Top 10 Ngày lễ trong tháng 5 dương lịch của Việt Nam

Thu Hoai 814 0 Báo lỗi

Mỗi năm, cứ vào dịp tháng Năm về, các tổ chức, đoàn thể trên khắp cả nước và kiều bào ở nước ngoài lại nô nức tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm ... xem thêm...

  1. Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động vào ngày 1 tháng 5 hằng năm, tại nhiều nước trên thế giới, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố, yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.


    Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.


    Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ "Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!" Cuộc bãi công lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.


    Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... gây nên sự kiện thảm sát Haymarket làm 4 người chết, hơn 70 bị thương và trên 100 người bị bắt năm 1886 tại Chicago, Mỹ.[1] Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân.


    Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản II được nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

    Ngày Quốc tế Lao động 1/5
    Ngày Quốc tế Lao động 1/5
    Ngày Quốc tế Lao động 1/5
    Ngày Quốc tế Lao động 1/5

  2. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 của Quân đội và Nhân dân Việt Nam cách đây 67 năm đã đập tan những cố gắng, nỗ lực về quân sự tối cao nhất của thực dân Pháp và có sự can thiệp của Mỹ. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 đã bắt buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva (tháng 7 năm 1954). Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Và đây cũng là kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ kéo dài chín (9) năm (1945 – 1954) của Quân đội và Nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, chiến thắng lịch sử này đã mở ra một bước ngoặt phát triển mới cho cách mạng Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam.


    Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.


    Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

    Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5
    Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5
    Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5
    Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5
  3. Ngày của Mẹ thường không cố định mà nó sẽ rơi vào những ngày khác nhau theo từng năm. Tại Việt Nam và một số nước khác cách tính Ngày của Mẹ chính là ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 5 hằng năm. Từ cách tính trên, Ngày của Mẹ năm 2021 tại Việt Nam và một số nước sẽ rơi vào Chủ Nhật ngày 9 tháng 5 (tức 28/3/2021 Âm lịch).


    Sự kiện Mother's Day bắt nguồn từ câu chuyện, dữ liệu lưu trữ. Trong đó, thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng ghi nhận đã có ngày lễ hội liên quan. Theo đó, có một sư kiện được tổ chức khá long trọng, để tri ân những người làm mẹ, lễ thường diễn ra dịp mùa xuân. Vào thời đó thường, người Hy Lạp luôn chuẩn bị chu đáo để cúng tế cho các nữ thần, trong đó luôn có vị thần Rhea, là Mẹ của nhiều vị thần trong thời Hy Lạp cổ đại.

    Bên cạnh đó, theo nhiều ghi ghép khác trên Wikipedia cũng cho rằng nguồn gốc của ngày lễ này xuất hiện đầu tiên ở Anh Quốc (khoảng 1600). Sự kiện thường được tổ chức trước dịp lễ Phục Sinh 40 ngày, mục đích nhằm tri ân các bà mẹ. Tham gia vào lễ này, các em nhỏ thường tặng hoa hoặc bánh trái cây cho những người mẹ. Hiện tại, phong tục đã không còn kể từ thế kỷ XIX.


    Còn theo một giai thoại diễn ra ở nước Mỹ, với tình yêu mẹ vô bờ bến cũng sự kiên nhẫn đấu tranh của cô Anna Jarvis tại bang Philadelphia – Mỹ, sự kiện ngày của Mẹ được công nhận là một lễ chính thức. Xuất phát từ sau cái chết của mẹ, Anna luôn sống trọng sự day dứt bởi vì những điều chưa làm được cho mẹ khi bà còn sống. Cùng với đó là thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ của mình lúc bấy giờ khiến cô quyết định gửi đề nghị lên Thượng nghị viện Mỹ về ý định tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc.


    Ngày của Mẹ (Mother's Day) là một ngày lễ được chọn ra để tôn vinh người mẹ - những người phụ nữ đã tần tảo, hy sinh bao nhiêu năm để vun đắp gia đình, nuôi dạy con cái thành tài, sâu xa hơn là thể hiện được sức ảnh hưởng, sự gắn kết của các bà mẹ trong xã hội. Đây là dịp để bạn có thể bày tỏ tình yêu thương, sự kính trọng, biết ơn của mình đối với mẹ thân yêu bằng những lời chúc Ngày của Mẹ ý nghĩa, những món quà có giá trị vật chất và tinh thần sâu sắc,...

    Ngày của Mẹ 9/5
    Ngày của Mẹ 9/5
    Ngày của Mẹ 9/5
    Ngày của Mẹ 9/5
  4. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là Đội) là một tổ chức cộng sản dành cho thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia cộng sản. Luôn luôn nhớ ơn chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.


    Lịch sử: Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương ở gần hang Pác Bó, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ. Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (Bí danh Kim Đồng, đội trưởng), Nông Văn Thàn (Bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Thanh Minh), Lý Thị Nì (Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (Thanh Thủy). Người phụ trách Đội đầu tiên là Đức Thanh. Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà". Giữa năm 1950, hai tổ chức Đội TNTP và Đội Nhi đồng cứu Quốc sáp nhập lại làm một và lấy tên chung là Đội Thiếu nhi cứu quốc. Tháng 3 năm 1951, Đội Thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám Tháng 11 năm 1956, Đội Thiếu nhi Tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam. Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam". Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như ngày nay.


    Tuyên ngôn hoạt động: "Đội là nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".

      Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5
      Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5
      Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5
      Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5
    • Ngày quốc tế Gia đình, viết tắt là IDF (International Day of Families) là ngày lễ quốc tế do Liên Hiệp Quốc đặt ra để nâng cao nhận thức về những vấn đề gia đình trên toàn thế giới.


      Năm 1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua "Nghị quyết số A/REC/47/237" ngày 20 tháng 9 năm 1993, lấy ngày 15 tháng 5 hàng năm làm "Ngày quốc tế Gia đình".

      Trước đó, năm 1980, thông qua Nghị quyết 44/82 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố năm 1994 là "Năm quốc tế Gia đình", để nâng cao nhận thức về các vấn đề gia đình và tăng cường khả năng của các quốc gia trong việc thực hiện các chính sách toàn diện về những vấn đề liên quan đến gia đình.

      Ngày Quốc tế Gia đình
      Ngày Quốc tế Gia đình
      Ngày Quốc tế Gia đình
      Ngày Quốc tế Gia đình
    • LGBT là gì?

      LGBT là từ viết tắt của 4 từ trong tiếng Anh, đó là Lesbian (người đồng tính nữ), Gay (người đồng tính nam), Bisexual (người lưỡng tính/song tính) và Transgender (người chuyển giới). LGBT chính là tên chính thức của cộng đồng những người trên (cộng đồng những người đồng tính). Dần dần có thêm LGBT+ để chỉ thêm những nhóm khác, bao gồm tất cả những người đang tìm hiểu giới tính của bản thân.


      Trước đây, khoảng 90% những người đồng tính trên khắp thế giới bị kỳ thị trong mọi mặt của đời sống như khi đi làm việc, mua sắm dịch vụ, tham gia các sinh hoạt cộng đồng. Thậm chí họ bị coi là những người bệnh. Vào ngày 17 tháng 5 năm 1990, “đồng tính luyến ái” được loại ra khỏi danh sách các căn bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã chính thức đưa ra quyết định này sau thời gian dài cân nhắc.


      Nhân sự kiện trên, ngày 17/5 đã được cộng đồng LGBT thế giới chọn làm ngày Quốc tế chống kỳ thị đồng tính và chuyển giới. Tên tiếng Anh của ngày này là International Day Against Homophobia and Transphobia, viết tắt các chữ cái đầu là IDAHOT. IDAHOT ra đời nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tôn trọng những người đồng tính, coi họ như mọi người bình thường và không có sự khác biệt. IDAHOT 2021 sẽ diễn ra vào thứ Hai, ngày 17 tháng 5 (tức 6 tháng 4 Âm lịch).


      Mục tiêu của chiến dịch IDAHOT:

      • Nâng cao nhận thức của người dân về những người đồng tính, song tính và chuyển giới.
      • Chống kỳ thị, chống phân biệt đối xử, chống bạo hành những người trong cộng đồng LGBT.
      Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới
      Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới
      Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới
      Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới
    • Hàng năm, vào ngày 19 tháng 5 cùng với cả nước, lòng chúng ta lại bâng khuâng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu. Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta. Kể từ thời điểm đó, mỗi dịp tháng 5 về, hàng triệu trái tim người Việt Nam và bạn bè khắp thế giới luôn hướng về và tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam.


      Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc…) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


      Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hóa dân tộc rực rỡ, mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý chí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái, khoan dung và ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Chính nền văn hóa ấy cùng với những ảnh hưởng tích cực của văn hóa phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh và góp phần to lớn vào sự hình thành và sự phát triển tư tưởng của Người.


      Là lãnh tụ tối cao, nhưng Bác Hồ luôn gần gũi nhân dân. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày sinh của mình, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình. Vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân, trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân còn khó khăn, gian khổ. Tuy Bác đã đi xa, nhưng mỗi người dân Việt Nam, bạn bè của nhân dân Việt Nam đều cùng chung một tình cảm: Bác Hồ vẫn đời đời sống cùng non sông, đất nước và bạn bè khắp nơi.

      Hàng năm tới dịp tháng 5 là toàn thể nhân dân ở khắp các miền quê Việt Nam, và cả bạn bè năm châu tổ chức kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ. Ôn lại những bài học quý giá, những việc làm trong sáng của Người trong dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người. Đây cũng là dịp chúng ta soi chung tấm gương lớn, gương mẫu; học và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.

      Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5
      Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5
      Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5
      Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5
    • Ngày 22 tháng 5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế Đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 là “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên” (gốc tiếng Anh: “Our solutions are in nature”). Thông điệp này kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, đóng góp cho bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

      Đa dạng sinh học và hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Ví dụ, các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn sóng và bảo vệ bờ biển. Các vùng đất ngập nước điều tiết dòng chảy lũ, rừng và cây rừng ổn định trầm tích, bảo vệ khỏi sạt lở đất. Các hệ sinh thái cũng kéo dài tuổi thọ của cơ sở hạ tầng, do đó tiết kiệm chi phí đầu tư của Chính phủ.


      Mặc dù vậy, đa dạng sinh học trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người (IBPES, 2019). Tình trạng này đe doạ đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Chính vì thế, Liên hợp quốc kêu gọi áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hoà với thiên nhiên nhằm đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.


      Chủ đề “Giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên” nhấn mạnh các giải pháp dựa vào tự nhiên có thể góp phần giải quyết các thách thức xã hội, cho dù đó là an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, sức khỏe con người, rủi ro thiên tai, dịch bệnh hay phát triển kinh tế. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước Đa dạng sinh học cũng nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khỏi thiên nhiên.


      Các giải pháp dựa trên thiên nhiên là một thuật ngữ có thể được sử dụng để mô tả các phương pháp tiếp cận thay thế và phi truyền thống đối với các vấn đề môi trường, như lũ lụt, khan hiếm nước hoặc xói mòn đất, bằng cách khai thác vốn tự nhiên. Trong khi phương pháp truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng là “xám” – liên quan đến các cấu trúc xây dựng và nhân tạo – các giải pháp dựa trên tự nhiên bao gồm cơ sở hạ tầng tự nhiên, xanh và tích hợp, kết hợp các u tố của cả ba.


      Các giải pháp dựa trên thiên nhiên giải phóng việc xây dựng các công trình biển, hồ chứa, đập và hệ thống thoát nước mà cách tiếp cận cơ sở hạ tầng “xám” sẽ gặp phải một số rủi ro về biến đổi khí hậu. Thay vào đó, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể bao gồm khôi phục và bảo tồn các rạn san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng; thảm thực vật để giảm nguy cơ sạt lở và tạo ra các vành đai xanh để giúp bổ sung nước ngầm ở những khu vực phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Một số hành động khuyến cáo cho việc áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là tiếp cận hệ sinh thái để giải quyết đồng thời mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và suy thoái đất; cân nhắc vấn đề đa dạng sinh học trong phát triển các ngành kinh tế.

      Ngày quốc tế Đa dạng sinh học
      Ngày quốc tế Đa dạng sinh học
      Ngày quốc tế Đa dạng sinh học
      Ngày quốc tế Đa dạng sinh học
    • Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc bắt đầu từ năm 1948, dưới hình thức các phái bộ, để bảo đảm hòa bình tại các khu vực có xung đột đã chấm dứt hoặc đã có thỏa thuận hòa bình. Hiện 125 nước, trong đó có Việt Nam, đang đóng góp lực lượng cho các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.


      Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc được kỷ niệm vào ngày 29/5 hàng năm nhằm ca ngợi tính chuyên nghiệp, sự cống hiến và lòng dũng cảm của các binh lính gìn giữ hòa bình vốn phải hoạt động trong những điều kiện vô cùng khó khăn.


      Ngoài ra, đây cũng là dịp để cùng tôn vinh đóng góp vô giá của lực lượng gìn giữ hòa bình và tưởng nhớ hơn 3.400 binh lính đã mất đi sự sống khi phục vụ dưới lá cờ của Liên hợp quốc kể từ năm 1948, trong đó 129 người đã thiệt mạng vào năm ngoái. Theo Liên hợp quốc, hiện nay, hơn 124.000 binh sĩ, cảnh sát và dân thường đã được triển khai trong 16 phái bộ gìn giữ hòa bình trên khắp 4 châu lục.


      Trong thông điệp gửi đi nhân Ngày quốc tế lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc năm nay (29/5/2016), Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ các binh lính gìn giữ hòa bình thể hiện những khía cạnh tốt nhất của tinh thần đoàn kết toàn cầu và hành động với lòng dũng cảm trong môi trường nguy hiểm để bảo đảm an toàn cho những người dân dễ bị tổn thương nhất. Kể từ khi bắt đầu được thành lập năm 1948, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả nhất để cộng đồng quốc tế xử lý các cuộc xung đột phức tạp đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Đến nay, 71 hoạt động gìn giữ hòa bình đã được thành lập và hơn một triệu binh sĩ, dân thường và cảnh sát đã mang bộ đồng phục của Liên hợp quốc.


      Trong năm qua, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên, tính năng động và linh hoạt của họ đã giúp bảo vệ những người dân có nguy cơ và thúc đẩy tiến trình hòa bình.

      Ngày Quốc tế Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc 29/05
      Ngày Quốc tế Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc 29/05
      Ngày Quốc tế Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc 29/05
      Ngày Quốc tế Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc 29/05
    • Thuốc lá gây hại cho con người, không chỉ với người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Vì vậy chúng ta cần phải biết được tác hại của chúng, biết để không hút và giúp người thân của bạn từ bỏ thuốc lá.


      Ngày Thế giới Không Thuốc lá (World No Tobacco Day - WNTD) được chọn vào ngày 31 tháng 5 hàng năm, theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO. Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới WHO muốn tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu.


      Mục đích xa hơn của ngày này là gây sự chú ý của cộng đồng đến tác hại của thuốc lá đối với người hút chủ động cũng như bị động, mà hàng năm cướp đi sinh mạng của 5,4 triệu người trên toàn cầu.


      Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập Ngày Thế giới Không Thuốc lá vào năm 1987. Trong thời gian từ đó đến nay, ngày này đã được sự ủng hộ của những người không hút thuốc lá, các chính phủ, tổ chức y tế, chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu...

      Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31/05
      Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31/05
      Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31/05
      Ngày Thế giới Không Thuốc lá 31/05



    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |