Top 5 Môn thể thao phổ biến nhất ở Nhật Bản

  1. Top 1 Bóng chày
  2. Top 2 Đấu vật Sumo
  3. Top 3 Kendo
  4. Top 4 Bóng đá
  5. Top 5 Judo

Top 5 Môn thể thao phổ biến nhất ở Nhật Bản

Tuti 5180 1 Báo lỗi

Thể thao là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có việc trao giải thưởng thông qua thành tích. Thể thao hiện đại ... xem thêm...

  1. Bóng chày là một môn thể thao đồng đội. Trong đó một cầu thủ của đội này (cầu thủ giao bóng) sẽ ném bóng (kích thước vừa nắm ở tay) thật mạnh về phía cầu thủ của đội kia và người này sẽ cố gắng đánh bật quả bóng chày bằng một cây gậy đánh bóng chày trước khi nó được tóm gọn lại bởi đồng đội đứng sau cầu thủ đội bạn (cầu thủ bắt bóng). Một đội chỉ ghi điểm khi đánh xong, chạy vượt qua 4 điểm mốc gọi là căn cứ (base) đặt ở 4 góc của hình vuông. Mỗi căn cứ cách nhau 90 bộ. Bóng chày đôi khi còn gọi là bóng cứng để phân biệt nó với các môn thể thao tương tự như là bóng mềm. Bóng chày rất phổ biến ở Mỹ và Đông Á, nó là một trong những môn thể thao phổ biến nhất. Ở Mỹ, bóng chày không chỉ là môn thể thao chính mà còn là trò giải trí quốc gia và Major League Baseball đã được Quốc hội Mỹ trao biểu tượng độc quyền, tổng số người tham dự các trận ở Major League gần bằng với tổng số các môn thể thao chuyên nghiệp khác của Mỹ hợp lại. Về mặt khán giả truyền hình, bóng chày vượt qua bóng bầu dục về mặt phổ biến. Mặc dù ba trong số bốn môn thể thao phổ biến ở Bắc Mỹ là các trò chơi về bóng, sự phổ biến của bóng chày lớn đến nỗi mà từ ballgame ở Mỹ thường dùng để ám chỉ môn bóng chày và ballpark dùng để chỉ sân bóng chày.


    Tuy là đất nước sáng tạo ra nhiều môn thể thao nổi tiếng song môn thể thao được người Nhật yêu thích nhất lại là Bóng chày, một môn thể thao có nguồn gốc từ Mỹ. Bóng chày xuất hiện tại Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1872, từ đó đến nay môn thể thao này ngày càng phát triển và phổ biến khắp Nhật Bản. Theo một số thống kê, hiện nay có đến 7,5 triệu người Nhật Bản chơi bóng chày, còn số người thường xuyên xem các trận đấu bóng chày hàng năm lên đến 25 triệu người. Ở Nhật, bóng chày được coi là một môn học và được áp dụng giảng dạy ngay từ cấp tiểu học. Các giải đấu ở đủ cấp độ diễn ra hàng năm, từ cấp độ trường học đến chuyên nghiệp. Hầu hết ở các công viên ở Nhật đều có sân tập bóng chày, đặc biệt là không chỉ có các chàng trai mà cả người già và các cô gái cũng thường xuyên tập luyện môn thể thao này. Giải bóng chày chuyên nghiệp gồm Nhật Bản gồm có 12 đội, mỗi đội có 9 người. Trong trận đấu, 2 đội sẽ luân phiên nhau tấn công. Đội phòng thủ sẽ ném bóng, còn đội tấn công sẽ dùng gậy đánh bóng để ghi điểm.

    Môn thể thao Bóng chày
    Môn thể thao Bóng chày
    Môn thể thao Bóng chày
    Môn thể thao Bóng chày

  2. Sumo là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất). Môn thể thao này có nguồn gốc từ Nhật Bản, quốc gia duy nhất tại đó sumo được luyện tập một cách chuyên nghiệp. Nó được coi là một gendai budō, mà đề cập đến võ thuật hiện đại của Nhật Bản, nhưng môn thể thao này có một lịch sử kéo dài nhiều thế kỷ. Nhiều truyền thống cổ xưa đã được sumo bảo tồn và thậm chí ngày nay môn thể thao này bao gồm nhiều yếu tố nghi lễ, chẳng hạn như sử dụng việc dùng muối tẩy uế bắt nguồn từ Thần đạo. Cuộc sống của một đô vật được chuẩn hóa rất cao, với các quy tắc được quy định bởi Hiệp hội Sumo Nhật Bản.


    Hầu hết các đô vật sumo được yêu cầu phải sống trong các trại huấn luyện sumo chung, được biết đến trong tiếng Nhật là heya, nơi tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của họ, từ bữa ăn cho đến cách ăn mặc của họ đều bị quy định nghiêm ngặt theo truyền thống. Đấu vật Sumo là một môn thể thao lâu đời, đã có lịch sử khoảng 2000 năm tuổi và được coi là môn thể thao truyền thống của Nhật Bản. Vật Sumo bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo Shinto, là một nghi lễ cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng bội thu. Đến thời Nara (thế kỷ thứ 8) môn đấu vật Sumo được đưa vào các lễ hội của Hoàng Gia và từ đó dần dần phát triển để trở thành một môn thể thao như ngày nay. Võ sĩ Sumo là những người rất khỏe và có thân hình to lớn. Trong thi đấu, để dành chiến thắng người võ sĩ phải làm đối phương chạm xuống nền bằng bất kì bộ phận nào ngoại trừ bàn chân hoặc đẩy được đối phương ra khỏi vòng tròn trung tâm.

    Đấu vật Sumo
    Đấu vật Sumo
    Đấu vật Sumo
    Đấu vật Sumo
  3. Top 3

    Kendo

    Kendō là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật, ví dụ như kenjutsu Katori Shintō-ryū. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được đề ra bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản là để "trui rèn nhân cách con người thông qua đường kiếm" Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có người chuộng phần thể thao. Liên đoàn Kendo quốc tế (The International Kendo Federation - FIK) được thành lập vào năm 1970 và giải Vô địch Kendo Thế giới được tổ chức 3 năm một lần và lần đầu tiên tại Nippon Budokan trong cùng năm đó. Vào tháng 7 năm 2003, giải Vô địch Kendo Thế giới lần thứ 12 được tổ chức tại Glasgow, Scotland. Những người tập Kendo đến từ 41 quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau.

    Kendo là một môn võ thuật đấu kiếm hiện đại của Nhật Bản, được phát triển dựa trên kiếm thuật truyền thống của các kiếm sĩ. Hiện nay, Kendo đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trong trường học và là môn thể thao được rất nhiều người ở mọi lứa tuổi yêu thích và tập luyện thường xuyên. Kendo hiện đại là một hoạt động đòi hỏi rất cao về thể chất cũng như tinh thần. Vì là một môn khá dễ gây thương tích nặng nên khi thi đấu dụng cụ bảo vệ rất quan trọng. Võ phục Kendo là bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản, bộ giáp bảo vệ cơ thể, mũ trùm đầu bằng kim loại có che mặt và cổ. Kendo là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiếm đạo và thể thao, nó không chỉ là một môn thể thao bình thường mà còn là bộ môn giúp phát triển nhãn quan phong phú về cuộc sống, là một nét đẹp của kiếm đạo và nhân phẩm người kiếm sĩ.

    Kendo
    Kendo
    Kendo
    Kendo
  4. Bóng đá là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Nó được chơi bởi khoảng 250 triệu người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến nó trở thành môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Nó chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. Bóng đá được chơi theo một bộ luật gọi là Luật bóng đá. Hai đội thi nhau đưa bóng vào khung thành đội đối thủ, qua đó ghi bàn. Các cầu thủ không được phép dùng tay hoặc chạm tay vào bóng khi đang chơi, ngoại trừ thủ môn trong vòng cấm. Những cầu thủ khác chủ yếu dùng chân để tấn công hoặc chuyền bóng, nhưng cũng có thể sử dụng bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể ngoại trừ bàn tay và cánh tay. Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn vào cuối trận là đội chiến thắng, nếu cả hai đội ghi được số bàn thắng bằng nhau, tỷ số hòa được công nhận hoặc trận đấu sẽ bước vào hiệp phụ hay loạt sút luân lưu tùy theo thể thức thi đấu. Mỗi đội được dẫn dắt bởi một đội trưởng, người chỉ có trách nhiệm chính thức theo quy định của Luật bóng đá: Đại diện cho đội của họ tung đồng xu trước khi bắt đầu trận đấu hoặc đá luân lưu.


    Bóng đá thế giới được điều hành bởi Liên đoàn Bóng đá Quốc tế tổ chức các kỳ World Cup cho cả nam và nữ bốn năm một lần. Giải vô địch bóng đá nam thế giới bắt đầu diễn ra kể từ năm 1930, ngoại trừ năm 1942 và 1946 đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới thứ hai. Ở Nhật môn thể thao vua cũng vô cùng phát triển và được nhiều người quan tâm. Không chỉ các giải đấu chuyên nghiệp, các giải đấu bóng đá học đường ở Nhật cũng rất được quan tâm và có chất lượng chuyên môn rất cao. Rất nhiều cầu thủ chuyên nghiệp của Nhật đã đi lên từ bóng đá học đường, đây cũng là nơi nuôi dưỡng ước mơ làm cầu thủ chuyên nghiệp của rất nhiều học sinh, sinh viên xứ sở hoa anh đào. Giải bóng đá vô địch quốc gia Nhật Bản J-league được ra đời vào năm 1993, gồm 16 đội bóng mạnh nhất đén từ nhiều nơi trên khắp Nhật Bản tranh tài. Sau hơn 20 năm phát triển, Nhật Bản đã trở thành một trong những cường quốc bóng đá của châu Á, đã có thể tham gia vòng chung kết bóng đá thế giới nhưng giấc mơ chinh phục cúp vàng thế giới của họ vẫn chưa thực hiện được.

    Bóng đá
    Bóng đá
    Bóng đá
    Bóng đá
  5. Top 5

    Judo

    Judo hay Nhu đạo là một môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Nhu thuật. Với mục đích "lấy nhu thắng cương", Jūjutsu là một môn võ chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ... dễ gây tổn thương cho võ sinh, nên Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn Jūdō không dùng binh khí mà các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân. Các đòn chém và đâm dùng bàn tay và bàn chân cũng như vũ khí phòng thủ là một phần của Judo, nhưng chỉ trong các bài "hình" sắp xếp trước và không được phép trong các cuộc thi Judo hoặc tập luyện. Một học viên Judo được gọi là một Jūdō-ka. Đây là môn võ tương tự Thái cực quyền với phương châm "lấy nhu thắng cương", "tá lực đả lực" (mượn sức đánh sức), "tứ lạng bát thiên cân" (bốn lạng đẩy ngàn cân). Ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ bản thân, rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo và tinh thần.

    Judo
    nhanh chóng được chính phủ Nhật Bản xem như quốc võ và phổ biến trên khắp thế giới và có mặt tại Olympic tại Tokyo vào năm 1964. Đến năm 1988, Jūdō nữ được đưa vào thi đấu chính thức trong Olympic. Năm 1956, Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF) được thành lập. Hiện nay IJF có 112 nước thành viên trong đó có Việt Nam. Judo hay còn được gọi là Nhu đạo, là một môn võ cổ truyền rất nổi tiếng của Nhật Bản, được Jigoro Kano sáng lập ra vào năm 1882. Các thế võ trong Judo thường khiến đối thủ ngã mạnh xuống sàn. Vì thế, sàn đấu Judo được thiết kế đặc biệt, trên sàn sử dụng một loại thảm có độ đàn hồi cao, mềm để khi người ngã xuống không bị đau. Judo là môn võ lấy nhu thắng cương, rèn luyện thân thể, giúp cơ thể dẻo dai, bền bỉ nhưng không cứng nhắc như những môn võ khác. Hiện nay trên thế giới có khoảng 8 triệu người đang theo học Judo, đưa Judo trở thành một trong những môn thể thao phát triển nhất Nhật Bản.

    Judo
    Judo
    Judo
    Judo



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |