Top 12 Món ăn nhất định phải thử khi đến Trung Quốc

Hương Merino 871 0 Báo lỗi

Trung Quốc là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa ẩm thực, được xếp vào hàng bậc nhất các món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Cùng Toplist tìm hiểu những món ăn nhất định ... xem thêm...

  1. Lẩu Trùng Khánh với những người đã thưởng thức qua thì đây là một cái tên khá "rợn". Cũng giống như món mì cay Hàn Quốc, món ăn này có cấp độ khá cay. Ấn tượng đập ngay vào mắt người thưởng thức là màu đỏ xen lẫn vị nồng của ớt (thường là sử dụng loại ớt khô cả quả). Không phải chỉ vài trái ớt mà phải nhấn mạnh là nồi lẩu đầy ngập ớt là ớt. Những trái ớt đỏ tươi, có khi cắt khúc, có khi để cả trái gặp nước lẩu nóng bốc lên mùi hăng nồng cay gắt xộc vào mắt, vào mũi.


    Ngoài ớt ra thì trong nước lẩu còn được cho rất nhiều hạt tiêu cùng 20 loại gia vị, thảo mộc khác càng. Chính vì thế nó góp phần tăng độ cay nồng của món này lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên điều đặc biệt của nồi lẩu Trùng Khánh là nó chứa 2 ngăn. Trong nổi lẩu có một ngăn nước dùng không cay. Bên ngăn này nước lẩu ngọt thanh vị xương gà nhưng vẫn giữ được độ béo nhất định. Khuyến mãi đi kèm là bát chè thảo dược mật ong, hoa quả, trà thanh nhiệt giúp giãn vị cay xè đến "chảy nước mắt" của nồi lẩu đặc biệt này.

    Lẩu Trùng Khánh với những người đã thưởng thức qua thì đây là một cái tên khá
    Lẩu Trùng Khánh với những người đã thưởng thức qua thì đây là một cái tên khá "rợn". Cũng giống như món mì cay Hàn Quốc, món ăn này có cấp độ khá cay.
    Lẩu Trùng Khánh
    Lẩu Trùng Khánh

  2. Kẹo hồ lô món ăn ta thường thấy trên các phim điện ảnh Trung Quốc phong kiến. Những viên kẹo hồ lô ngọt lịm, rong ruổi trên những chiếc xe bán hàng rong, lóc cóc trên những con phố cổ Bắc Kinh đã tạo nên hình ảnh quảng bá ẩm thực thú vị. Mỗi xiên kẹo là những quả táo gai được bọc trong đường đun nóng. Ngày nay kẹo hồ lô đã được biến tấu với những hương vị khác nhau như: Vị quất vàng, kiwi, nho khô... Tuy nhiên hương vị kẹo hồ lô táo gai vẫn luôn được yêu thích. Mỗi vị khách khi du lịch tới nơi này đều muốn thưởng thức vị thuốc từ thời nhà Tống truyền lại này.


    Bên cạnh vị ngọt thanh khó cưỡng thì những viên kẹo hồ lô đỏ rực còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Do đó, người Trung Quốc còn quan niệm rằng, ăn kẹo hồ lô cũng có tác dụng xua đuổi vận xui và mang lại may mắn, tốt đẹp cho người ăn. Ngoài ra, hình ảnh những viên kẹo tròn trịa, căng đầy và đỏ rực còn tượng trưng cho sự viên mãn, đầy đủ, sung túc. Vì vậy kẹo hồ lô là món ăn vặt có mặt quanh năm ở Trung Quốc. Nhưng với ý nghĩa đầy tốt đẹp nêu trên đã khiến cho kẹo hồ lô được bán rầm rộ ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới. Người Trung Quốc còn có thói quen mua kẹo hồ lô tặng các trẻ nhỏ với ý nghĩa mong các bé khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn.

    Bên cạnh vị ngọt thanh khó cưỡng thì những viên kẹo hồ lô đỏ rực còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
    Bên cạnh vị ngọt thanh khó cưỡng thì những viên kẹo hồ lô đỏ rực còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
    Kẹo hồ lô
    Kẹo hồ lô
  3. Sủi cảo món ăn truyền thống Trung Hoa trong mỗi dịp Tết lễ. Nhân sủi cảo là sự hòa quyện giữa rau và thịt nên ăn không thấy ngán. Người Trung Quốc có tục lệ vào đêm giao thừa cả nhà cùng quây quần ăn sủi cảo. Một số nhà còn cho đồng xu vào nhân bánh, điều này thể hiện sự may mắn về tài lộc, nếu ai ăn vào bánh đó cả năm luôn gặp may, tiền tài, công danh đều thuận buồm xuôi gió.


    Mặt khác lớp vỏ ngoài của những viên sủi cảo này được chế tạo từ hai loại gạo chính: Gạo nếp và gạo trắng. Theo người Trung Quốc, hai loại gạo này kết hợp với nhau sẽ mang đến sự may mắn và niềm hạnh phúc cho những người thưởng thức chúng. Bên cạnh đó, sủi cảo còn có hình dạng của hình mặt trăng non (bán nguyệt). Viền ngoài của lớp vỏ được viền đều đặn, mang ý nghĩa là viên phúc (hạnh phúc tròn đầy). Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng hình dạng của sủi cảo cũng khá giống những thỏi bạc thời xưa của người Trung Hoa. Nó tượng trưng cho một cuộc sống đủ đầy, dư dả và khấm khá.

    Người Trung Quốc có tục lệ vào đêm giao thừa cả nhà cùng quây quần ăn sủi cảo.
    Người Trung Quốc có tục lệ vào đêm giao thừa cả nhà cùng quây quần ăn sủi cảo.
    Sủi cảo - món ăn đoàn viên
    Sủi cảo - món ăn đoàn viên
  4. Vịt quay Bắc Kinh cái tên không còn lạ lẫm với người Trung Quốc và cả những nước có đường biên giới giáp danh. Ai đã từng ăn vịt quay Bắc Kinh đều rất hài lòng với loại món ăn này.Với lớp da vịt giòn tan, thịt vịt bên trong vẫn giữ nguyên độ mềm và ngọt như thịt luộc. Người thưởng thức ăn không cảm giác béo, nhai lâu lại thấy thịt dai nhưng không bở, ăn rất vừa miệng. Vịt càng thơm ngon khi dùng kèm nước chấm.


    Ngoài ra, vịt quay Bắc Kinh cũng được chế biến ra nhiều món ăn khác như : Thịt vịt xào mì, da vịt cuộn bò bía, xương vịt rang muối ớt… Nếu có dịp đặt chân vùng đất Bắc Kinh bạn nên thưởng thức các món ăn ở nơi này. Bạn sẽ cực kỳ thích thú với ẩm thực vịt quay Bắc Kinh Trung Hoa. Nhiều nơi đã học làm theo món ăn này, tuy nhiên không đâu ngon bằng vịt quay chính tại Bắc Kinh. Kỹ thuật quay cùng với những bí quyết của nghề khiến họ luôn giữ được nét tinh túy và "cái hồn" từ ẩm thực này.

    Vịt quay Bắc Kinh cái tên không còn lạ lẫm với người Trung Quốc và cả những nước có đường biên giới giáp danh.
    Vịt quay Bắc Kinh cái tên không còn lạ lẫm với người Trung Quốc và cả những nước có đường biên giới giáp danh.
    Vịt quay Bắc Kinh
    Vịt quay Bắc Kinh
  5. Hàng Châu được mệnh danh là “Văn hóa về cá trong những cánh đồng lúa”. Vì vậy rõ ràng là một trong những món ăn phải thử hàng đầu ở Hàng Châu. Nhưng không phải một loại cá bất kỳ nào, mà phải đặc biệt là cá chép ở Hồ Tây. Hồ Tây là quê hương của rất nhiều những quán trà đẹp, những ngọn núi, cây cầu và những con cá rực rỡ. Hãy chọn một nhà hàng gần hồ và thưởng thức một trong những món ăn hàng đầu của Hàng Châu: Cá chép chua ngọt Hồ Tây.


    Những con cá được phục vụ trong nhà hàng này được bắt chỉ cách chỗ bạn ngồi có vài dặm. Để làm cho cá sạch, thì những con cá phải được giữ trong nước từ 1 đến 2 ngày để tẩy sạch những thứ bùn lầy có trong cơ thể nó. Sau đó cá được cạo vẩy từ đầu đến đuôi, luộc lên và ăn kèm với nước sốt chua ngọt. Cá chép được đánh bắt từ Tây Hồ hoàn toàn tự nhiên, thịt mềm, không vỡ, cùng cách chế biến rất đậm đà mà khó nơi nào có được. Gia vị chính để chế biến món ăn này là xì dầu Trung Quốc, nấu cùng nấm hương rừng và một số gia vị khác. Món ăn không hề mặn và vị ngọt từ miếng cá rất "đưa cơm".

    Cá chép được đánh bắt từ Tây Hồ hoàn toàn tự nhiên, thịt mềm, không vỡ, cùng cách chế biến rất đậm đà mà khó nơi nào có được.
    Cá chép được đánh bắt từ Tây Hồ hoàn toàn tự nhiên, thịt mềm, không vỡ, cùng cách chế biến rất đậm đà mà khó nơi nào có được.
    Tây Hồ thố ngư (Cá chép Tây Hồ)
    Tây Hồ thố ngư (Cá chép Tây Hồ)
  6. Món ăn có phần "kinh dị" này lại là một trong những món ăn truyền thống Trung Hoa. Đậu hũ thối được ướp muối và lên men. Với những người chưa từng thưởng thức hoặc không quen thì mùi vị nó khá dị. Nhưng đối với những người ghiền đậu hũ thối thì mùi hương này lại là tiêu chuẩn đánh giá mức độ ngon của món ăn. Món ăn càng nặng mùi lại càng ngon. Mùi hương “đặc biệt” có thể ngửi thấy từ xa, nhưng khi được chiên giòn vàng rụm chấm kèm nước tương đặc biệt thì rất đúng vị Đài. Những miếng đậu phụ lại có vị béo bùi ngon không cưỡng nổi.


    Rất nhiều thực khách quanh đây đã chia sẻ ngày nào cũng phải mua một phần đậu hũ để thỏa mãn cơn thèm. Một xét nghiệm từng được tiến hành, xác định được mẫu đậu hũ thối trong phòng thí nghiệm và phát hiện hơn 15 loại vi khuẩn có lợi trong thành phần của nó. Tương tự các loại vi khuẩn tìm thấy trong sữa chua (yogurt). Đừng ngại ngần trải nghiệm hương vị đặc biệt của món ăn này. Nó có lợi ích cho sức khỏe của bạn đấy.

    Những miếng đậu phụ lại có vị béo bùi ngon không cưỡng nổi.
    Những miếng đậu phụ lại có vị béo bùi ngon không cưỡng nổi.
    Đậu hũ thối
    Đậu hũ thối
  7. Mì xào Phúc Kiến có mặt ở nhiều nơi. Nơi đâu có người Hoa là ở đó có món ăn này. Với sợi mì vàng, dai và béo khiến mì Phúc Kiến về cơ bản đã ngon. Đặc biệt, khi kết hợp cùng những nguyên liệu hải sản tươi ngon qua bàn tay chế biến nhanh nhẹn của đầu bếp người Hoa làm món ăn cuốn hút bất kỳ vị du khách nào.


    Thành phần nguyên liệu trong món mì xào Phúc Kiến thường là hải sản như: Tôm và mực ống. Các thành phần khác gồm có trứng hoặc thêm ớt xanh, ớt đỏ. Gia vị dùng trong món mì xào Phúc Kiến có chút muối, tỏi, dầu hào, nước tương, tương ớt, một chút bột bắp, một ít nước dùng. Nước dùng cho món mì xào Phúc Kiến là nước nấu từ đầu tôm, nghêu và ít cá khô. Người ta ngâm mì cho mềm và sạch, sau đó đổ nước dùng vào mì nấu lên vài phút. Tiếp theo cho hải sản vào đảo đều rồi cho lần lượt các thành phần khác và đảo cho đến khi gần cạn hết nước. Bạn cũng có thể thêm ít bột bắp để làm nước thật sánh trông rất bắt mắt.

    Với sợi mì vàng, dai và béo khiến mì Phúc Kiến về cơ bản đã ngon.
    Với sợi mì vàng, dai và béo khiến mì Phúc Kiến về cơ bản đã ngon.
    Mì xào Phúc Kiến
    Mì xào Phúc Kiến
  8. Trong nền ẩm thực đa dạng của Trung Quốc thì cơm chiên Dương Châu là một món ăn làm nên thương hiệu, ra đời vào những năm dưới triều đại Nhà Thanh. Đây không chỉ là món ăn dễ dàng chế biến mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nên luôn được các bà nội trợ yêu thích và chế biến cho gia đình.


    Cơm chiên Dương Châu tưởng chừng nhiều dầu mỡ, mau ngán nhưng không hề bởi sự kết hợp hài hòa giữa rau củ, thịt, rất dễ ăn lại đủ chất dinh dưỡng. Cơm chiên Dương Châu với thành phần bao gồm các loại nguyên liệu thực phẩm quen thuộc, dễ tìm như: Trứng gà, lạp sườn, tôm thịt…


    Vì vậy cách làm món cơm chiên này cũng không quá khó. Chính vì được yêu mến và phổ biến nên hiện nay món cơm này có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Khi đặt chân tới Trung Hoa bạn nhớ thưởng thức món ăn này nhé.

    Cơm chiên Dương Châu tưởng chừng nhiều dầu mỡ, mau ngán nhưng không hề bởi sự kết hợp hài hòa giữa rau củ, thịt, rất dễ ăn lại đủ chất dinh dưỡng.
    Cơm chiên Dương Châu tưởng chừng nhiều dầu mỡ, mau ngán nhưng không hề bởi sự kết hợp hài hòa giữa rau củ, thịt, rất dễ ăn lại đủ chất dinh dưỡng.
    Cơm chiên Dương Châu
    Cơm chiên Dương Châu
  9. Thịt viên Tứ Hỷ, còn được gọi là thịt viên đầu Sư tử là một trong những món ăn đại diện cho ẩm thực Giang Tô nên có thể tạm gọi là ẩm thực Giang Tô. Thịt viên có đường kính tầm 5-10cm, về nguồn gốc cái tên thì nói nôm na là từ hình dáng món ăn: cục thịt viên to được đặt trong cái tô súp nước dùng gà kèm ít bắp cải đã nấu chín, nhìn hao hao cái đầu sư tử và bờm của nó.


    Với tên gọi khá mỹ lệ khác: Hồng thiêu sư tử đầu - đây là một món ăn khá nổi tiếng ở Trung Quốc. Món ăn chính là thịt viên được tẩm ướp cùng các gia vị. Các nguyên liệu như: Hải sâm, tôm xắt nhuyễn bao trứng cút, sau đó sẽ được rim với nước sốt có thành phần khá cầu kì.


    Khi bạn thưởng thức món ăn này nên dùng muỗng và bát mang hoa văn Trung Hoa cổ. Như vậy mới cảm nhận được "cái hồn" của món ăn như lạc vào yến tiệc của thời đại phong kiến xưa.

    Thịt viên đầu sư tử
    Thịt viên đầu sư tử
    Thịt viên đầu sư tử
    Thịt viên đầu sư tử
  10. Sợi mỳ được làm hoàn toàn từ những công đoạn thủ công nên sợ to, giòn dai, không lo sử dụng chất bảo quản. Mỳ Lan Châu nức tiếng xuất phát từ tỉnh Cam Túc. Nơi đây phần lớn người dân theo đạo Hồi nên mỳ chủ yếu là mỳ thịt bò, mỳ thịt cừu. Cùng với những nguyên liệu như củ cải trắng, ớt xanh, nước dùng trong, không béo, không ngấy.


    Một tô mì Lan Châu hoàn hảo, chính xác về hương vị cũng như màu sắc phải có tươm tất 5 yếu tố: Nước mì bắt buộc phải trong, củ cải có màu trắng, hẹ màu xanh tươi, màu đỏ tươi của ớt và những sợi mì vàng óng ả. Nói cách khác, món mì thịt bò Lan Châu ở Trung Quốc cũng được ưa chuộng và có nhiều điểm tương đồng với món phở Việt Nam.

    Mỳ Lan Châu nức tiếng xuất phát từ tỉnh Cam Túc.
    Mỳ Lan Châu nức tiếng xuất phát từ tỉnh Cam Túc.
    Mỳ kéo tay Lan Châu
    Mỳ kéo tay Lan Châu
  11. Ngó sen nhồi gạo nếp với mật ong là một món tráng miệng địa phương của Hàng Châu. Món ăn được làm từ ngó sen, nhồi với gạo nếp, cây mộc và đường. Ngó sen sử dụng trong món ăn được lấy từ Hồ Tây và là những loại ngó sen tốt nhất ở Trung Quốc. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa củ sen giòn, gạo nếp dẻo, dính, mật ong ngọt và hoa mộc thơm. Nó đem lại một hương vị ngọt ngào độc đáo và là một sự kết hợp mà người Hàng Châu hoàn toàn yêu thích.


    Củ sen nhồi gạo nếp vừa giòn thơm lạ miệng, lại có hương vị ngọt thanh dễ chịu. Món ăn bình dị nhưng khá hấp dẫn du khách khi đến Trung Hoa. Ngó sen nhồi gạo nếp với mật ong sẽ cho bạn cảm giác thư thái khi thưởng thức. Nó cũng rất tốt cho sức khỏe bạn nhé.

    Ngó sen nhồi gạo nếp với mật ong là một món tráng miệng địa phương của Hàng Châu.
    Ngó sen nhồi gạo nếp với mật ong là một món tráng miệng địa phương của Hàng Châu.
    Ngó sen nhồi gạo nếp với mật ong
    Ngó sen nhồi gạo nếp với mật ong
  12. Tôm là món ăn quen thuộc đối với nhiều người bởi vị ngọt thanh khiết và lại phong phú về cách chế biến. Đất nước tỉ dân Trung Quốc có một món tôm nổi tiếng được kết hợp với nguyên liệu nghe có vẻ không mấy liên quan là lá trà Long Tỉnh của xứ Hàng Châu. Vị ngon của món ăn độc đáo đến nỗi đủ sức đánh bại cả món tôm truyền thống vốn được truyền lại cách làm qua bao nhiêu đời.


    Nói về cái tên tôm Long Tỉnh thì tinh hoa để làm nên món ăn này là do loại trà có tên Long Tỉnh. Trà được trồng ở thôn Long Tỉnh thuộc thành phố Hàng Châu xinh đẹp. Đây là loại trà có màu xanh biếc, hương thơm đậm đà, uống vào có cảm giác êm ngọt trong miệng. Hình dáng như lưỡi chim sẻ, được ví von là loại trà có 4 điểm tứ tuyệt "sắc xanh, hương thơm ngào ngạt, vị ngọt và hình dáng đẹp". Với sự kết hợp ngọt ngào đó mà người ta đặt cho món ăn cái tên đơn giản, dễ nhớ là: Tôm Long Tỉnh (như một cách để nhắc về nguồn gốc của nguyên liệu).

    Nói về cái tên tôm Long Tỉnh thì tinh hoa để làm nên món ăn này là do loại trà có tên Long Tỉnh.
    Nói về cái tên tôm Long Tỉnh thì tinh hoa để làm nên món ăn này là do loại trà có tên Long Tỉnh.
    Tôm chiên với trà Long Tỉnh
    Tôm chiên với trà Long Tỉnh



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |