Top 16 Món ăn dặm giàu dinh dưỡng nhất cho bé

Vu Luan 808 0 Báo lỗi

Để bé yêu khôn lớn mạnh khỏe, nhu cầu dinh dưỡng luôn được mẹ quan tâm hàng đầu. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, ngoài ba bữa ăn chính, chế độ ăn uống của bé còn phải ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chuối

    Chuối là loại rau quả có thành phần của hầu hết những vi chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Chuối cung cấp rất nhiều năng lượng, vitamin B6, kali, magie,... rất tốt cho cơ thể bé.


    Chuối còn là thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp bé nhuận trường. Ngoài ra chuối có thể điều hòa hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm nguy cơ những bệnh về tim mạch, vì trong chuối có chứa hàm lượng Potassium tự nhiên rất cao. Mẹ dùng muỗng nạo hoặc nghiền nhuyễn cho bé ăn.

    Chuối
    Chuối
    Chuối
    Chuối

  2. Bông cải xanh chứa rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin E (Alpha Tocopherol), Thiamin, Riboflavin, Axit Pantothenic, canxi, sắt, magiê, phốt pho và Selenium.


    Bông cải còn là một nguồn rất tốt của chất xơ, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin B6, folate, kali và mangan. Cách chế biến, mẹ có thể hấp mềm rồi cắt nhỏ cho bé thưởng thức, hoặc xay nhuyễn nấu với cháo.

    Bông cải xanh
    Bông cải xanh
    Bông cải xanh
    Bông cải xanh
  3. Top 3

    Trứng

    Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc vô cùng bổ dưỡng không chỉ đối với người lớn mà còn rất tốt đối với trẻ. Trứng là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối.


    Chất đạm của trứng có đầy đủ các loại axit amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối do đó trẻ dễ hấp thu. Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Chế biến, mẹ có thể làm món trứng hấp hoặc nấu với cháo cho bé ăn.

    Trứng
    Trứng
    Trứng
    Trứng
  4. Dinh dưỡng, trong khoai tây chứa một lượng protein với giá trị gần tương đương như protein của trứng. Khoai tây còn chứa các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan đóng vai trò quan trọng cho quá trình tăng trưởng của bé. Một chế độ ăn lấy khoai tây làm lương thực chủ đạo sẽ cung cấp 50-75% năng lượng và 80% Một củ khoai tây cỡ vừa (khoảng 200 gam) sẽ cung cấp nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành (70 gam) và gần đủ nhu cầu của trẻ nhỏ (30 gam).


    Thực phẩm này giúp bảo vệ tế bào luôn khỏe mạnh, giải trừ độc tố, chống dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch, hoạt hóa các hormon, làm lành vết thương và phòng chống các bệnh như ung thư, tim mạch. Ngoài ra khoai tây còn chứa một lượng vitamin B, Kali, Magie, sắt, chất xơ dồi dào rất tốt cho bé. Chế biến, mẹ hấp chín nghiền cho bé ăn, mẹ cũng có thể trộn sữa hoặc nấu cùng bột, cháo.

    Khoai tây
    Khoai tây
    Khoai tây
    Khoai tây
  5. Trái bơ là mộttrong các trái cây bổ dưỡng nhất thế giới. Trong trái bơ có 14 loại vitamin vàcác khoáng chất như canxi, sắt, đồng magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm, mangan và selen rất tốt cho bé. Trái bơ còn giàu vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa việc hình thành các gốc tự do, tác nhân gây ung thư, lão hóa da. Trái bơ chứa hàm lượng protein cao nhất trong các loại cây ăn trái, giàu chất sơ và chứa hàm lượng muối rất thấp.


    Trái bơ không chứa cholesterol và thậm chí ăn trái bơ có thể giúp giảm hàm lượng cholesterol nhờ sự có mặt của Beta-sitosterol. Một nguyên tố khác chứa trong trái bơ đó là lutein rất có lợi cho mắt bé. Trái bơ cực giàu chất béo lành mạnh, rất tốt cho trí não trẻ. Cách chế biến, mẹ nghiền nhuyễn, trộn phô mai, sữa chua hoặc kết hợp xay với chuối, táo cho bé thưởng thức nhé.

    Trái bơ
    Trái bơ
    Trái Bơ
    Trái Bơ
  6. Sữa chua là nguồn cung cấp canxi, trong một hộp sữa chua 100g chứa khoảng 110mg canxi. Trẻ trong quá trình phát triển cần kết thân với loại thực phẩm này. Vitamin D có trong sữa chua rất tốt cho sự phát triển xương, răng của bé.


    Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn sau bữa ăn chính khoảng 30 phút. Kết hợp sữa chua cùng trái cây xay nhuyễn cũng rất ngon miệng, chắc chắn bé yêu sẽ thích.

    Sữa chua
    Sữa chua
    Sữa chua
    Sữa chua
  7. Nhiều cha mẹ quyết định chọn đu đủ là món cuối cùng trong thực đơn ăn dặm của bé. Những thức ăn được coi là dễ tiêu hóa nhất khi bé tập ăn dặm là khoai lang, bơ, chuối…và đu đủ được xếp sau danh sách này. Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng. Nó chứa nhiều vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và cả vitamin E. Đu đủ cũng dồi dào chất xơ và axit folic.


    Giống như xoài, đu đủ cũng là một loại quả mà thời điểm cha mẹ cho bé ăn đu đủ là khác nhau. Một số cha mẹ chọn đu đủ là món cho bé tập ăn dặm nhưng cũng có cha mẹ để bé làm quen với đu đủ muộn hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn có thể cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 nhưng nếu muốn cho bé ăn sớm hơn (khoảng tháng thứ 6) thì điều đó cũng không gây nguy hiểm gì.

    Đu đủ
    Đu đủ
    Đu đủ
    Đu đủ
  8. Khi tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên, các mẹ đều chú trọng đến thời điểm 6 tháng tuổi đầu tiên của bé với nhiều băn khoăn, lo lắng. Nhưng các mẹ lại quên đi, quá trình ăn dặm cho bé còn kéo dài đến khi bé được 1 tuổi và kéo dài đến cả khi bé 2 tuổi.


    Vào những giai đoạn này, các món ăn dặm không chỉ đơn giản là các món ăn giúp bé dễ tiêu hóa, không gây dị ứng cho trẻ, bé có thể quen dần với việc nhai thức ăn mà quan trọng hơn nữa là bé cần được cung cấp, hấp thu thêm nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của bé. Trong các thực phẩm chất lượng được khuyên dùng ăn dặm cho bé thì dưa hấu được các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho bé nên khuyên dùng khi bé đã được 8 tháng tuổi.


    Giàu vitamin A, vitamin C và có cả canxi, các dưa đỏ có nồng độ beta-carotene giúp cho sự phát triển của mắt. Chỉ cần 1 cốc chứa khoảng 100% của USRDA cho vitamin A, dưa hấu chính là trái cây khỏe mạnh và bổ dưỡng dành cho bé. Các mẹ có thể ép dưa hấu để lấy nước, cho trẻ uống sau mỗi bữa ăn, bạn có thể đặt nước dưa hấu vào tủ lạnh để nước ép hơi có vị lạnh, chắc chắn đây sẽ là món ăn yêu thích của bé.

    Dưa hấu
    Dưa hấu
    Dưa hấu
    Dưa hấu
  9. Táo tây là một trong những loại quả thân thiện dành cho bé tập ăn dặm. Táo phổ biến, dễ tiêu hóa lại nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, táo cũng rất thích hợp để làm bánh hoặc trộn với bột ăn dặm của bé (giống như một loại rau, củ). Cha mẹ cũng có thể cho táo vào ngăn mát tủ lạnh và để bé nhấm nháp những lát táo mỏng, giúp giảm cơn đau trong quá trình mọc răng.


    Táo chứa hai loại chất xơ: chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng làm khỏe đường ruột, ngăn ngừa viêm ruột thừa và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ trong táo còn có tác dụng tương tự thức ăn thô, giúp bé đi tiêu đều đặn (tránh táo bón và phòng tiêu chảy). Hãy chọn cách chế biến táo phù hợp với con bạn nhé.

    Táo tây
    Táo tây
    Táo tây
    Táo tây
  10. Top 10

    Nho

    Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ. Loại trái cây này có chứa chất flavonoid giúp khỏe tim, tăng cường sức đề kháng, thải độc tố và bảo vệ cơ thể chống lại các cholesterol “xấu”.


    Vì vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn nho ít nhất 1 lần/tuần. Sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, nên mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi bé từ 10 tháng tuổi mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.


    Lưu ý: Nho không gây ra nguy cơ dị ứng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ bởi đặc tính là nhỏ, tròn dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể ngây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quả.

    Nho
    Nho
    Nho
    Nho
  11. Bí đỏ được ví là loại thực phẩm bổ máu tốt nhất cho sức khỏe. Bí đỏ có chứa chất xenlulo, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin. Ngoài ra, bí đỏ cũng giàu chất xơ, trộn cùng bột gạo làm món ăn dặm cho bé sẽ có màu rất “bắt mắt”, dễ kích thích thị giác khiến bé thèm ăn hơn. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí đỏ với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.


    Lưu ý: Bí đỏ tuy tốt nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng, cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến da có màu vàng chanh. Dù bé có thích món bí đỏ đến mấy thì mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều hơn 1 bữa/ngày.

    Bí đỏ
    Bí đỏ
    Bí đỏ
    Bí đỏ
  12. Top 12

    Dứa

    Dứa rất giàu chất xơ, các enzym kích thích tiêu hóa, canxi và kali. Dứa còn dồi dào mangan, chất cần thiết để xây dựng hệ xương. Vitamin C trong dứa cung cấp cho bé sức đề kháng tốt, giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, chất bromelain có trong dứa có tác dụng giúp bé phòng ngừa ho. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại “phớt lờ” loại trái cây này trong thực đơn ăn dặm của bé. Như thế thật đáng tiếc!


    Hãy cho bé làm quen với loại trái thơm ngon này bằng cách ép lấy nước cho bé uống, hoặc có thể cho bé ăn dứa dạng thái hạt lựu nhỏ, ăn bốc hoặc dứa với khoanh to hơn, tùy độ tuổi của bé.


    Lưu ý: Nếu mua dứa đóng hộp, mẹ cần đảm bảo đó là nhãn hiệu dành riêng cho bé ăn dặm vì dứa đóng hộp bình thường có thể được thêm nhiều đường hóa học – thứ cần tránh trong thực đơn của bé.

    Dứa
    Dứa
    Dứa
    Dứa
  13. Top 13

    Cherry

    Quả cherry rất giàu chất chống oxy hóa, vì vậy các mẹ chớ bỏ qua món này khi bé bắt đầu tập ăn dặm nhé! Các nghiên cứu hiện đại cho biết giá trị dinh dưỡng trong 100g cherry có khoảng 63 kcal, 16g carbonhydrate, 13g đường, 2g chất xơ thực phẩm, 0,2g chất béo, 1,1g chất đạm, 7mg vitamin C, 0,4 mg sắt… Ngoài ra, còn có một ít canxi, magiê, phốtpho, kali, folate… Bên cạnh đó, cherry còn rất giàu chất chống oxy hóa và chất quercetin - là một hợp chất chống viêm nhiễm và chống dị ứng tự nhiên.


    Khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể làm quen với quả Cherry. So với nhiều loại quả khác, Cherry khá an toàn, không tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho bé. Cherry chứa hạt và hạt được bao quanh bởi lớp thịt quả khá dày. Tuy nhiên, món ăn này không phù hợp cho bé ăn bốc (hoặc ăn nguyên quả) vì dễ gây hóc.

    Cherry
    Cherry
    Cherry
    Cherry
  14. Các loại thực phẩm giàu tinh bột các loại ngũ cốc cung cấp cho trẻ năng lượng cần thiết để lớn lên, phát triển và học hỏi. Những thực phẩm này bao gồm ngũ cốc, bánh mì, gạo, mì ống và mì sợi.


    Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm này vào mỗi bữa ăn. Các loại thực phẩm giàu tinh bột có chỉ số glyceamic thấp, như mì ống và bánh mì nguyên hạt, sẽ cung cấp năng lượng lâu dài cho con bạn.

    Các loại thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc
    Các loại thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc
    Các loại thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc
    Các loại thực phẩm giàu tinh bột và ngũ cốc
  15. Cà rốt là nguyên liệu đã quá quen thuộc với các mẹ phải không nào? Đây được xem là một trong những loại thực phẩm giàu vitamin A góp phần khắc phục chứng quáng gà, suy dinh dưỡng đặc biệt là ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ.


    Cũng giống như các loại rau củ quả khác, mẹ có thể xay nhuyễn nguyên liệu này sau đó cho vào nấu cháo cho bé hoặc có thể làm nước sinh tố để cho bé uống cũng được nhé!

    Củ cà rốt
    Củ cà rốt
    Củ cà rốt
    Củ cà rốt
  16. Không thể bỏ qua củ cải trắng khỏi danh sách các loại rau tốt cho bé ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g củ cải có tới 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 30mg vitamin C… và nhiều dưỡng chất có lợi khác.


    Trong củ cải chứa một lượng chất cay nhất định vì vậy khi các bé mắc các triệu chứng như sổ mũi, ho, đờm vào mùa đông thì mẹ có thể sử dụng nguồn thực phẩm này để khắc phục tình trạng, giúp loại bỏ chất nhầy trong cổ họng bé. Đồng thời củ cải trắng cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus và tăng cường sức đề kháng cho bé vì thế mẹ nên xem xét loại thực phẩm này để đưa vào thực đơn cho bé nhé.

    Củ cải trắng
    Củ cải trắng
    Củ cải trắng
    Củ cải trắng




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |