Top 14 Món ăn "độc nhất vô nhị" chỉ có ở Việt Nam

Kieu Gia Thinh 7955 1 Báo lỗi

Ẩm thực luôn là một nguồn cảm hứng vô tận cho con người, chính những nét riêng trong ẩm thực từng vùng miền đã tạo nên thế giới ẩm thực đa sắc màu. Với ẩm thực ... xem thêm...

  1. Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông. Tiếp theo cho tiết vào trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt từ Bắc xuống Nam. Nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới và có lẽ cũng vô cùng hiếm hoi trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại.


    Tiết canh thông thường là tiết lợn, ngan, vịt, dê, chó. Trong tiết canh có thể cho gan, lòng, mề băm nhỏ và ăn kèm cùng lạc rang, tiêu, rau thơm và nước cốt chanh. Đây là món ăn thường xuất hiện trong các bữa nhậu. Tuy nhiên, hiện nay nhà nước đã nghiêm cấm bán món ăn này để đảm bảo tình trạng an toàn sức khỏe trước những trường hợp đã tử vong vì ăn tiết canh.

    Trong tiết canh có thể cho gan, lòng, mề băm nhỏ và ăn kèm cùng lạc rang, tiêu, rau thơm và nước cốt chanh.
    Trong tiết canh có thể cho gan, lòng, mề băm nhỏ và ăn kèm cùng lạc rang, tiêu, rau thơm và nước cốt chanh.
    Tiết canh
    Tiết canh

  2. Trứng vịt lộn còn gọi là "hột vịt lộn", là một món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi thai đã phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam. Được quan niệm ở các nước phương Đông coi là món ăn bổ dưỡng. Trứng được bán rong hoặc tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Món ăn này cũng được ưa chuộng ở một số nước châu Á khác như: Trung Quốc, Philippines và Campuchia( tuy nhiên cách chế biến có khác nhau một chút).

    Trứng vịt lộn
    tại Việt Nam thường là phôi thai vịt già từ 9 đến 11 ngày tuổi. Món ăn luôn được ăn cùng rau răm và muối tiêu khô hoặc muối tiêu chanh (tắc), một số địa phương khác còn ăn kèm với đồ chua ngọt. Ngoài ra, trứng còn có các món biến thể khác như: trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên, trứng cút lộn và trứng vịt vữa (vịt dữa). Sau khi luộc chín trứng, đập ra chén và cho một chút gia vị ăn kèm rau răm, món ăn này sẽ khiến bạn mê mẩn ngay lập tức. Tuy nhiên, không ít người nước ngoài cảm thấy ghê sợ, thậm chí kinh tởm món ăn này.

    Trứng vịt lộn tại Việt Nam thường là phôi thai vịt già từ 9 đến 11 ngày tuổi.
    Trứng vịt lộn tại Việt Nam thường là phôi thai vịt già từ 9 đến 11 ngày tuổi.
    Trứng vịt lộn
    Trứng vịt lộn
  3. Bát cháo mối với màu nâu của mối có mùi thơm rất đặc trưng, bổ dưỡng từ lâu đã trở thành nét độc đáo trong ẩm thực của đồng bào Cơ Tu. Đây là món ăn đặc sản của dân tộc này. Mùa bắt mối diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, bà con tranh thủ bắt mối để rang ăn, rang xong giằm nước mắm hoặc giã với muối.


    Sau khi bắt mối, phải rửa sạch nhẹ nhàng nhiều lần, để ráo nước và nấu cháo gạo hoặc sắn tươi. Cách chế biến cháo mối rất đơn giản. Gạo đem nấu cho chín nhừ, lúc gần được thì cho mối đã rang vào nồi, chờ sôi lại rồi nêm gia vị cho vừa ăn là đã có bát cháo mối với mùi thơm rất đặc trưng, thơm ngon, bổ dưỡng. Không gì thú vị bằng khi bạn được thưởng thức hương vị thơm lừng, beo béo và ngọt bùi của món ăn khá lạ lẫm này trong mùa mưa rét.

    Nguyên liệu để nấu cháo mối.
    Nguyên liệu để nấu cháo mối.
    Mối là nguyên liệu chính nấu cháo
    Mối là nguyên liệu chính nấu cháo
  4. Không còn xa lạ với người dân Việt Nam, chuột đồng được chế biến thành nhiều món khác nhau như: chuột đồng nướng, rô ti, xào sả ớt, áp chảo... Hiện nay chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng. Tại các chợ huyện, chuột đồng được bán với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, nghề săn chuột đồng còn giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn mùa nước nổi.


    Chuột đồng béo, chắc thịt và ngon nhất là thời điểm sau khi thu hoạch ruộng lúa. Thường là sau vụ lúa đông xuân và vụ hè thu. Khi lúa thu hoạt xong, bà con đồng bằng miền Tây (đồng bằng sông Cửu Long) sẽ đi bắt chuột mang đi bán. Ngày xưa, chuột được bắt khá dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, hiện nay, do lượng bắt ngày càng nhiều, buộc họ phải đánh bắt tinh vi hơn. Điểm hình là các bẫy lưới, bẫy rập, đào hang, soi đèn về đêm…

    Hiện nay chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng.
    Hiện nay chuột đồng đã trở thành món đặc sản của các quán ăn, nhà hàng.
    Chuột đồng nướng là đặc sản ở một số nhà hàng
    Chuột đồng nướng là đặc sản ở một số nhà hàng
  5. Khi nghe đến tên bọ xít rang hay châu chấu rang chắc hẳn nhiều người nghĩ đây là một món ăn quái dị và không dám ăn. Nếu bạn đặt chân đến (Sơn La) du lịch trong những ngày hè, bạn hãy một lần thử món bọ xít rang độc đáo này để biết lý do tại sao người ta lại có thể gọi món ăn này là đặc sản Sơn La.


    Bọ xít và châu chấu đều là 2 loài vật gây hại cho mùa màng và con người. Tuy nhiên, nếu chế biến cẩn thận sẽ có được món ăn ngon miệng. Sau khi khử mùi hôi, cắt hết cánh và bỏ đuôi, cho lên chảo rang chín vàng, nêm gia vị rồi bỏ ra đĩa. Mỗi vùng đều có những món đặc sản và nét đặc trưng khác nhau, món ăn tưởng chừng ghê rợn này nhưng lại mang đậm chất hương vị đồng quê.

    Châu chấu rang
    Châu chấu rang
    Châu chấu rang
    Châu chấu rang
  6. Để chế biến món nhộng tằm rang lá chanh, đồng bào dân tộc Thái (Sơn La) thường lựa chọn những con nhộng tằm tươi, không bị dập nát và bị thâm đen, lớp vỏ bên ngoài có màu vàng bóng. Sau đó, rửa sạch đem chần qua nước sôi rồi mới vớt ra rổ để cho ráo nước. Các gia vị để chế biến món nhộng rang bao gồm: Lá chanh thái chỉ, hành lá cùng với ớt thái nhỏ, muối, mì chính, hành tím thì đập dập và băm nhỏ. Sau khi chuẩn bị xong gia vị, bà con dân tộc Thái cho chảo lên bếp cho thêm chút dầu ăn và phi thơm hành lên, sau đó rang cho đến khi nhộng chuyển sang màu vàng là có thể chế biến xong món nhộng tằm.


    Nhộng Tằm là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người dân, nhất là ở các địa phương có nghề nuôi tằm. Có 2 loại nhộng được sử dụng làm thực phẩm phổ biến là nhộng ong và nhộng tằm. Nhộng là thực phẩm quý, đặc biệt bổ dưỡng vì có hàm lượng protein cao, hỗ trợ trị liệu chứng bất lực, bổ thận tráng dương, đặc biệt tốt đối với nam giới.

    Nhộng Tằm là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người dân, nhất là ở các địa phương có nghề nuôi tằm.
    Nhộng Tằm là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người dân, nhất là ở các địa phương có nghề nuôi tằm.
    Nhộng Tằm rang
    Nhộng Tằm rang
  7. Dế mèn là món ăn chế biến từ côn trùng rất phổ biến hiện nay. Từ một thức ăn dân dã thôn quê, thịt dế mèn đang phát triển trở thành một trong những món đặc sản hút khách sành ăn. Việc chế biến món ăn từ dế mèn trở lên khá là phổ biến hiện nay, vì món đặc sản dế mèn ăn rất lạ miếng, thơm ngon. Các món ăn làm từ dế mèn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất béo, chất đạm và vi lượng cao.

    Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thành phần Protein của dế mèn có chứa một loại Acidamin không thay thế như: Cysteine và Methionine… Hàm lượng Chitin của dế mèn trưởng thành chiếm 8,7 % có chất lượng tốt hơn so với Tôm và Cua. Một vài món phổ biến như: dế mèn chiên giòn, cuốn thịt, nướng, rang muối ớt... Dế phải nhanh nhẹn, khỏe mạnh với đầy đủ chân và càng thì mới ngon. Cách sơ chế: cho dế vào nước lạnh pha ít muối loãng, ngâm 2 lần từ 3 đến 5 phút để dế nhanh chết, sạch sẽ và an toàn khi chế biến. Bóp bụng, rút ruột để làm sạch dế, đem ướp với nước mắm, tiêu, hành, tỏi, bột ngọt cho thấm rồi bắt đầu chiên đến khi chín vàng.

    Các món ăn làm từ dế mèn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất béo, chất đạm và vi lượng cao.
    Các món ăn làm từ dế mèn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất béo, chất đạm và vi lượng cao.
    Dế mèn chiên giòn
    Dế mèn chiên giòn
  8. Con rươi là đặc sản nổi tiếng ở miền Bắc nước ta và nổi tiếng nhất là rươi Tứ Kỳ – Hải Dương. Từ con rươi các chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: nem rươi, rươi kho niêu đất, rươi xào của niễng, rươi hấp, rươi rang muối, rươi nấu măng, thậm chí có món riêu rươi nhưng phổ biến nhất là món chả rươi truyền thống.

    Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng cũng như chế biến món chả rươi từ rươi tươi thì việc mua chả rươi làm sẵn là ý tưởng hoàn hảo cho bữa ăn gia đình. Nó vừa tiện lợi lại vẫn đảm bảo thơm ngon, bổ dưỡng. Hình dáng của rươi giống như những con đỉa nước nhưng có nhiều chân như rết, thân hình với rất nhiều màu sắc khiến chúng ta cảm thấy ghê sợ. Thế nhưng sau khi chế biến, rươi trở thành món ăn thơm ngon lạ kỳ, một trong những món đặc biệt nhất là chả rươi.

    Chả rươi.
    Chả rươi.
    Chả rươi
    Chả rươi
  9. Ve sầu là món đặc sản ở Bình Phước. Vào mùa ve sầu bắt đầu lột xác, người dân Bình Phước, nhất là đàn ông thường thay nhau bắt ve sầu về làm món ăn. Ve sầu được chế biến thành nhiều món như: nấu cháo, chiên bột, xào hành và ngon nhất phải kể đến là món chiên giòn. Sau khi bắt được ve, người dân cho vào túi buộc kín lại, đem về rửa sạch trong nước muối loãng để chúng không mọc cánh mà thoát xác được. Để không bị ngộ độc, sau khi ngâm nước muối, ve lại được nhúng qua nước sôi rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Trên bếp lửa rực hồng, người ta cho những con ve sầu vào chảo dầu nóng, khi thấy chúng chuyển sang màu vàng là đã chín.

    Những con ve thân vàng óng tỏa mùi thơm nức được ăn kèm với các loại rau thơm và chấm cùng nước mắm tỏi ớt. Cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận vị béo ngậy và giòn tan cùng mùi thơm lan tỏa. Ve sầu được chế biến phải là loại ve mới vừa lột xác độ từ 30 phút trở xuống. Các món ăn từ ve sầu luôn gây ấn tượng cho người thưởng thức.

    Các món ăn từ ve sầu luôn gây ấn tượng cho người thưởng thức.
    Các món ăn từ ve sầu luôn gây ấn tượng cho người thưởng thức.
    Ve sầu chiên giòn
    Ve sầu chiên giòn
  10. Sá sùng - Một loài động vật nghe có vẻ lạ nhưng thực ra lại rất gần gũi với người dân Việt từ xưa đến nay, đặc biệt là người dân miền biển. Thực chất sá sùng là một loại hải sản, nó sống trong các hang hốc, dưới những bãi cát gần biển. Sá sùng thường có nhiều nhất ở Quảng Ninh, Nha Trang, Côn Đảo. Những nơi nó xuất hiện nó lại có các tên gọi khác nhau như: mồi, bi bi, địa sâm hay giun biển. Có lẽ vì thế khi nhắc đến cái tên sá sùng, nhiều người thường không nhận ra ngay.


    Đây là đặc sản nổi tiếng của vùng biển Quảng Ninh, tuy với bề ngoài khiến nhiều người phải sửng sốt với thân hình tròn nhẵn, mềm nhũn không khác gì con giun đất phóng to nhưng sá sùng vẫn được chế biến thành nhiều món vô cùng hấp dẫn: như sá sùng xào tỏi, canh sá sùng... Sá sùng có rất nhiều công dụng bổ ích, nó không những là một món ăn ngon, chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn là một loại thuốc quý với rất nhiều công dụng như: trị tính tâm hàn hay làm thanh mát cơ thể. Sá sùng chứa đến 17 nguyên tố khoáng, 18 loại acid amin. Đây đích thực là một món hay nên thử một lần.

    Sá sùng nướng
    Sá sùng nướng
    Sá sùng xào rau củ
    Sá sùng xào rau củ
  11. Phá lấu được chế biến hầu như cả cơ thể con heo, gà nhưng ngon nhất vẫn là vịt. Để hoàn thành món ăn, người ta xẻ thịt ra thành từng miếng cỡ bàn tay ướp với ngũ vị hương pha rượu trắng cao độ cùng xì dầu, hành tỏi băm, tiêu muối và đường trắng. Nêm nếm vừa miệng, để chừng 60 phút rồi cho thịt đã ướp vào chảo dầu đun sôi, chiên cho săn, sau đó vớt ra để ráo dầu. Cho nước ướp chừa lại vào nồi với nước dừa xiêm xăm xắp miếng thịt chiên, hầm nhỏ lửa. Nước cạn, châm tiếp nước dừa xiêm vào, hầm đến khi nước sệt, thịt mềm vừa ăn thì vớt ra, xắt từng miếng theo yêu cầu. Phá lấu ăn kèm với dưa leo, cà rốt... và ngon nhất là chấm với nước hầm pha tỏi và ớt bằm.


    Phá lấu theo thời gian đã được biến tấu đi ít nhiều nhưng vẫn là món ăn được yêu thích bởi biết bao nhiêu thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam. Ngày trước, nhắc đến phá lấu người ta sẽ nghĩ ngay đến món ăn được đựng trong chiếc nồi lớn với một bếp than phía dưới được bán phía trước các cổng trường học. Ngày nay có nhiều các hàng quán sạch sẽ, chế biến an toàn và mang đến sự đa dạng lựa chọn về món ăn này cho các bạn trẻ. Phá lấu là một món dễ ăn vào bất kỳ thời điểm nào, với giá cả phải chăng. Đây vẫn sẽ luôn là một món ăn mà khi nhắc về ẩm thực đường phố Việt Nam (đặc biệt là Sài Gòn) thì người ta sẽ nghĩ ngay đến nó.

    Phá lấu là một món dễ ăn vào bất kỳ thời điểm nào, với giá cả phải chăng.
    Phá lấu là một món dễ ăn vào bất kỳ thời điểm nào, với giá cả phải chăng.
    Phá lấu
    Phá lấu
  12. Lần đầu đến Huế, thấy tên cơm âm phủ trong thực đơn, ai cũng tò mò và muốn khám phá cho kì được. Và rồi thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên, thích thú khi món ăn có tên độc dị pha chút rờn rợn ấy lại đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Món ăn có đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang... Mỗi loại xắt thành từng sợi nhỏ rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng nấu bằng gạo An Cựu.


    Ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức, có như vậy mới thấy hết cái ngon của món ăn này.

    Món ăn có đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang.
    Món ăn có đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang.
    Cơm âm phủ
    Cơm âm phủ
  13. Nếu chỉ nghe tên, chắc không ít người băn khoăn và liên tưởng ngay món" mầm đá" trong truyện Trạng Quỳnh hoặc nghĩ mình sắp được nếm một món ăn mang hình dáng giống… sỏi. Tuy nhiên tên gọi này thực chất xuất phát từ cách chế biến. Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3 - 4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Lợn rừng sau khi được ướp gia vị thì được đặt lên sỏi. Sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt.


    Đối với người Hậu Giang, sỏi mầm tuy không phải món ăn cầu kỳ nhưng nếu thiếu đi sỏi thì món ăn sẽ mất đi hồn cốt của nó. Và để cho ra một món sỏi mầm hoàn chỉnh không thể thiếu nguyên liệu chính là thịt lợn rừng và đôi bàn tay tài hoa của người đầu bếp cùng các gia vị tẩm ướp thịt. Thịt phải là thịt lợn rừng được người dân tộc nuôi thả trên đồi núi, trọng lượng chỉ độ từ 5- 15kg. Vì chỉ những con heo như thế mới cho ra được những miếng thịt thơm ngon, ít mỡ, thích hợp để làm món sỏi mầm.

    Mỗi suất ăn bao gồm 3- 4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng.
    Mỗi suất ăn bao gồm 3- 4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng.
    Sỏi mầm
    Sỏi mầm
  14. Nậm pịa là một món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình. Món nậm pịa Tây Bắc là món ngon truyền thống của bà con dân tộc Thái ở vùng cao, thường xuất hiện ở các dịp đám đình, lễ hội hay những bữa tiệc đãi khách. Đây được xem là món ăn đặc sản mà du khách nên thử một lần khi đến với vùng đất cao nguyên. “Nậm” có nghĩa là “canh” trong tiếng Thái, còn “pịa” là chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, hay còn được gọi là phân non hoặc kém tế nhị chút là“ cứt non”.


    Nguyên liệu chính làm món ăn là nội tạng của các con vật được trộn lẫn, sau đó ninh nhừ với xương cho đến khi đủ độ ngọt. Gia vị đi kèm gồm: ớt, tỏi, và mắc khén. Món ăn này nhìn không được bắt mắt, kết hợp vị đắng của các loại lá rừng cùng với hơi nồng từ chính lục phủ ngũ tạng của lợn, bò sẽ gây khó chịu với một số người. Tuy nhiên nếu chậm rãi nếm thử, món ăn cũng khá ngon và cuốn hút.

    Nậm pịa là một món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình.
    Nậm pịa là một món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái ở Mai Châu, Hòa Bình.
    Nậm pịa
    Nậm pịa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |