Top 10 Món ăn ngon nhất bạn nên thưởng thức khi đến Nghệ An

Mỹ Duyên Nguyễn Thị 747 0 Báo lỗi

Nghệ An là mảnh đất nổi tiếng với sơn thủy hữu tình ngoài vẻ đẹp hoang sơ vốn có thì nơi đây cũng là mảnh đất địa linh nhân kiệt với những con người xuất ... xem thêm...

  1. Cháo lươn Nghệ An mang một hương vị đậm đà. Từng miếng lươn được ướp gia vị thật kĩ càng, đến lúc thấm đượm. Điểm làm nên món cháo lươn Xứ Nghệ mang hương vị riêng biệt so với những nơi khác nằm ở cách chế biến cũng như gia vị có trong đó. Thịt lươn không xào đến săn khô và giữ được độ mềm, ngọt, thấm đượm vị thơm cay của hành, của ớt, của tiêu, lấp lánh sắc vàng của nghệ. Mùa đông đến, khi cầm trên tay bát cháo lươn nóng hổi phả vào mũi một mùi thơm phức. Bát cháo múc ra được điểm màu xanh của lá hành tăm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy thu hút.


    Nguyên liệu:

    • 500g lươn đồng.
    • 100 gạo nếp, 100g gạo tẻ.
    • Hành tăm, rau răm, hành lá.
    • 2 củ nghệ tươi.
    • 1 trái ớt sừng.
    • Hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn, ớt bột.


    Cách làm Cháo lươn:

    • Bước 1: Cho lươn vào rổ xóc với muối. Tiếp đó rửa cho sạch nhớt, mổ bụng bỏ ruột. Cho lươn đã sơ chế vào nồi luộc chín, vớt ra để nguội. Sau khi lươn nguội, tuốt lấy thịt lươn. Khi lọc xong thịt, cho xương lươn vào ninh lấy nước nấu cháo.
    • Bước 2: Cho gạo vàng chảo rang cho vàng. Trút gạo đã rang vào cùng nước xương lươn, vặn lửa vừa đến khi gạo nếp, gạo tẻ chín, nở bung. Dùng muỗng vớt hết lớp bọt bên trên, nêm thêm 1 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt sao cho cháo có vị nhạt nhẹ, tiếp tục đun với lửa nhỏ.
    • Bước 3: Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ vắt lấy nước cốt. Hành tăm bóc vỏ, đập dập. Hành lá, rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Ớt sừng bỏ cuống, rửa sạch, thái lát, trộn với 3 muỗng nước mắm ngon để ăn kèm cháo lươn.
    • Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm hành tăm, cho lươn vào xào. Cho thêm vào 2 muỗng nước cốt nghệ, 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng ớt bột. Tiếp tục xào nhẹ tay trong 5 phút để lươn ngấm gia vị rồi tắt bếp. Khi cháo đã nhừ, cho lươn đã xào vào nồi cháo khuấy đều, nêm nếm lại cho vị cho vừa ăn. Trút hành lá và rau răm vào rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô và thưởng thức.
    Cháo lươn
    Cháo lươn
    Cháo lươn
    Cháo lươn

  2. Bánh bèo là một trong những món ăn vặt quen thuộc nhất của giới trẻ Xứ Nghệ. Khác với Bánh bèo Huế, bánh bèo Nghệ An mang một sắc thái ẩm thực riêng. Nếu như bánh bèo Huế được làm từ bột gạo thì bánh bèo Nghệ An được làm từ bột lọc. Người ta phải nhào bột nhiều lần cho kỹ thì mới có thể có một mẻ bánh ngon.


    Món ăn trở nên hấp dẫn và đặc biệt nhất là nhờ vào nước chấm. Nước chấm được làm từ quả me, dưới bàn tay khéo léo của người bán hàng, bát nước chấm trở nên khác biệt. Khi rưới lên những chiếc bánh bèo trắng nõn, gắp miếng bánh vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua của me, cay cay của ớt, và vị ngọt từ nhân bánh, hòa quyện vào đó là mùi thơm phức của những tép hành được phi vàng giòn điểm theo đó là màu xanh hấp dẫn của những sợi rau mùi đẹp mắt.


    Nguyên liệu:

    • Bột gạo: 200g.
    • Tôm đồng tươi nhỏ: 200g.
    • Thịt heo: 100g.
    • Hành khô 1 củ, tỏi 1 củ, chanh 1 quả, ớt 1 quả
    • Rau sống: Mùi, hành lá và húng quế.
    • Gia vị đầy đủ: Muối, nước mắm, hạt nêm và đường.

    Cách làm:

    • Bước 1: Làm vỏ bánh:
      • Trộn 200g bột gạo + 50g bột lọc + 1 muỗng muối vào bát to, sau đó trộn đều. Tiếp đó, pha từ từ với 300ml nước nóng vào hỗn hợp bột trên, khuấy đều để tan bột. Bạn lưu ý, cho từ từ nước nóng vào bột để bột bánh bèo dẻo và không bị vón cục.
      • Sau khi bột tan đều, bạn hòa nốt phần bột lọc còn lại vào bát, dùng tay nhào trộn thật đều, nhào thành một khối bột mịn và dẻo. Khi bột đã dẻo và mịn đều, bạn véo một phần bột, nặn thành hình cầu đường kính 5cm, cán mỏng ra lòng bàn tay và thực hiện chia bột thành từng miếng như vậy cho đến hết. Sau đó, xếp từng miếng bột vào một mâm sạch.
    • Bước 2: Chế biến nhân bánh:
      • Cho tôm vào bát ướp với 1/2 thìa cà phê hạt nêm vừa miệng, trộn đều, tẩm ướp khoảng 20 phút cho tôm ngấm hạt nêm.
      • Đun nóng dầu ăn và xào thịt heo băm, nêm cùng 1 thìa hạt nêm vừa đủ. Xào trong 5 phút, để thịt tái là được. Sau đó, cho thịt ra bát và tắt bếp.
      • Sử dụng chảo vừa xào thịt, xào tiếp tôm cùng một chút đường, rang chín tôm, đổ thịt heo vào đảo chung. Đảo đều tay, cho thịt và tôm chín đều.
    • Bước 3: Nặn bánh: Xếp 1 con tôm + thịt băm vào ½ vỏ bánh. Dùng tay, gấp đôi lá vỏ vào, tạo thành hình bán nguyệt.
    • Bước 4: Luộc bánh:
      • Đun sôi 1/2 nồi nước, rồi thả bánh bèo vào luộc chín. Lưu ý, nên cho một chút dầu ăn vào nước để bánh không bị dính.
      • Luộc bánh đến khi nào bánh bèo nổi lên và có màu trắng trong thì là bánh bèo chín và vớt bánh ra đĩa.
      Bánh bèo
      Bánh bèo
      Bánh bèo
      Bánh bèo
    • Bánh xèo là một món ăn quen thuộc của người Việt, tùy vào vùng miền, bánh xèo sẽ được biến tấu thành những hình thức với hương vị rất riêng. Tại TP. Vinh, Nghệ An, món bánh xèo cũng rất được ưa chuộng, vì thế các hàng quán "mọc" lên rất nhiều. Là hỗn hợp được trộn đều bởi bột gạo, nghệ, các gia vị. Bên trong là nhân giá đỗ, thịt. Ăn kèm với cùng với đó bánh tráng và rau thơm. Từng miếng bánh giòn tan, chấm thêm bát nước chấm chua chua ngọt ngọt, khiến bạn không thể không suýt xoa.


      Bánh xèo Nghệ An là món bánh xèo mang hương vị đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được. Nếu như bánh xèo miền Nam được làm từ nhân tôm thịt cùng với vỏ bánh bột gạo vàng giòn thì bánh xèo Nghệ An lại có phần nhân đậu xanh ngọt bùi kết hợp với phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp nguyên chất đầy hấp dẫn. Những người con xứ Nghệ xa quê sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của món bánh xèo nơi đây.


      Nguyên liệu:

      • 200g bột gạo, 50ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng muối
      • 1 muỗng bột nghệ, 1 muỗng mè trắng.
      • 200g tôm tươi, 200g thịt ba chỉ, 200g mực ống.
      • 1 củ hành tây, 100g giá đỗ, 100g hành lá.

      Cách làm:

      • Bước 1: 200g mực rửa sạch nhiều lần với muối hột và nước rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn. 200g tôm bóc vỏ, bỏ chỉ, rửa sạch. 200g thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng mỏng, nhỏ. Hành tây cắt hạt lựu. Giá đỗ nhặt, rửa sạch. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Đun nóng 3 thìa canh dầu ăn, lần lượt xào chín hành, mực, thịt ba chỉ, nêm nếm gia vị vừa ăn để riêng.
      • Bước 2: Hòa tan 200g bột gạo, 50ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng bột nghệ, một chút mè trắng giã nhuyễn với 250ml nước lọc trong một âu lớn và khuấy đều.
      • Bước 3: Làm nóng chảo với một lớp mỏng dầu ăn, múc hỗn hợp bột đã pha vào chảo khuôn gang và tráng đều. Lần lượt cho thịt ba chỉ, tôm, mực vào giữa lòng khuôn, để khoảng 30 giây rồi thêm một nhúm giá nhỏ, hành lá vào giữa, gấp bánh làm đôi, trở mặt 2 lần để bánh chín vàng và giòn đều 2 mặt. Gắp bánh để ra đĩa riêng.
      • Bước 4: Cho 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường trắng, 1 muỗng nước cốt chanh, ớt bằm nhuyễn, 2 muỗng nước lọc rồi khuấy đều. Xếp bánh xèo, bánh tráng, rau sống và nước mắm chấm ra bàn rồi thưởng thức món Bánh xèo siêu ngon.
      Bánh Xèo
      Bánh Xèo
      Bánh Xèo
      Bánh Xèo
    • Bánh mướt thoạt nhìn trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng khi ăn lại thấy hương vị riêng biệt của người dân xứ Nghệ. Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Phủ lên trên bề mặt của những chiếc bánh là một lớp hành được phi lên vàng giòn, thơm nức. Bánh được chấm kèm với nước mắt vắt chanh, một tí đường, ớt cắt lát mỏng.

      Nguyên liệu:

      • Gạo tẻ: 200gr (hoặc bột gạo tẻ)
      • Hành lá: 2, 3 cụm
      • Hành khô : 7, 8 củ (càng nhiều hành thì bánh càng thơm ngon).

      Cách làm bánh mướt:

      • Bước 1: Chuẩn bị bột tráng bánh
        • Gạo tẻ sau khi ngâm trong nhiều giờ sẽ được vớt ra mang đi xay thành bột nước rồi để cho lắng.
        • Bột sau khi xay xong, muốn được ngon thì phải lắng tiếp trong khoảng 2 giờ nữa. Như thế, khi tráng, bánh mới phồng lên và có độ dai dai, mịn mịn.
      • Bước 2: Tráng bánh
        • Hành lá bỏ rễ và lá úa, rửa sạch, băm nhỏ.
        • Cho nước vào gần sấp đầy nồi tráng bánh, sau đó bọc một lớp vải mịn lên miệng nồi.
        • Đưa nồi tráng lên bếp và đun sôi nước. Khi nước sôi, múc từng muỗng bột gạo mới xay trải mỏng đều lên lớp vải mịn.
        • Tiếp đến là cho một chút bột nước rưới lên, cán đều cho mỏng, rắc thêm chút hành lá vào, đậy vung lại và chờ đợi trong chốc lát. Sau đó dùng cái đũa bếp nhấc bánh đặt lên cái rá sạch úp ngược rồi bắt đầu cuốn.
      • Bước 3: Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 5 thìa nước lọc. Sau khi đã lấy đúng tỷ lệ như trên dùng thìa khuấy tan hỗn hợp, nêm nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
      • Bước 4: Rắc hành khô đã phi thơm lên chốc bánh và thưởng thức.
      Bánh mướt
      Bánh mướt
      Bánh mướt
      Bánh mướt
    • Từ lâu người dân Xứ Nghệ đã quen với câu "Nhút Thanh Chương" "Tương Nam Đàn". Tương Nam Đàn là đặc sản được làm từ hạt đậu tương, nếp, ngô. Người ta chọn những mẻ đậu có hạt căng tròn nhất. Ngô và đậu rang, xay, ngâm rồi phơi, đặc biệt đậu chỉ xay hoặc giã vỡ đôi, vỡ ba, không vỡ vụn như tương bần miền Bắc, đảm bảo khi lấy ra bát thấy mẻ đậu như từng con thuyền bé xíu nổi trên mặt bát nước vàng óng, ăn có vị mặn, ngọt, nếu chấm có dính mẻ đậu thì có vị bùi.


      Nguyên liệu:

      • Đậu nành.
      • Nếp/ngô dùng làm mốc.
      • Muối
      • Nước.

      Cách làm Tương Nam Đàn:

      • Bước 1: Làm mốc tương:
        • Nếp được chọn kỹ càng, đãi sạch và nấu thành xôi. Xôi đem vào ủ mốc, rải đều ra nong, ra nĩa và phun một lớp chè xanh đặc sánh trước khi phủ lớp tương lá dày để đem đi ủ trong buồng kín. Trong thời gian ủ việc thăm và đào mốc được thực hiên từ 1-2 lần.
        • Sau 12-15 ngày nếu mốc lên đều có màu vàng da cam (màu hoa cải) hoặc màu đen óng như mật là được.
        • Tiếp theo mốc được bóp mụn ra, đem phơi nắng cho thật giòn và cuối cùng là cho vào túi nilon chờ ngày ngả tương, màu đặc trưng của mốc. Ủ mốc là công đoạn khó nhất yêu cầu phải có kinh nghiệm của những người thợ lành nghề chỉ đạo hoặc đứng ra trực tiếp làm. Có thể dùng ngô thay nếp để làm mốc.
      • Bước 2: Chế biến đậu nành (đỗ):
        • Đỗ tương phải chọn loại đỗ chính mùa, hạt đều tăm tắp đem vò kỹ, phơi khô và rang. Muốn tương thơm ngon phải rang chín đều nên khi rang phải nhỏ lửa, tốt nhất nên rang vào nồi đất sẽ chín rất đều. Khi nguội, đỗ được đem xay vỡ đôi rồi pha nước lã sạch và cho lên bếp, nấu khoảng chừng 10-12 giờ.
      • Bước 3: Công đoạn ngả tương:
        • Ngả tương thường được thực hiện vào đêm khuya, người làm tương đem mốc và muối trộn vào chum nước đỗ đã phơi và dùng thanh tre khuấy đều để nước, đỗ và mốc luôn được hòa tan vào nhau. Cứ thế, khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng sau, khi mở chum ra, mùi thơm phức dậy lên và lan tỏa, ấy là lúc chum tương đã dùng được.
      Tương Nam Đàn
      Tương Nam Đàn
      Tương Nam Đàn
      Tương Nam Đàn
    • Đi cùng với Tương Nam Đàn, chúng ta phải kể đến Nhút Thanh Chương. Đây là một món ăn rất dân giã của người dân nơi đây. Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon của tỉnh Nghệ An. Thường thì mỗi năm chỉ có một mùa mít, nên nhút được muối dùng để ăn quanh năm, tùy từng mùa mà chế biến những món ăn khác nhau.


      Nguyên liệu:

      • 1 quả mít non
      • Muối
      • Nước sôi để nguội


      Cách làm Nhút Thanh Chương:

      • Bước 1: Khi có nguyên liệu là mít, các bạn hãy gọt bỏ vỏ, lau sạch nhựa rồi thái mít thành từng miếng và ngâm vào nước.
      • Bước 2: Tiếp đến, các bạn dùng một chiếc nạo, nạo theo chiều dài của trái mít để được những sợi mít mỏng như sợi bún. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu chính, các bạn trộn mít cùng với muối. Thường các bạn nên tự mình ước lượng sao cho không quá mặn cũng không quá nhạt.
      • Bước 3: Khi trộn xong, các bạn cho tất cả mít non vào một chiếc vại rồi đổ nước sôi để nguội vào xăm xắp. Các bạn đặt lên trên một chiếc vỉ và chèn lên cùng một hòn đá lớn để mít chìm dưới mặt nước. Nếu gia đình bạn có bình chuyên dụng để muối dưa, các bạn cũng có thể cho vào chiếc bình này vô cùng tiện dụng. Để như vậy từ 5 – 7 ngày là món nhút có thể dùng được. Thường các bạn có thể ăn sống nhút như ăn dưa muối với vị mặn của muối, vị chua, vị giòn của mít non lên men. Bạn cũng có thể chế biến nhút thành nhiều món ăn như nộm , nhút xào với thịt ba chỉ …
      Nhút Thanh Chương
      Nhút Thanh Chương
      Nhút Thanh Chương
      Nhút Thanh Chương
    • Bánh khô mè đen (hay còn được gọi là Bánh Đa). Không giống như bánh đa các vùng miền khác, bánh đa nơi đây mang bản sắc riêng, rất nhiều vừng đen (mè đen) nên ăn rất thơm, bùi và bổ dưỡng. Chưa hết, chiếc bánh còn có vị cay nồng của tỏi và tiêu, gia vị đậm đà khó quên. Ai đã một lần thưởng thức thứ bánh đặc sản này hẳn phải tấm tắc mãi không thôi.

      Nguyên liệu:

      • Gạo nếp, Mè
      • Đường
      • Gừng


      Cách làm Bánh khô mè đen:

      • Bước 1: Gạo nếp vo sạch để ráo nước cho vào cối xay thành bột, sao đó cho vào bột gạo nếp một ít nước cho bột dính lại.
      • Bước 2: Rây bột gạo nếp vào khuôn có các ô vuông sẵn đều nhau, dưới cùng lót một lớp vải thô, sau đó đưa khuôn hấp cách thủy trên bếp lò khoảng thời gian 5 phút.
      • Bước 3: Tận dụng than đang cháy của lò nấu, người ta chuyển ngay sang công đoạn nướng bánh, người ta nướng đi rồi nướng lại hai lần 10 phút, cho bánh mát hơn, giòn hơn, đạt được độ xốp vừa phải.
      • Bước 4: Thắng nước đường (nước đường được nấu sôi sau đó cho thêm gừng tươi giã nhuyễn vào nồi nước đường đang thắng) gừng tươi giúp bánh có mùi thơm và nước đường tạo vị ngọt cho bánh, sau đó bọc một lớp áo nước đường cho bánh, rồi tẩm mè rang sung quanh, bánh khô mè thơm ngon, đạt độ giòn tan vừa phải và bùi ngậy thơm ngon.
      Bánh Khô mè đen
      Bánh Khô mè đen
      Bánh Khô mè đen
      Bánh Khô mè đen
    • Không chỉ là loại quả được xếp đầu bảng trong thương hiệu cam Vinh, mà đặc sản cam Xã Đoài vốn từ lâu đã đi vào làn điệu dân ca ví giặm – một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cam Xã Đoài là giống cam đặc biệt thơm ngon, ngọt, được coi là cây ăn quả đặc sản "tiến vua" nức tiếng ở xứ Nghệ. Cam Xã Đoài không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn vinh dự được ghi vào đại từ điển Pháp, xuất hiện trong thành ngữ nước bạn Lào "Cam Xã Đoài, xoài Thà - Khẹc" và đi vào văn chương Việt Nam. “Cam Xã Đoài xứ Nghệ/ Càng chín lại càng ngon” . Vị hương của cam Xã Đoài còn đọng trong những câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật:

      “Cam Xa Đoài mọng nước
      Giọt vàng như mật ong
      Bổ cam ngoài cửa trước
      Hương bay vào nhà trong”…


      Cam Xã Đoài là một đặc sản của xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cam xã Đoài được thu hoạch vào dịp gần Tết và thường được các nhà buôn đặt mua ngay tại vườn trước tận mấy tháng. Cam xã Đoài có hai loại: Cam lót là giống cam hình quả giống quả nhót. Cam bầu hay cam bù, là loại cam hình quả bầu.

      Cam Xã Đoài
      Cam Xã Đoài
      Cam Xã Đoài
      Cam Xã Đoài
    • Mực nhảy có nơi còn gọi là mực nháy là tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên. Đây là một món đặc sản của các tỉnh miền Trung Việt Nam như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quy Nhơn. Những con mực vừa được đánh bắt ngoài biển được người dân mang vào nướng khi còn tươi ngon khiến cho ta có thể cảm nhận được vị ngọt đậm đà trong từng sớ thịt.


      Với mực nhảy chúng ta có thể chế biến được rất nhiều các món ăn hấp dẫn như: Mực chiên nước mắm, mực xào sa tế, mực nhồi thịt chiên, Mực xào chua, hấp xả, chiên bơ.... Hôm nay Toplist xin gợi ý cho bạn cách làm một trong các món này đó chính là mực chiên bơ.


      Nguyên liệu:

      • Mực trứng tươi: 500g – Bơ: 1 hộp nhỏ – Bột chiên xù, bột chiên giòn, bột ngô – Trứng gà: 2 quả – Dầu ăn, gia vị – Xà lách và ớt chuông, tỏi.

      Cách làm:

      • Mực trứng sau khi làm sạch xắt thành miếng 3 x 3 cm. Hành tỏi sau khi băm nhỏ đem cho vào ướp với mực cùng gia vị, mì chính, hạt tiêu. Trứng gà sau khi bỏ lòng trắng cũng cho vào bát mực trộn đều cùng bột ngô và bột chiên giòn nữa.
      • Khi thấy miếng mực được ngâm trong hỗn hợp sền sệt thì bạn gắp ra từng miếng và lần lượt thả vào bát bột chiên xù, lật đi, lật lại để miếng mực thấm hút hạt bột chiên xù bám đều trên thân miếng mực đó, gắp để riêng ra 1 chiếc đĩa khác. Làm như vậy cho đến khi hết những miếng mực đã tẩm ướp trước đó.
      • Bắc chảo lên bếp, chờ cho dầu nóng già. Chiên vàng rồi vớt ra cho ráo mỡ. Cho bơ vào 1 chảσ khác, đun nóng, thả tỏi đập nhỏ vào, phi cho thơm và có màu vàng thì tắt lửa, dùng thìa múc nước bơ đó rưới lên các miếng mực và gắp ra đĩa, thưởng thức món Mực Nhảy nào!
      Mực nhảy
      Mực nhảy
      Mực nhảy
      Mực nhảy
    • Khoái Xéo là món ăn gắn liền với bà con nơi đây từ những ngày còn sống trong nghèo khổ. Người ta ăn chia cho nhau từng nắm Khoai Xéo ăn thay cơm để duy trì sự sống. Ngày nay khi cuộc sống đã khá giả hơn, tuy nhiên vị trí của món Khoai Xéo vẫn không thể nào thay thế bởi độ thơm ngon của nó. Sau đây Toplist sẽ gợi ý cho bạn cách làm Khoai Xéo Nghệ An bạn nhé!


      Nguyên liệu:

      • 400g khoai khô.
      • 150g đậu đỏ.
      • 100g lạc nhân (đậu phộng đã bóc vỏ).
      • 100g gạo nếp.
      • 100g đường.
      • 1 nhánh gừng tươi.
      • 1/4 muỗng muối.

      Cách làm Khoai xéo:

      • Bước 1: Đem gạo nếp ngâm vào nước ấm trong 3 tiếng, đậu ngâm riêng ở tô khác trong vài giờ. Sau đó, cho đậu vào nồi nấu vừa chín tới, hạt nguyên không nát.
      • Bước 2: Chuẩn bị nồi lớn, để các nguyên liệu đã sơ chế gồm khoai khô, gạo nếp, đậu luộc vào nấu với lượng nước xâm xấp. Lưu ý nêm thêm 1/4 muỗng cà phê muối để món xôi thêm đậm đà.
      • Bước 3: Bật lửa ninh đến khi tất cả đều chín nhừ, đồng thời nước cạn thì dùng đũa xới khoai cho thật tơi. Tùy khẩu vị của mỗi người, nếu muốn ăn ngọt, chị em có thể thêm đường vào lúc khoai gần chín. Món khoai xéo nóng hổi đã hoàn thành, chỉ cần cho ra đĩa là có thể mời mọi người thưởng thức ngay.
      Khoai Xéo
      Khoai Xéo
      Khoai Xéo
      Khoai Xéo




    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |