Top 10 Nghề nghiệp có nguy cơ tai nạn cao nhất

Green Apple 3118 1 Báo lỗi

Những nghề nghiệp có nguy cơ tai nạn cao nhất là những nghề tiềm ẩn sát xuất cao tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp. Tai nạn lao động là tai nạn gây ... xem thêm...

  1. Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ dẫn đầu trong danh sách những nghề có nguy cơ tai nạn cao nhất. Khai thác mỏ là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi, man gan...), phóng xạ, bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí độc CH4, CO, CO2, TNT.


    Người lao động khai thác mỏ luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan và mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác mỏ như bệnh bụi phổi-silic, bệnh bụi phổi-amiăng, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh phóng xạ nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp, nhiễm độc mangan nghề nghiệp, nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, nhiễm độc TNT (trinitrotoluen) và bệnh da nghề nghiệp.

    Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ dẫn đầu trong danh sách những nghề có nguy cơ tai nạn cao nhất
    Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ dẫn đầu trong danh sách những nghề có nguy cơ tai nạn cao nhất
    Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ dẫn đầu trong danh sách những nghề có nguy cơ tai nạn cao nhất
    Khai thác, sản xuất than, dầu mỏ dẫn đầu trong danh sách những nghề có nguy cơ tai nạn cao nhất

  2. Ngày nay có trên 400 triệu tấn hoá chất được sản xuất hàng năm và trong đó có khoảng 5 - 7 triệu chất hoá học được biết tới, trên 100.000 được bán trên thị trường. Người ta xác nhận rằng có khoảng 5000 - 10.000 chất hoá học thương mại là nguy hại, trong đó có khoảng 150 - 200 chất được ghi nhận là gây ung thư. Hoá chất được sử dụng tại nơi làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Người lao động có thể tiếp xúc với hoá chất qua nhiều hoạt động như: Sản xuất, vận chuyển, cất giữ, mua bán, tiêu huỷ và xử lý rác thải độc hại, tiếp xúc hơi khí độc, lau chùi, sửa chữa, bảo quản thiết bị và các thùng chứa hoá chất…


    Sản xuất hóa chất là một ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh nghề nghiệp cũng như tai nạn lao động. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế mức thấp nhất tai nạn lao động song chúng vẫn xảy ra. Người lao động trong ngành này thường mắc phải các bệnh về đường hô hấp, về da liễu, ung thư... nghiêm trọng nhất là gây chết người. Hoá chất có thể xâm nhập vào cơ thể qua 3 đường chính: qua hít thở, ăn uống và qua tiếp xúc với da. Tại nơi làm việc, đường tiếp xúc thường xuyên nhất và quan trọng nhất là qua hít thở trong không khí.

    Sản xuất hóa chất có nguy cơ tai nạn, độc hại cao
    Sản xuất hóa chất có nguy cơ tai nạn, độc hại cao
    Sản xuất hóa chất có nguy cơ tai nạn, độc hại cao
    Sản xuất hóa chất có nguy cơ tai nạn, độc hại cao
  3. Sản xuất kim loại gồm các hoạt động nung chảy, tinh luyện kim loại màu và kim loại đen từ quặng, các mảnh nhỏ, rác thải sử dụng quá trình xử lý điện kim và các kỹ thuật luyện kim khác. Các đơn vị trong nhóm này cũng sản xuất hợp kim kim loại và siêu hợp kim bằng cách cho thêm các chất hoá học vào kim loại nguyên chất. Đầu ra của hoạt động cán, nung chảy, tinh luyện thường ở dạng thỏi được dùng trong lăn, kéo, đẩy thành tấm, thanh, bản, dây và ở dạng nấu chảy để tạo thành khuôn và kim loại cơ bản khác.


    Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại là một trong những ngành có nguy cơ xảy ra tai nạn cao nhất hiện nay. Mối nguy hiểm này xuất phát từ môi trường làm việc đặc thù của ngành như: nhiều máy móc thiết bị luôn hoạt động tạo tiếng ồn, cùng nhiều hoạt động gia công có thể gây tổn thương cho người lao động (kẹp, cán, kéo, cắt, chặt...). Tai nạn trong ngành này thường là vấp ngã, điện giật, tóc bị cuốn vào máy, bị máy cán, kẹp, cắt...

