Top 7 món ăn ngon đắt nhất Nam Định

Không Quan Tâm 3330 0 Báo lỗi

Nam Định không chỉ là thành phố bao gồm các địa điểm thăm quan nổi tiếng mà nơi đây cũng là một kho dự trữ những món ăn đặc sản ngon trứ danh ở đồng bằng Bắc ... xem thêm...

  1. Du khách nào khi tới Nam Định đều không quên ghé ăn Phở bò Nam Định. Nếu Phở Bò Hà Nội hấp dẫn bởi bát phở nhìn đầy đủ nguyên liệu thì Phở bò Nam Định hấp dẫn bởi cách chế biến nước phở và thịt bò. Nói về công thức gia truyền nấu món phở Bò Nam Định thì không có một công thức nào chung cả, bởi vì Phở Bò được nấu theo công thức riêng của từng gia đình nhưng sức hấp dẫn thu hút du khách “dễ nghiện” món này chính là bánh phở sợi nhỏ và mềm, không bị nhão kết hợp với nước dùng có chút béo thơm ngậy, có hương vị đậm đà, thanh thanh. Mà nước dùng là một trong những yếu tố thành công để Phở bò Nam Định có chất riêng của mình. Cùng với đó là những miếng thịt bò mềm, ngọt vị thịt thật khiến du khách muốn ăn tiếp mà không muốn về.


    Nếu đã tới Nam Định, du khách có thể ghé qua một số địa chỉ ăn ngon như: Phờ Xuyến ngõ Văn Nhân, phở cụ Tặng phố Hàng Tiện hoặc phở Đán ở phố Hai Bà Trưng để thưởng thức xem hương vị này khác gì Phở bò Hà Nội nhé!



    Phở ngon Nam Định
    Phở ngon Nam Định

  2. Món đặc sản Nam Định mà chắc chắn du khách nào tới đây cũng sẽ mua về làm quà – Món nem nắm Giao Thủy. Đây là món ăn lâu đời của người dân Thành Nam gắn bó với cuộc sống con người Nam Định tới bây giờ.Du khách sẽ thấy khi bóc những lớp đầu tiên của nem Nắm sẽ thấy những nắm nem tròn, hấp dẫn trông giống như những nắm nem ở phố Tạ Hiện. Nguyên liệu để làm món nem này không hề đơn giản. Được làm từ bì thịt heo rắn chắc, miếng bì cũng phải được làm sạch sẽ, cạo sạch lông. Sau đó được thái thủ công trộn đều với gia vị mang đến hương vị đậm đà.


    Những sợi nem thính bé li ti được cuộn tròn trong lá sung trông thật hấp dẫn. Du khách chỉ cần cuốn chút nem vào lá sung thêm một chút rau thơm, nhất là rau Đinh Lăng không được bỏ qua và chấm với chén nước mắm thơm ngon, đậm đà. Chỉ cần nếm thử chút thôi đã cảm nhận ngay được vị thơm béo, ngậy của nem Mắm, vị bùi, hơi chát của lá đinh lăng sẽ làm du khách không thể cưỡng lại được mà chỉ muốn ăn thêm nữa.


    Khi bóc bỏ lớp lá sung, du khách sẽ không hết choáng ngợp bởi mùi thơm đặc trưng của nem mắm đặc sản Nam Định. Vị thơm ngậy mùi của nem thính được làm từ gạo tám Nam Định hòa quyện với mùi thơm chát bùi của lá sung sẽ làm du khách nhớ mãi không quên. Nhớ đến mức phải mua về làm quà hay mang về để nhậu trong các bữa ăn cùng gia đình và bạn bè.

    Nem năm Giao Thủy thơm ngon
    Nem năm Giao Thủy thơm ngon

  3. Kẹo Sìu Châu gần giống với kẹo lạc nhưng thơm và ngon hơn. Ngay cái tên kẹo Sìu Châu cũng gây cho nhiều người sự tò mò, thích thú. Theo người dân Nam Định, cái tên kẹo Sìu châu đã có từ rất lâu đời và gắn liền với một cửa hàng làm kẹo ngon có tiếng. Cửa hàng đó được đặt trước đền Triều Châu ngay bến Ngự sông Vị hoàng (con sông lấp nổi tiếng trong thơ Tú Xương), nên nhân dân quanh vùng quen gọi là kẹo ngon trước cửa đền Triều Châu, rồi gọi đơn giản hơn cho dễ nhớ là kẹo Triều Châu, rồi thành kẹo Sìu Châu hay kẹo Sìu như ngày nay.Nguyên liệu làm kẹo Sìu Châu rất dễ kiếm, gồm lạc, vừng, đường, mạch nha.


    Lạc chọn làm kẹo phải được chọn lọc cẩn thận từ những hạt lạc to, mẩy, bóng vỏ và tròn, khi rang chín phải giòn, thơm bùi, vỏ săn lại. Vừng có thể là vừng trắng hoặc vừng đen, mỗi loại vừng sẽ làm cho kẹo Sìu ngon một vị và màu sắc cũng khác nhau. Sau khi vừng và lạc rang chín sẽ được tách vỏ cho thật sạch.Khâu tiếp theo nấu đường với mạch nha trên bếp to lửa, khi hỗn hợp đường sôi lên thì cho lạc và vừng vào đảo đều tay sao cho lạc và vừng quyện lấy nhau cho đến khi sóng sánh màu nâu hồng là được.


    Bước cuối cùng là đổ hỗn hợp kẹo còn nóng lên khay có bột nếp để kẹo chống ẩm và nhanh tay cán mỏng kẹo để cắt thành phên hay chia thành từng miếng vuông nhỏ cho vừa miệng.Ăn miếng kẹo Sìu Châu giòn tan, thơm bùi và ngọt thanh mà không dính răng. Thưởng thức kẹo cùng một chén trà nóng trong không khí se lạnh và lất phất mưa xuân thì ngon không gì bằng.

    Kẹo sìu châu nam định
    Kẹo sìu châu nam định
  4. Nam Định còn nổi tiếng với những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và nó là thứ đặc sản tiêu biểu của đất Thành Nam này. Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất là Bánh gai Bà Thi.


    Để làm ra một chiếc bánh gai đặc sản của Nam Định này thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Người làm bánh phải chọn lá gai tươi, bánh tẻ, đem tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, luộc mềm nhừ, để nguội và ráo nước rồi giã mới cho ra thứ bột bánh nhuyễn tơi, mát mịn. Nếp phải chọn nếp hương hoặc nếp tháng 3, đãi sạch nghiền nhỏ mịn, sờ mát tay, không gợn. Trộn cho thật đều bột lá gai, bột gạo nếp cái hoa vàng và bột sắn dây. Rưới nước lá gai đã đun sôi với đường lên bột và nhào thật kỹ để tạo nên một bột vỏ bánh dẻo mịn màu xanh đen. Dàn mỏng bột, xắt thành những miếng nhỏ rồi cho nhân bánh vào giữa.


    Đậu xanh để làm nhân phải chọn hạt đều, không sâu mọt đem ngâm vào nước ấm, đãi sạch vỏ rồi đem đồ chín. Hạt sen cũng chọn hạt nguyên, đều hạt, đem nấu chín hoặc có thể lấy mứt sem làm nhân bánh. Cùi dừa nạo nhỏ, đem xào với đường kính trắng. Vừng trắng đãi sạch vỏ, rang thơm. Các thứ đó trộn lẫn vào nhau cho thêm ít dầu ăn để làm nhân bánh. Nhân bánh với đỗ xanh, hạt sen, cùi dừa, mỡ heo tạo nên một màu vàng ươm, sáng bóng.Sau khi đã gói bánh, dùng sợi đay và cói (đã nhuộm đỏ) để buộc bánh. Cho bánh vào nồi hấp từ 2,5 đến 3 giờ. Khi bánh chín gắp ra ủ bánh vào thùng giữ nhiệt để bánh đến với người ăn lúc ấm nóng, thơm ngon. Tuyệt đối không luộc bánh vì khi luộc bánh sẽ giảm chất dinh dưỡng có trong các tinh bột.


    Sau 4 lớp lá chuối ngự khô, chiếc bánh xanh đen lấm tấm hột vừng lộ dần. Và khi đã ăn rồi, vị ngậy ngậy quyến luyến trong cái ngòn ngọt, bùi lựng, thanh mát của miếng mỡ căng bóng, của đậu xanh ngọt lành, của lá gai thơm mát hấp dẫn, đánh thức mọi ngóc ngách của vị giác. Chính điều này đã làm nên hương vị hấp dẫn của ẩm thực của Nam Định mà người con Nam Định khi đi xa vẫn nhớ về.


    Bánh gai nam định
    Bánh gai nam định
  5. Sở dĩ kẹo có cái tên thú vị như vậy bởi nó mang hình dạng giống như món dồi rất được ưa chuộng tại khu vực miền Bắc – Việt Nam. Kẹo có lớp vỏ màu trắng đục bên ngoài rất giòn và ngọt đậm nhưng không quá gắt. Bên trong lớp vỏ là phần nhân gồm những viên lạc, hay còn gọi là đậu phộng đã được rang nên rất thơm. Người ta thường ăn kèm kẹo với một ly trà nóng. Đặc biệt vào tiết trời lạnh mùa đông của khu vực phía Bắc thì được thưởng thức món này trong thời gian ấy là thật tuyệt.

    Kẹo dồi Nam Định
    – Vỏ kẹo được làm từ mía đường đun lên thành keo kẹo, ăn rất dòn , vỏ kẹo mỏng chỉ khoảng 1mm thôi. Nhân kẹo là những viên lạc rang thơm đượt đặt trong vỏ kẹo.


    Người làm kẹo trước hết phải có sức khoẻ tốt, có thế mới giải quyết được khâu làm vỏ kẹo. Người không có nghề nhìn màu trắng của kẹo cứ tưởng đố là bột nếp và đường. Không phải, đó chỉ là đường và nha cho vào hoán đến khi lấy đủ độ giòn(đủ tấc theo tiếng nhà nghề) đưa kẹo ra làm bớt nguội rồi đưa lên vật cột(tất nhiên là cái bột chuyên để làm công việc này), với sức lực đôi tay quai búa của người thợ rèn hay thợ đấu đắp đê quật mãi cho đến khi đường nha xốp trắng ra. Cả khối kẹo được ràn mỏng, càng mỏng càng tốt rồi cho hỗn hợp nhân lạc đã nhào đường, mạch nha, va-ni trông óng màu mật ong vào giữa, cuốn tròn hình như chiếc xe điếu. Sau đó đến công đoạn kỹ thuật khéo léo của người thợ rút kẹo trong lòng bàn tay sao cho những dây kẹo tròn dài và điều nhân bên trong mà bên ngoài vỏ kẹo không bị vỡ để lộ nhân lạc ra ngoài. Sau đó lấy dao chuyên dùng để thái vát kẹo thành những khoăng kẹo như những miếng dồi lợn.


    Người làm kẹo giờ đây đỡ vất vả hơn xưa nhiều lắm để dồn công sức vào việc giữ vững truyền thống, cải tiến kỹ thuật, làm kẹo dồi xứng đáng là một trong những đặc sản của Thành Nam.

    Kẹo dồi Nam Định
    Kẹo dồi Nam Định
  6. Cá nướng úp chậu là món ăn truyền thống mà cứ vào dịp Tết đến, gia đình nào ở Nam Định cũng có món ăn này trong mâm cơm của mình. Món ăn đặc sản này không chỉ vì đặc biệt từ cái tên nghe rất lạ mà còn đặc biệt trong cả cách chế biến món ăn này nữa.


    Cá sau khi được làm sạch, tẩm ướp gia vị sẽ được cho vào trong một chiếc chậu nhôm, bên dưới lót một lớp rơm và lá chuối bao xung quanh là gạch. Sau đó đốt xung quanh thành chậu liên tục trong thời gian 30 phút và phủ kín lên mặt chậu bằng một lớp trấu dày, đốt thêm trong vòng 4, 5 tiếng đồng hồ.


    Vì nướng cá không tránh được bị cháy nên là phải rất cẩn thận khi nướng cá sao cho giữ được lửa đều để cá chín đều. Nhìn những con cá chín vàng óng lớp da béo ngậy, thơm ngon thật khiến du khách muốn ăn ngay và luôn. Để có được món ăn ngon như vậy tất cả là nhờ vào bàn tay khéo léo, sự kiên trì trong việc nướng cá. Vì món ăn này để được ngon thì cần rất nhiều thời gian.

    Cá nướng úp chậu
    Cá nướng úp chậu
  7. Bánh Xíu Páo cũng là một trong những đặc sản ngon dân dã của người dân Nam Định. Du khách chỉ cần nhìn thấy bánh xíu páo thôi sẽ thấy bánh xiu páo rất giống bánh su kem với hình dáng nhỏ nhỏ, tròn như vậy.


    Xíu páo là loại bánh có vỏ mỏng như bánh trung thu nướng nhưng mềm và thơm hơn. Được nhào nặn rất tỉ mỉ và cẩn thận từ bột mì. Nhân xíu báo gồm có thịt xá xíu, trứng, bột mì, chút mỡ heo và một số gia vị đặc trưng của người Nam Định.Du khách chỉ cần thấy những người đầu bếp ướp thịt lợn với tỏi, ngũ vị hương, một chút ít dầu hòa và cho quết thêm một chút mật ong thơm và khi nướng có màu vàng óng. Khi bánh ra lò, mùi thơm của bánh nướng quyện với mùi thơm của thịt khiến du khách khó có thể cưỡng lại được.


    Cũng vì thế mà bánh Xíu Páo trở thành món ăn quen thuộc của người dân Nam Định cũng như với cả trẻ nhỏ không chỉ vì mùi thơm đặc trưng của bánh mà vì chiếc bánh nhỏ và rất tiện để mua mang đi làm và đi học.

    Bánh Xíu Páo
    Bánh Xíu Páo



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |