Top 17 Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Kim Linh 35969 5 Báo lỗi

Du lịch tâm linh là một trong những nét đẹp hiện nay của những người tin vào Phật, theo Phật. Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển đồng nghĩa với các ngôi chùa ... xem thêm...

  1. Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.

    Chùa Dâu
    gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.


    Chùa Dâu còn có tên gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng Tự, Pháp Vân tự. Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, được chứng nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Nổi bật nhất trong các công trình của chùa là tòa tháp Hòa Phong. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng. Nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng. Tháp được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15m.


    Nhà Tiền đường gồm 7 gian, 2 chái. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần. Tại Tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.


    Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc.


    Khu vực nối tiền thất và hậu đường là nơi thờ Thập bát La Hán (18 đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán). Ngoài ra, các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện.


    Chùa Dâu tọa lạc tại Bắc Ninh
    Chùa Dâu tọa lạc tại Bắc Ninh
    Chùa Dâu
    Chùa Dâu

  2. Chùa Tây Phương có tên chữ là “Sùng Phúc Tự”, tên gọi khác là Tây Phương Cổ Tự. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km, tọa lạc tại đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Có thể bạn chưa biết, chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam sau chùa Dâu Bắc Ninh. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, bộ tượng Phật giáo tại chùa được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ngôi chùa nằm an yên, tĩnh lặng giữa cảnh sắc thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Khi tới thăm chùa, du khách sẽ cảm nhận được nét cổ kính với những vết tích thời gian xưa cũ.


    Năm 1632, dưới đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng năm 1657 - 1682, Tây Đô Vương Trịnh Lạc cho phá đi chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Năm 1794, dưới thời nhà Tây Sơn, chùa được trùng tu hoàn toàn và có tên gọi mới là “Tây Phương Cổ Tự”. Hình dáng bên ngoài và kiến trúc của chùa được giữa lại hoàn toàn như ngày nay.


    Tọa lạc ở trên đỉnh đồi Câu Lâu, để đi đến cổng chính của “đệ nhất cổ tự” chùa Tây Phương thì bạn sẽ phải đi bộ qua 239 bậc thang đá ong. Chùa được xây dựng với 3 nếp chùa, đặt song song với nhau theo hình chữ Tam gồm có bái đường, chính điện và hậu cung. Từ cổng chính đi vào trong là một khoảng sân, dẫn du khách tới ba nếp nhà được xây song song với nhau. Theo thứ tự là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía sau và bên cạnh 3 nếp chùa là nhà Tổ và nhà Mẫu.


    Chùa Tây Phương là một quần thể các đơn nguyên, gồm có các hạng mục như Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường Thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà khách. Xung quanh diềm mái của 3 nếp chùa đều được chạm trổ tinh xảo theo hình lá triện cuốn. Trên mái được gắn nhiều con vật bằng đất nung, các đầu đao mái cũng được chế tác từ đất nung, đường nét nổi lên là hình hoa, lá, rồng, phượng. Cả 2 tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi các tấm ván đố. Nếu như phần mái trên có múi in nổi hình lá đề thì lớp ngói phía dưới có hình vuông đơn ngũ sắc giống như màu áo cà sa của các vị cao tăng. Toàn bộ tường được xây bằng gạch nung đỏ Bát Tràng. Điểm nhấn là những cửa sổ hình tròn với biểu tượng sắc và không. Lối kiến trúc, nghệ thuật chạm trổ, tạo hình trên gỗ. Hoa văn trang trí ở chùa Tây Phương thể hiện được trình độ, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo và sự tài hoa của người xưa.


    Một trong những điều thu hút du khách khi tới chùa Tây Phương đó chính là có rất nhiều bức tượng pháp với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giác. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng có những bức tượng chạm trổ hoa văn, hoa cúc, rồng phượng, hổ phù tinh xảo. Bật mí cho bạn biết những bức chạm trổ đều được làm dưới bàn tay của nghệ nhân tài hoa ở làng Chàng Sơn - làng nghề mộc nổi tiếng.


    Bên trong chùa sở hữu 64 pho tượng cùng với các phù điêu vô cùng hoành tráng phải kể đến như bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn trong thời kỳ khổ hạnh,.....16 pho tượng Tổ với phong cách hiện thực. Đặc biệt ở chùa Tây Phương còn có 18 pho tượng La Hán với những dáng vẻ, biểu cảm gương mặt khác nhau.

    Chùa Tây Phương
    Chùa Tây Phương
    Chùa Tây Phương
    Chùa Tây Phương
  3. Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên đường Thanh Niên, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Khai Quốc được xây dựng dưới thời vua Lý Nam Đế (544 - 548), đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Chùa tọa lạc trên một đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc Hồ Tây. Đây từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

    Ngôi chùa cổ nép mình yên tĩnh trên đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội, theo hệ phái Bắc tông. Tổng thể ngôi chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện, nối thành chữ Công. Trên cửa chùa vẫn còn hiện lên bút tích ba chữ Phương Tiện môn và cả hai câu đối được viết bằng chữ Nôm đẹp mắt ‘Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền’.


    Chùa Trấn Quốc có kiến trúc như một bông sen đang nở rộ, làm người ta liên tưởng đến đài sen của Phật tổ. Trước mặt tiền chính là khoảng sân lớn được lát gạch đỏ, có lư hương lớn ở giữa để du khách và Phật tử đến dâng hương. Ngoài kiến trúc ban đầu thì năm 2003, chùa đã tổ chức khánh thành thêm Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, mỗi tầng có 6 bức tượng đức Phật A Di Đà trắng bằng đá quý trang nhã, phía trên đỉnh còn có một tháp sen cũng được tạc bằng đá.


    Dạo bước giữa không gian trong lành thoang thoảng hương nhang trầm đang phảng phất, du khách có dịp chiêm ngưỡng cây bồ đề hơn chục năm tỏa bóng mát rượi phủ kín khắp một khoảng chùa. Cây bồ đề được chính tay Tổng thống Ấn Độ tặng trong một chuyến ghé thăm chùa Trấn Quốc vào 24/03/1959. Thả mình vào bức tranh trầm mặc tĩnh lặng của chùa Trấn Quốc, khách du lịch còn có cơ hội khám phá nghệ thuật kiến trúc trên các nét chạm trổ. Nhiều phần của mái ngói lợp chùa đã bị rêu phong phủ kín, nhưng không vì thế mà Trấn Quốc mất đi vẻ đẹp hài hòa của mình, chính điều đó càng làm tăng thêm nét hấp dẫn nhuốm màu thời gian của ngôi chùa linh thiêng ngàn năm.


    Toàn cảnh ngôi chùa Trấn Quốc trên Hồ Tây
    Toàn cảnh ngôi chùa Trấn Quốc trên Hồ Tây
    Chùa Trấn Quốc - Hà Nội
    Chùa Trấn Quốc - Hà Nội
  4. Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947, sau đó được phục dựng lại từ năm 1989 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân.


    Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

    Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Chùa chính là chùa Hương Tích, có thể coi đây là một ngôi chùa Thiên tạo vì vốn dĩ chùa là một hang động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “ Nam thiên đệ nhất động do chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 trong dịp đến thăm nơi đây. Trong hang động có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù rất gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được động Hương tích thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.

    Chùa Hương trở thành một hành trình về với cõi Phật của phật tử và du khách bốn phương, trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Mùa xuân sắp đến bạn hãy một lần đến với chùa Hương biết đâu sau chuyến đi bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình những cảm hứng mới, nguồn sinh khí và năng lượng mới để bắt đầu một năm với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.

    Chùa Hương
    Chùa Hương
    Chùa Hương
    Chùa Hương
  5. Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.

    Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng.


    Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.

    Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư. Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống.


    Lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào ngày 5/3 âm lịch. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, các tăng ni phật tử, du khách từ khắp nơi trong vùng cùng về đây dự lễ, vãn cảnh, dâng hương khấn Phật, cầu duyên…

    Chùa Thầy
    Chùa Thầy
    Chùa Thầy
    Chùa Thầy
  6. Chùa Bái Đính là một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Chùa Bái Đính là quần thể chùa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cách Hà Nội 95 km, có diện tích 539 ha, gồm khu chùa cổ và khu chùa mới.

    Khu chùa cổ nằm trên sườn núi khá yên tĩnh; ở đây du khách có thể tham quan các hang động, các đền thờ như đền thờ thần Cao Sơn hay Đền thờ thánh Nguyễn, Giếng Ngọc,... Khu chùa này cũng mang nhiều nét kiến trúc và đồ vật cổ mang dấu ấn của thời nhà Lý. Khu chùa mới với kiến trúc hoành tráng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống Việt Nam. Đặc biệt nơi đây có rất nhiều những bức tượng Phật, tượng La Hán,... được điêu khắc một cách tỉ mỉ, công phu cũng trở thành điểm thu hút sự quan tâm của du khách đến với Ninh Bình.


    Bái Đính là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục của Việt Nam và châu Á như:

    • Chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam
    • Chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á
    • Có nhiều tượng La Hán nhất châu Á
    • Chùa có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á
    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
    Chùa Bái Đính
  7. Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa Keo vốn có tên là Nghiêm Quang tự, được xây từ năm 1061 ở hương Giao Thủy, hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1167, chùa đổi tên Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.


    Chùa Keo thuộc hệ phái Bắc tông, là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Diện tích toàn khu chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện.Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.


    Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước. Hội xuân chùa Keo được tổ chức vào mùng 4 Tết Nguyên đán và hội thu từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Mỗi năm mùa Hội chùa người dân và du khách đổ về đây rất đông, thưởng thức những trò chơi dân gian thú vị, ăn những món ăn truyền thống, nghe các làn điệu chèo, nghe câu quan họ bắc ninh và đặc biệt là hành hương lễ phật, cầu bình an cho một năm.

    Chùa Keo Thái Bình
    Chùa Keo Thái Bình
    Chùa Keo Thái Bình
    Chùa Keo Thái Bình
  8. Chùa Một Cột tọa lạc trên con phố cùng tên thuộc phường Đội Cấn, quận Ba Đình. Chùa còn có tên chữ là chùa Diên Hựu nghĩa là phúc lành dài lâu. Chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tổ (1049), trải qua những thăng trầm của lịch sử ngôi chùa còn đến ngày nay là được xây dựng năm 1955, hiện nay chùa Một Cột được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Châu Á.


    Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.


    Năm 1962, quần thể chùa Một Cột ở Hà Nội đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Đến năm 2012, chùa Một Cột đã vinh dự được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”. Kết cấu nguyên bản của chùa Một Cột được đỡ bởi các dầm gỗ bám chắc cột đá. Cấu trúc của chùa Một Cột hiện nay gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa. Cột trụ của chùa một cột được dựng bằng 2 cột đá chồng lên nhau tạo thành khối trụ đứng có chiều cao 4 m chưa tính phần chìm phía dưới chân. Đường kính cột đá rộng 1,2 m làm người nhìn có cảm giác “vững như bàn thạch”.


    Đến với chùa Một Cột người ta thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy. Qua những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng nhân văn văn đẹp đẽ như sự tinh khôi thanh thoát của cánh sen biểu trưng cho trí tuệ viên mãn. Cột trụ hình trụ – dương khí nằm giữa hồ Linh Chiểu – âm khí kết hợp mang đến sự sinh sôi trường thọ nối tiếp.


    Xưa kia cứ đến ngày 8/4 Âm Lịch, các vị vua quan lại đến đây thắp hương, khấn Phật. Ngày nay, các dịp mồng Một, ngày Rằm, dân chúng cũng tìm về nơi linh thiêng lâu đời này.

    Chùa Một Cột - Hà Nội
    Chùa Một Cột - Hà Nội
    Chùa Một Cột - Hà Nội
    Chùa Một Cột - Hà Nội
  9. Có dịp đi du lịch Quảng Bình, du khách đừng quên dừng chân tham quan và chiêm bái tại Chùa Hoằng Phúc là một trong những đại danh lam vào loại cổ nhất trên đất Quảng Bình. Theo lời truyền lại, năm 1301, Phật Hoàng đã thuyết pháp, truyền giảng đạo lí tại ngay chính ngôi chùa này, bởi vậy chùa Hoằng Phúc rất linh thiêng, tính đến nay, Chùa Hoằng Phúc có chiều dài lịch sử trên 715 năm và là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung.


    Chùa Hoằng Phúc xưa có tên là chùa Kính Thiên, tục danh chùa Trạm, thuộc phường Thuận Trạch, nay là xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km về phía Nam.


    Chùa Hoằng Phúc vốn bắt nguồn từ am thờ Phật mang tên Tri Kiến Am. Bởi ngày trước, từ hói Quy Hậu, ngược theo bờ phải sông Kiến Giang về phía đông là địa phận Tri Kiến, huyện Nha Nghi, thời Lý Trần. Am này ở trong địa phận Tri Kiến nên mang tên này. Theo sử cũ chép lại, tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đường viễn du ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên và sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên.


    Tiếp đó, Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu ra thăm chùa Kính Thiên, bèn cho cấp tiền tu sửa, ban cho một biển đề tên chùa “Kính Thiên Tự” và một biển đề đại tự: “Vô song phúc địa” (đất phúc khôn sánh) và ngự chế 5 câu đối treo ở chùa. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), trong chuyến ngự giá Bắc Tuần, vua Minh Mạng có ghé thăm chùa Kính Thiên và cho đổi tên chùa là “Hoằng Phúc Tự” (Phúc lớn)… Nhân dân địa phương thường gọi là Chùa Quan.


    Tính từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông ghé vào Am Tri Kiến đến nay, chùa Hoằng Phúc đã có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Nơi đây không những là nơi thờ tự đức Phật, hoằng dương phật pháp mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử của quê hương qua các thời kỳ.


    Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thời gian, của chiến tranh, chùa bị tàn phá nghiêm trọng. Sau đó, ngôi chùa này đã được phục dựng, tôn tạo theo hướng giữ nguyên trạng chùa cũ (lối chùa cổ thời nhà Trần) gồm: Tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa và chính thức khánh hạ vào năm 2016. Đến nay, Chùa còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật bà Quán thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát cùng một số pháp khí bằng đồng được đúc rất tinh xảo, đặc biệt, vẫn còn đại hồng chung cao 1,15m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m được đúc vào thời vua Minh Mạng và cổng Tam Quan, nền nhà Chính điện.

    Chùa Hoằng Phúc
    Chùa Hoằng Phúc
    Chùa Hoằng Phúc
    Chùa Hoằng Phúc
  10. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn gọi là Chùa Yên Tử hay tên chữ là Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử. Không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, Trúc Lâm Yên Tử còn là chốn tâm linh thanh tịnh nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông thoát tục, tu hành. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hiện nay nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Thiền viện còn gọi là chùa Lân, được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Vào năm 1293 ngài đã cho sửa sang lại tổng thể chùa Lân thêm trang trọng và uy nghiêm. Nơi đây vị Phật hoàng thường tụng kinh, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe.

    Hiện nay, quần thể khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm tâm linh lớn nổi tiếng trong cả nước. Hằng năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, lễ phật, tìm về cõi linh thiêng thư thái. Trúc Lâm Yên Tử là một quần thể danh thắng rộng lớn với nhiều địa điểm tham quan. Trước khi lên Yên Tử bạn sẽ đi qua đền Trình, tạm dừng chân nghỉ ngơi chuẩn bị cho hành trình. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một gian điện rộng lớn, nơi mà các sư thầy tu hanh, học kinh pháp nhà Phật. Nơi đây được ví như trường học của người tu hành, các vị sư được dạy đọc kinh, triết lý phật giáo, thuyết của thiền… Còn rất nhiều địa điểm khác để bạn khám phá như: Chùa Hoa Yên, tháp Huệ Quang, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Đồng. Chùa Đồng là ngôi chùa cao nhất Yên Tử, toàn bộ các bộ phận ngôi chùa này đều được đúc bằng đồng thau. Đi lên Trúc Lâm Yên Tử chinh phục được chùa Đồng bằng cách đi bộ là cả một kỳ tích. Nơi đây rất linh thiêng, mọi người thường đến để cầu tài lộc, sức khỏe, sự an lạc thịnh vượng.


    Mọi người truyền tai nhau là ai đi chùa Yên Tử ba năm liền liên tiếp sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Và mọi người thường trọn đường leo bộ để thể hiện sự thành tâm (thay bằng cáp treo). Ở Yên Tử có lễ hội Xuân, thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).

    Chùa Đồng Yên Tử - một cõi mây trời nước Việt
    Chùa Đồng Yên Tử - một cõi mây trời nước Việt
    Chùa Yên Tử
    Chùa Yên Tử
  11. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh cùng với lễ hội của chùa là nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn tinh hoa văn hóa lâu đời của xứ Thanh. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh là một ngôi chùa cổ có từ trước thời Lý và được xếp hạng di tích quốc gia; chùa thuộc địa phận thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chùa cũng là nơi thờ đại tướng Trần Hưng Đạo.


    Hiện nay chùa còn nhiều hiện vật quý của thời Lý mà các di tích cùng thời không có. Cụ thể là: hàng rồng lớn chạm trên đá là những phần còn lại của cây tháp lớn, những đầu rồng và phượng bằng gốm rất lớn mang tư cách những con vật vũ trụ. Trên tam bảo còn để lại 3 bệ đá hoa sen tương tự bệ đá ở chùa Thầy Hà Nội, nhưng các bệ đá này đã được làm kĩ hơn ở các làn sóng dưới chân. Trong chùa còn nhiều tượng gỗ rất quý, đặc biệt là 3 pho tượng quan âm bằng gỗ được tạc vào khoảng giữa thế kỷ 17. Những đồ thờ trong chùa như bàn, ngai, khám, ỷ đã có suốt trong các thế kỷ 17, 18, 19. Chuông của chùa được đúc vào năm Gia Long thứ 11 (1812).


    Ngay sau khi bước qua cây cầu đá dẫn vào chùa, du khách sẽ thấy hai tượng Hộ pháp uy nghi ngay trước cổng chùa. Bước qua cổng là đến khuôn viên chính của Chùa. Bên phải là tiền đường phụ dành cho các gia chủ làm lễ. Bên trái là dãy nhà ở dành cho tăng ni trong chùa. Tiền đường chính ở giữa khá lớn và hầu hết các hoạt động tế lễ đều diễn ra ở đây. Bước qua bậc cửa, du khách sẽ thấy hiện ngay trước mặt là rất nhiều pho tượng lớn uy nghi trải dài mãi tận sâu bên trong. Ngay bên trái sảnh đường là kệ thờ các thân nhân phật tử quá cố được gửi vào chùa. Du khách có thể đi sâu vào bên trong khám phá tài năng của các nghệ nhân hoặc chứng kiến quang cảnh của các buổi cầu siêu.


    Chùa tổ chức lễ hội hàng năm từ ngày 8-10/2 âm lịch thu hút không những bà con phật tử nhiều nơi mà còn cả vị đại biểu của tỉnh và huyện cũng như khách thập phương về dự. Vào mùng một tết Nguyên đán, nhân dân trong huyện đi lễ rất đông.

    Sân ngôi chùa cổ Sùng Nghiêm Diên Thánh
    Sân ngôi chùa cổ Sùng Nghiêm Diên Thánh
    Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - Thanh Hóa
    Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh - Thanh Hóa
  12. Chùa Thánh Duyên là một danh lam cổ tự nằm ở núi Mỹ Am (sau đổi là Thủy Hoa rồi Thúy Vân nhưng người địa phương quen gọi là Túy Vân), xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, sát bờ Bắc đầm Cầu Hai, gần cửa biển Tư Hiền, được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu, (1691 - 1725), năm 1830 được vua Minh Mạng cho nâng cấp, xây dựng thêm một loạt công trình kiến trúc và đặt tên là “Thánh Duyên Tự”. Dưới triều Nguyễn đây là một quốc tự, được triều đình quan tâm trùng tu và cử các danh tăng về làm Tăng cang và Trú trì.


    Cảnh đẹp núi Thúy Vân với thắng tích Thánh Duyên Tự được vua Thiệu Trị xếp hạng là đệ cửu cảnh trong hai mươi cảnh đẹp của đất Thần Kinh với bài “Vân Sơn thắng tích” đi kèm với bức họa vẽ toàn cảnh chùa Thánh Duyên nổi bật giữa khung cảnh hữu tình của núi Thúy Vân, đầm Cầu Hai và Biển Đông.

    Hiện nay, qua nhiều đợt trùng tu, chùa Thánh Duyên đang dần dần khôi phục lại vóc dáng của ngôi cổ tự với đình khắc bài “Vân Sơn bi thắng tích” của vua Thiệu Trị dựng ở chân núi, với cổng chùa hai tầng và tòa chánh điện 3 gian 2 chái còn bảo lưu các tượng Tam thế Phật, Quan Thế Âm, 18 vị La Hán, thập điện Minh Vương bằng đồng. Bên phải sân trước chùa còn bia đá khắc 4 bài thơ của vua Minh Mạng chế ngự về núi Thúy Hoa và chùa Thánh Duyên. Đặc biệt, giữa điện thờ chính là long vị bằng đồng đúc dòng chữ “Đương kim Minh Mạng Hoàng đế vạn thọ vô cương”. Đi dần lên đỉnh núi là Đại Từ Các 2 tầng có nghi môn và la thành bao bọc. Trên đỉnh núi là tháp Điều Ngự 3 tầng, cao khoảng 15m và đình Tiến Sảng ở sau tháp nhìn ra Biển Đông. Quanh chùa còn khá nhiều cây thông cổ thụ đang đứng vững với thời gian.


    Lễ hội chùa Thánh Duyên được tổ chức vào ngày 25/1 Âm Lịch hàng năm.

    Lối vào chùa Thánh Duyên huyền ảo
    Lối vào chùa Thánh Duyên huyền ảo
    Chùa Thánh Duyên - Huế
    Chùa Thánh Duyên - Huế
  13. Chùa tọa lạc ở thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cạnh dòng sông Lốt, dưới cầu Bến Gành. Chùa còn có một số tên gọi khác như: chùa Kỳ Lân, chùa Điềm Tịnh, chùa Thiên Bửu Thượng, Tổ đình Thiên Bửu. Sở dĩ có tên Thiên Bửu Thượng, Thiên Bửu Hạ vì chùa Thiên Bửu ở làng Điềm Tịnh được khai sơn trước nên người dân gọi là Thiên Bửu Thượng, ngôi chùa Thiên Bửu Hạ ở xã Ninh Bình. Trước kia, làng Điềm Tịnh có tên là Xuân An, sau đổi là Điềm An, lần sau đổi thành Điềm Tịnh và tên gọi đó tồn tại đến ngày nay.


    Chùa do Hòa thượng Tế Hiển, hiệu Bửu Dương, khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XVIII và truyền bá chi phái Thiền Liễu Quán đầu tiên ở Ninh Hòa. Hòa thượng Bửu Dương khai sơn hai ngôi chùa và đặt tên là Thiên Bửu. Hiện nay, long vị của Hòa thượng được thờ ở 3 chùa: Thiên Bửu Thượng, Thiên Bửu Hạ, chùa Phổ Hóa. Long vị ở chùa Thiên Bửu Thượng và chùa Thiên Bửu Hạ cho chúng ta biết “Đại lão Hòa Thượng tên Húy là Tế Hiển, tên Hiệu là Bửu Dương đời 36 Lâm Tế Chánh Tông, sáng tạo chùa Thiên Bửu. Kỵ ngày 20 tháng 2”. Căn cứ vào tư liệu Hán văn khắc trên chuông chùa Thanh Lương, có thông tin về vị Hòa thượng Bửu Dương, năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) Ngài chứng minh đúc chuông chùa Thanh Lương (làng Nhĩ Sự).

    Phổ hệ truyền thừa tại Tổ đình Thiên Bửu thuộc dòng kệ Liễu Quán, từ đời thứ 36 Hòa thượng Bửu Dương đến đời 43, truyền thừa từ chữ Tế đến chữ Nguyên là 9 đời. Các vị trụ trì kế thế nhau đến nay trên 10 vị, nhiều vị thuộc hàng danh đức. Tổ Phước Tường về trụ trì chùa Thiên Bửu trong thời gian 1922 – 1932, chùa trở nên hưng thịnh với nhiều tăng, tín đồ.

    Trải qua thời gian, chùa được tu bổ nhiều đợt, gần đây nhất là năm 2018 xây dựng nhà tăng. Di tích gồm các công trình kiến trúc: Tam quan, tiền đường, chánh điện, nhà đông, nhà tây, nhà tăng. Cách chùa khoảng 500m là khu cổ tháp, nơi đây còn lại 5 ngôi tháp cổ của các vị sư trụ trì chùa Thiên Bửu. Ngôi tháp để lại ấn tượng nhất mang giá trị nghệ thuật cao nhất là tháp tổ Bửu Dương – vị tổ khai sơn chùa Thiên Bửu. Bảo tháp gồm 7 tầng, toàn thân tháp xây trên 1 bệ hình mai rùa, có 4 rồng chầu, 2 lân phục. Trước trụ cổng đắp hình hoa sen với mai, lan, trúc, tước và cặp thơ đối chữ Hán. Thân tháp là 56 bức phù điêu sinh động với đủ hình long, lân, quy, phụng, mai, lan, cúc, trúc, hạc tùng trúc tước, hoa sen tịnh bình, lư châu, thơ minh đối triện… được bài trí đăng đối. Đây là một công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật cao, thể hiện sự tài hoa, khéo léo về trình độ và thẩm mỹ của người xưa.


    Chùa Thiên Bửu là nơi sinh hoạt văn hóa và tâm linh của cộng đồng cư dân trong và ngoài thôn. Hàng năm, chùa tổ chức các lễ hội theo lịch âm thường niên: Ngày 20/2 giỗ tổ khai sơn chùa (Hòa thượng Tế Hiển - Bửu Dương); lễ Phật đản; lễ Vu Lan; ngày 28/7giỗ tổ Phước Tường. Ngoài ra, vào ngày 17 âm lịch hàng tháng, chùa tổ chức thuyết giảng tu thọ Bát quan trai (giảng dạy giữ gìn 8 giới nhà Phật) và các ngày sóc vọng hàng tháng.

    Sân chính chùa Thiên Bửu
    Sân chính chùa Thiên Bửu
    Chùa Thiên Bửu - Khánh Hòa
    Chùa Thiên Bửu - Khánh Hòa
  14. Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là Linh Phong Sơn tự, tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Theo các bộ sử cũ, chùa được hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi này một nhà sư có tên tục là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Tại đây ông đã dựng lên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, mặc đồ bằng vỏ cây, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng gọi là Ông Núi. Ở nơi sườn núi phía bắc vẫn còn di tích một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước. Tới năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự.

    Để đến được cổng chùa Linh Phong, từ dưới chân núi, du khách đi bộ trên con đường đất pha cát mịn màng và thoáng đãng. Sau đó, các bạn phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá nằm trên các cung đường uốn lượn như rồng bay từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Từ đây, có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm, cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi, xa xa là toàn cảnh bán đảo Phương Mai, khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại. Từ phía trước Chánh điện chùa, đi về hướng Tây qua một cây cầu nhỏ sẽ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm ở trên núi phía sau chùa. Hang Tổ tương truyền là nơi xưa kia ông Núi từng ở, từng tụng kinh niệm phật. Đến nay hang vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ với những vách đá bên trong và cảnh quan bên ngoài. Chùa ông Núi là di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch - ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi.

    Người dân tấp nập về hội chùa Linh Phong
    Người dân tấp nập về hội chùa Linh Phong
    Chùa Linh Phong
    Chùa Linh Phong
  15. Tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, chùa Giác Viên (còn gọi là chùa Hố Đất) là ngôi cổ tự có tuổi đời lên đến 165 tuổi. Chùa ban đầu là một am nhỏ mang tên là Quan Âm các. Năm 1798, khi trùng tu chùa Giác Lâm, nơi đây là bến Hố Đất được chọn làm nơi chứa gỗ. Gỗ xây dựng chùa được chở từ rừng về bằng đường sông, theo rạch Hố Đất (tức rạch Tân Hòa) vào rạch Ông Bường, rồi đỗ ở bến mà sau này là vị trí của chùa Giác Viên ngày nay.

    Sau khi cưa xẻ, những cây ván được đưa về chùa Giác Lâm (cách đó khoảng 2 km) bằng xe trâu. Công trình đại trùng tu đó kéo dài khoảng 6 năm mới xong (1798-1804). Trong khoảng thời gian đó, một ông hương đăng già (lo việc nhang đèn trong chùa, không rõ họ tên) được cử đến trông coi việc cưa xẻ và giữ gìn cây gỗ. Đến đây, ông dựng một cốc nhỏ (bên trong có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm) vừa làm nơi tu, vừa để lo cho công việc. Đến khi chùa Giác Lâm được trùng tu xong, Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho sửa am thành chùa, đặt tên là Viện Quan Âm.


    Chùa được trùng tu lớn vào các năm 1899 – 1902 dưới thời Hòa thượng Như Nhu trụ trì và vào các năm 1908 – 1910 dưới thời Hòa thượng Như Phòng trụ trì.

    Kiến trúc chùa Giác Viên gồm hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau. Nếp nhà trước làm chánh điện, thờ chư tổ; nếp nhà sau làm giảng đường, phòng khách. Hai bên hông có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có 153 pho tượng và 57 bao lam, hầu hết được tạo tác và chạm khắc vào hai lần đại trùng tu ngôi chùa. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam.

    Các pho tượng Tổ thờ ở nhà Tổ được xem là tượng chân dung sớm ở Nam Bộ. Chánh điện thờ đến 120 pho tượng, đáng chú ý có các tượng và bộ tượng: A Di Đà, Bồ Tát Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thập Điện Diêm Vương (10 tượng), Thập Bát La Hán (18 tượng). Ngoài ra, ở bàn thờ Tổ, có ba tượng chân dung của ba vị trụ trì là: Tiên Giác-Hải Tịnh, Như Nhu-Chân Không và Như Phòng-Hoằng Nghĩa.

    Các bao lam ở chùa đều có giá trị nghệ thuật cao như ba bao lam chạm lộng cả hai mặt ở nhà Tổ. Nhiều đề tài dân gian được thể hiện trên bao lam như: Tô Vũ chăn dê, Ngư tiều canh độc… đặc biệt là bao lam Bá Điểu và bao lam Thập bát La Hán thượng kỳ thú. Ở bao lam Bá Điểu, với chiều dài 3m, chiều rộng 2,2m, người xem như thấy cả thế giới loài chim đang sinh hoạt ở quanh mình, từ chim công, phụng, trĩ đến chim sẻ, chim bói cá, chào mào, họa mi, le le… Chùa còn có bộ Sám bài bằng gỗ chạm nổi Ngũ Hiền (tượng Phật và bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền) đặc sắc; tấm bình phong đặt ở bàn thờ Tổ, Đề Thính được khắc chìm, nét chạm điêu luyện, săc sảo; tượng Giám Trai bằng gốm, cao 105cm, đặt tại Đông lang do Nam Hưng Xương tạo vào năm 1880.


    Ngoài số cổ vật ấy, chùa còn lưu giữ một chiếc giá võng của Triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Tiên Giác-Hải Tịnh và một gốc mai cổ thụ. Theo Gia Định xưa, gốc mai này “nguyên lấy giống cây mai của ông Mạc Cửu đem từ Trung Quốc sang Việt Nam”.

    Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 43 - VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993. Năm 2015, UBND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định phê duyệt dự án trùng tu, tôn tạo chùa cổ Giác Viên trong vòng 2 năm (2015 - 2016) với kinh phí và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

    Chùa Giác Viên - Quận 11
    Chùa Giác Viên - Quận 11
    Chùa Giác Viên - Thành phố Hồ Chí Minh
    Chùa Giác Viên - Thành phố Hồ Chí Minh
    Tạ Trung 2018-08-13 22:29:32
    Từ chổ này trở đi là thấy tằm bạy rồi. Chùa thiên Ấn Quảng ngãi xây dựng Thế kỷ XVII cũng được hơn 300 tuổi k liệt kê, đi liệt kê chùa có 150 năm mà kêu cổ.
  16. Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam năm 1988.

    Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.

    Du khách đến chùa, lòng nhẹ nhàng thanh thoát với dáng chùa ẩn mình trong những vòm cây cao bóng mát. Mái chùa phủ rêu xanh, không có dạng vút cong kiêu hảnh như thách đố với thiên nhiên, cũng không có những hàng ngói mũi hài dọc xuôi theo bờ mái cao dốc đứng, mà ở đây là những hàng ngói máng xối, giúp thoát nước nhanh khi có những trận mưa rào! Đó là một cấu trúc trải rộng và hài hoà với thiên nhiên. Địa thế chùa nằm trên ngọn đồi cao mà tên gọi Sơn Can trước đây còn phản ánh, cho thấy ngôi chùa đã gắn chặt với quan niệm về tín ngưỡng của những người dân bản địa, là trước chùa phải có ao, hồ nước, mang ý nghĩa “Minh đường, thủy tụ” nơi đó vượng khí sinh sôi, và nhất là cửa chùa thuận theo hướng Nam - hướng đặc biệt được xem là tốt nhất cho những ngôi chùa Nam bộ: “ Lấy vợ hiền hoà, làm nhà hướng Nam”.

    Được trùng tu lại nhiều lần, mỗi lần như vậy, trong kiến trúc chùa mang thêm những đặc điểm mới, chứa đựng trong nó những ảnh hưởng văn hóa và lịch sử cùa từng thời kỳ. Chúng ta sẽ ngạc nhiên xiết bao với những hàng chén dĩa kiểu bằng sành sứ, với màu men xanh trắng, được cẩn dọc theo đầu hồi nhà, bên trong và cả bên ngoài cũng như trên vòm cửa ra vào. Sự sáng tạo trong mô típ và cách sắp xếp làm cho đường nét trang trí nổi bật hơn, linh động hơn, tránh sự nhàm chán. Tuy biểu lộ phần nào ảnh hưởng kiến trúc và trang trí Tây phương với những chiếc đĩa lớn có hình ngôi giáo đường trong đó, nhưng nó vẫn thể hiện được sắc thái của nghề gốm cổ truyền địa phương vùng Bình Dương với màu men xanh trắng là chủ đạo.

    Lối vào Tổ Đình Giác Lâm
    Lối vào Tổ Đình Giác Lâm
    Chùa Giác Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
    Chùa Giác Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
  17. Thiên Mụ là ngôi chùa đẹp và linh thiêng thường được nhắc đến nhiều nhất khi bạn đến Huế. Ngôi chùa này được xem là "đệ nhất cổ tự" ở đất cố đô xưa. Buổi đầu sơ khai ngôi chùa này do chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào 1961 đặt tên là "Thiên Mụ Tự" và trải qua các giai đoạn lịch sử lâu đời đều được trùng tu và xây dựng cho đến ngày nay.


    Ngôi chùa này tọa lạc tại đồi Hà Khê nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, ngôi chùa này cách thành phố Huế chỉ 5 km và du khách có thể ghé thăm nơi đây bằng thuyền trên dòng Hương hoặc đi xe đường bộ ở địa phận xã Hưng Long. Ngôi chùa cổ này đã được Dương Văn An ví von là chốn "non bồng nước nhược". Đến đây bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, cổ kính, trầm mặc và hòa lẫn trong cảnh sắc thiên nhiên trời núi. Vẻ đẹp của nó không chỉ ở giá trị lịch sử, tâm linh mà còn là giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo.


    Ngôi chùa này có những hiện vật và công trình kiến trúc đặc trưng và độc đáo như là Tháp Phước Duyên, nền đình Hương Nguyện, Đại Hồng Chung, bia đá của các vị vua như Khải Định, Thành Thái, Thiệu Trị, cửa Tam Quan,... Đây là 1 trong 16 công trình được xếp hạng di sản văn hóa văn hóa thế giới quần thể di tích Huế.

    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |