Top 10 Món Nhật Bản thơm ngon và hấp dẫn nhất
Trong những năm gần đây, Ẩm thực Nhật Bản đã trở nên quen thuộc và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Nhiều khách đi du lịch Nhật Bản được nếm thử và cảm ... xem thêm...thấy thỏa mãn với những con cá sống hay như tôm chiên tẩm bột. Tuy nhiên, có rất ít khách du lịch lần đầu tiên đến với Nhật Bản được thưởng thức và cảm nhận đầy đủ về sự đa dạng và bề ngoài lộng lẫy trong các món ăn nổi tiếng của Nhật Bản đúng như các món ăn truyền thống chính cống. Ăn uống tại Nhật là một trải nghiệm vô cùng thích thú và đáng để nhớ cho chuyến đi du lịch Nhật Bản của mỗi người. Ẩm thực Nhật Bản không làm dụng nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị thơm ngon, tươi mới và tinh khiết của nguyên liệu. Hãy xem những món ăn Nhật Bản nào đã "hớp hồn" những tín đồ ăn uống Việt Nam nhé.
-
Sushi là một trong những món ăn truyền thống và đặc sắc của người Nhật Bản. Ngày nay vì mức độ nổi tiếng của mình mà sushi xuất hiện ở mọi quốc gia trên thế giới.
Sushi không chỉ là một món ăn đơn thuần mà nó còn chứa đựng cả một phần văn hóa Nhật Bản trong đó. Món sushi đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 1300 năm. Cho đến nay, sushi có đến hơn một trăm món khác nhau với rất nhiều cách thức chế biến cầu kỳ và phức tạp như Nigiri, Maki, Gunkan, Temaki… nhưng nhìn chung sushi đều được chế biến với công thức chung gồm cơm gạo Nhật trộn giấm với phần hải sản, thịt, trứng, rong biển… ở phía trên và được phục vụ như món chính trong mỗi bữa ăn.
Nguyên liệu chính để làm nên món sushi là cơm trộn dấm kết hợp với các loại thức ăn như cá sống, trứng cá, hải sản tươi sống, rau củ, mù tạt,...
-
Takoyaki là món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Takoyaki là một loại bánh nhỏ, có hình tròn với lớp vỏ ngoài được làm từ bột mì, nhân là hỗn hợp các nguyên liệu tươi ngon như bạch tuộc, bã Tempura, gừng muối và hành lá và còn có cả mùi thơm của bơ. Takoyaki thường được nướng trong máy nướng đến khi có màu nâu vàng hấp dẫn và được phủ lên bề mặt một lớp nước xốt mặn ngọt.
Ý nghĩa của cụm từ Takoyaki được hợp thành từ hai từ “tako” có nghĩa là bạch tuộc và từ “yaki” có nghĩa là chiên, nướng. Takoyaki xuất hiện vào năm 1935 với nguồn cảm hứng là từ chiếc bánh nhỏ có nhân bạch tuộc và trứng là Akashiyaki. Khi mới xuất hiện, Takoyaki chỉ phổ biến ở vùng Kansai, Osaka, món ăn này nhanh chóng được người dân nơi đây yêu thích. Và sau đó, món ăn ngon này nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác như Kanto và nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản.
-
Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến sushi, trà đạo, các loại bánh vô cùng bắt mắt. Nằm trong top 5 món ăn vỉa hè phổ biến nhất của Nhật, taiyaki là một trong những loại bánh được người dân tại "đất nước mặt trời mọc" vô cùng yêu thích.
Sở dĩ gọi là "bánh cá nướng" bởi bản thân taiyaki trong tiếng Nhật có ý nghĩa là bánh cá tráp nướng. Thêm nữa, hình thức của loại bánh này cũng rất giống một chú cá được nướng vàng. Có khá nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của loại bánh này, nhưng nhiều người cho rằng taiyaki xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại một cửa hàng đồ ngọt tên là Naniwaya ở Azabu, Tokyo.
Cùng với thời gian, taiyaki đã trở thành món bánh không thể thiếu vào các ngày lễ truyền thống. Nếu nhiều loại bánh của Nhật thường được làm theo mùa thì bánh taiyaki được bán quanh năm và có thể dễ dàng mua được ở hầu hết các siêu thị hay các tiệm bánh ven đường.
Bánh taiyaki ngon nhất khi ăn nóng. Ruột bánh bên trong mềm mại trong khi lớp vỏ ngoài lại giòn tan chính là điểm đặc biệt của loại bánh này. Cắn một miếng bánh ta sẽ cảm nhận được vị ngọt lan tỏa, nhân đậu đỏ vừa nóng vừa mềm mịn như tan ra trong miệng.
-
Dorayaki (tiếng Nhật: どら焼き, どらやき, 銅鑼焼き, ドラ焼き) là một thứ bánh cổ truyền Nhật Bản. Nó có hình dáng giống như bánh bao, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ. Nếu bạn là fan hâm mộ của bộ truyện Doraemon đình đám và đặc biệt có cảm tình với chú mèo máy cùng tên thì hẳn các bạn luôn luôn nhớ món ăn ưa thích của chú ta. Đó là chiếc bánh rán Dorayaki. Chỉ cần đem bánh ra “nhử” thì Doraemon sẽ mê tít và… mất cảnh giác ngay. Vậy, chiếc bánh đó là gì mà lại có nhiều ma lực đến thế?
Ban đầu loại bánh này chỉ có một lớp như bánh Pancake, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914. Trong tiếng Nhật, Dora(銅鑼) có nghĩa là cồng, chiêng, và yaki có nghĩa là nướng, tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này. Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của anh ta khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại chiên ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki. Ở vùng Kansai, như Osaka hay Nara, loại bánh này thường được gọi là mikasa (三笠). Từ này có nghĩa là mũ rơm ba lớp, nhưng cũng là một tên khác của núi Wakakusa, một ngọn đồi thấp với dốc lên thoai thoải ở Nara. Nhiều người dân địa phương hình dung ra hình thù ngọn núi khi ăn mikasa. Ở Nara, loại mikasa lớn với đường kính khoảng 30 cm phổ biến hơn.
Thật ra, Dorayaki được làm từ các nguyên liệu là trứng, bột mì và đậu đỏ. Thông thường, nhân bánh được làm từ đậu đỏ, nhưng tùy theo khẩu vị, người ta có thể thay bằng khoai môn, đậu xanh hay dâu tây. Có thể bắt gặp rất nhiều quầy hàng bán bánh Dorayaki ở Nhật hoặc được đóng gỏi và bán sẵn tại siêu thị hay những cửa hàng tiện ít. Trong bộ truyện tranh cùng tên, chú mèo máy Doraemon được cô bạn mèo ở thế kỉ XXII mời ăn bánh lần đầu tiên và kể từ đó rất thích món ăn này. Đây là một kiểu chơi chữ, mặc dù tên của chú mèo máy này không phải xuất phát từ dorayaki mà là từ doraneko (mèo lạc). Ở Việt Nam, bánh Dorayaki trong truyện Đôrêmon bị gọi là bánh rán, đây là 1 sai lầm của người dịch. Từ năm 2000, công ty Bunmeido hằng năm đã kinh doanh một loại bánh dorayaki với tên gọi Doraemon dorayaki giữa tháng 3 và tháng 12. Hiện ở Việt Nam, bạn có thể tìm và thưởng thức món bánh này ở mộ số cửa hàng chuyên bán bánh Nhật. -
Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt và là một loại bánh truyền thống nổi tiếng ở Nhật. Loại bánh này không chỉ xuất hiện trong đời sống thường ngày của người Nhật mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng vào những ngày lễ, ngày Tết tại Nhật. Nó xuất hiện cách đây từ rất lâu, giữa thế kỉ 18, tại kinh thành Edo.
Bánh mochi được nặng thành hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường được làm bằng 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng: làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ, lớp vỏ bánh dẻo.
- Lớp giữa: là lớp nhân đậu đỏ.
- Lớp lõi bên trong: thường là kem lạnh.
Khi thưởng thức, bánh Mochi đem đến hương vị thật sự tuyệt vời, có thể làm hài lòng bất kỳ ai, kể cả những thực khách khó tính nhất.
-
Okonomiyaki là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng nhất của Osaka - thành phố ăn uống nổi tiếng của Nhật Bản. Okonomiyaki có nghĩa là "nướng những gì bạn thích", thế nên món bánh này còn được mệnh danh là pizza của Nhật Bản vì dễ dàng được biến tấu theo khẩu vị của mỗi người.
Okonomiyaki của mỗi vùng đều có nguồn gốc khác nhau, như Yoshokuyaki của Osaka, Issenyoshoku của Hiroshima, Monjiyaki của Tokyo.
Ở Osaka trước chiến tranh, món Youshokuyaki là món ăn được dân chúng rất ưa thích. Người ta đổ hỗn hợp bột mì và nước thành hình tròn lên vỉ sắt, sau đó cho hành lá, bột chiên Tenkasu rồi bắt đầu chiên. Trong tiếng Nhật, chữ “yaki” trong Okonomiyaki có nghĩa là “nướng”, nhưng cách thức chế biến của nó gần với chiên hơn. Sau chiến tranh, người ta thường trộn hải sản với rau quả rồi đem nướng, và họ có thể nướng với những nguyên liệu mình ưa thích, vì vậy tên gọi Okonomiyaki đã được hình thành (Okonomi nghĩa là tùy thích).
Còn Okonomiyaki của vùng Hiroshima được cho là có nguồn gốc từ món Issenyoushoku đã được bán ở các dagashiya (chỉ các cửa hàng truyền thống bán đồ chơi và bánh kẹo cho trẻ em). Issenyoshoku được chế biến bằng cách trộn đều bột mì với nước, đổ hỗn hợp bột nhão lên vỉ nướng và sắp thêm lớp nhân bánh gồm hành, cá xay và bột cá, tảo bẹ, sau đó gấp làm đôi rồi cho nước xốt lên. Ngày nay, Okonomiyaki của Hiroshima rất dễ nhận biết với hình thức các nguyên liệu được xếp lớp chứ không phải được trộn đều. Bên trên vỏ bánh sẽ có bắp cải, thịt heo và các món tự chọn như bạch tuộc, mực, các loại mì (yakisoba, udon), trứng chiên và rất nhiều xốt okonomiyaki.
Nguồn gốc của món Monjayaki của Tokyo đó là món Mojiyaki thời Minh Trị. Điểm khác biệt của Mojiyaki và Okonomiyaki chính là độ nhão hơn của bột. Đây cũng là một điểm trừ về mặt hình thức đối với loại bánh này tuy nhiên hương vị lại vô cùng tuyệt hảo. -
Korokke (tiếng Nhật: コ ロ ッ ケ) hay còn được gọi là Croquette Nhật Bản và cũng được gọi với cái tên Việt hóa là bánh khoai tây, món ăn bắt nguồn từ món Kroket của người Hà Lan được du nhập vào Nhật từ đầu những năm 1990. Korokke là một món ăn phổ biến và bình dân của ẩm thực Nhật Bản và rất được người dân nước này yêu thích. Bánh khoai tây Korokke là món bánh mặn được làm từ khoai tây, thịt bò, củ hành và một số nguyên liệu khác.
Korokke thường có hình dạng như patties phẳng. Tùy vào từng nguyên liệu mà chúng có tên khác nhau "tên thành phần" + Korokke, ví như làm từ thịt bò goị là thịt bò (gyu) korokke, sử dụng tôm sẽ gọi là ebi korokke. Dù là món bánh ăn chơi nhưng Korokke không có nhiều kiểu dáng cho bạn lựa chọn. Bánh có hình tròn tròn màu vàng, khi cắn vào sự giòn tan của lớp áo khoai tây hòa mình cùng hương vị thơm ngon của thịt bò bằm và hành tây một chút béo béo của sữa tươi hay whipping cream sẽ đánh thức vị giác của bạn.
Có hai cách để thưởng thức món Korokke này:
- Cách thứ nhất là deep fried đây là cách truyền thống. Đối với cách này bánh sẽ được chiên trong chảo dầu cho đến khi nào bánh chín vàng.
- Cách thứ 2 để rán bánh bằng cách sử dụng Lò nướng, cách này vừa tiết kiệm dầu mà cũng tốt cho sức khỏe hơn.
-
Sashimi là món khai vị trong bữa ăn trang trọng ở Nhật. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Sashimi là gì là tên gọi chung cho những món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tươi sống. Sashimi dịch ra tiếng Việt là “xẻo thân”, nghĩa là cắt thịt sống để ăn. Đây là món ăn truyền thống của Nhật, thành phần chính là các loại hải sản tươi sống.
Sashimi có thành phần chính là các loại hải sản tươi sống vì họ cho rằng những món ăn từ hải sản nói chung, đặc biệt là cá rất có lợi cho sức khỏe người ăn, giúp thông minh, mắt sáng… Sashimi thường được dọn ra đầu tiên trong các bữa ăn trang trọng tại Nhật Bản hoặc cũng có thể được dùng như món ăn chính, kèm với cơm và một chén súp Mis.
Ngoài ra, người Nhật còn dùng thịt ngựa, thịt gà, gan và konyaku (một thứ thạch làm từ khoai) để làm Sashimi và cho ra các món Basashi (Sashimi thịt ngựa), Torishashi (Sashimi thịt gà), Rebasashi (Sashimi gan) hay Konyakusashi (Sashimi Konyaku).
-
Nhắc đến mì Nhật Bản thì không thể không nhắc tới món mì Udon, đây là loại mì có nguồn gốc từ Kagawa - Đông Bắc Nhật Bản. Cùng với ramen và soba, mì Udon được xem như là món mì quốc túy của nền ẩm thực xứ sở hoa anh đào. Udon có phần mì được cấu tạo từ các thành phần bột mì, muối, nước và khi làm ra sẽ có màu trắng đục đặc trưng. So với phần sợi của Ramen thì mì Udon có sợi to dày và dai hơn.
Mặc dù phần nước dùng của Udon đã có nhiều sự sáng tạo mới mẻ hơn trong thời gian gần đây nhưng hương vị nước dùng truyền thống vẫn luôn được các thực khách đánh giá cao. Để tạo nên phần nước dùng với hương vị thơm ngon, thanh ngọt thì phải cần đến sự kết hợp của nước tương, rượu mirin và dashi (chiết xuất từ các loại thịt cá, rau củ và cả tảo biển).Đặc biệt, món mì này có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy sở thích của mỗi thực khách. Mì Udon lạnh thường được ăn cùng một số loại rau như bắp cải, dưa leo vào những ngày hè nóng nực. Ngược lại, mì Udon nóng lại hay được thực khách xuýt xoa vào những ngày đông lạnh buốt với phần nhân là giấm và lòng đỏ trứng gà.
-
Mì Ramen là một trong những món ăn ngon nức tiếng của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một món ăn truyền thống mà người Nhật rất ưa chuộng và tự hào. Thậm chí, họ còn mở hẳn một bảo tàng mì Ramen tại khu phố cổ Yokohama với rất nhiều những hiện vật trưng bày về lịch sử ra đời, phát triển của món ăn này. Vậy đâu là những yếu tố đặc biệt tạo nên món mì Ramen nổi tiếng xứ sở hoa anh đào?
Phần sợi hay phần mì của Ramen thường được làm từ lúa mì, muối và kansui (chất phụ gia chứa kiểm), có màu vàng sẫm rất hấp dẫn. Sợi mỳ Ramen nhỏ, có thể xoăn, thẳng, tròn hoặc vuông tùy nơi sản xuất ở từng địa phương.
Điều khiến mì Ramen được yêu thích hơn hẳn so với vô số loại mì khác tại Nhật Bản chính là ở phần nước dùng. Phần nước dùng chủ yếu được hầm từ xương heo hoặc xương gà trong khoảng ít nhất 10 tiếng để đảm bảo độ ngon ngọt, đậm đà. Ngoài sợi mì nhỏ, dai và nước dùng đậm đà thì phần nhân bổ sung cũng hấp dẫn không kém, thông thường mì Ramen được ăn kèm với thịt heo thái lát mỏng, rong biển, trứng, chả cá Nhật, ngô và bắp cải.Chính vì là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng nên mì Ramen có thể tìm thấy ở bất cứ đâu nếu bạn có dịp vi vu tới đất nước Nhật Bản. Hầu như mỗi địa phương đều có hương vị Ramen riêng như Tonkatsu Ramen (Kyuushuu), Miso Ramen (Hokkaido)…