Top 13 Món ăn ngày Tết thanh đạm, ngon miệng và có lợi cho sức khỏe
Món ăn rất quan trọng của mỗi gia đình. Đặc biệt, trong những ngày Tết với cơ man nào là bánh chưng bánh tét, thịt kho tàu…thì những món ăn ngày Tết thanh đạm ... xem thêm...luôn được ưu tiên hàng đầu! Ngày tết chúng ta thường ăn những món thịt, món chứa dầu mỡ chiên xào nhiều, hay uống rượu bia quá nhiều vào ngày Tết. Để đảm bảo sức khỏe của mình cũng nhưng có được một cái Tết vui vẻ và đầm ấm bên gia đình. Trong bài viết này, Toplist xin giới thiệu với các bạn một số món ăn thanh đạm nhưng không kém phần ngon miệng lại vừa có lợi cho sức khỏe. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
-
Hành trong Đông y gọi là “Thông bạch”, vị cay, nóng, có tác dụng thông dương khí đào thải uế khí, giải độc, làm lưu thông khí huyết, kinh lạc. Nó còn có tác dụng làm ấm tỳ vị và tiêu hóa chất mỡ. Có tác dụng làm giảm đau các khớp khi bị nhiễm lạnh. Cho nên các cụ xưa dạy: “Thịt mỡ đi đôi với dưa hành” để ăn trong những ngày Tết là với cái lẽ đó. Khi lên men củ hành, những lợi khuẩn probiotic trong đó sẽ giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm, cũng như một số loại đường tự nhiên. Ngoài giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng nó còn làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của người ăn. Các chất chống oxy hóa chứa trong dưa hành có tác dụng chống lại các gốc tự do được hình thành tự nhiên ở cơ thể. Chúng thường là những hóa chất có thể làm tổn thương tế bào và dẫn đến các vấn đề về bệnh tim mạch, ung thư và lão hóa cơ thể.
Nguyên liệu:
- Hành củ 1 kg
- Muối 70 gr
- Đường 1 muỗng canh
- Dấm 2 muỗng canh
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn hãy nhẹ tay cắt bỏ rễ hành và bóc bớt đi lớp vỏ già bên ngoài, rửa hành thật sạch và vớt ra rổ để ráo nước.
- Tiếp theo, cho nước, đường, muối vào xoong và đun sôi. Sau đó, cho 2 thìa dấm vào hỗn hợp nước muối vừa đun sôi khi còn hơi ấm. Cho hành củ đã rửa sạch vào hủ rồi đổ nước muối sao cho ngập hết lượng hành.
- Để hành muối ngon nhất, bạn nên ngâm hành trong khoảng 7 - 10 ngày và có thể lâu hơn nếu trời lạnh hoặc hành già để hành có thể thấm kĩ hơn và món dưa hành muối sẽ ngon hơn.
- Sau thời gian từ 7 đến 10 ngày, bạn hãy vớt hành ra và ngâm vào nước muối loãng sẽ giúp hành để được lâu hơn và không bị nát.
- Khi ăn, bóc bớt vỏ, cắt đầu và cuống hành rồi trộn với chút ớt bột để nhìn đẹp mắt hơn.
-
Sau những ngày Tết đầy đủ thịt mỡ, bánh chưng, một nồi canh chua thanh mát sau đây sẽ giúp bạn cân bằng dinh dưỡng và chống ngán. Vị chua chua, thanh mát của những món canh này sẽ giúp bữa cơm những ngày sau Tết bớt ngán. Một nồi canh ngao nấu dứa ngọt thơm không cầu kì lại là món khoái khẩu cho ngày tết của gia đình bạn đấy. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu các món canh chua khác cho ngày Tết như canh chua cá ba sa, canh chua trùng trục, canh hến nấu chua, canh ngao nấu khế, canh chua chả mực, canh măng chua cá rô phi, canh chua cá diêu hồng, canh chua cá với măng...
Nguyên liệu:
- Ngao 1kg
- Hành khô, hành lá
- Cà chua 2 quả
- Rau răm, rau ngổ, mùi tàu
- Gia vị: Muối, bột ngọt, hồ tiêu, nước nắm...
Cách thực hiện:
- Ngao rửa sạch, cho vào nồi, sau đó cho lượng nước lạnh vừa đủ cho gia đình bạn dùng vào cùng với ngao. Đun sôi cho đến khi ngao mở hết miệng thì tắt bếp. Bỏ vỏ ngao đi. Tách riêng phần thị ngao và phần nước.
- Trong thời gian luộc ngao, bạn hay rửa sạch cà chua, rau răm, hành tươi, thái nhở dứa cho vừa ăn. Bắc chảo cho 1 ít dầu ăn, phi thơm hành khô, cho cà chua thái nhỏ vào, sau đó cho phần thịt ngao vào xào chung, thêm chút bột canh. Nhớ đảo nhỏ lửa k sẽ cháy, có thể cho thêm 1 thì nước ngao vào cho k bị cháy chảo.
- Đậy nắp khoảng 1 - 2 phút cho cà chua nhuyễn ra. Cho hỗn hợp cà chua và ngao vào nồi nước ngao, ninh sôi nhỏ lửa khoảng 7 - 8 phút sau đó cho dứa vào ninh tiếp 5 phút và tăt bếp, cho hành, rau răm, rau ngổ, mùi ràu thái nhỏ vào.
-
Ngày Tết người ta thường nghĩ rằng chỉ ăn thịt cá bánh mứt chứ ai ăn canh rau làm gì. Nhưng nếu như bạn nấu một bát canh rau thì cả nhà sẽ khen tắm tắc vì làm cho họ chống chán với các nhóm thực phẩm kia, bên cạnh còn giúp họ ngon miệng hơn rất nhiều. Canh khổ qua nhồi thịt ngày tết được ngầm hiểu rằng đây là mong mong muốn bỏ qua đi sự cơ cực của năm cũ và đón lấy những may mắn sự tốt đẹp hơn trong năm mới sắp đến. Bên cạnh đó, vị đắng trong trái khổ qua chính là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc trị rôm sảy, mụn nhọt rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Khổ qua 3 quả
- Thịt nạc 300gr
- Rau mùi, hàng hóa, hành khô
- Mộc nhĩ
- Gia vị: Bột nêm, bột ngọt, tiêu, nước mắm
Cách thực hiện:
- Khổ qua rửa sạch, cắt hai đầu, rạch giữa thân, tách nhẹ thân trái ngay đường rạch, dùng thìa, muỗng nạo hết phần hạt trong khổ qua ra. Ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó xả sạch rồi để ráo.
- Hành lá nhặt sạch, tách riêng phần phần gốc và lá. Chần qua lá hành bằng nước sôi, ngâm vào nước lạnh để giữ màu.
- Ngâm nấm mèo (mộc nhĩ) với nước ấm khoảng 5 phút. Khi nấm mèo nở hết thì cắt bỏ gốc, rửa sạch, sắt nhuyễn.
- Thịt thăn rửa sạch, để ráo sau đó thái mỏng, hành tím lột vỏ, đập dập. Tỏi bóc vỏ, đập dập. Nấm rơm cắt bỏ gốc già, rửa sạch, để ráo.
- Cho thịt thăn, tỏi, hành tím, tiêu, bột ngọt, muối, vào cối xay, xay nhuyễn để nhồi vào khổ qua.
- Đun sôi 2 lít nước lọc, cho khổ qua và nấm vào. Khi nước dùng sôi lại thì vặn lửa nhỏ. Hầm tiếp khoảng 1 - 2 tiếng cho đến khi khổ qua mềm hẳn.
-
Các món salad vừa giúp đẹp da, thanh lọc cơ thể, lợi cho sức khỏe và được xem là những món nhắm tuyệt vời để các ông nhâm nhi Ngày Tết. Bạn thử chuẩn bị một món xà lách thật ngon xem các quý ông có khen tấm tắc hay không. Với món salat giá đỗ gia đình bạn sẽ hài lòng khi thưởng thức với cách làm cực đơn giản nhé. Bên cạnh salad giá đỗ, bạn có thể làm các món salad khác như salad bắp cải, salad rau diếp xoăn, salad rau càng cua, salad rau mầm... rất ngon và mát bạn nhé.
Nguyên liệu:
- Giá đỗ sống 300g
- Hành lá, ớt tươi, tỏi
- Gia vị: Muối, nước mắm, bột ngọt, đường
- Sốt mayonnaise
Cách thực hiện:
- Ớt nhỏ cắt khoanh, hành lá cắt khúc, vừng trắng rang vàng.
- Chần sơ giá đỗ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo và nguội.
- Cho các nguyên liệu vào trộn đều với ớt bột, muối, nước tương, bột tỏi và sau cùng là cho dầu mè lên.
- Giá đỗ thanh mát nên rất thích hợp để bạn làm salad ăn đổi vị.
-
Trong những ngày Tết nhiều người đã quá chán ngán với những món ăn đầy dầu mỡ, béo ngậy. Chính vì thế, để lấy lại vị giác bạn có thể chế biến món nộm hoa chuối đơn giản, thanh thanh cho bữa cơm gia đình chống ngán. Mùa này, rất dễ để mua được những bắp hoa chuối ngon, non. Ngoài ra bạn có thể làm các món nộm khác như nộm rau muống, nộm xoài hải sản, nộm tai heo dưa chuột, nộm đu đủ bò khô...
Nguyên liệu:
- Hoa chuối 1 chiếc
- Tai lợn 200gr
- Giá đỗ 100g
- Vừng, lạc, tỏi, ớt
- Gia vị: Bột nêm, mì chính, nước mắm, hồ tiêu, đường
- Rau thơm...
Cách thực hiện:
- Hoa chuối chọn bẹ non, bóc phần vỏ ngoài, giữ phần non và thái mỏng. Hoa chuối thái đến đâu ngâm ngay vào nước vo gạo hoặc nước có pha chút giấm/chanh để nộm được trắng. Ngâm chừng 15 phút thì rửa sạch, vẩy ráo nước..
- Giá đỗ nhặt sạch, nên trần qua nước sôi để bớt ngái. Tai lợn làm sạch luộc chín, để khô và thái mỏng. Vừng, lạc rang vàng, sát vỏ, giã dập. Ớt bỏ hột băm nhỏ, chanh cắt đôi vắt lấy nước.
- Cho hoa chuối, đường, giá, thịt, bì, ớt vào xoong rưới nước mắm chanh, sau đó cho lạc, vừng, vào trộn đều
- Trút ra đĩa, rắc tôm bông, rau thơm rau mùi lên trên.
-
Gỏi cuốn là món ăn quen thuộc với hầu hết các gia đình. Ngày tết có món gỏi cuốn sẽ làm bữa cơmó ngon miệng và giảm tải cho dạ dày vốn đã ăn quá nhiều đồ béo ngậy. Bạn hãy thử trổ tài với món gỏi cuốn tôm thịt cho bữa ăn gia đình nhé. Bạn cũng có thể thay gỏi cuốn tôm thịt bằng các món gỏi khác như thịt bò cuốn lá cải, bánh tráng cuốn thịt heo, phở cuốn...cho bữa ăn nhà mình thêm phong phú nhé.
Nguyên liệu:
- Bún rối
- Tôm sú loại vừa
- Thịt ba chỉ
- Cà rốt, dưa chuột
- Gia vị: đường, nước mắm, giấm
- Tương hột, tỏi, ớt, Xà lách, rau thơm, hẹ
- Bánh đa nem dùng để cuốn.
Cách thực hiện:
- Rửa tôm sú hấp chín, vớt ra và bóc vỏ, bổ dọc.
- Rửa sạch thịt ba chỉ rồi đem luộc, khi đã chín vớt ra, để nguội rồi thái vừa ăn.
- Dưa chuột, cà rốt đem rửa sạch, thái chỉ.
- Rau sống rửa sạch, vẩy khô, hẹ đem cắt thành từng khúc.
- Trải bánh tráng ra khay rộng, xếp xà lách xuống, rồi đến rau sống, giá và bún. Đặt thịt và tôm ở phía ngoài.
- Gấp 2 đầu bánh tráng lại, giữ chặt tay và cuốn tròn. Lần lượt cho đến hết nguyên liệu.
- Pha nước chấm, dằm nhuyễn hột tương với nước, cho tỏi và ớt băm nhuyễn vào, sau đó trút vào nồi, nấu sôi cho sền sệt thì nêm đường, giấm cho vừa khẩu vị.
-
Mấy ngày Tết, ai cũng trong tình trạng “ớn” đến tận cổ món gà luộc, thịt đông hay giò xào, chả quế… Trong khi đó, cảm giác thèm rau là khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng bởi cảm giác “sợ” đồ ăn ngày Tết sẽ biến mất nếu bạn biết cách chế biến hợp lý và món lẩu rau sẽ là một gợi ý rất đáng quan tâm. Bạn cũng có thể bổ sung vào nồi lẩu này đậu phụ, nấm, ngô tươi... cho thêm phần hấp dẫn. Nếu trong tủ còn dư gói thịt bò thái sẵn để xào thì đây là lúc bạn "kết thúc" món đồ ăn này. Quá hợp lí phải không nào?
Nguyên liệu:- Nước xương hầm
- Rau xanh các loại
- Rau thơm, hành, mùi, cà chua
- Gia vị: Bột nêm, bột ngọt, nước mắm, hồ tiêu, ớt...
- Đậu phụ, nấm, ngô ngọt...
Cách thực hiện:
- Nước xương đun sôi, nêm gia vị vừa vặn
- Cho cà chua thái lát vào đun cùng
- Thả đậu phụ, nấm và ngô ngọt vào đun tiếp
- Thả rau xanh các loại từng ít một, vừa ăn vừa thả rau đảm bảo rau vừa chín tới không bị nát, bị nồng.
-
Nhắc đến ẩm thực Việt Nam các bạn sẽ khó có thể diễn tả hết được sự phong phú đa dạng. Bên cạnh những món ngon ngày Tết cổ truyền, chúng ta cũng thường chế biến thêm các công thức ẩm thực mới. Trong số đó sẽ có một chút biến tấu về món ngâm, muối chua... Đây chính là cơ duyên giúp món tai heo ngâm mắm dần trở nên quen thuộc hơn trong những ngày Lễ Tết. Món ăn vừa ngon miệng lại ít chất béo, mà lại dễ dàng chế biến nữa chứ. Tai heo ngâm nước mắm là một món ngon có hương vị độc đáo, dễ ăn, rất phù hợp với bữa cơm gia đình. Cách làm tai heo ngâm nước mắm đường cũng không quá khó. Chỉ cần vài nguyên liệu mua sẵn và một công thức đơn giản là đã có thể hoàn thành ngay và thu được món ăn hấp dẫn không kém ngoài hàng.
Nguyên liệu:
- Tai heo 1 chiếc
- Hành, tỏi khô
- Gia vị: Nước mắm, dấm, đường, bột canh, mì chính, ớt, hồ tiêu
- Sả, gừng tươi
Cách thực hiện:
- Phần tai heo bạn làm sạch hết lông và các vết bẩn, sau đó rửa sạch, chần qua nước sôi. Để khử mùi hôi của tai thì bạn cho vào nồi luộc có thêm vài lát gừng. Luộc khoảng 15 - 25 phút thì tai chín. Vớt tai heo ra bát nước sôi để nguội và có vài viên đá để tai heo giòn và được trắng hơn.
- Hành, tỏi khô đem bóc vỏ. Sả bóc lớp vỏ ngoài rửa sạch sau đó thái miếng vừa phải. Hành, tỏi, sả, ớt cũng đem thái mỏng.
- Pha nước mắm để chuẩn bị ngâm tai heo. Đây là công đoạn quan trọng giúp món ngon này có đạt yêu cầu hay không. Vì thế các bạn cần phải hết sức lưu ý nhé.
- Nước mắm để ngâm tai heo cần có 300ml giấm hoa quả, 250g đường trắng, 300ml nước lạnh, 200ml nước mắm, khuấy đều để mọi nguyên liệu quyện vào nhau và đường tan đều. Đặt lên bếp đun sôi sau đó để nguội.
- Chuẩn bị lọ thủy tinh hoặc hộp thủy tinh để cho phần tai heo đã thái, hành, tỏi, sả, ớt vào âu trộn đều. Sau khi nước mắm nguội, bạn từ từ rót phần nước mắm vào, nước mắm này nên lút phần tai heo sẽ đảm bảo món ngon ngấm đều gia vị và ăn nhanh hơn. Cho vào lọ thủy tinh đậy kín để khoảng 1 - 2 ngày là có thể ăn được.
- Sau đó nếu muốn bảo quản món ngon này được lâu, bạn đừng quên cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
-
Trong những ngày tết bạn đã ăn thỏa thích những món ngon rất dễ gây chướng bụng, đầy bụng, tiêu hóa kém thì các món rau củ giàu xơ sẽ giải quyết điều này cho bạn. Rau luộc sẽ giúp bạn bổ sung chất xơ để giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hơn nữa rau luộc là món ăn giải ngấy sau tết, kích thích thèm ăn và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Lựa chọn mua các loại rau củ tươi ngon, đảm bảo an toàn theo sở thích như rau muống, rau cải các loại, đậu bắp, súp lơ, trái bí, trái bầu trộn với dầu giấm, chấm kho quẹt, hoặc pha một chén nước mắm tỏi ớt cho món ăn đậm vị hơn. Giúp ăn ngon miệng hơn và ổn định sức khỏe cho gia đình.
Nguyên liệu:
- Rau xanh 500g
- Cà rốt, củ cải 200g
- Gia vị: Bột canh, hồ tiêu, mì chính, tỏi, ớt
Cách thực hiện:
- Rau nhặt rễ, lá vàng rửa sạch, cắt khúc vừa ăn
- Củ cải, cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, thái lát miếng vừa phải
- Đun nước sôi, cho củ cải cà rốt vào luộc chín, vớt ra đĩa, xếp đều xung quanh đĩa.
- Cho tiếp rau xanh vào luộc chín và vớt ra xếp rau tiếp vào đĩa củ cải, cà rốt.
- Pha nước chấm thêm chút tiêu, tỏi, gừng, ớt tùy khẩu vị và ăn rau cùng cơm nóng.
-
Bún ốc là món ngon được các bà các chị rất thích. Linh hồn của món bún ốc chính là nước dùng được gọi là canh ốc ngọt mát, thơm dịu, độ mặn vừa, thơm lừng của gừng và chút cay của ớt. Ốc rêu khe đá là loại ốc ngon được chế biến tỉ mỉ vừa béo vừa giòn được hấp cách thủy nên đặc biệt không có vị tanh. Thêm một lượng bún tươi mềm dai, từ gạo tẻ 100% vừa đủ và nhất định phải có rau thơm thì bún ốc mới thực sự đạt đến độ ngon tuyệt đỉnh. Một tô bún ốc giòn giòn ngọt ngọt giải cứu vị giác sau tết hiệu quả. Ngày tết se lạnh được ăn một bát bún ốc thì tuyệt cú mèo bạn nhé. Ngoài bún ốc bạn có thể nấu bún bò, bún riêu hoặc các món phở cũng rất ngon và không bị tăng cân, chống ngán.
Nguyên liệu:
- Ốc nhồi (con vừa) 2 kg
- Xương heo1 kg
- Bún tươi (sợi nhỏ) 1 kg
- Đậu hủ (đậu phụ) 3 miếng (bìa)
- Cà chua chín 300 gr
- Bột nghệ, chanh, ớt. hành tím băm, hành lá, ngò, rau tía tô
- Giấm bỗng
- Dầu ăn
- Gia vị: tiêu, muối, đường, nước mắm
- Rau ăn kèm: Xà lách, rau muống chẻ, bắp chuối, hoa chuối xắt mỏng.
Cách thực hiện:
- Luộc ốc xong ốc ra, để cho hơi nguội, lễ ốc lấy phần thịt ra bỏ phần đuôi đen đi. Tiếp theo bạn ướp ốc với khoảng 1,5 muỗng café nước mắm chút tiêu xay và ½ muỗng café bột nghệ, để yên khoảng 30 phút cho thịt ốc thấm gia vị.
- Cà chua: rửa sạch, bỏ phần cuống và bổ múi cau.
- Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn. Hành lá, tía tô rửa sạch xắt nhỏ. Các loại rau sống nhặt bỏ phần hư, rửa sạch, có thể cắt nhỏ cho vừa ăn.
- Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông nhỏ vừa ăn, chiên cho vàng, vớt ra để ráo dầu
- Phần xương heo: bạn rửa sạch với nước muối để khử mùi tanh, rồi cho vào nồi với 2 lít nước hầm khoảng 30 phút.
- Trụng bún tươi qua nước sôi, để ráo.
- Xào thịt ốc với cà chua, đảo đều săn ốc là được
- Cho tiếp nước luộc ốc, nước hầm xương và nước giấm bỗng vào nồi và nấu sôi, nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thả luôn phần đậu hũ vào nồi, đợi đến khi sôi thì bạn hạ lửa để liu riu giữ nóng cho đến khi dùng.
- Cho bún ra tô, chan nước và múc ốc, đậu hũ, cà chua mỗi loại một ít rồi rắc hành lá. Bún ốc ăn kèm với các loại rau sống, ăn đến đâu thì cho rau vào đến đấy.
- Ốc nhồi (con vừa) 2 kg
-
Khi nhắc đến các món thanh đạm, ngon miệng thì món chân gà ngâm chua ngọt sẽ luôn là một trong những món đặc trưng vào ngày Tết rồi đúng không nào? Chân gà được làm sạch và luộc cùng với sả, gừng nên phần chân gà khi ăn có mùi thơm nhẹ.
Nguyên liệu:
- 1 kg chân gà (khoảng 20 cái)
- 200 gr sả
- 5 quả ớt cay, gừng, tỏi, nghệ
- Lá chanh
- 5-7 quả quất
- Muối, đường
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chân gà rửa sạch, cắt bỏ phần móng. Sả đem thái xéo cho đẹp, còn độ dày mỏng tuỳ vào sở thích mỗi người. Hành tím, tỏi bóc vỏ, cắt đôi. Ớt xắt lát dày khoảng 1 - 1,5cm. Bổ đôi ½ lượng quất, bớt lại 2 quả để pha nước chấm, còn lại vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Chân gà đem luộc và bỏ thêm vài mẩu gừng đập dập để chân gà thơm hơn. Sau khi chân gà sôi được 10 phút thì tắt bếp, đậy vung và ngâm thêm 5 phút nữa rồi vớt ra ngâm ngay vào bát nước lạnh chừng 5 phút. Cho chân gà vào tủ lạnh, nếu cho vào ngăn mát cần chờ 1 tiếng, còn ngăn đá thì chỉ cần 20 phút.
- Bước 3: Bạn pha nước sả ớt tắc ngâm chân gà theo công thức sau: 1 lít nước sôi, 6 thìa đường, 6 thìa nước mắm ngon, khoảng 5 muỗng dấm gạo, 1 muỗng muối và phần nước tắc bạn đã sơ chế trước đó. Tất cả cho vào nồi đun sôi cùng tỏi và sả rồi đợi thật nguội.
- Bước 4: Xếp chân gà vào hũ và đổ nước ngâm vào: Để thuận tiện hơn cho việc thưởng thức thì có thể cắt chân gà làm 3. Cho quất, hành tím và ớt vào hỗn hợp đã chuẩn bị, rồi rưới lên chân gà, thỉnh thoảng trộn đều cho chân gà ngấm.
-
Có thể nói cá nướng giấy bạc là một trong những món ngon ngày Tết đãi khách ngon và hấp dẫn nhất khi cả nhà đã quá ngán với mâm cơm đầy thịt lợn, gà, bò. Các món cá nướng giấy bạc có vị ngọt tự nhiên của cá, được cuộn trong từng lớp rau xanh thanh mát và thấm đẫm trong vị đậm đà của nước mắm, khiến bất kỳ ai cũng khó lòng cưỡng lại. Cách làm cá nướng giấy bạc khá đơn giản và cũng không tốn quá nhiều thời gian cho khâu ướp cá, nướng cá.
Nguyên liệu:
- Cá lóc 1 con(khoảng 800gr - 1kg)
- Tỏi băm 2 muỗng cà phê
- Hành tím băm 2 muỗng canh
- Sốt ướp thịt nướng 2 muỗng cà phê
- Hạt nêm 1 muỗng canh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế cá lóc: Để giúp cá lóc được sạch và không nhớt, khi mua về đem cắt phần vây, đuôi cá và bỏ phần ruột trong bụng cá. Đem cá chà xát với muối khoảng 3 phút, rồi rửa sạch lại với nước. Dùng dao khứa dọc thân cá những đường chéo hoặc ngang giúp cá thấm gia vị hơn khi ướp và ngon hơn khi nướng.
- Bước 2: Ướp cá: Bạn cho vào chén 2 muỗng cà phê tỏi băm, 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng cà phê sốt ướp thịt nướng, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh đường. Trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Bạn cho cá vào 1 cái chảo hoặc âu lớn. Bạn đeo găng tay ni lông và dùng tay thoa đều hỗn hợp gia vị đã trộn lên hai mặt cá, và cho phần gia vị còn lại vào bụng cá. Bạn ướp cá khoảng 1 tiếng để cá thấm gia vị.
- Bước 3: Nướng cá: Bạn lấy miếng giấy bạc trải ra mặt phẳng sau đó cho cá lóc đã ướp vào, gấp 2 đầu giấy bạc lại trước, sau đó gấp hai bên giấy bạc lại và vuốt nhẹ để giấy bạc gói chặt cá. Bạn cho than vào bếp, nhóm lửa để than cháy hồng, sau đó bạn đặt vỉ nướng lên bếp và cho cá lóc gói giấy bạc lên và nướng mỗi mặt khoảng 30 phút để cá chín. Tiếp đó bạn mở giấy bạc phía bên trên ra, tiếp tục nướng thêm 15 phút nữa là được.
-
Dưa giá (giá hẹ ngâm chua ngọt) với những cọng giá trắng được ngâm cùng hỗn hợp muối, giấm chua chua, ngọt ngọt. Giá khi ăn có độ giòn kèm theo hẹ xanh mướt và cà rốt, cho thêm hành tím hăng nhẹ. Bạn có thể ăn kèm dưa giá với các món ăn đặc trưng ngày Tết khác như thịt kho hay bánh chưng vô cùng bắt miệng.
Nguyên liệu:
- Giá 500 gr
- Cà rốt 1 củ (bào sợi)
- Hẹ 200 gr
- Ớt 5 trái (thái sợi)
- Hành tím 3 củ (cắt khoanh)
- Muối, đường, giấm ăn
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hẹ mua về cắt bỏ gốc, rửa sạch và để ráo. Sau đó cắt thành từng khúc khoảng 2 lóng tay. Cà rốt gọt vỏ, rửa với nước rồi cắt thành từng sợi mỏng. Giá nhặt sạch phần vỏ đậu, những phần hư và rễ. Tiếp đó rửa sạch rồi vớt ra để ráo. Tỏi bóc sạch vỏ rồi băm nhỏ (hoặc cho vào máy xay để xay nhuyễn). Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước. Ớt bạn bỏ cuống và rửa lại với nước.
- Bước 2: Cho gừng với ớt vào cối giã nhuyễn, sau đó cho vào cối tỏi đã băm, 4 muỗng cà phê nước cốt chanh. Thêm 3 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh đường, trộn đều hỗn hợp lại rồi để yên 5 phút cho gia vị tan đều là hoàn thành.
- Bước 3: Cho giá, cà rốt, hẹ vào 1 thau lớn, trộn đều thật nhẹ nhàng. Sau đó cho từ từ phần hỗn hợp nước trộn trên vào và đảo đều tay cho các nguyên liệu thấm đều gia vị, nếm thử và gia giảm nguyên liệu cho phù hợp tránh làm dưa giá quá mặn nhé! Tiếp theo cho phần giá đỗ đã trộn vào hũ đựng thực phẩm đậy kín nắp ngâm khoảng nửa ngày là bạn đã có thể thưởng thức được ngay món dưa giá hẹ rồi.