Top 10 Ngày lễ và kỷ niệm nổi bật nhất trong tháng 12

Phương Kem 36 0 Báo lỗi

Những ngày lễ và kỷ niệm quan trọng nhất của Việt Nam trong tháng 12 là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi cũng như thắc mắc của nhiều người. Trong tháng 12 thì Việt ... xem thêm...

  1. Ngày 1-12-1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chọn ngày 1-12 hằng năm là Ngày kỷ niệm phòng, chống HIV/AIDS trên toàn thế giới, nhằm đẩy mạnh sự phối hợp của toàn thể nhân loại trong việc phòng, chống dịch bệnh này, UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS) đã phát động thành chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên từ 1-12-1997.


    Từ đó đến nay, hàng năm, UNAIDS đều phát động chiến dịch phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu bằng cách lựa chọn các chủ đề đặc biệt có liên quan đến tình hình dịch tễ và việc phòng, chống HIV/AIDS nhằm liên kết chặt chẽ sự phối hợp các thành viên Liên hợp quốc, các cấp chính quyền và tất cả các thành phần trong xã hội để cùng nỗ lực phòng, chống dịch bệnh của thế kỷ.


    Các chủ đề có thể thay đổi hàng năm và được sử dụng xuyên suốt quanh năm để thúc đẩy toàn thế giới cùng tham gia phòng, chống đại dịch HIV/AIDS.

    Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS: 1/12
    Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS: 1/12
    Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS: 1/12
    Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS: 1/12

  2. Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ hay tên tiếng Anh là International Day for the Abolition of Slavery. Là một sự kiện thường niên được tổ chức bởi UN (Liên Hợp Quốc). Ngày đầu tiên được tổ chức là vào năm 1986. Ngày giải phóng nô lệ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 hằng năm để vẽ lên sự tự do. Không chỉ là dành cho những người nô lệ mà còn lên án nạn mại dâm tàn bạo.


    Trong tuyên bố họp báo nhân Ngày Quốc tế xóa bỏ Nô lệ ngày 2 tháng 12. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun (Hàn Quốc) đã thống kê. Cũng như tổng hợp những sự áp bức và hà khắc của chế độ nô lệ nhiều năm trước. Ông cho biết rằng chúng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ trẻ em bị cưỡng bức đến các công việc phục vụ. Hay bóc lột lương và nạn buôn bán tình dục. Dù khó có một con số thống kê chính xác, nhưng có tới 21 triệu người phải sống trong nô lệ. Ông còn đưa ra lời cảnh tỉnh dứt khoát về việc kết thúc những vấn nạn đó. Ông cũng cho biết nô lệ thời hiện đại tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ trẻ em bị cưỡng ép làm các công việc phục vụ, nông dân tại các trang trại và công nhân tại các nhà máy bị bóc lột sức lao động, cho tới các lao động phải làm việc không lương để trả nợ, hay các nạn nhân của nạn buôn bán tình dục. Mặc dù khó để có được một con số thống kê chính xác, các chuyên gia ước tính có gần 21 triệu người trên toàn cầu đang phải sống cảnh nô lệ. Thế giới phải có trách nhiệm đối với những người này và nỗ lực để chấm dứt vấn nạn trên.


    Vào ngày 2 tháng 12 được Liên Hợp Quốc để kỉ niệm năm xưa 1949. Nhằm mục đích để lên án về các vấn đề vận chuyển người và mại dâm trái phép. Đại hồi đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua. Với việc thông qua Chương trình Phát triển bền vững 2030, lãnh đạo thế giới đã đặt ra mục tiêu xóa bỏ nạn buôn người và lao động cưỡng ép, đồng thời chấm dứt mọi hình thức nô lệ và lao động trẻ em. TTK LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng chương trình phát triển này làm lộ trình cho việc “nhổ bỏ tận gốc” nạn nô lệ. Bên cạnh đó, giúp đỡ đưa những người được giải phóng trở lại cuộc sống bình thường.

    TTK Ban Ki-moon cũng hối thúc các nước thành viên, các doanh nghiệp, các quỹ tư nhân cũng như những nhà hảo tâm khác thể hiện quyết tâm chấm dứt nạn nô lệ thông qua việc đóng góp, bảo đảm Quỹ tình nguyện LHQ về các dạng thức nô lệ hiện đại có đủ nguồn lực cho các công tác trên.

    Ngày Quốc tế xóa bỏ nô lệ đánh dấu ngày 2/12/1949 khi Đại Hội đồng LHQ thông qua Công ước LHQ về tiêu diệt nạn buôn người và mại dâm

    Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ: 2/12
    Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ: 2/12
    Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ: 2/12
    Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ: 2/12
  3. Ngày 3 tháng 12 là Ngày Quốc tế về Người Khuyết tật (IDPD), và vào Ngày này WHO cùng với các đối tác khác trên thế giới dành một ngày kỷ niệm cho tất cả mọi người.


    Hơn 1 tỷ người bị khuyết tật và con số này được dự đoán sẽ tăng lên. Một phần do già hóa dân số và sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm. Mặc dù vậy, rất ít quốc gia có cơ chế thích hợp để đáp ứng đầy đủ các ưu tiên và yêu cầu về sức khỏe của người khuyết tật.


    Mặc dù khuyết tật tương quan với thiệt thòi, nhưng không phải tất cả người khuyết tật đều bị thiệt thòi như nhau. Phần lớn phụ thuộc vào bối cảnh nơi họ sống và liệu họ có được tiếp cận bình đẳng với y tế, giáo dục và việc làm hay không.


    Khi các chính phủ và cộng đồng quốc tế tiếp tục chiến đấu với đại dịch COVID-19 và vạch ra một lộ trình phía trước, điều cần thiết là hòa nhập người khuyết tật là trọng tâm trong việc lập kế hoạch, phát triển và ra quyết định của hệ thống y tế. Hệ thống y tế mạnh mẽ, hiệu quả hỗ trợ quản lý các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe một cách mạnh mẽ.


    WHO cam kết hỗ trợ các Quốc gia Thành viên và các đối tác phát triển thực hiện cam kết không để ai bị bỏ lại phía sau bằng cách giải quyết vấn đề đưa người khuyết tật vào lĩnh vực y tế.

    Ngày Quốc tế Người khuyết tật: 3/12
    Ngày Quốc tế Người khuyết tật: 3/12
    Ngày Quốc tế Người khuyết tật: 3/12
    Ngày Quốc tế Người khuyết tật: 3/12
  4. Ngày Tình nguyện viên Quốc tế, Ngày Tình nguyện Quốc tế (tiếng Anh: International Volunteer Day, viết tắt IVD) (lúc đầu và đến nay vẫn còn được gọi là Ngày Tình nguyện viên Quốc tế vì sự phát triển Kinh tế và Xã hội (International Volunteer Day for Economic and Social Development)) (05 tháng 12) là một ngày lễ quốc tế đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua bởi Nghị quyết A/RES/40/212 vào ngày 17 tháng 12 năm 1985. Ngày này tạo một cơ hội cho các tổ chức tình nguyện và tình nguyện viên cá nhân để họ có thể thể hiện những đóng góp của mình - ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế - vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).


    Ngày Tình nguyện viên Quốc tế được kỷ niệm bởi nhiều tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả Hội Chữ thập đỏ, Hội Hướng đạo và những tổ chức khác. Ngày này cũng được kỷ niệm và được hỗ trợ bởi chương trình Tình nguyện viên Liên Hợp Quốc (United Nations Volunteers - UNV) luôn coi trọng tinh thần tình nguyện, sự tận tâm, nhiệt tình và đoàn kết, thông qua việc huy động các tình nguyện viên vì sự phát triển và đề cao sự tham gia của tất cả mọi người.


    Ngoài việc huy động hàng ngàn tình nguyện viên mỗi năm, chương trình Tình nguyện viên Liên Hợp Quốc (UNV) làm việc chặt chẽ với các đối tác và các chính phủ để thiết lập các chương trình tình nguyện trong từng quốc gia để tạo ra những cấu trúc mà nuôi dưỡng và duy trì hoạt động tình nguyện tại địa phương trong nước. Thông qua dịch vụ tình nguyện trực tuyến Lưu trữ 2008-10-28 tại Wayback Machine, tình nguyện viên có thể hành động để phát triển con người bền vững bằng cách hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức phát triển trên Internet.


    Thông điệp vào ngày này trong năm 2016 là "Thế giới ngợi ca và đồng hành cùng tình nguyện viên" (Global Applause – give volunteers a hand). Thông điệp năm 2018 là "Tình nguyện viên xây dựng cộng đồng bền vững" (Volunteers build Resilient Communities). IVD 2018 kỷ niệm những nỗ lực tình nguyện mà tăng cường trách nhiệm của địa phương và khả năng phục hồi của cộng đồng khi đối mặt với thiên tai, áp lực căng thẳng kinh tế và những cú sốc chính trị. Sự kiện vào ngày 5 tháng 12 năm 2018 sẽ tập trung vào cách các tình nguyện viên có thể xây dựng các cộng đồng bền vững.

    Ngày Tình nguyện viên Quốc tế: 5/12
    Ngày Tình nguyện viên Quốc tế: 5/12
    Ngày Tình nguyện viên Quốc tế: 5/12
    Ngày Tình nguyện viên Quốc tế: 5/12
  5. Ngày 06/12/1989 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, từ đó ngày 6/12 hằng năm là ngày kỉ niệm của hội. Hội này xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng đông đảo Cựu chiến binh Việt Nam.


    Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, có trên 4 triệu cựu chiến binh trong cả nước, họ đều là những người cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và giải phóng dân tộc. Năm 1930 - 1931, có nhiều đồng chí đã từng tham gia đội tự vệ Đỏ, tham gia nhiều đội du kích như du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân,... Ngoài ra còn rất nhiều đồng chí tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng 8/1945. Trước tình hình hết sức khó khăn trong nước và bản lĩnh chính trị vững vàng, các Cựu chiến binh mong muốn thành lập một tổ chức thống nhất, hợp pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện Câu lạc bộ Cựu chiến binh ở một số địa phương để giúp đỡ nhau trong cuộc sống đời thường. Đến ngày 6/12/1989 thì Hội Cựu chiến binh Việt Nam chính thức được thành lập và lấy ngày 6/12 là ngày kỉ niệm hằng năm.


    Từ lúc Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời, đã thu hút nhiều thế hệ cựu chiến binh tham gia, tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển khắp cả nước. Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một trong những dấu mốc lịch sử quan trọng, là động lực để họ tiếp tục cống hiến xây dựng, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Tất cả mọi người trong Hội cùng nhau đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi thử thách, khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Hội Cựu chiến binh Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước. Đồng thời khẳng định vị thế của một tổ chức chính trị – xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân; xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Hội: Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới. Ngày 6/12 là một trong những ngày lễ, kỷ niệm trong tháng 12 của nước ta.

    Ngày Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 6/12
    Ngày Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 6/12
    Ngày Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 6/12
    Ngày Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 6/12
  6. Toàn quốc kháng chiến là cách gọi để nói tới sự kiện ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi cuộc chiến đấu giữa Quân đội Pháp và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bùng nổ tại bắc vĩ tuyến 16, tức là toàn Việt Nam.


    Chiến cục đô thị là tên gọi chung của các hoạt động quân sự diễn ra tại bắt đầu từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 khi Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và kéo dài cho tới đầu năm 1947.


    Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Trong cuộc chiến này, Quân đội Việt Nam (Vệ quốc đoàn) đã đồng loạt tiến công vào các vị trí của quân Pháp tại các đô thị miền Bắc Đông Dương, bao vây quân Pháp trong nhiều tháng để cho các cơ quan chính quyền lui về chiến khu. Nhiều nhà sử học coi mốc này là khởi điểm cho cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

    Ngày Toàn quốc Kháng chiến: 19/12
    Ngày Toàn quốc Kháng chiến: 19/12
    Ngày Toàn quốc Kháng chiến: 19/12
    Ngày Toàn quốc Kháng chiến: 19/12
  7. Ngày 20/12 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại. Đây là dịp dành để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết trong quá trình thực hiện và đạt được các mục tiêu quốc tế, như chương trình hành động của các hội nghị quốc tế và các hiệp định đa phương.


    Trong hệ thống di sản tinh thần vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho muôn đời sau, tư tưởng của Người về đoàn kết, hợp tác quốc tế là định hướng chiến lược quan trọng cho đường lối, chính sách đối ngoại nói riêng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế chứa đựng nhiều nội dung phong phú, rộng lớn; được thể hiện một cách rõ ràng, nhất quán, kiên định qua nhận thức, quan điểm và hành động của Người.


    Với Nghị quyết 60/209 (ngày 22/12/2005), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 20 tháng 12 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại. Tiếp sau đó, trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ một lần nữa tuyên bố khẳng định rằng, đoàn kết là một trong những giá trị cơ bản và phổ quát, là nền tảng cho mối quan hệ giữa các dân tộc trong thế kỷ XXI.

    Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại: 20/12
    Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại: 20/12
    Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại: 20/12
    Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại: 20/12
  8. Vào ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng Chủ tịch Hồ Chí MInh đã ra chỉ thị thành lập “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”. Từ ngày thành lập đội luôn phát triển và trưởng thành, từ đó ngày 22/12 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.


    Tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” với 34 quân. Đây là đội tuyên truyền, đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, có thể đi suốt từ Nam ra Bắc. Tại khu rừng huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng vào ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã làm lễ thành lập có 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng họ là những người dũng cảm, kiên quyết trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... họ có lòng yêu nước và căm thù giặc rất cao vì thế đã siết chặt họ thành 1 khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ được.


    17 giờ chiều 25-12-1944 và 7 giờ sáng ngày 26-12-1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Từ lúc thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân lập nhiều chiến công, luôn phát triển và trưởng thành. Từ đó ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ năm 1989, ngày 22/12 không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

    Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam: 22/12
    Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam: 22/12
    Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam: 22/12
    Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam: 22/12
  9. Lễ Giáng Sinh là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới. Lễ Giáng sinh còn được gọi là Noel (được viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el). Đây được xem là một ngày lễ quốc tế, kỷ niệm ngày Chúa Jesus sinh ra đời của những người Cơ Đốc giáo.

    Ban đầu, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kito giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh người lãnh đạo tôn giáo của họ, người mà họ cho là Thiên Chúa giáng thế làm người. Tuy nhiên, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây thì người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng trang trọng và trang nghiêm. Chính vì thế, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế với ông già Noel, cây thông, những chú tuần lộc và các món quà Giáng sinh ý nghĩa. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa mà lễ Giáng sinh còn là ngày lễ gia đình, ngày đặc quyền để mọi người, mọi thế hệ trong gia đình sum họp và quây quần bên nhau. Ngày lễ này sẽ tạo ra những kỷ niệm chung và gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.


    Mỗi gia đình sẽ tổ chức lễ Giáng sinh bằng những cách thức riêng để tạo dựng mối liên hệ như chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, tâm sự với nhau những câu chuyện hàng ngày, một đêm không ngủ hay mọi người quây quần bên cây thông Noel và nhâm nhi tách trà nóng. Bên cạnh đó, lễ Giáng sinh cũng là một ngày lễ đặc biệt của trẻ em, một đêm thần diệu mà hầu như mọi ước nguyện của chúng sẽ thành sự thật. Ngoài ra, lễ Giáng sinh cũng là gửi tới chúng ta một thông điệp hòa bình: “Vinh danh Thượng Đế trên cao - Bình an cho người dưới thế”. Đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin về sự xuất hiện của vị cứu thế và ngày lễ này cũng là ngày mọi người chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, già yếu, cô đơn.

    Lễ giáng sinh: 25/12
    Lễ giáng sinh: 25/12
    Lễ giáng sinh: 25/12
    Lễ giáng sinh: 25/12
  10. Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh (tên chính thức: International Day of Epidemic Preparedness) là một ngày quốc tế khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức và chính phủ tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế hàng năm "... một cách phù hợp với bối cảnh và các ưu tiên của quốc gia, thông qua các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức, nhằm nêu lên tầm quan trọng của việc phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng và hợp tác chống lại dịch bệnh". Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh do Việt Nam đề xuất, và đã được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận, thông qua trong Nghị quyết ngày 7 tháng 12 năm 2020 và chỉ định ngày 27 tháng 12 là ngày quốc tế này.


    Động lực rõ ràng để chỉ định một ngày cụ thể cho chủ đề này là khi trải qua đại dịch COVID-19 không có hồi kết và vẫn chưa được kiểm soát. Tổ chức Y tế Thế giới, cũng như các chính phủ và các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhận ra rằng "Cần phải có một hệ thống y tế mạnh mẽ và kiên cường, tiếp cận được những người yếu thế hoặc trong những tình huống dễ bị tổn thương." Và cụ thể là "Cần nâng cao nhận thức, trao đổi thông tin, kiến thức khoa học và thực tiễn tốt nhất, giáo dục có chất lượng và các chương trình vận động chính sách về dịch bệnh ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu về các biện pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.”


    Nhiều quốc gia và khu vực hoan nghênh sự chú ý nhiều hơn với chủ đề này. Đồng thời việc kỷ niệm Ngày Quốc tế này có thể giúp họ trang bị tốt hơn cho những thách thức trong tương lai, không chỉ đối với dịch COVID-19, mà còn với các sự kiện sau này.

    Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch: 27/12
    Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch: 27/12
    Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch: 27/12
    Ngày Quốc tế Phòng chống Dịch: 27/12



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |