Top 12 Thực phẩm đẩy lùi bệnh gout hiệu quả nhất
Những ai đã từng chịu những cơn đau do bệnh gout hoành hành mới thấy nó thật khủng khiếp. Nó là nỗi ám ảnh thường trực khiến bạn không thiết tha bất cứ điều gì ... xem thêm...khác, nó làm giảm niềm vui sống, là nguyên nhân chính khiến bạn mất ngủ, ăn không ngon, và stress nặng nề. Theo y học, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout chính là do axit uric. Và một trong những biện pháp để phòng chống acid uric tăng cao chính là dùng các thực phẩm mà không có hoặc ít có nhân purin, kết hợp với dùng các thực phẩm có công dụng tăng cường đào thải acid uric thông qua đường tiết niệu. Song song với những phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp những thực phẩm sau đây để bệnh gout không còn là nỗi lo nữa nhé!
-
Rau cần là loại rau có tính mát, vị ngọt, rất dồi dào các sinh tố, khoáng chất và nó hầu như không chứa nhân purin. Bạn có thể ép lấy nước hoặc nấu canh ăn hàng ngày sẽ có công dụng bất ngờ đấy. Tuy có hai loại cần trên cạn và dưới nước nhưng công dụng của chúng trong Đông y gần như nhau, đều là thanh nhiệt lợi thủy. Có sự khác nhau giữa cần nước và cần cạn, bởi vì rau cần cạn sẽ đắng hơn cần nước một chút nhưng công dụng của chúng là gần giống nhau, cần nước trong Đông Y có công dụng là thanh nhiệt lợi thủy. Cần cạn cũng có tính mát, nhưng vị hơi đắng ngọt và có công dụng chính là thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp. Để chữa bệnh gout cấp tính, bạn có có thể dùng đồng thời cả hai loại. Rau cần được coi là loại rau rất dồi dào các sinh tố, khoáng chất và nó hầu như không chứa nhân purin. Do đó, bạn có thể dùng nó mà không cần phải lăn tăn gì cả, khi ăn có thể dùng sống hoặc ép lấy nước uống hay nấu canh ăn hằng ngày tùy vào mục đích sử dụng của bạn.
Rau cần là loại thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống, là loại rau được sử dụng nhiều trong chế biến nấu ăn hiện nay. Rau cần hiện có 2 loại chủ yếu đó là rau cần ta và cần tây. Loại rau này thường sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt, rau cần trồng trên cạn được gọi là cần tây, còn rau cần mà trồng dưới nước được gọi là rau cần nước. Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rau cần, nhất là cần tây có chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt người ta đã tìm thấy nhiều nguyên tố kiềm có trong cần tây có khả năng giúp trung hoà các chất axít, làm giảm hàm lượng acid uric trong máu, làm giảm nhiễm trùng máu, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout và bệnh phong thấp cực kỳ hiệu quả.
-
Đối với cơ thể mỗi người thì những thành phần khoáng chất của súp lơ vô cùng hữu ích bởi nó có tác dụng về rất nhiều mặt cụ thể như là kích thích các quá trình trao đổi chất của cơ thể và tham gia vào hoạt động tạo máu để củng cố hệ tim mạch, cũng như các chức năng bảo vệ cơ thể. Không những thế, súp lơ còn có một ưu điểm là có đường fructose và glucose, chúng rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đấy thì hàm lượng axit tartric có trong súp lơ còn giúp chúng ta đào thải được những cholesterol không tốt ra khỏi cơ thể, phòng tránh bệnh béo phì và củng cố mạch máu.
Súp lơ rất giàu vitamin C và quan trọng là nó chứa ít nhân purin, súp lơ lại có vị ngọt tính mát, giúp cơ thể thanh lọc, lợi tiểu, thông tiện nên rất thích hợp cho người bị bệnh gout. Là một trong những loại rau nằm trong top những thực phẩm giàu vitamin C và hơn hết là nó chứa ít nhân purin. Theo dinh dưỡng thì súp lơ là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao. Súp lơ dễ ăn cũng chế biến được nhiều món, cũng là thực phẩm giúp giảm cân tốt bạn nên sử dụng thường xuyên với liều lượng thích hợp.
-
Là loại rau rất kiềm tính, giàu vitamin C, đặc biệt rất dồi dào các muối kali và rất nhiều nước. Muối kali trong y học được biết đến là chất có tác dụng lợi niệu vậy nên những người bị gút rất cần ăn nhiều dưa chuột. Bởi công dụng của nó là thanh nhiệt lợi thủy, sinh tân chỉ khát và quan trọng nhất chính là giải độc nên khả năng của nó là tích cực bài tiết acid uric thông qua đường tiết niệu. Trong dưa chuột có chứa nhiều vitamin C, nước và muối kali. Muối kali giúp cho cơ thể thanh lọc, lợi tiểu, giải độc, bài tiết ra acid uric thông qua đường tiết niệu. Vì vậy người bệnh gout nên thường bổ sung dưa chuột như một món rau xanh hàng ngày, rẻ mà công dụng thì rất nhiều.
Nước ép dưa chuột không chỉ giúp làm mát, giải khát cơ thể mà còn thúc đẩy đào thải acid uric. Uống nước ép dưa chuột chữa gout là phương pháp hỗ trợ điều trị đơn giản, góp phần kìm hãm sự tiến triển nặng của bệnh này. Kết hợp dưa chuột với bạc hà giúp hỗ trợ đào thải các độc tố bên trong cơ thể, bao gồm cả acid uric trong máu. Từ đó hỗ trợ điều trị và ngừa các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra. Không chỉ là thức uống giàu vitamin tốt cho sức khỏe, loại nước uống này còn giúp thanh lọc cơ thể, chống oxy hóa, hỗ trợ hòa tan các tinh thể muối urat và đào thải chúng ra ngoài thông qua đường tiết niệu.
-
Cải xanh là loại rau có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, không chứa nhân purin, hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống, thông lợi tràng vị lại rất dễ ăn và dễ kết hợp với các món khác. Bệnh nhân bị gout nên bổ xung thường xuyên loại rau này vào bữa ăn hàng ngày của mình. Đây cũng là loại rau kiềm tính cho nên ai cũng có thể ăn được, và hầu như không chứa nhân purin. Người bệnh nên thêm cải xanh vào danh sách ăn uống hằng ngày của mình vì nó có tác dụng giải nhiệt trừ phiền và thông lợi tràng vị, rất thích hợp với người bị bệnh gút.
Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải xanh là một loại rau có màu xanh đậm, thân cây có nhiều bẹ to nhỏ khác nhau. Loại rau này có vị hơi đắng thường được dùng để chế biến các món xào, muối dưa hoặc làm canh. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại các chợ và trong siêu thị. Nếu trồng, thời gian thu hoạch cải bẹ xanh khoảng từ 40 - 50 ngày. Theo Đông y, rau cải bẹ xanh mang trong mình tính mát, có tính kiềm cao và hầu như không chứa purin. Chính vì thế loại rau này có tác dụng đào thải độc tố và giúp thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Bên cạnh đó rau cải bẹ xanh còn có tác dụng lợi tiểu, đào thải tốt lượng acid uric có trong cơ thể ra bên ngoài. Do đó chúng được gọi là một trong những loại rau có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt.
-
Bí đỏ quả là một trong những chiến binh chống lại bệnh gout rất hiệu quả, bí đỏ là loại loại quả tính ấm, vị ngọt, mà công dụng của nó lại là bổ trung ích khí, cho nên tác dụng giảm mỡ máu của bí đỏ cực lớn. Những người bị cao huyết áp cũng như máu mỡ nên ăn bí đỏ thường xuyên, vì trong bí đỏ không chứa nhân purin, kiêm tính, hai điều quan trọng nhất để đẩy lùi bệnh gout. Trong bí đỏ chứa rất vitamin, sắt và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, lại không có độ ngọt của đường, không là tăng cân an toàn cho sức khỏe.
Đặc biệt bí đỏ là thực phẩm bổ máu tốt cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị thừa cân, người bệnh gout. Đừng lầm tưởng rằng ăn bí đỏ sẽ làm bệnh trở lên nên nghiêm trọng hơn, bởi đây là loại quả tính ấm, vị ngọt, mà công dụng của nó lại là bổ trung ích khí, cho nên tác dụng giảm mỡ máu của bí đỏ cực lớn. Những thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân gút đều là những loại thực phẩm kiềm tính, không chứa nhân purin, và bí đỏ không phải ngoại lệ, đây là thực phẩm lý tưởng cho những người bị cao huyết áp, cùng các bệnh lí liên quan như rối loạn lipid máu, hay là hạ đường huyết, béo phì, đặc biệt là tăng acid uric trong máu.
-
Đậu đỏ là thực phẩm được ưa dùng trong ẩm thực của các nước châu Á. Cũng giống như các loại đậu khác, đậu đỏ được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao về hàm lượng dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đậu đỏ là loại hạt có tính bình, vị ngọt chua, không chứa nhân purin, có tác dụng lợi tiểu tiêu thũng. Bạn có thể chế biến đậu đỏ làm chè, hầm gà, những món ăn rất dễ ăn cho bệnh nhân bị gout. Đậu đỏ chế biến thành nhiều món ăn vừa tốt cho sức khỏe lại thơm ngon, hấp dẫn, giàu vitamin, chất khoáng đẹp da, lợi tiểu.
Hạt đậu đỏ rất có ích cho những ai đang muốn giảm cân vì chúng cung cấp ít calo (một chén đậu đỏ chỉ cung cấp khoảng 300 calo) nhưng lại giàu chất xơ nên sẽ giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn đồng thời còn đốt cháy bớt lượng mỡ thừa đã tích trữ lâu ngày trong cơ thể. Lượng protein phong phú trong đậu đỏ được đánh giá là có lợi cho tim. Protein làm hạ thấp mức cholesterol “xấu” LDL và làm gia tăng lượng cholesterol “tốt” HDL. Bên cạnh đó, khi có đủ protein, cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh, cơ bắp trở nên săn chắc, nở nang. Lượng chất xơ trong đậu đỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Trước hết, chúng sẽ bảo vệ sức khỏe cho hệ thống ruột, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao hơn.
-
Không thể không kể đến trong danh sách này là bí xanh. Bí xanh là loại quả có tính mát, vị ngọt đậm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc cơ thể và giảm béo. Ở bí xanh cũng không chứa nhân purin, dễ dàng thải acid uric qua đường tiết niệu bằng những món canh ngon bổ dưỡng hàng ngày. Các loại bí đều rất tốt với người bệnh gout, bởi đây là thực phẩm tính mát, vị ngọt đậm. Đã từ lâu, bí xanh được coi là thuốc chữa bệnh, là thực phẩm đã được dân gian dùng với mục đích để thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc cơ thể và giảm béo. Đây chính là một trong các loại thực phẩm kiềm tính hàng đầu.
Bạn cũng có thể dùng bí xanh để nấu canh, xào nấu, bởi vì nó có nhiều nước mà nó lại chứa rất ít nhân purin, vậy nên có khả năng thanh thải bớt đi các các acid uric qua đường tiết niệu khá là hiệu quả. Trong hệ thống y học Ayurvedic, bí xanh được sử dụng để điều trị chứng rối loạn thần kinh và động kinh. Nền y học Hindu đã khuyến nghị dùng loại quả này để điều trị loét dạ dày tá tràng. Ở Ấn Độ, quả được dùng để chữa các bệnh như khó tiêu, các vấn đề về đường tiêu hóa, hen suyễn, nóng rát, bệnh tim, ho, loét, đái tháo đường và các bệnh tiết niệu. Ở khu vực Nam Á, nó được sử dụng dưới dạng thuốc giải độc thực vật cũng như điều trị chứng nấc cụt, hen suyễn, mất trí, bệnh tả, tẩy giun sán, các món ngon, ho, bệnh tiểu đường.
-
Khoai tây cũng là một trong những món ăn được liệt vào danh sách chống gout hiệu quả, bởi trong khoai tây đều không chứa nhân purin lại dễ chế biến, xào nấu ngon miệng, đưa cơm. Các bác sĩ vẫn khuyên người bệnh gout ăn khoai tây, bởi vì trong thành phần hóa học của khoai tây hầu như không hề có nhân purin. Nước ép khoai tây có rất nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm cả canxi, phốt pho và vitamin C. Do đó, nó rất tốt cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe của con người. Các nhà khoa học của đại học Manchester, Anh đã tìm ra rằng, nước ép khoai tây chứa các chất chữa loét dạ dày và ợ hơi, đồng thời nó cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn ở dạ dày sinh sôi.
Nước ép khoai tây cũng làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ ung thư, và giảm cân. Khoai tây hoàn toàn có thể sử dụng như một liệu pháp thay thế cho các viên thuốc đau đầu. Bạn thái một củ khoai sống thành nhiều lát rồi đặt lên trán và hai bên thái dương. Sử dụng miếng gạc để cố định các miếng khoai. Bây giờ bạn chỉ cần nằm thư giãn và chờ đợi cơn đau biến mất. Như chúng ta đã biết củ khoai tây có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy bệnh gout ăn khoai tây được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bạn nhé vì trong củ khoai tây không có chứa nhân purin. Nó có đặc tính chống viêm nên giúp giảm sưng tấy, giảm đau do các cơn gout cấp gây ra.
-
Lê là một trong những loại quả có tính mát, vị ngọt, và có công dụng thanh nhiệt, giải khát, và quan trọng là nó không chứa nhân purin. Bạn nên đưa lê vào danh sách hoa quả tráng miệng hàng ngày nhé! Quả lê có khả năng chống lại bệnh mãn tính bằng cách cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể, đồng thời hàm lượng chất xơ cao trong chúng còn có thể làm giảm cholesterol, ngoài ra trong loại hoa quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất... Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới khuyên bạn mỗi ngày nên ăn một quả lê để có những lợi ích tuyệt vời, theo Boldsky. Lê bao gồm hàm lượng chất xơ phong phú, loại quả này sẽ cung cấp cho bạn 25 - 30 gram chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái.
Sự hiện diện của hàm lượng chất xơ trong lê có tác dụng làm giảm khả năng táo bón, tiêu chảy và phân lỏng. Trong 1 quả lê cung cấp 18% yêu cầu hàng ngày của chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động ổn định. Lê cũng giúp kết dính các chất gây ung thư và các gốc tự do trong đại tràng và bảo vệ cơ quan khỏi các tác động gây hại. Lê có khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh tim. Các chất chống oxy hóa có trong lê có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này cũng hỗ trợ trong việc giữ cho động mạch hoạt động rõ ràng, giảm viêm và mức oxy hóa cao nên tốt cho người bệnh gout.
-
Đậu nành hay còn gọi là đậu tương có chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Theo nghiên cứu, trong đậu nành chứa 12% nước, 16% gluxit, 24% protein, 6% muối khoáng cùng một số chất khác như nitơ, vitamin B1, B2, A, D, E, các loại men có lợi cho tiêu hóa. Với giá trị dinh dưỡng cao, sữa đậu nành là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đậu tương ít nhân purin, giàu chất đạm, nhiều khoáng chất, có khả năng tăng cường sự bài tiết các acid uric qua đường nước tiểu.
Đậu tương có thể chế biến thành nước uống hoặc làm giá ăn hàng ngày. Trong sữa đậu nành chỉ có chất béo bão hòa và không có cholesterol, bởi vậy uống sữa đậu nành có thể giúp ức chế cholesterol đi vào máu.Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống sữa đậu nành mỗi ngày để giảm lượng cholesterol trong máu. Điều đó đồng nghĩa nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Không chỉ tại Singapore, ở Việt Nam, đậu nành và các chế phẩm của nó cũng rất được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Singapore đã xóa tan lo lắng của những “tín đồ” yêu thích đậu nành, cũng như giúp người bệnh có thể tự tin lựa chọn thực phẩm này trong chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học thì các chuyên gia y tế khuyên rằng, người mắc gút nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài.
-
Cà tím được dân gian sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh, bởi vì nó có tác dụng là hoạt huyết tiêu thũng và khứ phong thông lạc, tuy nhiên đồng thời nó cũng thanh nhiệt chỉ thống. Thêm nữa đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và không chứa nhân purin. Theo các nghiên cứu hiện đại thì cà nói chung rất lợi niệu. Cà tím có thể chế biến được thành nhiều món ăn hấp dẫn vừa tốt cho sức khỏe lại không lo bị ngán vì ăn quá nhiều. Cà tím là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C và các protein.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cà tím là loại rau của có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi kg cà tím chứa tới 7,200mg vitamin P, mức được đánh giá là rất cao theo bảng phân loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe hiện nay. Vitamin P là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự kết dích giữa các tế bào, giảm bớt lượng cholesterol và duy trí sự dẻo dai của các mạch máu. Vì vậy, đối với người cao tuổi, ăn cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áo và xơ cứng động mạch. Trong thực tế, cà tím còn có tác dụng giảm cholesterol và hạ huyết áp và phòng chống ung thư, ngoài ra là một loại thực phẩm rất tốt để điều trị bệnh gout khi có khả năng phòng ngừa những biến chứng do gout gây ra.
-
Nếu bạn đang bị bệnh gút và bác sĩ khuyên bạn phải tránh các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao. Nhiều loại thực phẩm đã được đề xuất có hàm lượng purine thấp và được khuyến cáo dùng cho những người bị bệnh gút. Hầu hết các loại thực phẩm này đều có hàm lượng purin thấp hoặc giúp thận loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu, ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể axit uric. Củ cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo cho những người bị bệnh gout.
Củ cải có công dụng chính là lợi quan tiết và hành phong khí, giải độc, trừ phong thấp, hơn hết là loại thực phẩm rất thích hợp với những người bị phong thấp nói chung và bệnh gout nói riêng. Cũng như các loại thực phẩm trên, đây cũng là loại rau kiềm tính, nhiều nước mà lại không có nhân purin. Theo Đông y, củ cải mệnh danh là rau lợi quan tiết và hành phong khí, giải độc, trừ phong thấp, và tỏ ra là loại thực phẩm rất thích hợp với những người bị phong thấp nói chung và bệnh gout nói riêng.