Top 7 Nét độc đáo nhất của dân tộc Hmông
Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có những giá trị văn hóa, truyền thống vad phong cách sống khác nhau, và còn muôn vàn những thứ khác nhau để phân biệt ... xem thêm...được dân tộc này với dân tộc khác. Sau đây là những điều đặc biệt nhất khi tìm hiểu về dân tộc h'mông.
-
Đoàn kết thì dân tộc và quốc gia nào chẳng có nhưng dân tộc Hmông thì đoàn kết theo một kiểu rất khác:
- Thứ nhất: Chỉ cần cùng một họ thì dù bạn ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mỹ, Úc, Pháp, Trung Quốc...đều là anh em.
- Thứ hai: Chỉ cần nói được tiếng Hmông thì bạn chẳng lo chết đói đâu, vì khi bạn mở ra lời chào mời với họ và muốn làm quen thì lập tức bạn sẽ có một bữa ăn hàn huyên tâm sự, chỉ là bạn có trụ được vài chén rượu không?
- Thứ ba: Dù ở đâu khi một người hmông bị bắt nạt, thì dù trước đó chưa bao giờ quen biết nhưng họ chỉ cần biết rằng người đó là Hmông thì sẽ lao vào giải cứu.
Không chỉ đoàn kết cho bản thân dân tộc của họ mà họ còn rất tích cực trong công cuộc bảo vệ biên giới nước ta, một lòng vì nền hòa bình.
-
Nói tới rèn dao, cuốc, xẻng...thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới Nhật với thanh kiếm samurai. Nhưng người Hmông cũng có kỹ nghệ luyện kim không kém. Minh chứng là nếu bạn có được một con dao chính gốc của người Hmông thì bạn sẽ phải sử dụng cho tới khi con dao đó mòn hết.
Dao của họ không chỉ sắc, bền, mà còn rất dẻo để không dễ bị phá hủy. Không chỉ vậy Dao còn là một đồ vật đem tặng nhau giữa hai nhà thông gia. Đã lên vùng cao nơi bản Hmông thì nhất định bạn phải mua một con dao. Nếu tìm hiểu kỹ về Dao của Hmông bạn sẽ nhận ra nét đặc trưng và sẽ không dễ gì mua phải Dao nhái đâu. -
Tuy cùng Dân tộc nhưng nếu dòng họ khác nhau thì sẽ có nhiều tập tục khác nhau bên cạnh những điểm giống nhau. Ví như họ Sùng ăn tết vào buổi sáng sớm và được ví là không kẹt xỉ, bởi sáng sớm làm xong các dòng họ khác có thể tới chúc mừng và có bữa sáng ngon lành. Còn họ Vừ thì ăn tết giữa lúc đêm khuya và được ví là kẹt xỉ, thử hỏi có ai còn đủ sức ăn uống lúc 0h đêm nữa chứ.
Không chỉ vậy dòng họ còn ảnh hưởng rất nhiều tới cách uống rượu, cách ăn - dòng họ Thào không thể ăn tiết canh, phong tục cưới - cùng họ thì mãi mãi là anh em chứ không thể cưới nhau dù hai người ở cách xa nhau mấy đi nữa...Tất cả đã tạo nên những nét chung và riêng trong chính văn hóa của Hmông.
-
Là một dân tộc phụ thuộc vào nông nghiệp, trong lịch sử lâu đời họ đã tạo ra những chiếc cày có thể tránh được tai đá mèo, có thể cày nơi đất hẹp và dựng đứng. Chiếc cày của họ nhìn mỏng manh nhưng cực kỳ bền dẻo và chắc.
Nếu như người Kinh rèn bằng than đá thì người Hmông rèn bằng than củi. Thông thường người Hmông cũng tôi bằng nước, nhưng chủ yếu thì tôi bằng thân cây chuối rừng là tốt nhất. Có nhiều loại cây cho than để rèn, song phổ biến là cây dẻ chua. Dẻ chua có mùi chua đặc biệt ở phần lõi và đun rất khó cháy. Người Hmông chọn những cây dẻ chua già để hầm than. Đây là công việc công phu và tỉ mỉ.
-
Có thể nói người Hmông cũng có những những nhạc cụ riêng, tùy hoàn cảnh mà công dụng của nhạc cụ khác nhau, bởi nhạc cụ của họ vừa là để giải trí mà vừa để thực hiện các nghi lễ đặc biệt:
- Khèn: Bình thường khèn dùng để thổi mua vui và xua tan đi cái lạnh lẽo của đất trời hưu quạnh, nhưng khi có một người thân mất thì khèn chính là lời nói thông được âm dương. Có hàng trăm bản nhạc khèn nhưng chỉ lưu trữ bằng truyền khẩu, và muốn học thổi khèn luôn phải có chai rượu và một trái tim đầy cảm xúc. Nếu không bạn chẳng thể nào học hết mấy trăm bài khèn đâu, thí dụ như: Bài tiễn người thân, bài đôi lứa, bài tình anh em...
- Sáo và đàn môi, khèn lá: Chủ yếu dùng trong xe duyên trai gái. Tiếng sáo của Hmông rất đặc trưng bởi nó không có đủ 7 âm như hiện đại ngày nay, sáo hmông chỉ có 5 âm. Còn đàn môi thì rung lên những âm thanh nhẹ nhàng, du dương như tiếng đàn ong bay trong nắng trưa gay gắt. Rồi trầm mặc như giữa đêm khuya. Khèn lá thì dùng chính lá rừng, nhưng muốn hay cũng phải biết chọn lá, hmông hay thổi khèn lá vào độ xuân bởi lúc này cây đâm chồi và cũng là lúc con tim họ sống động nhất khi tết sắp đến.
- Trống: Trống Hmông không quá to, làm từ da bò và ghỗ rừng, tiếng trống cũng không quá to nhưng vang rất xa, cách 2km trong tĩnh lặng bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng trống. Đặc biệt tiếng trống Hmông cũng không chói tai dù vang xa. Nên nhớ chỉ có một số ít dòng họ là được và sử dụng được trống, bởi theo họ thì "ma trống" chỉ theo chủ nhân nhất định. Muốn học mà không phải dòng họ chuẩn thì bạn sẽ không bao giờ học được, trừ khi bạn làm lễ chuyển họ của mình.
-
Từ thời phong kiến thì đúng là bắt vợ, tức là đàn ông thấy ai đẹp thì cho người bắt về làm vợ mà không cần người con gái đồng ý,thời phong kiến dân tộc nào chẳng có hủ tục. Nhưng hiện nay chỉ là "Kéo vợ" chứ không như mấy nhà báo giật tít đâu.
Theo quan niệm của họ khi trai gái yêu và đồng ý lấy nhau, về ở chung một cái bụng thì sẽ diễn ra kéo vợ. Người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì đó là đồ con gái rẻ rúng và hư hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cô gái thì các bạn của chàng trai sẽ xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người HMông là đã đi “kéo vợ” thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái) để chàng trai mang cô gái về nhà, tất nhiên đánh ở đây chỉ là hình thức thôi.
-
Món ăn độc đáo của người hmông, món ăn được làm từ ngô tẻ và trải qua nhiều giai đoạn công phu trước khi có sản phẩm chính thức. Công đoạn chính của món này như sau: chọn hạt ngô - xay ngô - đem sàng - hấp lần 1 - hấp lần 2, và cuối cùng là thành quả.
Món này thường ăn kèm với rau bí luộc hoặc thịt gà luộc. Tất cả sẽ cho bạn một cảm giác khó quên dù Mèn mén thật ra không phải cao lương mỹ vị gì. Ngày nay tại các phiên chợ vùng cao bạn có thể được ăn món này, tất nhiên nếu muốn có món ngon và chuẩn nhất thì hãy tìm hiểu xem ai trong bản biết làm và thuê họ làm sẽ có được món ngon nhất.