Top 10 món chè ngon ở Hà Nội không thể không thử
Hà Nội không chỉ được nhiều người biết đến bởi những món như phở bò, bún chả hay bánh mì,... Nền ẩm thực Hà Nội lại còn vô cùng phong phú, đa sắc ... xem thêm...màu chính bởi những món ăn vỉa hè. Nếu bạn có một lần dạo quanh các con phố Hà Nội thì không khó để có thể tìm thấy những quán ăn vặt, đặc biệt là các quán chè… Chè ở thủ đô mang những hương vị rất riêng và sẽ là một món quà vỉa hè mà bất cứ ai cũng phải nên thử qua. Sau đây, Toplist xin chia sẻ với các bạn những món chè ngon nhất Hà Nội, bạn đừng bỏ lỡ nhé!
-
Chè chuối cốm nếp nướng chính là một trong những món chè ngon tại Hà Nội mà ai cũng muốn nếm thử, chỉ có vào mùa thu là mùa của cốm thì món chè này mới được xuất hiện nhiều ở các hàng quán. Chuối nếp mới nướng có vị thơm đặc trưng của cốm xanh khi đã chiên vàng giòn tan hòa quyện cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa đã cùng tạo nên một món chè tuyệt vời hơn bao giờ hết. Đặc biệt, món chè này sẽ càng ngon hơn nếu bạn ăn chúng khi còn nóng. Bạn có thể thưởng thức món chè này tại các quán chè trên phố Hàng Than, Đội Cấn, Cầu Đông với giá khoảng 20.000 đồng/ bát.
Nguyên liệu:
- 4 quả chuối sứ chín.
- 200g gạo nếp.
- 50g cốm.
- 150ml nước cốt dừa.
- Lá chuối, đường, muối.
Cách làm:
- Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm. Đổ gạo ra rổ cho ráo nước, trộn cùng chút muối, cho vào xửng hấp chín. Thi thoảng đảo đều, xôi nếp chín, cho nước cốt dừa vào, tiếp tục dùng đũa xới đều. Cho ra đĩa và để nguội.
- Bước 2: Chuối bóc vỏ. Cho 1 thìa cà phê đường vào trộn cùng chuối để 15 phút cho ngấm.
- Bước 3: Trải 1 tấm màng bọc thực phẩm, cho cơm nếp vào dàn mỏng đều. Đặt chuối vào giữa và gói cho kín chuối lại. Trải từng miếng lá chuối đã rửa sạch, cho từng quả chuối đã bọc nếp lên, gói lại.
- Bước 4: Xếp lên khay nướng, bỏ vào lò đã bật nóng ở 250°C, nướng đến khi nếp chín vàng.
- Bước 5: Cốm cho vào chảo, chiên vàng.
- Bước 6: Cho 200ml nước cốt dừa vào nồi, thêm 5 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê bột năng vào khuấy đều (tùy vào khẩu vị ăn ngọt của từng người nhé). Vừa đun, vừa khuấy đến khi nước cốt dừa sánh đăc. Thái chuối thành từng khoanh nhỏ vừa ăn, cho vào bát, chan nước cốt dừa và rắc cốm lên trên rồi thưởng thức.Thái chuối thành từng khoanh nhỏ vừa ăn, cho vào bát, chan nước cốt dừa và rắc cốm lên trên rồi thưởng thức.
-
Chè nhãn lồng hạt sen là một món chè vô cùng bổ dưỡng, rất thích hợp để giải nhiệt trong mùa hè. Nhãn lồng hạt sen có nguồn gốc từ đất Huế và đã trở nên phổ biến ở nhiều vùng khác nhau. Và đây cũng là món chè rất được ưa chuộng ở Hà Nội. Sự hấp dẫn của món chè này đến từ vị bùi bùi của hạt sen tươi hòa cùng vị ngọt lịm của từng miếng nhãn lồng trắng trong. Tại Hà Nội, chè nhãn lồng hạt sen là món chè không thể bỏ qua và nhất định sẽ khiến bất kỳ ai khi thưởng thức cũng mê mẩn. Bạn có thể thưởng thức món chè này ở hàng chè 93 Hàng Bạc, 1A Bát Đàn, số 4 Hàng Cân… với giá khoảng 20.000 đồng/ bát.
Nguyên liệu:
- Quả nhãn: Chọn loại cùi dày nhiều thịt, như vậy khi lồng hạt sen nhãn sẽ không bị rách, nát, cho cùi giòn và ngọt.
- Hạt sen tươi: 1 lạng.
- Đường phèn: 150 gr
Cách làm:
- Bước 1: Nhãn lột vỏ phần đầu, sau đó dùng sao nhọn hoặc tăm nhọn tách rời phần thịt với đầu hạt. Khi hạt đã rời ra mới nhẹ nhàng ấn hạt ra ngoài, lột hết vỏ nhãn. Như vậy phần thịt nhãn sẽ được tròn đều, không rách, nát. Nhãn đã lột hết vỏ, bỏ hạt rửa sơ qua nước lọc để loại hết sạn còn bám trên thịt nhãn.
- Bước 2: Hạt sen tươi đem luộc, cho sen vào từ khi nước lạnh. Nước sôi để nhỏ lửa, đun thêm chừng 10-15 phút. Hớt hết bọt. Khi sen chín mềm không còn sượng thì vớt ra để ráo.
- Bước 3: Bắc chảo nóng, cho 100 gr đường phèn vào nấu chảy. Cho hạt sen đã luộc mềm vào sên đường. Sen đã ngấm đường se lại là được. Đặt hạt sen vào ruột nhãn, bạn sẽ được những hạt nhãn lồng đẹp mắt, kích thích vị giác.
- Bước 4: Nước luộc sen đổ lại vào chảo đã sên sen đường cho đường tan hết vào nước, cho nốt 50 gr đường còn lại vào nồi nước, nêm ngọt tùy thích. Khi nước sôi đổ lại phần nhãn lồng hạt sen vào, nước sôi lại vớt nhãn ngay, trụng qua nước lạnh rồi vớt ra để ráo. Bạn đã có cốc chè sen ngon tuyệt để thiết đãi gia đình. Hãy ăn cùng với đá bào hoặc chè sen để tủ đá dùng lạnh cũng rất ngon.
-
Chè chuối là một món chè được nấu khá công phu. Chuối khi đã được nướng lên thì đem nấu thành chè, vậy nên khi ăn ta có thể cảm nhận được mùi vị vừa thơm vừa ngọt mà lại không quá gắt. Món chè này được khá nhiều người yêu thích bởi vị béo ngậy của nước cốt dừa kết hợp với vị thơm mát của bột sắn và bột năng. Bạn có thể thưởng thức món chè này ở quán chè nằm cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm với giá khoảng 15.000 đồng/bát.
Nguyên liệu:
- Chuối tây chín: 6 trái.
- Nước cốt dừa đóng hộp: 400ml.
- Bột báng: 50g.
- Đường cát trắng: 100g.
- Dừa tươi bào sợi: 50g.
- Đậu phộng: 50g.
Cách làm:
- Bước 1: Chuối chín đem lột vỏ, tước bỏ các sợi gân, dùng dao cắt chuối thành các khoanh tròn, dày khoảng 0,5 – 0,7cm. Nếu chuối to thì có thể bổ đôi rồi cắt thành các miếng xéo dày. Lưu ý, cắt chuối thành các miếng đều nhau.
- Bước 2: Chuối cắt xong cho vào tô, thêm chút muối và đường, trộn đều rồi ướp khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý, khi trộn chuối phải dùng đũa, đảo nhè nhẹ để chuối không bị nát hay sứt mẻ. Một cách ướp chuối khác là bạn rải đều một lớp chuối, thêm một lớp gia vị rồi lại một lớp chuối… cứ thế cho đến hết, chuối thấm gia vị mà không cần đảo (nếu chuối chín mềm thì phải dùng cách này).
- Bước 3: Cho đậu phộng vào chảo rang chín, đổ ra cho nguội rồi chà xát hết lớp vỏ lụa. Bạn cho lạc vào cối giã dập, không nên giã quá nhỏ sẽ làm lạc bị vụn ăn không ngon.
- Bước 4: Bột báng đem vo nhiều lần với nước cho sạch, ngâm đậu vào thau nước lạnh khoảng 15 phút cho đến khi bở ra thì đổ ra rổ, để ráo nước.
- Bước 5: Đổ lon nước cốt dừa vào nồi cùng với chén nước lạnh (lượng nước tương ứng với lượng chè bạn muốn nấu) rồi bật bếp nấu. Nếu dùng nước cốt dừa tự làm thì cũng tương tự. Lưu ý, không phải cho càng nhiều nước cốt dừa thì chè sẽ càng ngon, lượng nước cốt dừa vừa đủ thì chè mới có độ thơm béo nhưng không ngán. Khi nồi nước sôi, bạn cho chuối vào từ từ, đảo nhẹ rồi hạ lửa nhỏ nấu đến khi chuối chín mềm. Thời gian nấu khoảng 10 – 15 phút là chuối đã chín.
- Bước 6: Tiếp đó bạn cho bột báng vào nấu cùng, dùng muôi đảo nhẹ tay, nấu đến khi bột báng chuyển sang màu trắng trong hoàn toàn là đã chín, bạn nêm nếm lượng đường vừa ăn rồi tắt bếp. Lưu ý, nếu nấu chè chuối vào mùa đông để ăn nóng thì bạn nêm lượng đường vừa ăn; nấu vào mùa hè để ăn lạnh thì nêm ngọt một chút để khi bỏ đá vào chè sẽ vừa vị.
-
Chè khúc bạch cũng là một trong những món chè ngon ở Hà Nội mà ta không thể bỏ qua. Chè này có nguồn gốc từ người Hoa tại Việt Nam và rồi được biết đến ở nhiều nơi. Nó được xem là một món tráng miệng giải khát vô cùng thơm ngon và thanh đạm. Nét hấp dẫn của món chè khúc bạch đến từ những viên thạch rau câu được cắt khúc vừa phải kết hợp cùng màu trắng của sữa hay nước cốt dừa. Nước chè trong veo chính là sự hòa quyện tuyệt vời giữa nước đường ngọt mát, vị ngọt lịm của long nhãn cùng vị thơm bùi của hạnh nhân giòn tan và những khối thạch trắng thơm lừng mùi phô mai. Bạn có thể thưởng thức món chè này tại số 10, Hàng Tre, Hà Nội với giá khoảng 20.000 đồng/bát.
Nguyên liệu:
- Sữa tươi 250ml (có đường hoặc không đường đều được), 250ml kem sữa tươi whipping cream
- 15g gelatin dạng bột, 150g đường phèn hoặc đường cát trắng.
- 2g bột trà xanh + 250ml nước, 20g hạnh nhân và nhãn hoặc vải tùy thích.
- 6 Lá dứa (lá nếp).
Cách làm:
- Bước 1: Lấy 150ml sữa tươi hòa tan với bột gelatin để 15 phút cho bột nở đều. Đổ sữa tươi và kem sữa tươi whipping cream vào bát, thêm 50 - 60g đường vào khuấy tan. Chia hỗn hợp thành 2 bát đều nhau:
- Bát 1 làm thạch màu trắng: Đun sôi nồi hấp cách thủy, hạ lửa nhỏ và cho hỗn hợp vào nồi. Vừa đun vừa khuấy đều hỗn hợp. Chờ hỗn hợp nóng thì cho 1/2 bát gelatin vào, khuấy đều cho tan hết. Dùng khuôn lót 1 lớp màng bọc thực phẩm bên trong. Đổ hỗn hợp thạch vừa được hấp cách thủy qua rây lọc để loại đi các vón cục hay bọt để sữa mịn hơn. Cất hỗn hợp sữa trắng vào ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng chờ đông.
- Bát 2 làm thạch màu xanh: Hấp cách thủy bát hỗn hợp sữa còn lại, nóng thì cho nốt gelatin vào khuấy tan. Hòa tan bột trà xanh với nước, cho thêm chút hỗn hợp sữa nóng hòa tan đều bột trà. Dùng rây đổ bột trà vào hỗn hợp sữa, khuấy tan để hỗn hợp có màu xanh. Cho hỗn hợp vào khuôn qua rây lọc loại bỏ cặn, cất vào ngăn mát tủ lạnh 4 tiếng chờ đông.
- Bước 2: Đun 1 lít nước với 80 - 90g đường phèn. Đun sôi, khuấy nhẹ cho tan hết đường. Lá dứa rửa sạch, cuộn lại, nước đường sôi thì thả vào và bắc ra ngay.
- Bước 3: Hạnh nhân rang với lửa nhỏ cho tới khi hạt vàng đều là được. Nếu là nhãn tươi: Tách riêng hạt và cùi, rửa qua với nước. Cho cùi nhãn vào luộc với nồi nước đường để được nhãn có màu trắng và nước đường thơm mùi nhãn. Lúc này lá dứa sẽ bỏ vào sau cùng. Nếu làm nhãn hộp: Tách nhãn ra, phần nước cho thêm vào nồi nước đường lá dứa để dậy mùi hơn. Lấy thạch ra sắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 4: Cho thạch, nhãn vào bát, chan nước đường và thêm hạnh nhân lên trên. Nếu thích dùng hạt é và các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu hay các loại hoa quả khác thì có thể thêm vào cho chè có nhiều màu sắc. Vậy là đã hoàn thành xong món chè khúc bạch ngon với hương vị thanh mát, thạch dẻo, dai, nhãn thơm nồng, nước đường ngọt dịu.
-
Chè củ năng trái dừa có nguồn gốc từ Thái Lan. Đây cũng được xem là món chè ngon không thể bỏ qua khi bạn đến Hà Nội, hấp dẫn từ màu sắc cho tới hương vị. Điều đặc biệt là món chè sẽ được đựng bên trong một quả dừa nhỏ chứ không phải là một cái bát. Và bên trong quả dừa ấy là rất nhiều những thứ nguyên liệu bắt mắt như thạch dừa, thạch củ năng, hạt thốt nốt, mít,… Tất cả sẽ cùng kết hợp với nhau và mang đến một vị ngọt thanh mát cùng hương thơm của nước dừa rất đặc trưng. Bạn có thể thưởng thức món chè này ở hàng chè số 30 Hàn Thuyên, Hà Nội với giá khoảng 45.000 đồng/trái dừa.
Nguyên liệu:
- Củ năng: 500gr.
- Bột năng: 100gr.
- Củ dền: 1 củ.
- Bột thạch rau câu con cá dẻo: 1 gói.
- Nước cốt dừa: 1 lon.
- Dừa xiêm: 1 quả.
- Lá dứa, đường.
Cách làm:
- Bước 1: Củ năng gọt vỏ, cắt hạt lựu.
- Bước 2: Phối màu cho củ năng: Thực ra thì ở ngoài quán người ta dùng màu thực phẩm để nhuộm củ năng chứ lấy đâu ra màu từ thiên nhiên các bạn. Các bạn cũng có thể dùng màu thực phẩm để tạo cho củ năng có nhiều màu sắc khác nhau giống như vậy, tuy nhiên nếu thích thì các bạn có thể dùng màu tự nhiên như sau:
- Nhuộm màu đỏ: Dùng củ dền, xay vắt lấy nước, cho củ năng vào luộc trong nước dền đỏ.
- Nhuộm màu xanh: Xanh vắt lá dứa rồi cũng cho củ năng vào luộc -> củ năng sẽ có màu xanh nhạt.
- Bước 3: Áo một lớp bột cho củ năng đã nhuộm. Củ năng sau khi đã nhuộm màu các bạn cho vào lăn qua bột năng để một lúc cho bột bám đều xung quanh bột năng sau đó xàng bỏ lớp bột thừa. Đun một nồi nước cho sôi, cho củ năng đã áo bột vào luộc cho đến khi lớp bột bên ngoài trong và củ năng nổi đều lên trên thì với cho vào chén nước đun sôi để nguội, sau đó cho ra rá để thật ráo nước.
- Bước 4: Nấu nước đường: Sau nhiều lần thử nghiệm mình rút ra công thức nấu nước đường như sau là chuẩn với ý mình nhất: 60ml nước+ 60g đường+ nước cốt dừa+ 60ml sữa tươi. Nếu thích ăn ngọt các bán có thể cho thêm đường. Đun nhỏ lửa để hỗn hợp tan và hòa quyện cùng nhau rồi để nguội. Bây giờ bạn chỉ cần chan nước đường, cho củ năng mỗi màu một ít để tạo thành lớp trên cùng cho chè củ năng trái dừa là được rồi đó.
-
Khi được thưởng thức món chè sữa chua mít đặc biệt này, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị của trân châu hòa quyện rất tuyệt vời cùng hương thơm ngào ngạt của vừng dừa, vị giòn ngọt của mít và vị chua ngọt của quả sơ ri vô cùng đặc trưng. Một khi đã được nếm thử món chè này thì đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ quên được nó. Bạn có thể thưởng thức món chè này tại số 24 phố Bà Triệu với giá khoảng 20.000 đồng/bát.
Nguyên liệu:
- Sữa chua trắng: 4 hộp.
- Sữa đặc có đường: 4 thìa canh.
- Mít: 300g- Chân trâu.
- Thạch rau câu (nếu thích).
- Nước cốt dừa (nếu thích).
Cách làm:
- Bước 1: Mít bóc hạt, rồi xé hoặc dùng dao thái sợi vừa ăn.
- Bước 2: Trân châu trắng có thể tự làm bằng bột năng, nặn viên vừa ăn, hoặc mua sẵn. Đặt nồi nước lên bếp đun sôi rồi cho chân trâu vào, khi thấy chân trâu nổi lên là chín, để sôi thêm 2 phút rồi vớt chân trâu ra bát nước đun sôi để nguội, có thể thêm vài viên đá cho nước được lạnh để chân trâu không dính vào nhau. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đường hoặc để ra đĩa lát trộn cùng với sữa chua mít.
- Bước 3: Thạch rau câu con cá dẻo ngâm với 1 lít nước cho nở rồi đặt lên bếp, thêm đường vừa ăn, có thể tạo nhiều màu sắc từ các màu siro hay rau củ. Khi thạch sôi được 2 phút thì tắt bếp, đổ ra khay, hộp cho nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ đồng hồ cho đông và lạnh rồi mang ra cắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn (bước này các bạn nên thực hiện từ sớm để tránh mất thời gian. Thạch còn có thể để trong tủ lạnh dùng từ 2 đến 3 ngày).
- Bước 4: Sữa chua đổ ra bát to, trộn đều cho sữa sánh mịn.
- Bước 5: Xếp mít, thạch cắt miếng nhỏ, chân trâu, nước cốt dừa và sữa đặc dưới đều lên trên, sau đó thêm đá bào nhỏ, chút dừa nạo làm cho món sữa chua thêm hấp dẫn.
-
Chè bưởi cốt dừa cũng được đánh giá là một món chè tuyệt hảo tại Hà Nội mà bất cứ ai cũng muốn ăn thử. Miếng cùi bưởi giòn tan hòa quyện cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa với đá bào mát lạnh, tất cả đã cùng tạo nên một món chè mà chỉ cần thử một miếng thì cả người dường như tan chảy ngay lập tức. Bạn có thể thưởng thức món chè này tại phố Cửa Bắc, chợ Ngô Sỹ Liên, phố Bà Triệu, Hàng Giấy,… với giá chỉ từ 15.000 đồng/ cốc.
Nguyên liệu:
- 1 trái bưởi, loại nào cũng được.
- 200gr bột năng, 80 gr đường.
- Màu trái cây tùy thích.
- Nước cốt dừa: 200ml nước cốt dừa, 100ml nước lạnh, 100gr đường nấu sôi.
- 2 lá dứa.
Cách làm:
- Bước 1: Bưởi gọt vỏ ngoài, lấy phần cùi trắng rồi thái sợi mỏng, dài.
- Bước 2: Cho cùi bưởi vào cái tô to cùng 3 muỗng canh muối, 1 xíu nước lạnh bóp cho muối tan ra. Bóp mỗi lần khoảng 1-2 phút. Sau đó xả qua nước lạnh 5-6 lần cho vỏ bưởi rồi nếm thử thấy hết đắng là được.
- Bước 3: Vắt ráo cùi bưởi, cho vào âu cùng 40gr đường bóp trộn với nhau khoảng 2-3 phút cho cùi bưởi ngấm vị ngọt. Sau đó chia cùi bưởi ra nhiều phần, pha màu. Để như thế khoảng 3 tiếng. Bạn cũng có thể lấy màu từ cốt các loại rau củ, hạt tự nhiên mà mình thích như cà rốt, bắp cải tím, hạt dành dành, lá dứa...
- Bước 4: Nấu 1 nồi nước sôi, cho cùi bưởi vào luộc sơ 1 phút. Sau đó đổ ra rổ, vắt cùi bưởi hơi ráo. Bây giờ bạn hãy cho đường còn lại vào bóp đều. Sau đó cho bột năng vào áo đều cùi bưởi.
- Bước 5: Nấu 1 nồi nước, khi nước sôi thì cho cùi bưởi đã áo bột năng vào luộc. Khi thấy cùi bưởi nổi lên bạn luộc thêm 1 phút nữa thì vớt ra cho ngay vào âu nước đá lạnh để 5 phút cho cùi bưởi trong và giòn thì vớt ra tô.
- Bước 6: Cho hết phần nước cốt dừa và lá dứa vào nồi nấu lửa nhỏ. Khi nước cốt dừa sôi thì cho cùi bưởi vào đảo đều. Nêm nếm lại vị ngọt theo khẩu vị trước khi tắt bếp.
-
Chè xoài là một món chè khá mới lạ và chỉ được biết đến trong vài năm gần đây, thế nhưng nó đã trở thành món chè ngon không thể bỏ qua ở Hà Nội. Chè xoài có xuất xứ từ Hồng Kông, tuy nhiên đã được các chủ quán tại Hà Nội biến tấu để tạo sự hấp dẫn hơn. Chè được làm chủ yếu từ những quả xoài chín vàng, qua công đoạn chế biến sẽ đông lại hệt như thạch rất tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức món chè này trên tuyến phố Hàng Than với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/bát.
Nguyên liệu:
- Xoài chín: 4 - 5 quả.
- Trân châu khô (bột báng): 50- 55 gr, hoặc bạn có thể tự tay làm trân châu nếu thích.
- Nước cốt dừa : 1 bát nhỏ.
- Sữa tươi, đường trắng.
Cách làm:
- Bước 1: Xoài các bạn lấy một quả, cắt làm đôi, rồi dùng dao cắt thành những miếng vuông nhỏ. Sau đó, cho xoài vào bát rồi để vào tủ lạnh. Còn 3 quả kia, các bạn gọt vỏ, rồi cắt thành những miếng nhỏ.
- Bước 2: Bạn bắc nồi nước lên luộc chín chân châu. Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và khuấy đều tay nhẹ nhàng để các hạt trân châu không bị dính vào nhau. Khi các hạt trân châu nổi hết lên, bột có màu trong suốt thì bạn tắt bếp. Vớt hạt trân châu ra, cho ngay vào một chậu nước lạnh. Ngâm trân châu khoảng 5-10 phút thì bạn vớt ra ngoài bát cho nguội và ráo nước.
- Bước 3: Tiếp theo, bạn cho xoài vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó, bạn bắc một chiếc nồi lên bếp. Cho hỗn hợp sữa và nước cốt dừa, thêm một bát con nước lọc nữa vào đun sôi. Bạn cho thêm đường vào đun cùng, nếm thử xem đã vừa với khẩu vị chưa nhé.
- Bước 4: Khi nước sữa sôi, bạn cho xoài đã xay nhuyễn, hạt trân châu vào, bạn nhớ khuấy đều tay nhé. Tiếp theo bạn cho phần xoài đã cắt nhỏ vào đun cùng. Bạn nêm nếm đường lại một lần nữa cho vừa miệng nhé. Chú ý, nếu bạn ăn chè với đá thì phải cho ngọt đậm một chút. Nồi chè sôi trở lại là bạn có thể tắt bếp được rồi.
-
Món chè bơ được khá nhiều chị em yêu thích bởi sự thơm ngon và chất lượng rất tuyệt vời. Một bát chè bơ thật ra chỉ gồm một miếng thạch bơ được làm từ những trái bơ tươi xay cùng sữa, có màu xanh nhạt nằm ngay giữa hỗn hợp nước cốt dừa pha với sữa tươi. Khi cắn thử vào miếng thạch ấy, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị tự nhiên vốn có của bơ một cách nhẹ nhàng. Tuy là có hơi đơn giản nhưng khi ăn rồi thì chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi. Bạn có thể thưởng thức món chè này tại quán chè trên phố Xã Đàn với giá khoảng 12.000 đồng/bát.
Nguyên liệu:
- 300gr bơ = 2 trái nhỏ
- 350ml sữa tươi không đường.
- 2 muỗng canh sữa đặc, 2 muỗng canh đường = 40gr.
- 7gr gelatine = 3,5 lá.
- 1 muỗng cà phê nước cốt chanh.
- Nước cốt dừa: 100ml nước cốt dừa + 10gr đường + 1 chút xíu muối.
Cách làm:
- Bước 1: Lá gelatine ngâm vào âu nước lạnh 15 phút. Sau đó vớt lá cho vào chén, đặt chén vào nồi nước đang sôi hấp cách thủy để lá gelatin tan thành nước. (cứ để chén gelatin trong nồi nước nóng như thế).
- Bước 2: Bơ bỏ hạt và vỏ cho vào máy sinh tố cùng sữa tươi + nước cốt chanh + sữa đặc + đường xay nhuyễn.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp bơ ra tô, cho chén gelatine vào khuấy đều.
- Bước 4: Sau đó đổ hỗn hợp này vào chén, để ở ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho bơ đông.
- Bước 5: Cho phần nước cốt dừa vào nồi hòa tan, bắc lên bếp nấu sôi lăn tăn là tắt bếp, để nguội.
- Bước 6: Cho chè bơ ra chén, chan nước cốt dừa vào, nếu có thạch hay mì lạnh thì cứ cho vào tạo thêm sự hấp dẫn cho món chè mùa hè.
-
Mùi thơm hấp dẫn của các loại hoa quả cùng tập hợp trong một bát chè chắc chắn sẽ khiến cho bất cứ ai dù chỉ thử một lần cũng phải thích mê ngay. Chè hoa quả hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt vừa, thơm mát tự nhiên và có màu sắc vô cùng bắt mắt của rất nhiều loại hoa quả khác nhau như xoài, mít, nho, dứa, dưa hấu, thanh long, dưa lê, thạch trái cây,… Bạn có thể thưởng thức món chè này tại số 92 Cửa Bắc với giá khoảng 15.000 đồng/bát.
Nguyên liệu:
- 150gr bột năng.
- Bột cốt dừa.
- Nước sôi.
- Đường thốt nốt.
- Các loại hoa quả như thanh long, táo, dâu tây, dưa hấu...
Cách làm:
- Bước 1: Trước tiên bạn cho bột năng vào âu cùng với 1 chút bột cốt dừa hoặc nước cốt dừa, tiếp theo rót từ từ từng ít nước sôi vào cùng, trộn đều bằng thìa, khi thấy phần bột đủ ướt để nhồi thì dừng lại. Nhồi cho tới khi khối bột mịn dẻo mà không dính tay là được.
- Bước 2: Bạn ngắt từng viên bột rồi vê lại cho tròn đều, lưu ý các viên trân châu nặn nhỏ đều nhau để khi luộc sẽ chín đều.
- Bước 3: Đổ nước vào nồi đun sôi sau đó bạn thả những viên trân châu vào luộc, trân châu chín sẽ nổi lên thì luộc thêm vài phút nữa là tắt bếp, vớt ra thả trân châu vào tô nước để trân châu không bị dính vào nhau.
- Bước 4: Bạn cho nước và đường vào nồi rồi nấu cho đường tan hết, nước đường sôi lên là tắt bếp để cho nguội. Lượng đường bạn có thể tự điều chỉnh sao cho độ ngọt như ý muốn là được.
- Bước 5: Các loại hoa quả đem gọt vỏ rồi cắt hạt lựu để riêng ra đĩa rồi đem cất tủ lạnh. Khi ăn bạn múc từng loại hoa quả cho ra bát sau đó thêm trân châu và đá viên, rưới nước đường vào là món ăn đã hoàn thành.