Top 10 Ngày lễ và kỷ niệm nổi bật nhất trong tháng 10 tại Việt Nam

Phương Kem 59 0 Báo lỗi

Những ngày lễ và kỷ niệm quan trọng nhất của Việt Nam trong tháng 10 là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi cũng như thắc mắc của nhiều người. Và dưới đây là những ... xem thêm...

  1. Ngày quốc tế người cao tuổi viết tắt IDOP (Tiếng Anh: International Day of Older Persons) là ngày hành động quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, và bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên vào ngày 1 tháng 10 hàng năm.

    Ngày 14 tháng 12 năm 1990, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1 tháng 10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 1/10/1991.


    Năm 1982, lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về Tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện lão khoa Việt Nam.

    Tại hội nghị, đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già; khuyến nghị Chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực: Sức khoẻ và ăn uống, Nhà ở và môi trường, Gia đình, Dịch vụ và bảo trợ xã hội, Việc làm, Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về cuộc sống.


    Ngày quốc tế người cao tuổi được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi. Đó cũng là một ngày để ghi nhận những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội, cũng là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.

    Ngày Quốc tế Người cao tuổi (IDOP) 1/10
    Ngày Quốc tế Người cao tuổi (IDOP) 1/10
    Ngày Quốc tế Người cao tuổi (IDOP) 1/10
    Ngày Quốc tế Người cao tuổi (IDOP) 1/10

  2. Tháng 9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm là “Ngày Khuyến học Việt Nam” với mục đích động viên các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tôn vinh những gương sáng hiếu học, tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài.


    Hiếu học là truyền thống lâu đời của người Việt. Những gia đình học tập, dòng họ học tập, thôn xóm học tập đã giúp phong trào học tập của địa phương phát triển mạnh mẽ, tạo nét đặc trưng của địa phương. Cùng với sự phát triển của đất nước, truyền thống hiếu học tiếp tục được phát huy với sự chung tay của cộng đồng, sự quan tâm chăm lo của địa phương và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.


    Sự chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, các hoạt động khuyến học đã tạo động lực, truyền cảm hứng để người người học tập, nhà nhà học tập, cộng đồng học tập, xã hội học tập và cả nước cùng học tập. Học tập mọi lúc mọi nơi, trên mọi lĩnh vực để hoàn thiện về đức, trí, thể, mỹ. Học tập để góp phần xây dựng và phát triển đất nước, nhiều năm qua, tinh thần khuyến học được cụ thể thành các phong trào thi đua xây dựng mô hình học tập, gia đình học tập, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập. Do vậy, nhiều điển hình và nhân tố mới, nhiều gia đình, dòng họ học tập tiêu biểu đã xuất hiện, phong trào học tập bám rễ và ăn sâu, lan tỏa đến cơ sở cộng đồng, ngay cả trong các dòng họ, gia đình.

    Hoạt động khuyến học phát triển đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về xã hội hóa giáo dục, tranh thủ các điều kiện vật chất cho sự phát triển của giáo dục, đồng thời khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tạo điều kiện thúc đẩy người lớn tham gia học tập và học tập suốt đời, làm nền tảng cho xã hội học tập.

    Ngày Khuyến học Việt Nam: 2/10
    Ngày Khuyến học Việt Nam: 2/10
    Ngày Khuyến học Việt Nam: 2/10
    Ngày Khuyến học Việt Nam: 2/10
  3. Ngày Nhà giáo Thế giới (WTD) được tổ chức vào ngày 5/10 hằng năm với mục đích nhằm tôn vinh, ghi nhận công ơn giáo dục của các thầy cô giáo và vai trò của họ đối với công cuộc xây dựng tương lai toàn cầu.


    Vào ngày 5 tháng 10 năm 1966, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc, hay còn gọi là UNESCO, đã thông qua "Khuyến nghị về cương vị các giáo viên" (Recommendation concerning the Status of Teachers – tài liệu quốc tế đầu tiên xác định các điều kiện làm việc của giáo viên. Quyết định chọn ngày 5 tháng 10 là Ngày Nhà giáo Thế giới và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1994, mục đích nhằm vinh danh các tổ chức giáo viên trên toàn thế giới.


    Bên cạnh việc tôn vinh và ghi nhận những đóng góp của các giáo viên trong công cuộc giáo dục và xây dựng tương lai trên toàn thế giới. Theo UNESCO, ngày Nhà giáo Thế giới còn là một bằng chứng quan trọng về nhận thức, sự cảm thông và đánh giá cao sự đóng góp của giáo viên cho việc giáo dục và sự phát triển của toàn xã hội.


    Ngày Nhà giáo Thế giới là dịp để nâng cao năng lực giáo viên, nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề giáo trong việc hỗ trợ, cung cấp những giá trị cho cộng đồng thế giới trong thời buổi hiện nay khi con người đang hướng tới một xã hội bền vững và giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.

    Ngày Nhà giáo Thế giới (WTD) 5/10
    Ngày Nhà giáo Thế giới (WTD) 5/10
    Ngày Nhà giáo Thế giới (WTD) 5/10
    Ngày Nhà giáo Thế giới (WTD) 5/10
  4. Kể từ “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến nay, Thăng Long – Hà Nội đã trải qua và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử. Quân, dân Hà Nội, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước kiên cường tranh đấu, bền bỉ lao động, sáng tạo nền văn hiến rực rỡ, lập nhiều chiến công hiển hách lưu danh muôn đời. Trong tiến trình lịch sử phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10-10-1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.


    8 giờ sáng ngày 10-10-1954 bắt đầu một cuộc diễu binh lực lượng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 đi trên các đường trung tâm của nội thành, rồi tiến vào cửa Đông Thành Hà Nội, thuộc quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. 8 giờ 45 phút, cánh quân phía Nam diễu binh ở khu vực quận Hai Bà Trưng rồi chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thuỷ và nhà Đấu Xảo. Trên các ngả đường đoàn quân diễu binh đi qua, nhân dân Hà Nội dâng hoa, cờ, ảnh Bác Hồ, hát ca và hô khẩu hiệu mừng Đoàn quân giải phóng, mừng Bác Hồ, Trung ương, Chính phủ... trở về Thủ đô, mừng Thủ đô sạch bóng quân thù.


    Đúng 15 giờ ngày 10-10-1954, còi Nhà hát Lớn nổi một hồi dài. Hàng chục vạn nhân dân Thủ đô và các đơn vị quân đội trang nghiêm dự lễ chào cờ Tổ quốc bay trên cột Cờ Hà Nội, tại sân vận động Cột Cờ (chỗ đường Điện Biên Phủ, Trần Phú, Chu Văn An, Lê Hồng Phong ngày nay). Trong buổi lễ chào cờ, Chủ tịch Uỷ ban Quân chính Hà Nội - Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng. Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu. Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước đều họp mít tinh, liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cùng chia vui, đưa tin và giới thiệu về chiến thắng vang dội của chúng ta.

    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
  5. Ngày Chuyển đổi số quốc gia là một ngày ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 và chọn ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày này.


    Năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia, là năm tuyên ngôn về chuyển đổi số; năm 2021 là năm tổng diễn tập chuyển đổi số; năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ là giai đoạn thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện.

    Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 505 về Ngày chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, ngày 10/10 hằng năm được lấy là Ngày chuyển đổi số quốc gia.

    Để đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia với ý nghĩa số 1 và 0 là hai số của hệ thống số nhị phân - là ngôn ngữ của công nghệ thông tin và công nghệ số; gắn với chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.


    Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm:

    • Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả
    • Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
    • Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.
    • Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
    Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10
    Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10
    Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10
  6. Lý tưởng cao cả của loài người là độc lập, tự do. Lý tưởng ấy được khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bởi có mối quan tâm đặc biệt đến quyền tự do, trong đó có quyền bào chữa của bị can, bị cáo nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 quy định cho duy trì các tổ chức đoàn thể Luật sư. Điều này có nghĩa là Người đã đánh giá cao quyền bào chữa, nghề Luật sư và vận dụng nó phù hợp trong điều kiện của Cách mạng Việt Nam.


    Sắc lệnh 46/SL ngày 10-10-1945 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề Luật sư trong chế độ cách mạng. Như vậy, quyền bào chữa đã chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định trong lĩnh vực tư pháp. Nguyên tắc ấy đã khẳng định vị trí, vai trò của ngành Luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tính chất là người bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân.


    Ở Việt Nam, quyền bào chữa của công dân và vai trò của Luật sư ngày càng được nâng cao. Đội ngũ luật sư Việt Nam ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lực lượng Luật sư không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề. Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định (Quyết định số 149/QĐ-TTg) lấy ngày 10-10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, đây mà một cột mốc đáng tự hào của ngành Luật sư nói riêng và của nhân dân ta nói chung.

    Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
    Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
    Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
    Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10
  7. Theo Quyết định số 990/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký ngày 20/09/2004, ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam hằng năm nhằm khuyến khích và tôn vinh vai trò của những nhà doanh nhân đã cống hiến rất nhiều thành tựu cho Tổ quốc.


    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bức thư gửi tới giới Công thương Việt nam vào ngày 13/10/1945 nhằm khuyến khích sự phát triển cũng nhấn mạnh vai trò của giới Công thương với nội dung: “Hiện nay Công Thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích quốc lợi dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng…”

    Thể theo đường lối chỉ đạo, chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển, phát huy vai trò doanh nhân của Bác, ngày 20/09/2004 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lựa chọn ngày 13/10 hằng năm làm ngày tôn vinh Doanh nhân Việt Nam.

    Sự ra đời của ngày Doanh nhân Việt Nam là một bước tiến rất quan trọng nhằm cụ thể hóa những đường lối, sự chỉ dẫn của Bác trong quá trình nâng cao vai trò của doanh nhân Việt Nam, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.


    Sự ra đời của ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 đã tạo nên một ý nghĩa to lớn, góp phần tri ân những người doanh nhân đã cống hiến hết mình vào thành công và phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam ngày nay. Ngày kỷ niệm cũng góp phần tạo động lực phát triển cho đội ngũ Doanh nhân - tinh hoa đất nước, tiếp tục phát triển vững mạnh, đánh bại mọi thách thức, gian truân trên con đường đưa kinh tế Việt Nam vươn ra thế giới, hòa nhập cùng dòng chảy phát triển thời đại.

    Hiện nay, với sự hội nhập càng ngày sâu rộng với các quốc gia, tổ chức lớn trên thế giới, vai trò của doanh nhân lại càng quan trọng và chịu sức nặng không hề nhỏ. Chính vì thế, ngày Doanh nhân Việt Nam ra đời cũng giúp cho những nhà doanh nhân Việt Nam - những cá nhân, tổ chức đầy tài năng, ý thức rõ ràng và đúng đắn về trách nhiệm trong việc phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế xã hội, hội nhập với các nước từ khắp mọi Châu lục trên thế giới.

    Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
    Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
    Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
    Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
  8. Ngày 15/10/1956, tại Thủ đô Hà Nội, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận động mặt trận thanh niên toàn quốc đã tiến hành Đại hội, quyết định thành lập Hội LHTN Việt Nam. Từ đó, ngày 15/10 hằng năm được chọn là Ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam.


    Chức năng của Hội LHTN Việt Nam:

    • Tập hợp, đoàn kết, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam.
    • Hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    • Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên và tổ chức thành niên trước pháp luật và công luận.

    Nhiệm vụ của Hội LHTN Việt Nam:

    • Đoàn kết, tập hợp các lực lượng thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cống hiến tài năng, sức trẻ cho mục tiêu chung, khuyến khích hội viên và thanh niên tham gia tích cực vào hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện.
    • Tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết và đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên.
    • Kêu gọi và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và các tổ chức thành viên.
    • Đoàn kết hợp tác với tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ.
    • Thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
    Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 15/10
    Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 15/10
    Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 15/10
    Ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 15/10
  9. Từ năm 1927 nhiều tổ chức quần chúng nữ bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo nhiều chị em phụ nữ tham gia. Các chị em đã dần khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội từ: các nhóm tuyên truyền, các tổ học nghề, các cuộc đấu tranh với hàng ngàn chị em phụ nữ tham gia,...


    Vai trò quan trọng của chị em phụ nữ đã được khẳng định trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng “Nam nữ bình quyền” vào ngày 3/2/1930. Bởi lúc này Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.


    Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) và Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam". Năm nay ngày 20/10/2023 sẽ rơi vào ngày thứ 6.


    Ngày 20 tháng 10 không phải là ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm. Ngày 20/10/2023 kỉ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam. Ngày 20/10 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

    Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
    Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
    Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
    Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
  10. Lễ hội Halloween hay còn được gọi là lễ hội hóa trang diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương.


    Từ "Halloween" là sự kết hợp của 2 từ Hallows và Eve (có nghĩa là ngày lễ các thánh). Ngày này cũng là ngày bắt đầu vào khoảng thời gian của các Kito hữu tưởng nhớ đến những người đã khuất như các vị thánh, các tín hữu và các vị tử đạo.


    Ngày Halloween giống như một ngày Tết, một lễ hội lớn đối với người dân các nước phương Tây. Ngày này được tổ chức hằng năm vào ngày cuối cùng của tháng 10, bắt đầu vào buổi chiều tối cho tới 12 giờ đêm. Người dân sẽ hóa trang thành những nhân vật đáng sợ hoặc bất kỳ nhân vật nào họ thích, sau đó tới từng nhà để gõ cửa nhận kẹo và chúc tụng.


    Ngày nay, văn hóa thế giới đã dần hội nhập nên lễ hội Halloween đã trở thành sự kiện văn hóa của nhiều nền quốc gia có tôn giáo và tập tục khác nhau, trong đó có Việt Nam.

    Lễ hội Halloween 31/10
    Lễ hội Halloween 31/10
    Lễ hội Halloween 31/10
    Lễ hội Halloween 31/10




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |