Top 10 món ngon bạn không thể bỏ qua khi về với Thái Bình
Thái Bình, mảnh đất nổi tiếng với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, những người con đi đầu trong phong trào chị Hai ... xem thêm...năm tấn. Ngày nay, về với Thái Bình, chúng ta không chỉ ấn tưởng bởi cuộc sống giàu mạnh, phát triển, mà còn ấn tượng về những món ngon, nổi tiếng khắp các tỉnh thành cả nước. Chúng ta hãy cũng nhau điểm danh những món ngón mà bạn không thể bỏ lỡ khi về với quê lúa này nhé!
-
Tiết trời se se lạnh, nhấp một ngụm trà gừng ấm nóng và nhâm nhi vị ngọt nhẹ thơm thơm của bánh Cáy, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị rất riêng của quê hương Thái Bình.
Bánh cáy được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, hạt được rang lên thành bỏng rồi được giã thành bột, vê lại thành từng quả, rồi lại được thái nhỏ bằng ngón tay một, có thể được nhuộm gấc thành màu đỏ, sau được rán lên giòn tan hòa quyện vào vị mạch nha ngọt mát từ mầm lúa, thêm cả mứt dừa, chút gừng, lạc rang thơm, vừng rắc xen lẫn. Tất cả được nhào trộn trong nồi mạch nha, cùng với những hạt bỏng trắng tinh, được đun đến khi vừa tới sẽ được rót ra khuôn. Công đoạn cuối cùng là cắt đóng hộp.
Tất cả được làm rất công phu và cẩn thận. Với một danh sách các nguyên liệu và công đoạn như thế, bánh cáy đã trở thành món đặc sản, là thương hiệu của quê hương Thái Bình và giờ đây, bánh cáy Thái Bình cũng đã có mặt ở khắp mọi miền Tổ quốc.
-
Nếu bạn bắt một chuyến xe khách về Thái Bình, ắt hẳn trên đường đi bạn sẽ nhìn thấy nhiều biển hiệu ghi "Canh cá Quỳnh Côi". Đây được xem như một món ăn không thể bỏ lỡ khi về với miền quê thanh bình này. Phải là canh cá Quỳnh Côi chứ không phải vùng nào khác. Vì sao lại như vậy? Món canh được làm từ nguyên liệu rất đơn giản, là sản vật của chính đồng quê như cá, rau, gạo… nhưng lại tạo hương vị riêng mà không nơi nào có.
Trước kia, người Quỳnh Côi chỉ làm với nguyên liệu cá rô đồng beo vàng, thịt chắc, đánh bắt dưới ruộng vào tháng 10. Để bát canh cá được thơm ngon mà không bị nát thịt, người đầu bếp phải gỡ sao cho thật khéo léo phần thịt hai bên của con cá, sau đó tẩm ướp cho ngấm gia vị là hành, gừng, mắm, tiêu sao thật vừa vặn rồi rán trong dầu sôi. Phần xương cá còn lại được ninh nhừ với xương lợn để tạo độ ngọt của nước dùng. Bánh đa được làm từ gạo chiêm mùa trước, được tráng mỏng bởi những bàn tay lành nghề có bí quyết riêng.
Một bát canh cá ngon đúng điệu phải có vị đậm đà của cá, vị ngọt thanh của nước dùng, hòa quyện cùng những sợi bánh mềm dai. Tất cả tạo nên hương vị đậm đà, nếm thử một lần là nhớ mãi mãi. Tuy trải qua nhiều công đoạn công phu, nhưng một bát canh cá chỉ dao động từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng, rất hợp lý đúng không nào?
-
Bạn sẽ không ngại ngần mà nói rằng, "Ổi ở nơi nào cũng có", đúng không? Nhưng khi được nếm thử Ổi Bo rồi bạn sẽ phải gật gù và thay đổi suy nghĩ của mình. Luôn đắt hơn từ 10.000 đồng hoặc hơn thế so với những loại ổi khác, nhưng ổi Bo mang lại cho người thưởng thức cảm giác không lẫn vào đâu được. Được trồng tại xã Hoàng Diệu, vùng đất nguyên thổ của làng Bo, với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng ổi Bo.
Khi ăn ổi Bo không nên dùng dao để cắt, như vậy ăn miếng ổi sẽ thấy chua, phải ăn một cách bình dị dân dã mới ngon, cứ dùng răng cắn vào thịt quả ổi để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó. Đầu tiên là thấy vị chát, sau là chua dịu, rồi vị ngọt thấm dần vào đầu lưỡi, vào khoang miệng và lưu lại trong cổ họng. Chính những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê nơi đây.
-
Đặt chân lên mảnh đất Thái Thụy mà bạn chưa nếm thử món nộm sứa nơi đây thì quả thật là một chuyến đi chưa trọn vẹn. Nộm sứa nơi đây có một hơi thở riêng, và được chế biến một cách rất kì công. Sứa bắt về được sơ chế sạch, ngâm với muối phèn, sau đó những miếng sứa sẽ được ép như tấm bánh đa, rất dai và giòn.
Những miếng sữa sẽ được thái mỏng, chần qua nước sôi, sau đó trộn với thịt gà xé mỏng, mực hoặc thịt bò khô cùng với rau thơm, nạc rang giã nhỏ, vừng và cà rốt bào sợi, hoặc xoài xanh hay đu đủ, nếu bạn ăn được cay nên thêm chút ớt sẽ tuyệt vời hơn. Món sứa ngày nay đã được đưa vào thực đơn của nhiều nhà hàng sang trọng.
-
Những chú cá mè khi được vớt lên tươi sống, được sơ chế sạch sẽ, sau đó dưới bàn tay của những người đầu bếp tài tình, từng miếng cá sẽ được thát lát mỏng sau khi đã loại bỏ hết xương dăm. Những miếng cá này được trộn với riềng tươi giã nát đã vắt kiệt nước. Món giấm là thành phần không thể thiếu khi ăn gỏi cá, một chút mẻ thơm, được trộn với thịt ba chỉ băm, thêm nếm gia vị và được chưng lên, sau đó thêm lạc, vừng trộn với chút đường để giảm vị chua của mẻ.
Ăn kèm với gỏi cá phải có những loại lá riêng như vọng cách, sung, linh lăng, chanh...rất nhiều loại lá được gói gém tài tình, miếng cá mỏng sẽ được lót ở giữa xung quanh lớp giấm, sau đó sẽ cuộn tròn lại để thưởng thức. Vị ngọt và chua của giấm cùng với vị ngon của cá hòa tuyện tan chảy trong miệng thực khách. Nhưng không phải ai cũng có đủ can đảm để ăn món cá sống này. Nhưng một khi nó được lọt vào danh sách, đặc sản Thái Bình, bạn cũng không e dè để thử đúng không nào?
-
Nem chạo hay còn gọi là nem sống - món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày cưới, ngày lễ tại làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Nem được làm từ thịt sống, nên chỉ những người có kinh nghiệm chế biến thì khi ăn mới không bị đau bụng.
Nét độc đáo của món nem ở đây là thịt lợn xẻ ra còn nóng hổi, không đem rửa lại với nước mà băm nhuyễn luôn khoảng 1h thì phần xương, thịt lợn, tủy hòa vào nhau tạo nên độ dẻo, dính. Phần bì lợn được cạo sạch lông, luộc chín, thái mỏng. Sau đó các nguyên liệu được trộn với nhau cùng với tỏi, ớt, nước mắm, mì chính và thính gạo rang.
-
Nhệch không phải cá, không phải rắn cũng chẳng phải lươn. Nó có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Người ta vẫn gọi nó là cá nhệnh. Nhệch có thể chế biến thành nhiều món, nhưng với người Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình thì món gỏi nhệch vẫn là số 1. Tại Diêm Điền có tới chục nhà hàng, quá ăn phục vụ món gỏi nhệch gia truyền.
Gỏi nhệch là một trong những món gỏi ngon nức tiếng của quê hương Thái Bình, món gỏi được chế biến từ cá nhệch. Cá được làm sạch, thái lát mỏng, trộn thính, xương được băm nhuyễn đem nấu thành nước chấm cá chẻo. Để có thứ nước chấm ngon, chẻo sau khi nấu được pha thêm tỏi, ớt, gừng, sả, hạt tiêu. Phần da cá được lọc ra và đem chiên giòn.
Cuộn gỏi trong lá sung, cho tý da cá chiên giòn cuộn chặt rồi chấm với nước chẻo, ăn kèm với rau chanh, rau húng, tía tô sẽ cho ta cảm nhận món ăn tuyệt vời này.
-
Bánh giò không còn xa lạ với nhiều người nhưng Bến Hiệp được coi là thứ bánh giò cực ngon và cực hấp dẫn khiến nhiều người ăn một lần rồi nhớ mãi. Đặc biệt loại bánh giò này bạn có ăn nhiều cũng không cảm thấy ngán, có thể ăn thay cơm, ăn lót dạ, ăn đổi bữa được...
Bánh giò ở đây làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay. Bánh được làm bằng bột tẻ lọc, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối... Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh này được luộc từ 45 đến 60 phút.
Hiện nay với mẫu mã đẹp mắt, chất lượng tuyệt vời nên bánh giò Bến Hiệp đang khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
-
Bánh có tên là bánh Nghệ bởi nguyên liệu chính là gạo tẻ và nghệ vàng. Nhưng thành công quan trọng của bánh nghệ là nhân bánh. Nhân bánh được bà Hỡi làm từ nước mắm, mỡ nước, tóp mỡ, thịt, hành khô và hạt tiêu.
Bánh có hình thoi hoặc tròn, tùy người lặn bánh. Nếm chiếc bánh nghệ, người ăn sẽ cảm nhận ngay được hương thơm của đất trời. Thoang thoảng hương thơm của nghệ, bùi dẻo của gạo tẻ, vị ngậy béo của thịt, mỡ và hành khô. Ăn xong bánh, cái dư vị quê hương vẫn còn quyện vào nơi đầu lưỡi.
Muốn bánh có màu vàng tươi, phải kén chọn nghệ già, rửa sạch, rồi luộc chín vừa, giã lấy nước, sau đó mới nhào với bột gạo. Có như vậy bánh với có màu ưng ý, mùi thơm đặc biệt và không có mùi hăng của nghệ.
-
Bánh gai Đại Đồng đã có truyền thống từ hàng trăm năm. Với hương vị riêng vốn có, loại bánh gai này đã trở thành đặc sản không thể bỏ qua khi đến Thái Bình. Với độ dẻo, thơm cùng vị ngọt ngào mang đến cho chúng ta sự kết tinh hồn quê thôn dã mỗi khi thưởng thức bánh gai Đại Đồng.
Nguyên liệu để làm một chiếc bánh gai là những sản phẩm đồng quê rất sẵn có nhưlá cây gai, gao nếp, vừng, lạc, đỗ xanh, mứt bí đao, cùi dừa, đường kính, mỡ thịt lợn, hạt sen, dầu chuối...Nhưng quy trình sản xuất bánh khá phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỉ và có kinh nghiệm của người làm bánh. Công đoạn trước tiên là làm cùi bánh. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, đem ngâm lá trong nước, ngâm càng lâu sau này bánh càng mềm. Lá ngâm được vớt ra, thái nhỏ cho vào nồi luộc, thường là 12 giờ đồng hồ thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước sau đó cho vào máy xay thành bột đen nhuyễn.
Tiếp theo là làm nhân bánh. Đậu xanh vỡ hạt đem ngâm nước, đãi sạch vỏ, đồ cho chín rồi giã nhuyễn. Mỡ lợn dày khổ, mứt bí đao thái nhỏ như hạt lựu. Tất cả các thứ trên đem trộn đều với đường, lạc và hạt sen thành những nắm to nhỏ tuỳ theo cỡ bánh định làm.
Sau khi nặn bánh người ta lăn bánh vào mỡ nước một lượt rồi rắc vừng lên trên cùi bánh để bánh được bóng, bóc lá không bị sát và có độ ngậy khi ăn. Bánh gai được gói bằng lá chuối khô. Bánh được xếp vào trong chõ hấp cách thuỷ khoảng hai giờ đồng hồ tính từ lúc nước nồi đáy sôi là bánh chín.