ tượng Đức Ông - A Nan Đà và 210 bản khắc kinh. Đặc biệt quả chuông đồng nặng 180kg có khắc chữ Hán “Đức Sơn tự chung”, đúc từ thời Lê và các tài liệu hiện vật khác có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ: xóm Nam Sơn, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An

    Chùa Đức Sơn
    Chùa Đức Sơn
    Chùa Đức Sơn
    Chùa Đức Sơn




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |