Top 13 Món đặc sản nổi tiếng nhất của người Trung Quốc tại Sài Gòn

Hằng Hoàng 350 0 Báo lỗi

Hiện nay ở Sài Gòn có đến hơn 400.000 người Hoa và chiếm hơn 15% dân số của thành phố đông dân nhất nước ta. Người Hoa ở Sài Gòn sinh sống tập trung hẳn trong ... xem thêm...

  1. Hủ tiếu cá là món trong những món ăn nổi tiếng nhất của người Hoa. Loại cá được dùng để làm hủ tiếu là cá lóc tươi, đã làm sạch, loại bỏ xương và lọc lấy phần thịt đem thái lát rồi ướp các gia vị vừa vặn gồm muối và hạt nêm. Nước lèo của món hủ tiếu cá được nấu từ xương lợn chọn lọc kĩ càng nên nước trong, có vị ngọt đậm đà. Ngoài các gia vị phổ thông thì trong món ăn này còn thêm một gia vị đặc biệt gọi là tăng xại (hay cải nặm). Món hủ tiếu cá của người Hoa được ăn kèm với các loại rau như xà lách, giá, thêm chút vị cay của ớt, vị chua của chanh và không thể thiếu xì dầu. Tùy theo sở thích cũng như vùng miền mà người ta chọn các loại cá khác nhau để làm nên món hủ tiếu cá đặc trưng, nhưng phổ biến nhất vẫn là hủ tiếu cá lóc, cá chẽm, cá điêu hồng… Vì đây là những loại cá nhiều thịt, ít xương và dễ ăn, phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi. Riêng với cá lóc, đây chính là nguyên liệu đặc biệt để làm nên tô hủ tiếu cá chuẩn vị người Hoa nổi tiếng lâu đời. Cá lóc với thịt dai ngọt, bổ dưỡng giúp món ăn tăng phần chất lượng, nước dùng ngọt thanh.


    Khác với sợi hủ tiếu thanh mảnh và có độ dai thường thấy, cọng hủ tiếu làm nên món hủ tiếu cá có độ mềm như bánh phở nhưng to gấp đôi. Sợi hủ tiếu mềm kết hợp với miếng phi lê cá tươi ngọt tạo nên một tổng thể hòa hợp và cân đối. Nước dùng thanh, nêm nếm vừa phải, khi ăn không bị ngấy. Món hủ tiếu cá được ăn kèm với giá, hẹ cùng vài cọng xà lách, cho thêm vài đầu hành trắng giúp món ăn vừa tăng vị lại thêm phần đẹp mắt. Yếu tố quyết định làm nên thành công của món ăn chính là làm sao để khi ăn không nghe mùi tanh của cá. Muốn được như vậy, phải chọn được cá lóc thật tươi, sơ chế khéo léo để loại bỏ phần ruột cá hoàn toàn, không bị vỡ. Cá lóc được phi lê lấy phần nạc, sau đó đem cấp đông để dễ cắt mỏng mà vẫn giữ được độ tươi, ngon của thịt cá. Tương tự hủ tiếu mực, cá ăn tới đâu trụng tới đó, nhờ đó thịt cá sẽ không bị vỡ nát mà luôn giữ được độ dai ngon.

    Món hủ tiếu cá
    Món hủ tiếu cá
    Hủ tiếu cá
    Hủ tiếu cá

  2. Hủ tiếu sa tế là món ăn truyền thống của người Tiều ở các quận 5, 6, 11. Nước dùng là điều làm nên sự khác lạ của món ăn này vì nó được pha chế từ 20 loại hương liệu và gia vị khác nhau. Một bát hủ tiếu sa tế đầy đủ cho người ăn ngoài nước dùng, bánh hủ tiếu, thịt bò thái miếng hoặc thịt bò viên… thì còn phải có thêm các loại rau để ăn kèm như dưa chuột thái sợi nhỏ, giá đỗ, vài miếng khế chua, một chút rau húng quế và ngò gai… Sự kết hợp đặc biệt này vừa làm tăng thêm hương vị món ăn lại vừa tạo nên mùi vị độc nhất cho món hủ tiếu sa tế. Không giống các món hủ tiếu bình dân khác, là món ăn đòi hỏi nhiều bí quyết trong cách chế biến. Sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương vị đặc trưng khiến món ăn này trở thành một lựa chọn tuyệt vời để làm mới bữa ăn gia đình.

    Là một món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa, hủ tiếu sa tế sử dụng loại bánh hủ tiếu màu trắng đục, bản to, khá giống với bánh phở của người miền Bắc. Nước dùng nấu từ thịt bò hoặc nai có màu vàng sánh đục, quyện mùi thơm thoang thoảng của nhiều loại gia vị khác nhau như đinh hương, quế, hồi, tỏi, sả, ớt, cà ri tạo nên vị sa tế cay nồng khó cưỡng… là điểm đặc trưng khiến món ăn trở nên khác biệt với các món hủ tiếu bình dân. Vì là một món ăn sử dụng nhiều gia vị và người nấu phải làm tôn lên được độ ngọt đậm đà của nước dùng nên hủ tiếu sa tế đòi hỏi một số bí quyết riêng và tâm huyết trong quá trình chế biến. Ngoài ra, để cân bằng vị giác, hủ tiếu sa tế ăn kèm nhiều loại rau củ như dưa leo, chuối chát, húng quế, ngò gai… khiến món ăn đạt đến độ sâu về mặt dinh dưỡng.

    Món hủ tiếu sa tế
    Món hủ tiếu sa tế
    Hủ tiếu sa tế
    Hủ tiếu sa tế
  3. Hủ tiếu Hồ là một món ăn gốc Tiều (Triều Châu, Trung Quốc). Tên gọi hủ tiếu Hồ bắt nguồn từ cách nấu nguyên bản từ xa xưa của người Tiều là cho chút bột năng vào nước lèo, đồng thời bỏ bánh hủ tiếu vào nấu chung nên nước hủ tiếu có độ sệt như hồ. Thời gian về sau, do muốn giảm độ ngán của món ăn nên người ta mới nấu nước dùng dạng trong, khi ăn mới trụng bánh hủ tiếu để bánh không bị bở nát. Cho dù là cách giải thích nào thì đây cũng là một món ăn độc đáo và mang âm vị rất riêng của người Hoa. Nét độc đáo nhất của món ăn này là bánh hủ tiếu không giống với bất kỳ loại hủ tiếu nào. Cụ thể, sợi bánh hủ tiếu Hồ được làm từ những miếng bột mỏng, gần giống bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông. Bên cạnh bánh hủ tiếu đặc biệt, món này khác biệt hẳn so với các loại hủ tiếu khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá thì hủ tiếu Hồ chỉ dùng chung với lòng heo khìa cùng cải chua, có chỗ thì thêm huyết và giò cháo quẩy. Hình thức thú vị này có lẽ do thói quen dùng cải chua để hãm béo của người Tiều. Chính vì thế mà hương vị hủ tiếu Hồ khá là đặc biệt, không quá béo, rất vừa ăn.


    Bí quyết để làm món hủ tiếu Hồ ngon như ý là phải biết chọn được đoạn lòng ngon, mặt trong của lòng không có chất màu vàng, lòng phải mới không chọn lòng để lâu, ôi, thiu. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là phải sơ chế lòng sạch để khi ăn không bị mùi hôi khó chịu, sau đó đem khìa với nước dừa tươi và ngũ vị hương để khử mùi triệt để. Ngoài ra, cải chua cần phải lựa loại vừa ăn không quá chua, có thể ướp thêm đường, tỏi, ớt và xào hoặc hầm chung với lòng heo để tổng thể món ăn hài hòa hương vị. Thêm một ít xá bấu xào tép mỡ thắng giòn và hành phi khiến vị giác của thực khách được kích thích hơn hẳn. Món ăn sẽ càng tăng thêm hương vị khi ăn kèm với nước tương có chút sa tế cay. Vị chua của cải cộng với vị ngọt từ lòng heo, một chút mặn từ nước dùng và vị cay từ gia vị đã tạo nên hương vị hòa quyện khó cưỡng lại của món ăn này. Hủ tiếu Hồ sẽ mang lại một trải nghiệm ẩm thực thú vị độc đáo, tạo ấn tượng khó quên trong lòng thực khách.

    Món hủ tiếu hồ
    Món hủ tiếu hồ
    Hủ tiếu hồ
    Hủ tiếu hồ
  4. Theo truyền miệng thì có nhiều phiên bản để hình thành nên Sủi Cảo. Nhưng dưới đây là nguồn gốc mà nhiều người tin là thật nhất. Món ăn này được cho là phát minh của Trương Trọng Cảnh vào năm 25 - 220 sau Công Nguyên. Ông là một thầy thuốc vô cùng nổi tiếng thời đó. Sủi Cảo ban đầu có tên là “tai mềm” vì nó được dùng để chưa chứng bệnh “tê buốt tai”. Trong một lần về nhà vào mùa đông lạnh giá. Trương Trọng Cảnh thấy nhiều người nghèo khổ trên đường, không có áo ấm cũng như đồ ăn. Ngoài ra họ còn bị ê buốt tai do lạnh. Vì thế, ông liền nghĩ ra một bài thuốc bằng cách hầm thịt cừu, ớt và một số loại cây thuốc giúp làm ấm cơ thể. Ông luộc những chiếc bánh này lên cho vào một bát canh, rồi đưa đến người bệnh. Thời điểm này cũng là dịp Tết Nguyên Đàn. Để chào đón năm mới cũng như hồi phục chứng buốn tai. Mọi người học công thức nấu món Sủi Cảo của ông và nấu vào các dịp đặc biệt.


    Nhắc đến sủi cảo là người ta nghĩ ngay đến ẩm thực Trung Hoa. Ở Sài Gòn có rất nhiều nơi bày bán sủi cảo tuy nhiên chỉ những quán do chính người gốc Hoa chế biến thì mới có hương vị chuẩn và ngon. Ở Sài Gòn, đường Hà Tôn Quyền (quận 11) là nơi bán sủi cảo nổi tiếng nhất với hơn chục hàng quán khác nhau. Món sủi cảo của người Hoa có công thức chế biến gần tương đồng với món hoành thánh nhưng bánh sủi cảo có kích thước lớn hơn và phần nhân nhiều hơn. Nhân sủi cảo thường được làm từ thịt tôm, thịt lợn kết hợp với các loại rau băm nhuyễn rồi trộn với nhau nêm nếm gia vị vừa ăn, vỏ bên được bọc bởi vỏ gói hoành thánh. Cách chế biến sủi cảo rất đa dạng từ ăn nước đến hấp hay chiên. Món này thường được ăn kèm với cải ngọt để giảm tính dầu mỡ, cảm giác ngấy ngán khi ăn nhiều và mang đến sự ngon miệng.

    Món sủi cảo
    Món sủi cảo
    sủi cảo
    sủi cảo
  5. Cháo cá và cháo Tiều là 2 món cháo nổi tiếng nhất của người Hoa. Món cháo cá của người Hoa được chia làm 2 phần với tên gọi rất độc đáo là núi và biển. Phần núi chính là gạo nở nằm phía trên, còn biển chính là phần nước phía dưới. Cả hai phần này nằm tách riêng nhau chứ không trộn lẫn như các loại cháo thông thường khác. Món cháo này được ăn kèm với lòng và trứng của con cá. Ngoài ra phải có sa tế để nêm vào cháo khi ăn mới đúng chất người Hoa.


    Bạn có thể thử thực hiện món cháo cá ngon có tiếng của người Hoa, cháo cá được chế biến với 2 phần quan trọng mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc bao gồm núi và biển. Phần "núi" được tạo nên từ thành phần chính là gạo nỡ, hạt cháo bung đều nằm bên trên. Phần "biển" là nước dùng kèm trong cháo được nằm phía dưới, cả 2 phần này phải tách biệt với nhau. Khi ăn thường dùng kèm với trứng và lòng cá và tuyệt đối không thể thiếu sa tế cho món ngon đúng điệu nhé!

    Món cháo cá
    Món cháo cá
    Cháo cá người Hoa
    Cháo cá người Hoa
  6. Cháo Tiều có hình thức khá tương đồng với món cháo lòng của người Việt với các nguyên liệu chế biến từ nội tạng heo như tim, gan, phèo, cật… ngoài ra, trong món cháo Tiều còn có thêm nấm rơm, thịt mực tươi và cho thêm rất nhiều hành lá, gừng thái sợi nhỏ. Món cháo Tiều ăn vào những ngày se lạnh rất thích hợp và là phương thuốc hữu hiệu cho những người đang bị cảm lạnh. Món cháo có xuất xứ từ người Hoa và du nhập vào Việt Nam gần vài chục năm trước. Cái nhìn sơ lược, món cháo Tiều của người Hoa gần như giống món cháo lòng của người Việt. Nguyên liệu chế biến không khác gì, vẫn sử dụng: Gan, bao tử, tim, cật, phèo heo… cho món ăn.


    Ngoài ra, nấm rơm, gừng thái sợi và hành là những nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên món cháo Triều Châu. Một số nơi biến tấu món ăn thêm phong phú thêm với trứng gà và mực tươi, để được đậm thêm vị ngọt thanh. Một trong những điểm làm nên điều khác biệt trong món cháo Tiều ngon chính nằm ở cách chế biến. Khác cách nấu với món cháo lòng, nguyên liệu được chia ra thành từng phần riêng và cháo nấu riêng, nội tạng heo được nấu riêng. Khi ăn thì cho nguyên liệu lên mặt cháo trắng chín mềm và mang một mùi vị riêng, thơm ngon, độc đáo. Sẽ là gợi ý hoàn hảo dành cho những ngày trời mưa, cần một bát cháo nóng hỏi để se ấm cõi lòng.

    Món cháo Tiều
    Món cháo Tiều
    Cháo Tiều
    Cháo Tiều
  7. Mì vịt tiềm của người Hoa ở Sài Gòn không giữ nguyên bản cách chế biến từ nơi xuất xứ, người Hoa tại thành phố này đã biến hóa cách chế biến để phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Nước dùng trong món mì vịt tiềm rất ngọt vị xương nhưng không hề béo ngậy, thịt vịt rất giòn, mềm mà không hề tanh. Điểm hấp dẫn của món mì vịt tiềm là các sợi mì tươi ngon được làm tỉ mẩn từ trứng nên có màu vàng rất bắt mắt. Khi thưởng thức người dùng sẽ cảm nhận được sợi mì rất mềm nhưng giữ nguyên độ dai rất, trong món mì này còn có thêm những cọng cải ngọt giòn giòn rất lạ miệng.


    Món mì vịt tiềm là món mì độc đáo do người Hoa ở Chợ Lớn sáng tạo nên trong quá trình sinh sống và giao lưu văn hóa với người Việt ở phương Nam, phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn - Chợ Lớn. Người Việt cũng rất ưa chuộng các món tiềm, như gà ác tiềm thuốc Bắc, vịt tiềm thuốc Bắc, được coi là bổ dưỡng, ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Thường tại các quán mì vịt tiềm lâu đời thì giá một tô mì vịt với một đùi vịt lớn lên tới gần 100 ngàn đồng/tô, đắt ngang với các tiệm hủ tiếu lâu đời. Các quán mì vịt có tuổi đời ít hơn và bán phần vịt ít hơn thì giá khoảng vài chục ngàn đồng/tô.

    Món mì vịt tiềm
    Món mì vịt tiềm
    Mì vịt tiềm
    Mì vịt tiềm
  8. Món xôi cadé được pha trộn giữa xôi với lòng đỏ trứng gà cùng hương thơm từ sầu riêng rất hấp dẫn người ăn. Thành phần chính của món ăn này là cadé được pha trộn từ các nguyên liệu: trứng, đường với nước cốt dừa và sầu riêng theo một công thức rất độc đáo của người Hoa để có được một hỗn hợp hơi sánh, có màu vàng bắt mắt cùng hương thơm phảng phất rất mê hoặc. Ngoài ra trong món xôi này còn có thêm dừa nạo sợi, lạc rang được giã nhuyễn. Cadé là hỗn hợp được tạo nên từ sự pha trộn giữa các nguyên liệu như trứng, đường, nước cốt dừa, bột mì theo một công thức riêng. Cadé khi chín sở hữu vị béo, hương thơm đặc trưng và có màu vàng ươm của lòng đỏ trứng rất bắt mắt.


    Hiện nay, cadé được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực nấu ăn và làm bánh. Ngoài xôi, cadé còn được sử dụng để làm nhân bánh bao, bánh mì, bánh bông lan, bánh tiêu… Nhờ có phần cadé mà những món ăn này mang hương vị rất riêng và cuốn hút. Làm cadé không khó nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có những bí quyết mới có được một thành phẩm thơm ngon và mịn mượt nhất. Khi trộn trứng, đường, nước cốt dừa, bột mì, bạn phải thực hiện tỉ mỉ và chuẩn xác theo công thức nhất định. Khi trộn đều các nguyên liệu, bạn cũng không được đánh quá mạnh tay mà hãy nhẹ nhàng để tránh làm hỗn hợp đặc lại, bị rỗ và không mịn, ảnh hướng đến chất lượng phần cadé.

    Món xôi cadé
    Món xôi cadé
    Món xôi cadé
    Món xôi cadé
  9. Có cùng tên gọi nhưng phá lấu của người Hoa khác hẳn những món phá lấu nội tạng heo hay bò nấu chung với nước cốt dừa thông thường. Trong ẩm thực của người Hoa bên cạnh món phá lấu lòng heo, còn có thêm món phá lấu chân gà, hoặc tàu hũ chiên và trứng... Sức hấp dẫn của ổ bánh mì phá lấu đến vị ngọt dịu của nước chấm ă kèm, độ dai giòn của tai heo, một chút béo ngậy của những miếng bao tử, lòng heo. Bánh mì phá lấu còn được gia giảm thêm các phụ gia như hành, dưa chuột, một chút ớt để tạo màu sắc và độ cay, chỉ cần cắn một miếng là thấy hết hương vị đậm đà, khó quên của món bánh mì hấp dẫn này.


    Khi mà cuộc sống con người đang ngày càng phát triển đồng thời nhu cầu của thực khách cũng trở nên cao hơn, chúng ta luôn đòi hỏi thưởng thức những thứ mới lạ và đặc biệt nhất. Chính bởi vậy, ngay cả món phá lấu cũng đã được các nghệ nhân đường phố sáng tạo thêm cách thưởng thức khác nhau, trong đó nổi bật là món "bánh mì phá lấu”. Nếu xét theo cái tên, phá lấu xuất phát từ tiếng Tiều Châu dùng để chỉ món ăn đặc trưng của họ, theo dòng nhập cư của người Tiều vào nước ta thì nó ngày càng phổ biến và được yêu thích ở khắp các vùng miền (đặc biệt khu vực miền Nam và nhất là Tp. Hồ Chí Minh). Từ “lấu” theo tiếng Tiều có nghĩa là ướp với các gia vị cay khiến cho mùi tanh của “pha” giảm đi.

    Món bánh mì phá lấu
    Món bánh mì phá lấu
    Bánh mì phá lấu
    Bánh mì phá lấu
  10. Chè trứng gà trà tàu có tác dụng an thần, bổ phổi và làm đẹp da, giúp giọng nói thanh trong hơn. Đây là một món ăn rất nổi tiếng của người Hoa. Chè hột gà trà Tàu được chế biến rất đơn giản và không hề cầu kì, chỉ cần đem hột gà hầm với nước trà tàu sau đó chế thêm đường thật ngọt vào. Sức hấp dẫn của món ăn này là độ sóng sánh ngọt đậm của nước trà cộng hưởng với chút đắng, mùi thơm phảng phất,dùng đến đâu mát đến đó. Trứng gà với trà có vẻ không liên quan nhưng trứng trong món ăn này không hề có vị tanh mà còn dậy mùi thơm vì được ủ hương trà từ bên ngoài. Chè trứng gà trà tàu từ lâu đã được “tín đồ ăn vặt” xếp vào những món ăn độc lạ của đất Sài Thành. Chè trứng gà trà tàu rất được giới trẻ Sài Thành ưa chuộng vào ngày hè, bởi nước trà tàu giúp thanh nhiệt giải độc.


    Chè có hương thơm, vị đắng của trà tàu hòa cùng cái mềm, béo của trứng gà tạo nên một sự kết hợp là lạ, độc đáo và khác biệt với các loại chè thông thường. Trứng gà có vị tanh, thường để chế biến các món mặn, làm bánh nhưng để nấu chè thì ít ai nghĩ đến. Nhưng qua một công thức chế biến khéo léo món chè độc lạ này ra đời và thu hút rất nhiều thực khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Chè trứng gà trà tàu là một món ăn rất nổi tiếng của người Hoa (Trung Quốc), giúp an thận, bổ phổi, đẹp da, thanh giọng. Rất nhiều thực khách sau khi thưởng thức chè trứng gà trà tàu đều khen ngon có vị độc lạ. Nhưng nếu chưa từng được nếm hay không quen với loại chè này, nhiều người sẽ cảm thấy bị sốc bởi nhìn chén chè chỉ là một quả trứng gà với lòng trắng ngấm trà sẫm màu, nằm “cô đơn” trong chén nước trà “đen thui đáng sợ”. Thoạt nhìn sẽ khiến nhiều thực khách nghĩ ngay đến món trứng gà ngâm nước tương hay trứng kho tàu, nhưng ăn rồi thì lại không thể cưỡng lại vị ngon của chè.

    Chè trứng gà trà tàu
    Chè trứng gà trà tàu
    Chè trứng gà trà tàu
    Chè trứng gà trà tàu
  11. Lẩu Tứ Xuyên còn được gọi là Ma La Huo Guo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lẩu Tứ Xuyên xuất hiện lần đầu tiên vào những năm Đạo Quang đời Thanh (giai đoạn từ 1821 - 1851). Bắt đầu từ món ăn giản dị bên bờ sông Trường Giang ấy, ngày nay lẩu Tứ Xuyên Trung Quốc càng được nhiều tầng lớp yêu thích và trở nên phổ biến đến mức sau này, không chỉ người lao động mà các quan chức, doanh nhân hay phóng viên đều lấy việc ăn lẩu làm một thú vui tao nhã và sang trọng.


    Lẩu là một phong cách ăn uống cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc do sự hòa đồng của người trải nghiệm. Tứ Xuyên là một trong những tỉnh của Trung Quốc nổi tiếng với các món ăn cay. Lẩu Tứ Xuyên bao gồm nước dùng cay nồng, đậm đà của ớt đỏ và hạt tiêu Tứ Xuyên, trong đó bạn nấu các nguyên liệu tươi tại bàn của mình.

    Bạn có thể chọn nước dùng không cay và thậm chí là một nồi lẩu âm dương, (một nửa cay, một nửa không) rất tốt cho những người không thể sử dụng nhiều gia vị. Cách tốt nhất để thưởng thức bữa ăn này là đi ăn với một nhóm bạn, đặc biệt là những người bạn Trung Quốc, vì họ biết những gì phải làm và những món tốt nhất để gọi.
    Lẩu Tứ Xuyên
    Lẩu Tứ Xuyên
    Lẩu Tứ Xuyên
    Lẩu Tứ Xuyên
  12. Bánh bao (chữ Hán: 包子; bính âm: bāozi, Hán Việt: bao tử) là một loại bánh làm bằng bột mỳ có nhân và hấp chín, chiên hoặc nướng trước khi ăn trong ẩm thực Trung Hoa. Nó khá giống với loại bánh màn thầu truyền thống cũng của Trung Quốc nhưng hai loại bánh này hoàn toàn không liên quan gì đến nhau.Nhân bánh bao được làm bằng thịt hoặc rau củ tùy theo vùng miền khác nhau ở Trung Quốc. Bánh bao thường được dùng trong bất cứ bữa ăn nào trong ngày trong văn hóa Trung Hoa nhưng thường được người Trung Quốc dùng làm bữa sáng là nhiều nhất.


    Bánh bao tuy xuất phát từ Trung Hoa nhưng đã biến thể khi du nhập Việt Nam. Bánh bao của người Việt thường nhỏ hơn bánh bao Trung Quốc. Thành phần nhân cũng khác, thông thường thì có thịt heo xay, mộc nhĩ, nấm hương, miến, lạp xưởng, trứng chim cút hoặc trứng gà; đôi khi cũng sử dụng trứng muối. Ngoài ra, hiện nay bánh bao chỉ cũng là một món ăn bình dân và ngon. Với người Việt Nam, bánh bao là món điểm tâm sáng rất tiện lợi. Người ta có thể mua bánh bao ở nhiều nơi trên các vỉa hè, chợ hay quán dọc đường. Vẻ ngoài, bánh bao của người Việt có nhiều nét tương đối giống với bánh bao Trung Quốc nhưng kích cỡ nhỏ hơn và phần nhân thì khác.Thông thường thì phần nhân của bánh sẽ được làm từ thịt heo cả nạc lẫn mỡ xay nhỏ, nấm mèo, miến và còn có cả thêm trứng cút.

    Bánh bao
    Bánh bao
    Bánh bao
    Bánh bao
  13. Xíu mại hay Sú mại là một món của ẩm thực Trung Hoa, được tin là bắt nguồn từ Hồi Hột, giữa thời Minh và thời Thanh. Trong ẩm thực Quảng Đông, món này thường được phục vụ như món dim sum ăn nhẹ. Ngoài việc gắn liền với cộng đồng người Hoa, một số biến thể của xíu mại cũng xuất hiện tại Nhật Bản (焼売, Shūmai) và một vài quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Xíu mại trong ẩm thực Việt Nam có nguyên liệu chính có thịt lợn băm, hành lá, hành tây và bánh mì vụn được nấu với cà chua xốt hoặc làm món hấp.


    Tại Hồi Hột, món này được phục vụ như thực phẩm thiết yếu, đặc biệt vào bữa sáng. Đây được coi là một món ngon địa phương trong các khu vực xung quanh Hồi Hột. Các món hấp được đặt trong từng tầng của xửng hấp tre và những món chiên được phục vụ trong các đĩa, thường là 8 viên mỗi phần. Giấm thường được sử dụng làm món khai vị. Các món ăn được kết hợp kèm với trà. Trong truyền thống ẩm thực dim sum ở miền nam Trung Quốc, xíu mại là một trong những món ăn tiêu chuẩn nhất. Món này được dùng kèm với há cảo, một loại bánh bao hấp khác có chứa tôm, mỡ lợn băm nhỏ, măng và hành lá; gọi chung là há cảo-xíu mại.

    Xíu mại
    Xíu mại
    Xíu mại
    Xíu mại



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |