Top 12 Môn đồ của Chúa Giêsu
12 môn đồ, còn được gọi là 12 sứ đồ hay đơn giản là “Nhóm mười hai”, là 12 môn đồ thân cận nhất của Chúa Giêsu. Họ được ví như là những viên đá nền tảng của ... xem thêm...Hội thánh. Mỗi người trong số họ đều là những người giúp truyền bá phúc âm khắp thế giới.
-
Peter (còn được gọi là Simon) con trai của Jonathan. Tên Peter bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là 'đá'. Chúa Giêsu đặt cho ông cái tên khác là Cephas, cũng có nghĩa là 'đá' trong tiếng Aram.
Ông là người Galile. Trong số mười hai môn đệ, Piter là người dẫn đầu, ông nổi bật như một phát ngôn viên của tất cả mười hai môn đồ.
Chính ông là người đã hỏi rằng phải tha thứ bao nhiêu lần. Chính ông đã hỏi về phần thưởng cho tất cả những ai theo Chúa Giêsu. Chính ông là người đầu tiên xưng nhận Chúa Giêsu và tuyên bố Ngài là con của Đức Chúa Trời Hằng Sống. Chính ông là đã chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi và sự kiện Chúa Giêsu giúp cho con gái của Jairus được sống lại. Tuy nhiên, cũng chính ông là người đã chối Chúa.
Peter là một tông đồ và một nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của mình cho Chúa. Đúng là Piter cũng có nhiều lỗi lầm, nhưng ông luôn có ơn cứu độ của trái tim yêu thương. Dù đã vấp ngã và thất bại bao nhiêu lần thì ông vẫn luôn tìm lại được dũng khí và sự chính trực. Peter đã làm công việc truyền giáo và là tác giả của hai thư tín Tân Ước mang tên ông.
Peter đã tử vì đạo khi bị đóng đinh vào khoảng năm 64 sau công nguyên trong trận đại hỏa hoạn ở Rome dưới sự cai trị của Hoàng đế Nero. Sách công vụ nói rằng ông đã yêu cầu được đóng đinh lộn ngược, vì thấy rằng mình không xứng đáng để hy sinh theo cách giống như Chúa Giêsu.
-
James, con trai của Zebedee, anh em của John (ông còn được gọi là James the Greater, để phân biệt với James con trai của Alphaeus). Ông là một trong ba môn đồ chính của Thiên Chúa. Cũng giống như nhiều môn đệ khác, ông làm nghề đánh cá trước khi gặp Chúa Giêsu.
Trong cựu ước nói rằng James đã bị xử bằng một thanh gươm. Thống đốc mới được bổ nhiệm của Judea, Herode Agrippa, muốn giành được thiện cảm với người La Mã bằng cách đàn áp các nhà lãnh đạo của Cơ Đốc giáo.Sau khi James bị bắt và bị dẫn đến nơi hành quyết, người tố cáo giấu tên đã cảm động trước lòng dũng cảm của ông. Người đó không chỉ hối cải và cải đạo ngay lúc đó mà còn yêu cầu được chịu phạt cùng với James. Cả hai người đàn ông đã bị xử trảm.
-
John Boanerges, con trai của Zebedee và là anh của James. Tên của ông có nguồn gốc từ tên Yochanan trong tiếng Do Thái có nghĩa là “nhân từ”. John được biết đến như một đệ tử yêu dấu của Chúa. Ông àm nghề đánh cá, sống ở Bethsaida và Jerusalem.
John từng phải đối diện với sự tử đạo trong nồi dầu sôi trong cuộc bách hại ở Roma. Nhưng sau đó lạ thay, ông được giải cứu. John bị kết án đi làm hầm mỏ ở nhà tù tại đảo Patmos. Tại đây, ông đã viết sách Khải Huyền chứa đầy những lời tiên tri, đồng thời ông trở thành một trong bốn tác giả Phúc âm.
Sau khi được trả tự do, John trở về làm giám mục ở Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là môn đồ duy nhất qua đời một cách tự nhiên, thanh thản ở tuổi già vào khoảng năm 100 sau công nguyên.
-
Andrew là anh em của Peter (Phêrô) và là con trai của Jonathan. Ông cũng là một ngư dân. Theo Phúc âm, Andrew là môn đồ đầu tiên mà Chúa Giêsu gọi.
Andrew đã đến Patras ở phía tây Hy Lạp vào khoảng năm 60 sau công Nguyên, nơi mà quan trấn thủ La Mã Aegeates đã cố gắng thuyết phục ông từ bỏ đạo để không phải bị xử tử. Vì không từ bỏ đức tin của mình, Aegeates đã cho đóng đinh ông vào một cây thánh giá hình chữ X (nguồn gốc hình dạng của loài saltire). Sau khi bị bảy tên lính dùng những đòn roi tra tấn nhừ tử. Người ta còn dùng dây trói thân xác ông vào thập giá nhầm cố ý kéo dài sự đau đớn. Andrew đã tiếp tục rao giảng cho những tên lính trong hai ngày đến khi tàn hơi.
Andrew là người đầu tiên có danh hiệu “Nhà truyền giáo trong và ngoài nước” Ông được ba quốc gia tuyên bố là Thánh bảo trợ của họ. Trong đó có Nga, Scotland và Hy Lạp. Nhiều học giả nói rằng ông đã thuyết giảng ở Scythia, Hy Lạp và Tiểu Á.
-
Tên Philip bắt nguồn từ tên tiếng Hy Lạp, Philippos có nghĩa là “bạn của ngựa”.
Môn đồ Philip chỉ được nhắc đến tám lần trong Tân Ước, bốn trong số đó là danh sách các môn đồ. Tuy nhiên, cũng có ba người khác tên là Philip trong Tân Ước. Hai người là con trai của Vua Hêrôđê, và người còn lại là Thánh Philip, người thường bị nhầm với môn đồ Philip.
Trong sách công vụ, Thánh Philip được phân biệt rõ ràng với Nhóm Mười Hai. Sau đó, ông được gọi là “một trong bảy người”, không phải là một môn đồ hay một trong “Nhóm Mười Hai”.
Một số học giả không đồng ý về ông. Trong sách Công vụ có Philip là một trong bảy người được phong chức phó tế. Một số người nói rằng đây là một Philip khác, số người khác thì tin rằng đây là môn đồ.
Phúc âm đã cho thấy Phillip là một trong những người đầu tiên Chúa Giêsu nói lời "Hãy theo Ta." Khi Philip gặp Chúa Giêsu, ông ngay lập tức tìm thấy Nathanael và nói rằng "chúng ta đã tìm thấy ông ấy người mà Moise... và các nhà tiên tri, đã viết." Nathanael hoài nghi. Nhưng Philip không muốn tranh luận, ông chỉ trả lời đơn giản “Hãy đến và xem." Câu chuyện này cho chúng ta biết hai điều quan trọng về Philip.
Đầu tiên, nó cho ta thấy cách cư xử đúng đắn của ông đối với người hoài nghi và đức tin đơn sơ của người đó vào Thiên Chúa. Thứ hai, nó cho thấy ông là người có bản năng truyền giáo.
Philip mất vào thế kỷ thứ nhất hoặc vào khoảng năm 80 sau công nguyên. Các ghi chép nói rất khác nhau về sự ra đi của ông, có thể một phần là do sự nhầm lẫn với Nhà truyền giáo Philip. Một ghi chép nói rằng ông qua đời vì những nguyên nhân tự nhiên. Nhưng cũng có những ghi chép khác cho rằng ông đã bị ném đá, bị xử trảm hoặc bị đóng đinh lộn ngược.
Theo bản tường thuật trong sách công vụ Philip có nói: ông đã bị đóng đinh ngược với Bartholomew. Philip rao giảng cho đám đông khi bị treo trên thập tự giá, và họ muốn thả hai môn đồ, nhưng Philip bảo họ hãy giải thoát cho Bartholomew và để ông bị treo cổ ở đó.
Người ta nói rằng ông đã qua đời bằng cách treo cổ. Trong khi hấp hối, ông yêu cầu thi thể của mình không được quấn bằng vải lanh mà bằng giấy cói vì ông không xứng đáng, ngay cả xác của ông cũng phải được coi như thân thể của Chúa Giêsu. Biểu tượng của Philip là cái rổ, vì ông đã góp phần nuôi năm nghìn người. Chính ông đã nhấn mạnh đến thập tự giá như một dấu hiệu của Công giáo và chiến thắng.
-
Bartholomew Nathanael, sống ở Cana của Galile biểu tượng của ông là ba con dao song song. Truyền thống nói rằng ông là một nhà truyền giáo ở Armenia. Một số học giả tin rằng ông là người duy nhất trong số 12 đệ tử xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc, hoặc quý tộc. Tên của ông có nghĩa là Con trai của Tolmai hoặc Talmai (Talmai là vua của Geshur).
Bartholomew là một trong những sứ đồ ít người biết đến. Tên của ông chỉ xuất hiện trong bốn danh sách mười hai môn đồ chính của Chúa Giêsu. Tất cả những gì chúng ta thực sự biết là tên của ông ấy và Bartholomew luôn được liệt kê cùng với Philip, điều này có lẽ chỉ ra rằng ông có mối liên kết chặc chẽ với Philip.
Ông được cho là đã thuyết giảng với Philip ở Phrygia và Hierapolis, cũng ở Armenia. Tuy nhiên, có ghi chép nói rằng ông đã thuyết giảng ở Ấn Độ, và sự ra đi của ông đã diễn ra ở Ấn Độ không phải ở Armenia.
Giống như hầu hết các môn đồ, Bartholomew có lẽ đã tử vì đạo. Nhưng cũng có một số lời giải thích về điều đó. Phổ biến nhất là Bartholomew được cho là đã sống sót và sau đó bị xử trảm. Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật khắc họa các môn đồ đều bao gồm một số hình tượng liên quan đến việc qua đời của họ. Và vì vậy Bartholomew thường được miêu tả mặc áo da hoặc trong những bức chân dung ít kỳ cục hơn, tay cầm một con dao.
Một số ghi chép khác cho rằng ông đã mất vì:
- Bị đánh đập và đóng đinh
- Đóng đinh lộn ngược
- Bị đóng đinh và bị hạ gục, sau đó bị xử trảm
- Chỉ bị xử trảm
- Bị đánh bất tỉnh và bị chết đuối do bị ném xuống biển
-
Matthew hay còn được gọi là Levi. Tên này xuất phát từ tiếng Hy Lạp, còn tiếng Do Thái là Mattityahu, có nghĩa là “món quà của Đức Giê-hô-va”. (Món quà của Chúa).
Matthew là một người thu thuế - đây một trong những nghề bị coi thường nhất trong đạo Do Thái vào thế kỷ thứ nhất. Trong tâm trí của nhiều người Do Thái lương thiện, những người thu thuế này luôn bị coi là tội phạm. Vào thời Tân Ước, họ được phân loại với những kẻ xấu xa, dân ngoại và tội lỗi.
Người thu thuế được biết đến để đánh giá các khoản thuế phải nộp ở mức không thể trả và sau đó đề nghị cho vay tiền với lãi suất cao, Matthew cũng vậy. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã chọn một người mà mọi người đều ghét và biến ông ấy thành người của Ngài.
Matthew không giống như các môn đồ khác, vì những người còn lại hầu hết đều làm nghề đánh cá. Người bình thường sẽ nghĩ rằng không thể cải tạo được Matthew, nhưng với Đức Chúa Trời thì mọi điều đều có thể. Matthew trở thành người đầu tiên viết ra những lời dạy của Chúa Giêsu. Ông là một nhà truyền giáo của Tin Mừng, người đã hy sinh mạng sống của mình vì đức tin nơi Chúa. Biểu tượng của Matthew là ba túi tiền.
Sau này ông trở thành một trong bốn tác giả Phúc Âm. Theo ghi chép, ông đã tử vì đạo ở Ethiopia, nơi ông bị đâm vào lưng bởi một sát thủ do Vua Hertacus cử tới.
-
Thaddeus hay còn gọi là Jude, sống ở Galile, là một trong những môn đồ rất ít được biết đến.
Trong các ghi chép của Tân Ước, ông hỏi Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: "Nhưng lạy Chúa, tại sao Ngài định tỏ mình cho chúng tôi mà không cho thế gian?" Thaddeus quan tâm đến việc làm cho thế giới biết đến Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải là một “Đấng Cứu Rỗi đau khổ” mà với tư cách là “Vua cai trị”. Chúng ta có thể thấy rõ ràng qua câu trả lời mà Chúa Giêsu đã đưa ra cho ông, rằng con đường quyền lực không bao giờ có thể thay thế được con đường tình yêu.
Người ta nói rằng Thaddeus đi rao giảng phúc âm ở Edessa gần sông Euphrates. Ở đó, ông đã chữa lành cho nhiều người và họ đã tin vào danh của Chúa. Từ đó ông đi rao giảng tin lành ở những nơi khác nữa.
Theo tương truyền, Thaddeus tử vì đạo vào khoảng năm 65 sau công nguyên tại Beirut và cơ thể của ông mang đầy mũi tên. Thaddeus thường được vẽ với chiếc rìu - một biểu tượng của sự tử đạo của ông và cách mà ông ra đi.
-
Simon xuất phát từ tên Shim'on trong tiếng Do Thái có nghĩa là 'anh ta đã nghe thấy'. Simon là một trong những sứ đồ ít người biết đến của Chúa Giêsu. Ông được gọi là người Canan hay người Zealot, sống ở Galile.
Trên thực tế, Tân Ước không cung cấp cho chúng ta điều gì về cá nhân ông ngoại trừ việc nó nói rằng ông là một người nhiệt thành.
Người nhiệt thành là những người theo chủ nghĩa dân tộc Do Thái cuồng tín, những người đã anh hùng coi thường những đau khổ và đấu tranh cho những gì họ coi là sự trong sáng của đức tin. Những người nhiệt thành cuồng nhiệt với lòng căm thù người La Mã. Chính sự căm ghét Roma này đã phá hủy thành Jerusalem.
Josephus nói rằng những người nhiệt thành là những người liều lĩnh, nhiệt tình trong những việc làm tốt và ngông cuồng, liều lĩnh trong những hành động tồi tệ nhất.
Từ bối cảnh này, chúng ta thấy rằng Simon là một người theo chủ nghĩa “quốc gia cuồng tín”, một người tôn sùng luật pháp, có lòng căm thù cay đắng với bất cứ ai dám thỏa hiệp với La Mã. Tuy nhiên, Simon rõ ràng đã trở thành một người có đức tin. Ông từ bỏ tất cả lòng căm thù của mình qua đức tin mà ông đã thể hiện đối với Thầy của mình, và tình yêu mà ông sẵn sàng chia sẻ với các môn đồ còn lại, đặc biệt là Matthew - người thu thuế La Mã.
Người ta cho rằng Simon đã thuyết giảng ở Mauritania trên bờ biển phía tây của Châu Phi, và sau đó đến Anh, nơi ông bị đóng đinh vào khoảng năm 65 sau công nguyên hoặc năm 107 sau công Nguyên.
-
Judas bắt nguồn từ tiếng Do Thái, “Yehudah” có nghĩa là “được ca ngợi”.
Judas Iscariot là một trong những môn đồ được biết đến rộng rãi nhất. Ông đã phản bội Chúa Giêsu để lấy ba mươi lạng bạc, dẫn đến cái chết của Người trên thập tự giá. Ngày nay, “Judas” hầu như đồng nghĩa với “kẻ phản bội”.
Tên của ông xuất hiện trong ba danh sách của mười hai môn đồ. Judas đến từ Judah gần Jericho. Ông là người Giuse và các môn đồ còn lại là người Galile. Judas là thủ quỹ của Nhóm Mười Hai.
Judas là một người theo chủ nghĩa dân tộc Do Thái bạo lực, ông đã đi theo Chúa Giêsu với hy vọng rằng nhờ Ngài mà ngọn lửa dân tộc và ước mơ của ông có thể thành hiện thực. Không ai có thể phủ nhận rằng Judas là một người tham lam và có lúc ông đã sử dụng vị trí thủ quỹ để ăn cắp vặt từ hầu bao chung. Không có lý do chắc chắn nào giải thích tại sao Judas phản bội Thầy của mình, nhưng không phải sự phản bội của ông ta đã đặt Chúa Giêsu vào thập tự giá mà đó là tội lỗi của chúng ta. Biểu tượng tông đồ của ông là một chiếc thòng lọng của người treo cổ, hoặc một chiếc ví đựng tiền với những mảnh bạc rơi ra từ nó.
Sự ra đi của Judas khác duy nhất trong số các môn đồ. Phúc âm Matthew kể rằng ông đã treo cổ tự sát sau khi phản bội Chúa Giêsu, và nơi ở của hài cốt của ông vẫn chưa được biết.
-
James còn gọi là James the Lesser hoặc the Younger, con trai ông Alphaeus. Môn đồ vô danh. Chúng ta ít được biết về Thánh James, ngoại trừ việc ông là một trong những môn đồ lâu đời nhất. Là người lãnh đạo hội thánh ở Jerusalem.
James đã bị quăng hơn một trăm fit xuống đất từ hướng Đông Nam trên đỉnh của đền thờ sau khi ông không chịu từ chối niềm tin vào Chúa Giêsu. Sau khi người ta đã phát hiện ra ông vẫn còn sống, những kẻ thù đã đánh ông bằng cây gậy của người thợ hồ vải.
Đỉnh đền thờ này cũng là nơi mà trước kia mà quỷ đã đưa Chúa Giêsu lên để cám dỗ Ngài.
-
Thomas xuất phát từ tên tiếng Ả Rập, “Ta'oma” có nghĩa là “sinh đôi”. Tuy nhiên, ý nghĩa của cái tên này không rõ ràng. Ông còn có tên khác là Didymus theo tiếng Hy Lạp. Về bản chất, Thomas là một người bi quan, hay nghi ngờ. Tuy nhiên, ông cũng là một người dũng cảm.
Thomas sẽ không thể tin được những gì cho đến khi ông tận mắt nhìn thấy. Ông là một con người của sự tận tâm và đức tin. Khi Chúa Giêsu phục sinh, Ngài trở lại và Thomas không tin. Chúa Giêsu mời Thomas đặt ngón tay vào các vết đinh trên bàn tay và cạnh sườn của Ngài. Ông đã thốt lên "Lạy Chúa và Đức Chúa Trời của con." Những nghi ngờ của ông đã được chuyển hóa thành niềm tin. Chính điều này mà đức tin của Thomas trở nên mãnh liệt hơn.
Người ta nói rằng ông được giao nhiệm vụ xây dựng một cung điện cho vua Ấn Độ và đã bị xử bằng ngọn giáo như một người tử đạo. Biểu tượng của Thomas là một nhóm giáo, đá và mũi tên.