    Sản xuất kim loại có nguy cơ tai nạn cao
    Sản xuất kim loại có nguy cơ tai nạn cao
    Sản xuất kim loại có nguy cơ tai nạn cao
    Sản xuất kim loại có nguy cơ tai nạn cao
  4. Công trường xây dựng luôn là nơi bận rộn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ngã từ trên cao chiếm 1/3 tổng số các ca tử vong trên công trường xây dựng. Dàn giáo lắp không chính xác, vách tường hở, lỗ hổng trên sàn nhà, thang không có bảo hiểm và các thanh thép không được bảo vệ (có thể đâm hoặc xiên vào người) là những rủi ro phổ biến nhất. Theo quy định của luật pháp thì việc lắp ráp dàn giáo phải do người có trách nhiệm trên công trường giám sát và kiểm tra. Nhưng trong thực tế thì việc làm này rất ít khi được quan tâm. Tất cả các công cụ và thiết bị nặng có thể rơi từ trên cao và mũ bảo hộ cứng không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng bảo vệ người lao động. Nếu một khu vực xây dựng không được rào chắn hoặc vật nào đó rơi từ cần cẩu ra khỏi khu vực mặt bằng xây dựng thì người qua đường có thể bị những vật thể này rơi trúng gây thương tích.


    Sập hầm, hào có thể và đã xảy ra. Nếu vật liệu được đào và đắp lên quá gần với miệng hào thì vật liệu đó có thể rơi trở lại và gây thương tích nghiêm trọng. Rủi ro gây chết người đối với công nhân xây dựng làm việc trên các công trường có hào và rãnh được cho là cao hơn 112% so với các khu vực khác. Phơi nhiễm với đường dây cao thế trên cao hoặc đặt ngầm dưới đất có thể dễ gây ra tử vong. Dụng cụ sử dụng điện hoặc dây dẫn hỏng cũng có thể gây ra trấn thương do điện giật giống như do phơi nhiễm với đường dây không sử dụng nhưng vẫn có điện. Công trường xây dựng thường là nơi hiện diện nhiều loại hóa chất nguy hiểm. Phơi nhiễm quá mức với các loại hóa chất này có thể dẫn đến thương tích như khi hít phải hóa chất độc và đôi khi gây ra các vụ cháy nổ.

    Thi công công trình xây dựng có nguy cơ tai nạn cao
    Thi công công trình xây dựng có nguy cơ tai nạn cao
    Thi công công trình xây dựng có nguy cơ tai nạn cao
    Thi công công trình xây dựng có nguy cơ tai nạn cao
  5. Tàu biển là một công trình kỹ thuật nổi, có thể chuyển dịch trên mặt nước, hay ngầm dưới nước, theo hướng đã định, với tốc độ cần thiết, và chuyên chở hàng hóa hay hành khách tùy theo đặc tính sử dụng của con tàu. Con tàu hiện đại là một công trình phức tạp, khác hẳn với những công trình kỹ thuật ở trên mặt đất, đó là vì tàu hoạt động trong một môi trường đặc biệt là nước. Tàu thủy thường phân biệt với thuyền dựa trên kích thước và khả năng hoạt động độc lập trong một thời gian kéo dài. Trong quá trình sử dụng không tránh khỏi việc hư hỏng và cần phải sửa chữa hoặc đóng mới.


    Trong hoạt động sửa chữa, đóng tàu thì các công đoạn như khiêng gỗ áp vào khung tàu, hơ ván gỗ trên lửa để uốn cho vừa với khung sườn tàu, sơn tàu... được coi là những việc làm nặng nhọc nhất. Đặc biệt, công đoạn làm nhẵn vỏ tàu và công đoạn sơn, thợ đóng tàu liên tục leo trèo và làm việc trên những giàn gỗ tự chế... nên luôn đối mặt với nguy cơ té ngã khi lao động. Công nhân của ngành đóng và sửa chữa tàu biển thường xuyên phải làm việc trong môi trường nguy hiểm và độc hại như phải làm việc ngoài trời, trong các hầm tàu, tiếp xúc với sơn, tiếng ồn... Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sức khỏe của họ.

    Đóng và sửa chữa tàu biển có nguy cơ tai nạn cao
    Đóng và sửa chữa tàu biển có nguy cơ tai nạn cao
    Đóng và sửa chữa tàu biển có nguy cơ tai nạn cao
    Đóng và sửa chữa tàu biển có nguy cơ tai nạn cao
  6. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các thiết bị.trong sản xuất và đời sống, trong nông nghiệp, trong công nghiệp, giao thông vận tải, y tế giáo dục, văn hoá thể thao, trong gia đình. Nhờ có điện năng, quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống của con người văn minh hiện đại hơn. Việc sản xuất điện năng với số lượng lớn như hoạt động của các cơ sở sản xuất điện, bao gồm nhiệt điện, điện hạt nhân, thủy điện, tua bin khí, điêzen... Việc chuyển điện từ nơi sản xuất đến các trung tâm phân phối và phân phối đến người sử dụng cuối cùng.


    Hoạt động của hệ thống phân phối (tức là gồm có các tuyến dây, cột, đồng hồ đo và dây dẫn) vận chuyển điện từ nơi sản xuất hoặc hệ thống truyền tải đến người tiêu dùng cuối cùng. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện là một trong những nghề nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn cao nhất ở nước ta. Quá trình khắc phục sự cố điện luôn tiềm ẩn những tình huống bất ngờ và nguy hiểm bởi việc tiếp xúc với những luồng điện cao thế cùng việc phải đứng ở độ cao nhất định trên trụ điện luôn là nguy cơ xảy ra tai nạn như ngã từ trên cao xuống hoặc bị điện giật do sơ hở, sự cố...

    Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
    Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
    Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
    Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
  7. Công nghệ chế biến thủy sản là tham gia quá trình thu hoạch, bảo quản và chế biến thủy sản. Qua các công đoạn xử lý để hải sản đến với người tiêu dùng mà vẫn giữ được dinh dưỡng, chất lượng, mùi vị của thủy sản. Và chế biến thủy sản thành các thành phẩm khác nhau phục vụ thị trường tiêu dùng. Hàng năm, ngành Thủy sản phải tiếp nhận và tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động, trong đó gần 70% thuộc lĩnh vực chế biến và dịch vụ. Tuy nhiên, do số lượng công nhân luôn biến động nên đã làm ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thời điểm “vào vụ”. Nước ta có khoảng 97.000 tàu cá, nhưng phần lớn chúng đều đã cũ và không đạt tiêu chuẩn về an toàn, điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng biến động của công nhân.


    Người hành nghề chế biến và bảo quản thủy sản tham gia vào dây chuyền sản xuất của một công việc độc lập hoặc tổ chức theo nhóm trong cơ sở chế biến và bảo quản thuỷ sản của cá nhân, tập thể, viện nghiên cứu, các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước và liên doanh ở trong và người nước... Bên cạnh đó, việc khai thác ngoài khơi luôn phải đối mặt với vấn đề thiên tai, điều này tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại lớn về người và tài sản, đồng thời quá trình lao động trong nhà máy đòi hỏi thời gian lao động là 12 tiếng/ngày cũng khiến họ phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại quá lâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Chế biến và bảo quản thủy sản
    Chế biến và bảo quản thủy sản
    Chế biến và bảo quản thủy sản
    Chế biến và bảo quản thủy sản
  8. Ngành dệt gồm sản xuất sợi, dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất các sản phẩm từ vải dệt, trừ quần áo (ví dụ đồ bằng vải dùng trong gia đình, khăn trải, thảm trải sàn, dây thừng...). Trồng sợi thiên nhiên được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan), sản xuất sợi tổng hợp là quá trình hoá học được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo). Sản xuất sản phẩm may mặc được phân vào ngành 14 (Sản xuất trang phục). Ngành công nghiệp may mặc phát triển bởi những thợ may này, do họ đã xây dựng những nhà máy sản xuất trang bị kỹ thuật làm rập. Kỹ thuật làm rập phát triển rực rỡ trong thời kì đầu và giữa thế kỷ 20. Hiện nay, nghành dệt, may khá phổ biến.


    Mặc dù là ngành xuất khẩu mũi nhọn nhưng với đặc thù lao động của ngành dệt may như luôn phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, có tiếng ồn, đồng thời môi trường làm việc có nhiều bụi từ vải, rác thải và nguy cơ cháy nổ cao chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp. Sản xuất sản phẩm dệt may trở thành một trong những nghề tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao nhất. Trung bình cứ khoảng 1.000 công nhân may có độ tuổi từ 25 đến 35 thì có tới 93% người bị mệt mỏi sau lao động (47% là mệt mỏi toàn thân, 16.7% là đau đầu, 15.1% là kiệt sức và hơn 80% là đau mỏi cơ, xương khớp ở thắt lưng, cổ và bả vai).

    Sản xuất sản phẩm dệt may
    Sản xuất sản phẩm dệt may
    Sản xuất sản phẩm dệt may
    Sản xuất sản phẩm dệt may
  9. Chúng ta biết rằng tái chế phế liệu được hiểu là quá trình thu gom rác thải hoặc các vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành sản phẩm vật liệu mới với khả năng và ứng dụng đem lại lợi ích cho con người… Đối với tất cả các loại rác thải hữu cơ như là xác động thực vật hay là thực phẩm được xử lý để làm phân bón người ta cũng xem như là 1 quá trình tái chế chất thải. Bảo vệ môi trường là 1 khái niệm rộng chỉ sử chung tay của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống, bầu khí quyển, nguồn nước, đất, không khí xung quanh chúng ta. Việc tái chế phế liệu giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguyên liệu tốt nhất.


    Quá trình chế biến các loại phế liệu, phế thải từ kim loại và phi kim loại thành dạng nguyên liệu thô mới để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Quá trình chế biến được sử dụng kỹ thuật cơ học hoặc hoá học. Gồm việc tái chế các nguyên liệu từ các chất thải theo dạng là lọc và phân loại những nguyên liệu có thể tái chế từ các chất thải không độc hại hoặc lọc và phân loại các nguyên liệu có thể tái chế ở dạng hỗn hợp, ví dụ như giấy, nhựa, hộp đựng đồ uống đã qua sử dụng và kim loại thành các nhóm riêng. Thực tế cho thấy rằng, tái chế phế liệu là một trong những ngành tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho những người trực tiếp lao động. Những nguy cơ này thường là tai nạn trong quá trình lao động, tỷ lệ người mắc một số bệnh về đường hô hấp, da liễu... rất cao do người lao động trực tiếp tiếp xúc với phế liệu, chất thải.

    Tái chế phế liệu
    Tái chế phế liệu
    Tái chế phế liệu
    Tái chế phế liệu
  10. Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết... như xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư... Trong quá trình phát triển con người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường và được phân hủy dưới tác động của vi sinh vật. Trong những thời kì còn chưa phát triển quá trình phân hủy chất thải đa phần là để tự nhiên,nhưng giờ đây với sự gia tăng dân số chóng mặt và vựa phá triển của khoa học kĩ thuật và đô thị hóa thì lượng rác thải không ngừng được thải ra làm cho lượng chất thải quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng.


    Như chúng ta đã biết, vệ sinh môi trường là một nghề rất nặng nhọc, người công nhân làm nghề này không những gặp nhiều khó khăn, vất vả mà còn chịu sức ép công việc rất lớn. Song họ vẫn gắn bó với nghề bởi trách nhiệm, lòng yêu nghề và nhận thức được ý nghĩa công việc mà họ đang làm. Hiện nay, lượng rác thải và nước thải sinh hoạt ngày một gia tăng, khiến cho khối lượng công việc vệ sinh môi trường càng nhiều hơn và nặng nhọc hơn. Bởi số lượng lớn rác thải sau khi thu gom được đem về sẽ tập kết tại các nhà máy và bãi xử lý. Tại đây, họ phải chịu mối đe dọa lớn từ hàng trăm mùi hỗn tạp cùng rất nhiều loại chất độc từ rác thải khi tiến hành phân loại, xử lý rác bằng thủ công. Người công nhân vệ sinh thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro như tai nạn trong quá trình thu gom rác, mắc bệnh do quá trình xử lý rác thải…

    Vệ sinh môi trường
    Vệ sinh môi trường
    Vệ sinh môi trường
    Vệ sinh môi trường



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |